Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phương pháp nghiên cứu di truyền học người p1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.05 KB, 7 trang )

Phương pháp nghiên cứu di truyền học người P1
Câu 1. Khi nghiên cứu di truyền học người bằng phương pháp phả hệ, người ta phát hiện bệnh máu
khó đông và bệnh mù màu. Các bệnh này có nguyên nhân do
A. gen lặn liên kết với giới tính.
B. đột biến gen trội
C. đột biến nhiễm sắc thể.
D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 2. Từ phả hệ đã cho người ta có thể:
A. Theo dõi các alen nhất định trên những người thuộc cùng gia đình, dòng họ qua nhiều thế hệ.
B. Xác định được tính trạng nào do gen quyết định và tính trạng nào phụ thuộc vào môi trường.
C. Biết được tính trạng nào đó là trội hay lặn, do một hay nhiều gen quy định, có di truyền liên
kết với giới tính hay không.
D. Các bệnh tật di truyền có liên quan với các đột biến NST.
Câu 3. Phương pháp nghiên cứu phả hệ có nội cung cơ bản là nghiên cứu sự di truyền
A. của hai hay nhiều tính trạng trên những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ.
B. của một tính trạng trên những người có quan hệ họ hàng gần gũi qua một thế hệ.
C. của hai tính trạng nhất định trên những người không có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ.
D. của một tính trạng nhất định trên những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ.
Câu 4. Kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ là
A. xác định được gen quy định màu mắt đen là trội so với mắt nâu, tóc thẳng là trội so với tóc
quăn, bệnh mù màu, máu khó đông là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy
định.
B. xác định được gen quy định màu mắt nâu là trội so với mắt đen, tóc quăn là trội so với tóc
thẳng, bệnh mù màu, máu khó đông là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy
định.
C. xác định được gen quy định màu mắt đen là trội so với mắt nâu, tóc quăn là trội so với tóc
thẳng, bệnh mù màu, máu khó đông là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy
định.
D. xác định được gen quy định màu mắt đen là trội so với mắt nâu, tóc quăn là trội so với tóc
thẳng, bệnh mù màu, máu khó đông là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y quy
định.


Câu 5. Khi nghiên cứu di truyền một phả hệ của 1 gia đình cho biết bố bị bệnh (A), mẹ bình thường,
họ sinh được con gái đầu bình thường và con trai thứ hai bị bệnh (A). Biết rằng tính trạng
nghiên cứu do 1 gen quy định. Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Chưa xác định rõ bệnh do gen trôi hay gen lặn quy định.


B. Có thể bệnh A được di truyền thẳng.
C. Bệnh A do gen trội liên kết với NST giới tính X, không có alen trên NST giới tínhY.
D. Có thể bệnh A do gen nằm trên NST thường, hoặc do gen lặn liên kết với NST giới tính X.
Câu 6. Phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích
A. nhằm xác định sự hình thành một kiểu hình do những yếu tố nào quy định và trong các yếu
tố tác động đó yếu tố nào đóng vai trò lớn hơn trong việc biểu hiện kiểu hình.
B. xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm
sắc thể giới tính, di truyền theo những quy luật di truyền nào.
C. xác định gen quy định tính trạng là di truyền theo quy luật tương tác gen hay di truyền liên
kết gen, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính.
D. xác định gen quy định tính trạng là di truyền theo quy luật tương tác gen hay di truyền liên
kết gen, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 7. Điểm thuận lợi khi tiến hành nghiên cứu di truyền người là
A. những đặc điểm sinh lí của người đơn giản hơn dễ theo dõi hơn tất cả các loài động vật và
thực vật khác,
B. bộ nhiễm sắc thể có số lượng ít, đơn giản về cấu trúc nên rất thuận lợi trong việc nghiên cứu
di truyền.
C. người nhìn chung đẻ nhiều, tỉ lệ sống sót cao, có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo ý muốn đặc
biệt là sinh đôi.
D. những đặc điểm sinh lí, hình thái ở người đã được nghiên cứu toàn diện nhất so với bất kì
sinh vật nào khác.
Câu 8. Cho sơ đồ phải hệ dưới đây, biết rằng alen a gây bện là lặn so với alen A không gây bệnh và
không có đột biến xảy ra ở các cơ thể trong phả hệ


Kiểu gen của những người: I1, II2, II5 và III1 lần lượt là
A. XAXA, XAXa, XaXa và XAXa.
B. XAXA, XAXa, XaXa và XAXA.
C. Aa, aa, Aa và Aa.
D. Aa, Aa, aa và Aa.


