Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

phân tích thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân việt nam kinh tế nguồn nhân lực nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.3 KB, 36 trang )

Kinh tế nguồn nhân lực

1


Kinh tế nguồn nhân lực

Mục lục

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ PHÁP LUẬT CƠ BẢN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG
GIÁO DỤC................................................................................................3
5,Cách thức tuyển sinh và thủ tục nhập học:...........................................7
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁO DỤC..............................9
3, Thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.............................19
CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG GIÁO DỤC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC.................................27
3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam................................................27
3.2.Đề xuất giải pháp:.............................................................................29

2


Kinh tế nguồn nhân lực

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ PHÁP LUẬT CƠ BẢN HÌNH THÀNH HỆ
THỐNG GIÁO DỤC
1,Luật giáo dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Văn bản đầu tiên được ban hành là Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14
tháng 6 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006
Sau đó được sửa đổi, Luật số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của
Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, có hiệu lực kể từ


ngày 01 tháng 7 năm 2010
Đến năm 2013 văn phòng quốc hội đưa ra văn bản hợp nhất số 23/VBHNVPQH hợp nhất luật giáo dục
Nội dung: Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường,
cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức
và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại:
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường
xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào
tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
3


Kinh tế nguồn nhân lực

Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời
gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có
đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động
giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao
đẳng.
Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự
học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp,
cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh
hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với
yêu cầu của người học.

2,Luật giáo dục đại học:
ngày 18 tháng 6 năm 2012 Quốc hội ban hành văn bản số 08/2012/QH13 luật
giáo dục đại học
Nội dung: Luật này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo
dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động
hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học,
giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý
nhà nước về giáo dục đại học.
3, Luật giáo dục nghề nghiệp:
ngày 27 tháng 11 năm 2014 2012 Quốc hội ban hành văn bản số 74/2014/QH13
luật giáo dục nghề nghiệp

4


Kinh tế nguồn nhân lực

Nội dung: Luật này quy định về hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt
động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4, Phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân:
ngày 18 tháng 10 năm 2016 thủ tướng chính phủ ban hành văn bản số
1981/QĐ-TTg quyết định phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
Nội dung:
Quy định lại hệ thống giáo dục để phục vụ cho mục tiêu đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo trong tương lai
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục
thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo
dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;
d) Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo.

5


Kinh tế nguồn nhân lực

KHUNG CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016
của Thủ tướng Chính phủ)

6


Kinh tế nguồn nhân lực

5,Cách thức tuyển sinh và thủ tục nhập học:
Sở giáo dục và đào tạo ở các địa phương (căn cứ các văn bản pháp luật cơ bản ở
trên và tình hình thực tế ở địa phương) chịu trách nhiệm thống kê lên kế hoạch
chi tiết công tác tuyển sinh của cấp mầm non, tiểu học và trung học rồi đưa đề
nghị lên UBND thành phố,tỉnh chấp thuận sau đó phối hợp với các cơ quan
liên quan hướng dẫn chỉ đạo thực hiện bằng văn bản
Cấp giáo dục mầm non,tiểu học và trung học cơ sở:
Hình thức xét tuyển không thi
Hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 từng năm học

Lên kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 từng năm học ở
các quận, huyện, thị xã qua thông tin thống kê của các phòng giáo dục các
quận,huyện,thị xã
Lập ban chỉ đạo tuyển sinh
Nhận hồ sơ( các giấy tờ trong hồ sơ đều được thông báo đến phụ huynh chuẩn
bị) và xét tuyển
Đối với các trường công lập thì chỉ nhận hồ sơ của học sinh ở trên địa bàn được
phân
Đối với các trường ngoài công lập thì không bị giới hạn địa bàn
Cấp trung học phổ thông:
Hình thức kết hợp thi và xét tuyển: có sự khác nhau giữa trường chuyên không
chuyên,giáo dục thường xuyên và năng khiếu thể dục thể thao
Hướng dẫn tuyển sinh: cách điền hồ sơ,ghi nguyện vọng,khu vực tuyển sinh
điểm cộng, ưu tiên,….
Tổ chức sơ tuyển,thi tuyển theo kế hoạch

