Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIAO AN 10 NANG CAO T9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.19 KB, 3 trang )

Ngày soạn: . . . . . . . . .
Ngày dạy: . . . . . . . ..
TIẾT 9
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN
Bài 8: HỌC THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT. CẤU TRÚC CỦA
TRÁI ĐẤT.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Biết được sự hình thành trái đất là do những quy luật cơ bản của bản thân vũ trụ.
- Trình bày được nội dung của học thuyết Ôt – Tô – Xmit về sự hình thành trái đất.
- Biết cách so sánh phân tích các đặc điểm của các lớp cấu tạo nên trái đất.
- Có nhận thức đúng đắn Việt Nam sự hình thành trái đất theo quan điểm duy vật biến
chứng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa.
- Hình vẽ về sự hình thành trái đất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn đònh tổ chức lớp: GV kiểm tra só số
2. Kiểm tra bài củ:
Giáo viên kiểm tra bài tập thực hành của học sinh
3. Bài mới
Mở bài:
Trái Đất có từ khi nào? Trái Đất được hình thành như thế nào? Bằng cách nào để người ta
nghiên cứu cấu trúc của Trái Đất?
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân
GV giải thích về sự hình thành Trái Đất của các
quan điểm khác nhau.
- Quan điểm duy tâm về sự hình thành Trái Đất?
- Giả thuyết của Căng – La Plap về sự hình
thành Trái Đất: Hệ mặt trời trong đó có Trái Đất


được hình thành từ khối khí loãng nhiệt độ cao
ngưng tụ và nguội dần.
- Học sinh tìm hiểu nội dung về sự hình thành
Trái Đất từ học thuyết Ôt – Tô – Xmit?
HĐ 2: Nhóm
I. Học thuyết về sự hình thành Trái Đất.
Học thuyết về sự hình thành Trái Đất của
Ôt – Tô – Xmit:
- Những hành tinh trong hệ mặt trời được
hình thành từ một đám mây bụi và khí
lạnh.
- Đám mây bụi chuyển động xung quanh
mặt trời theo quỹ đạo hình elip và dần dần
ngưng tụ thành các hành tinh.
II. Cấu trúc của Trái Đất.
Bước 1: GV chia lớp ra thành 3 nhóm và yêu
cầu HS quan sát hình vẽ trả lời
Nhóm 1: Lớp vỏ Trái Đất
Quan sát hình 8.3 so sánh sự giống nhau và khác
nhau của lớp vỏ lục đòa và lớp vỏ đại dương.
- Thành phần cấu tạo?
- Độ dày?
Nhóm 2: Lớp Manti
Quan sát hình 8.2 hãy so sánh sự khác nhau
- Độ dày?
- Tính chất của các tầng trong lớp manti?
Nhóm 3: Nhân
- Độ dày?
- Sự khác nhau về tính chất của các lớp nhân?
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày và giáo

viên nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận:
- Trái đất được cấu tạo rất nhiều lớp, gồm ba lớp
chính. Do sự khác nhau về cấu tạo đòa chất, về
độ dày nên lớp vỏ trái đất phân ra làm hai kiểu:
vỏ lục đòa và vỏ đại dương. Lớp vỏ trái đất
mỏng nhất nhưng là lớp quan trọng vì đây là nơi
tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như:
Không khí, nước, sinh vật, sự sống ...
- Lớp Manti: Lớp manti phân ra làm nhiều tầng.
Vật chất của bao manti trên có trạng thái quánh
dẻo không hcayr lỏng được nhưng vẫn có thể
chuyển động thành các tầng đối lưu – đây là
một trong những nguyên nhân làm cho thạch
quyển di chuyển trên lớp quánh dẻo này.
1. Lớp vỏ trái đất.
- Vỏ trái đất là lớp cứng, mỏng, độ dày dao
động từ 5 km (đại dương) đến 70 km (lực
đòa).
- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các
tầng đá khác nhau:Tầng trầm tích, tầng
granit, tầng badan.
2. Lớp Manti
Từ vỏ Trái Đất đến độ sâu 2900 km là lớp
Manti. Chiếm hơn 80% thể tích và 68,5%
khối lượng của Trái Đất.
* Thạch quyển: vỏ Trái Đất và phần trên
cùng của lớp manti, vật chất ở trạng thái
cứng.
3. Nhân Trái Đất.

- Lớp này có độ dày khoảng 3470 km.
- Thành phần chủ yếu của nhân Trái Đất là
những kim loại nặng như: Niken, sắt.
4. Củng cố:
- Lập bảng so sánh về đặc điểm các lớp trái đất (vò trí, độ dày, đặc điểm)
- HS trình bày học thuyết Ôt – Tô – Xmit về sự hình thành Trái Đất?
5. Dặn dò:
GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh đặc điểm cấu trúc từng lớp của Trái Đất?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×