Câu 9. Việc so sánh trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống
có tác dụng như thế nào ?
A. Giúp trẻ phát triển tâm lí phù hợp với lứa tuổi.
B. Tạo cơ sở để qua đó bồi dưỡng cho sự phát triển thể chất của trẻ.
C. Phát hiện nhanh các bệnh di truyền từ đó đề suất các biện pháp điều trị.
D. Xác định vai trò của di truyền trong phát triển của tính trạng.
Câu 10. Đặc điểm không phải là khó khăn gặp phải khi nghiên cứu di truyền người là
A. người chín sinh dục muộn, số lượng con ít, đời sống của một thế hệ kéo dài.
B. không thể áp dụng phương pháp phân tích di truyền như ở các sinh vật khác.
C. con người sống di chuyển, thông minh nên biết tránh tất cả các tác động từ môi trường.
D. không thể áp dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân lí, hóa học, sinh học.
Câu 11. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh nhằm mục đích
A. xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm
sắc thể giới tính.
B. xác định được tính trạng chủ yếu do gen quyết định hay phụ thuộc vào điều kiện môi trường
sống.
C. xác định gen quy định tính trạng là di truyền theo quy luật tương tác gen hay di truyền liên
kết gen.
D. nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành trí thông minh trong mỗi con
người.
Câu 12. Phương pháp nghiên cứu tế bào nhằm mục đích
A. tìm ra tính trạng do gen quyết định hay phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống.
B. tìm ra khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

C. tìm ra quy luật di truyền chi phối các gen gây bệnh để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
D. xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, di truyền theo quy luật di truyền nào.
Câu 13. Nội dung của phương pháp nghiên cứu tế bào học là
A. quan sát, so sánh hình dạng và số lượng của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc bệnh di
truyền với những người bình thường.
B. quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc
bệnh di truyền với những người bình thường.
C. quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và cấu trúc siêu hiển vi của bộ nhiễm s ắc th ể giữa những
người mắc bệnh di truyền với những người bình thường.
D. quan sát, so sánh cấu trúc siêu hiển vi và số lượng của bộ nhiễm sắc thể giữa những người
mắc bệnh di truyền với những người bình thường.


Câu 14. Kết quả của phương pháp nghiên cứu tế bào học là phát hiện được nguyên nhân của một số
bệnh di truyền như
A. người bị thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, máu khó đông, . . .
B. người bị hội chứng Đao, hội chứng claiphentơ, hội chứng tơcnơ. . .
C. tật dính ngón tay số 2 và ngón tay số 3, bệnh mù màu, . . .
D. người bị tóc quăn, mũi cong, môi dày . . .
Câu 15. Bệnh nào sau đây ở người có thể phát hiện bằng phương pháp nghiên cứu tế bào học?
A. Bệnh ung thư máu.
B. Tật dính ngón tay số 2 và 3.
C. Bệnh bạch tạng.
D. Bệnh máu khó đông.
Câu 16. Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để nghiên cứu di truyền ở người?
A. Nghiên cứu phả hệ.
B. Nghiên cứu tế bào học.
C. Nghiên cứu đồng sinh.
D. Gây đột biến.
Câu 17. Phương pháp nào dưới đây cho phép phân tích ADN đặc trưng của từng cá thể, từng dòng họ

để theo dõi sự có mặt của một bệnh nào đó?
A. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B. Phương pháp phả hệ.
C. Phương pháp di truyền phân tử.
D. Phương pháp di truyền tế bào.
Câu 18. Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp
A. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.
B. phân tích bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các nhiễm s ắc
thể.
C. tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình sao mã và tổng hợp prôtein do gen đó
quy định.
D. sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc gen.
Câu 19. Trong nghiên cứu di truyền người, để xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, gen
nằm trên NST thường hay NST giới tính. Người ta thường dùng phương pháp
A. nghiên cứu tế bào học.
B. nghiên cứu trẻ đồng sinh.