7


Kinh tế nguồn nhân lực

Cấp đại học:
Do Bộ Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tổ chức
Những năm trước (từ năm 2001 trở về trước), mỗi trường tự tổ chức kì thi, dưới
sự giám sát của Bộ giáo dục. Theo đó, thí sinh đăng kì dự thi bao nhiêu trường,
thì phải trải qua bấy nhiêu kì thi. Điều nay gây nên sự tốn kém rất lớn, và mất
công mất việc của rất nhiều các bậc phụ huynh, cũng như không thực sự cần
thiết. Từ năm 2002 trở đi, Bộ Giáo dục tổ chức một kì thi duy nhất, sau đó kết
quả được áp dụng sang các trường mà thí sinh đã đăng ký nguyện vọng
Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng là một kì thi từng được tổ chức tại Việt

Nam nhằm mục đích lấy sinh viên đầu vào cho các trường đại học và cao đẳng.
Kì thi này còn được gọi nôm na là kỳ thi "3 chung" (chung đợt, chung đề và
dùng chung kết quả), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm, ngay
sau kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông khoảng một tháng. Trong những năm
tổ chức, kì thi này được diễn ra vào thượng tuần và trung tuần tháng 7 theo lịch
sau:


Đợt 1: Ngày 4 tháng 7 và 5 tháng 7: thi các khối A, A1, V của hệ đại học.
Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý thì thi tiếp năng
khiếu vẽ đến ngày 8 tháng 7(tùy trường).



Đợt 2: Ngày 9 tháng 7 và 10 tháng 7 thi các khối B, C, D, N, H, M, T, S,
R, K của hệ đại học. Thí sinh thi các khối năng khiếu, sau khi dự thi các
môn văn hóa (khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; khối M
thi Văn, Toán theo đề thi khối D; khối T thi Sinh, Toán theo đề thi khối B;
khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C; khối K thi Toán, Lý theo đề thi khối
A) thì thi tiếp các môn năng khiếu vẽ, thể dục, nhạcvà kĩ thuật đến
ngày 14 tháng 7 (tùy trường).



Đợt 3: Ngày 15 tháng 7 và 16 tháng 7 thi tất cả các khối của hệ cao đẳng.
8


Kinh tế nguồn nhân lực


Năm 2006, hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng đầu tiên cho
bốn môn Ngoại ngữ của khối D là Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng
Trung; đề thi gồm 70 câu trắc nghiệm. Từ năm 2007 đến nay, hình thức thi này
được Bộ nhân rộng và áp dụng cho các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại
ngữ với thời gian làm bài là 90 phút, đề thi có 80 câu dành cho các môn Ngoại
ngữ và 50 câu dành cho môn Vật lý, Hóa học và Sinh học; bốn môn văn hóa
còn lại là Toán, Văn, Lịch sử và Địa lý thi tự luận với thời gian làm bài là 180
phút.
Sau khi có kết quả thi bộ giáo dục công bố Điểm sàn - mức điểm tối thiểu để
các trường nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, điểm sàn chính thức được áp dụng từ năm 2004. Hiểu đơn giản,
đây là mức điểm tối thiểu thí sinh cần phải đạt được để có quyền xét được xét
tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, nếu không đạt đến điểm sàn, thí sinh
gần như đã không trúng tuyển. Một số trường hợp, điểm sàn có thể điều chỉnh
theo từng trường nếu được phép của Bộ giáo dục.
Từ năm 2015, cùng với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển
sinh đại học và cao đẳng bị bãi bỏ để thay thế bằng một kỳ thi hợp nhất
là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
1,Mức độ đầu tư cho giáo dục:
Ngân sách nhà nước (NSNN) mặc dù eo hẹp, song những năm qua Nhà nước
vẫn luôn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể đầu tư cho giáo dục đào tạo.
9


Kinh tế nguồn nhân lực

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC,ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ TỪ NĂM 2010
ĐẾN 2015

Đơn vị:Tỷ đồng

Tiêu chí
chỉ tiêu cho giáo dục đào tạo và

2010

dạy nghề trong chi cho phát triển
chi tiêu cho giáo dục đào tạo và

20.275

dạy nghề trong chi thường xuyên
tồng chi cân đối ngân sách
tỷ lệ %

84.700
582.200
18,03

2011
24.911

2012
30.174

2013
30.015

2014


2015

28.984

33.756

110.130 135.920 164.401
174.480
725.600 903.100 978.000 1.006.700
18,61
18,39
19,88
20,21

