Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài tập TLH vinh nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.18 KB, 2 trang )

Các phương pháp trị liệu trầm cảm trẻ em
Nguồn: />Gồm các biện pháp:
 Trị liệu bằng thuốc
 Trị liệu tâm lý tâm động ( Psychodynamic Psychotherapy)
 Trị liệu hành vi nhận thức ( Cognitive-Behavioral psychotherapy) (CBT)
 Trị liệu qua mối quan hệ cá nhân: ( Interpersonal therapy) (IPT)
 Trị liệu gia đình (Family therapy)

1. Trị liệu bằng thuốc:
Theo nhiều nghiên cứu, các thuốc chống trầm cảm mới (như SSRIs) làm giảm đi triệu
chứng trầm cảm ở trẻ em, tuy nhiên kết quả không đồng nhất.
2. Trị liệu tâm lý tâm động ( Psychodynamic Psychotherapy):
+ Nghiên cứu về: nền tảng tổ chức nhân cách, kinh nghiệm tiêu cực hồi nhỏ của trẻ
+ Mục đích: Giảm tự chỉ trích bản thân, hình ảnh tiêu cực về bản thân, giúp đỡ trẻ tiếp
tục phát triển cảm xúc khỏe mạnh
+ Kết quả: Điều trị có hiệu quả, đặc biệt với vấn đề nội hóa (trầm cảm, lo âu). Trẻ dưới
11 tuổi đ/ứng tốt nhất. Yếu điểm: Điều trị không chữa lành nhanh, phải trị liệu 4-5 lần/1
tuần/2 năm.
3. Trị liệu hành vi nhận thức ( Cognitive-Behavioral psychotherapy) (CBT):
+ Nghiên cứu về: hành vi nhận thức của trẻ
+ Mục đích: tiếp cận hành vi ý thức của trẻ, ví dụ: “đối mặt với thời kỳ trầm cảm dành
cho trẻ vị thành niên”, can thiệp này gồm chơi sắm vai nhằm dạy các kỹ thuật liên quan
với người khác và giải quyết vấn đề, xây dựng nhận thức tích cực nhằm đổi ngược lại
các nhận thức đáp ứng sai lệch và kỹ thuật tự củng cố
+ Hiệu quả: Tốt, 80% trẻ vị thành niên có cải thiện. Yếu điểm: tập trung vào trẻ lớn
trầm cảm, chưa bao quát toàn bộ bối cảnh của rối loạn trầm cảm. Ngoài ra cơ chế của
ảnh hưởng chưa được chứng minh (Asarnow, Jaycox & Tompson, 2001).
4. Trị liệu qua mối quan hệ cá nhân: ( Interpersonal therapy) (IPT):
+ Nghiên cứu về: quan hệ cá nhân dựa trên giả định rằng các rối loạn chức năng mối
quan hệ là điểm cốt lõi của trầm cảm. Tập trung vào những vấn đề xã hội và phát triển
tương ứng ở gđ tuổi vị thành niên (chuyển đổi vai trò, các xung đột giữa các cá nhân, suy


kém kỹ năng xã hội, đau buồn và đối mặt với các vấn đề gia đình)


+ Mục đích: phát triển kĩ năng diễn dịch, đối mặt tốt hơn với các vấn đề với cá nhân
khác trong 1 can thiệp ngắn và tập trung.
+ Hiệu quả: khám lâm sàng cho thấy có hiệu quả đối với trẻ vị thành niên.
5. Trị liệu gia đình (Family therapy):
+ Nghiên cứu về: gia định (trọng tâm), mối quan hệ cha mẹ-trẻ, ảnh hưởng của trầm
cảm ở cha mẹ đến rối loạn trầm cảm ở trẻ
+ Mục đích: tăng khí sắc tích cực và các mong đợi tích cực, tái cấu trúc lại sơ đồ tinh
thần đáp ứng sai lệch và tăng các kỹ năng xã hội, giảm stress trong môi trường mà góp
phần vào sự phát triển trầm cảm, thúc đẩy và củng cố việc trẻ sử dụng các chiến lược
đáp ứng thích nghi trong khi đi học ở trường.
+ Hiệu quả: Tiếp cận nhiều mặt có hiệu quả đối với trầm cảm trong bối cảnh gia đình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×