C. nghiên cứu phả hệ.
D. di truyền học phân tử.
Câu 20. Ở người để xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay NST
giới tính, di truyền theo những quy luật nào, người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
A. phả hệ.
B. đồng sinh.
C. tế bào học.
D. di truyền quần thể.
Câu 21. Quan sát tiêu bản tế bào của một thai nhi đếm được 47 nhiễm sắc thể và thấy có 3 nhiễm sắc
thể ở cặp số 21. Có thể dự đoán
A. thai nhi sẽ phát triển thành bé trai mang hội chứng claiphentơ.
B. thai nhi không thể phát triển được thành cơ thể.

C. thai nhi sẽ phát triển thành bé gái mang hội chứng tơcnơ.
D. đứa trẻ sinh ra sẽ mang hội chứng đao.
Câu 22. Để xác định nhiễm sắc thể bị đột biến ở thai nhi, người ta thường lấy mẫu của loại tế bào
nào?
A. Dịch ối.
B. Bạch cầu.
C. Hồng cầu.
D. Tế bào trứng của cơ thể mẹ.
Câu 23. Trong nghiên cứu di truyền ở người, phương pháp giúp phát hiện ra nhiều bệnh tật phát sinh
do đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhất là
A. nghiên cứu phả hệ.
B. nghiên cứu di truyền tế bào.
C. nghiên cứu di truyền phân tử.
D. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Câu 24. Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không đuợc áp dụng để nghiên cứu di truyền học
người:
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ
B. Phương pháp lai phân tích
C. Phương pháp di truyền tế bào
D. Phưong pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 25. Phương pháp phả hệ không thể nghiên cứu đặc tính nào dưới đây ở các tính trạng hoặc bệnh


của người
A. Xác định bệnh hoặc các tính trạng di truyền hay không di truyền
B. Xác định vai trò của môi trường trong quá trình hình thành bệnh hoặc tính trạng
C. Xác định bệnh di truyền kiểu đơn gen hay đa gen
D. Xác định kiểu di truyền theo kiểu gen đột biến trên NST thường hay liên kết với giới tính
Câu 26. Trong nghiên cứu di truyền người phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp:
A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc gen

B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng
C. Phân tích bộ NST của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các NST
D. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình sao mã và tổng hợp protein do gen đó
quy định
Câu 27. Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp
A. Nghiên cứu phả hệ.
B. Nghiên cứu tế bào.
C. Di truyền hoá sinh.
D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Câu 28. Nếu không có đột biến, người mẹ có nhóm máu nào sau đây chắc chắn không sinh được con
nhóm máu O?
A. Máu A.
B. Máu B.
C. Máu AB.
D. Máu O.
Câu 29. Một người con gái được sinh ra từ mẹ có kiểu gen dị hợp và bố không mù màu. Người con
gái này lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì xác suất để sinh được đứa con bị mù màu là
bao nhiêu?
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 37,5%.
D. 50%.
Câu 30. Ở người, gen lặn quy định hồng cầu có hình bình thường, đột biến tạo alen trội gây bệnh
hồng cầu lưỡi liềm. Có 2 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, 1 đứa kiểu gen đồng hợp lặn và 1 đứa
là thể dị hợp. Phát biểu nào sau đây là đúng và đủ?
A. Hợp tử lúc tạo ra mang kiểu gen dị hợp.


B. Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử đã có 1 tế bào con mang đột biến gen quy định hình
dạng hồng cầu.

C. Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của bố.
D. Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.



×