184.070
1.147.100
18,99

Nguồn: />
Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13%( năm 2010) lên 20% tổng
chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt
Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới.
Số liệu từ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết tổng
nguồn NSNN dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2015 là 224.826 tỷ đồng,
chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN
Dự toán đối với chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2015 là
184.070 tỷ đồng. Theo đó, dự toán chi từ ngân sách địa phương là 152 nghìn tỷ
đồng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của địa phương; chi từ ngân sách
trung ương (NSTW) là 32.070 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của

ngành Giáo dục đào tạo, hỗ trợ các địa phương thực hiện các chế độ, chính sách
đã ban hành, trong đó nhiều khoản chi như: Thực hiện chính sách miễn, giảm
học phí và hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo; kinh phí hỗ trợ phát
triển giáo dục mầm non; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; kinh phí hỗ trợ học bổng và hỗ
trợ phương tiện, đồ dùng học tập thực hiện chính sách giáo dục đối với người
khuyết tật…
Trong tổng chi từ NSTW 32.017 tỷ đồng, cũng bố trí 10.398 tỷ đồng hỗ trợ hoạt
động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc các bộ, cơ quan trung
ương. Mức hỗ trợ này đã tính đến đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý
10


Kinh tế nguồn nhân lực

tài chính trong các cơ sở giáo dục đào tạo theo Kết luận số 63 của Ban Chấp
hành Trung ương về một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã
hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 và hỗ
trợ mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới chương
trình, giáo trình của ngành Giáo dục đào tạo…
Cũng theo số liệu từ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, chi đầu tư phát triển
giáo dục đào tạo năm 2015 là 33.756 tỷ đồng; trong đó, chi của NSTW là
14.096 tỷ đồng; chi NSĐP là 19.660 tỷ đồng đã ưu tiên kinh phí để thực hiện
xây thêm phòng học cho giáo dục mầm non và phổ thông để xóa phòng học tạm
thời, thay thế phòng học chờ. Xây mới các phòng học bộ môn, phòng thí
nghiệm đảm bảo diện tích theo yêu cầu. Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường trung
cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm ở các địa phương…

11



Kinh tế nguồn nhân lực

Với số lượng giáo viên lớn , Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết ngân sách
nhà nước chi cho giáo dục hiện tới 80% là chi cho con người, còn lại chi cho
hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình
Tính đến thời điểm hiện tại Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý 10 chương trình dự
án triển khai thực hiện trong giai đoạn 2015-2020 với tổng mức đầu tư gần 18
nghìn tỷ đồng(chủ yếu là ODA vay và vay ưu đãi gần 16 nghìn tỷ đồng) đáng
chú ý là 77 triệu USD vốn vay Ngân hàng thế giới cho Dự án Hỗ trợ đổi mới
giáo dục phổ thông,100 triệu USD vốn vay Ngân hàng thế giới cho Chương
trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên,cán
bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông,100 triệu USD vốn cay Ngân hàng phát
triển châu Á cho Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2
2. Thực trạng giáo dục mầm non,tiểu học,trung học cơ sở và trung học phổ
thông hiện nay:
Mầm non
Với sự phát triển về kinh tế cũng như nhận thức của xã hội, người dân có điều
kiện hơn trong việc chăm sóc trẻ cũng như nhận thức được tầm quan trọng của
giáo dục mầm non đối với tương lai của trẻ. Chính vì thế giáo dục mầm non
12


Kinh tế nguồn nhân lực

cũng đang từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội, và quan trọng nhất
là tạo môi trường lành mạnh cho tương lai của các cháu sau này.
Chương trình Giáo dục mầm non
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định


MỤC TIÊU GIÁO DỤC MẦM NON
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh
lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù
hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời
Ngành sư phạm mầm non đang nỗ lực thực hiện mục tiêu này mà trước mắt là
mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi. Và thực tế là đã đạt
được kết quả khả quan. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế trong công
tác giáo dục mầm non. Tiêu biểu là các vụ bạo hành trẻ em tại một số trường
mầm non hiện nay. Đó là thách thức quản lý và chất lượng giáo viên.
Có một thực tế là hầu hết giáo viên mầm non hiện nay đều có trình thấp, chủ
yếu là tốt nghiệp các trường trung cấp, chỉ có một số là được đào tạo tại các cơ
sở đào tạo cao là cao đẳng và đại học. Trong khi đó để làm tốt chức trách của
một giáo viên mầm non là không hề đơn giản. Điều này đòi hỏi chúng ta phải
có chính sách đào tạo và thu hút nhân nhân lực có trình độ.
Quá tải cũng là vấn đề mà ngành giáo dục mầm non cần phải giải quyết. Hiện
tại cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Mặc dù nhà nước đã có sự
quan tâm hơn và đầu tư them về cơ sở vật chất nhưng vẫn chưa đáp ứng được
13


Kinh tế nguồn nhân lực

cơ sở vật chất đặc biệt của các trường tại thành phố lớn. Việc quá tải dẫn đến
chất lượng giáo dục chưa được cải thiện đáng kể.
Quá tải cũng dẫn đến việc các trường tư thục mở ra rất nhiều nhưng không đảm
bảo được chất lượng. Các vụ bạo hành xảy ra gần đây cũng cho thấy một phần

sự thật về chất lượng giáo viên tại các trường tư thục, tuy nhiên cha mẹ nhiều
khi không còn cách nào khác vẫn phải cho con học các trường tư.
Năm học 2016-2017 cả nước tăng 354 trường và 11.318 nhóm, lớp; trong đó
tăng nhiều là nhóm trường mầm non ngoài công lập (277/354 trường).
Các trường mầm non tư thục đang phát triển nhanh để giảm áp lực cho các
trường công lập.
Theo thống kê, tốp 5 địa phương có tỉ lệ trường mầm non ngoài công lập cao
nhất là: Đà Nẵng (64,8%, tăng 0,3%), Bình Dương (63,0%, tăng 0,15%), Thành
phố Hồ Chí Minh (60,8%, tăng 0,8%), Bà Rịa - Vũng Tàu (30,5%, tăng 0,1%)
và Hà Nội (28,8%, tăng 0,3%).
Tiểu học
Tiểu học là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, những năm qua,
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới giáo
dục tiểu học như: Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN); Tiếng Việt lớp 1
theo tài liệu Công nghệ giáo dục; phương pháp Bàn tay nặn bột; giáo dục mỹ
thuật theo phương pháp Đan Mạch; đổi mới phương pháp đánh giá… Trong đó,
mô hình VNEN và thay đổi đánh giá học sinh tiểu học được coi là khâu đột phá.
Theo Bộ GD và ĐT, mô hình VNEN được thực hiện theo nguyên tắc lấy học
sinh làm trung tâm, vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học
truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương
trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy, học và cách đánh giá, cách tổ chức
quản lý lớp học. Kết quả triển khai cho thấy học sinh tự tin, tích cực và tham
14


Kinh tế nguồn nhân lực

gia sôi nổi, hào hứng vào bài học; bước đầu hình thành thói quen làm việc hợp
tác, hỗ trợ giúp nhau trong học tập.
Năm học 2015-2016, ngoài việc triển khai theo chương trình, dự án ở 1.447

trường tiểu học, trên cả nước còn có 451.665 học sinh của 2.318 trường tiểu học
ở 53 tỉnh, thành phố đăng ký triển khai nhân rộng. Nhiều địa phương triển khai
hiệu quả và đánh giá tốt mô hình VNEN. Tại tỉnh Đác Lắc, năm học 2012-2013,
có 74 trường tiểu học với 12.093 học sinh tham gia (trong đó có 3.422 học sinh
dân tộc thiểu số) thì đến năm học 2014-2015 có 23.588 học sinh (trong đó có
6.329 học sinh dân tộc thiểu số) tham gia mô hình VNEN. Tại Lào Cai, năm
học 2014-2015 đã có 1.731 lớp với 31.446 học sinh ở 117 trường tiểu học tham
gia. Theo Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD và ĐT Lào Cai) Trần Thị
Minh Thu, trong quá trình triển khai mô hình VNEN học sinh từ chỗ phụ thuộc
vào thầy, cô giáo nay đã tự chủ hơn, biết trao đổi với bạn, hỏi cô, tranh luận với
cô giáo; thích khám phá và đề xuất ý tưởng, thích được tự tổ chức hoạt động.
Trong khi đó, các cô giáo có thời gian quan tâm nhiều hơn đến học sinh yếu…
Cùng mô hình VNEN, việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số
30/2014/TT-BGDĐT (Thông tư 30) cũng được coi là giải pháp đổi mới quan
trọng. Trong đó, giáo viên không chấm điểm thường xuyên mà hằng ngày, hằng
tuần, quan sát các biểu hiện trong hoạt động để nhận xét sự hình thành và phát
triển phẩm chất, năng lực, từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh. Chỉ chấm
điểm bài kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phương pháp
đánh giá mới đã góp phần thay đổi căn bản cách dạy và học trong trường tiểu
học, giúp giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Qua triển
khai thực tiễn, phần lớn địa phương đánh giá tích cực về phương pháp đánh giá
mới. Theo Sở GD và ĐT Đồng Tháp, thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư
30 đã làm giảm áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Học sinh được
15


Kinh tế nguồn nhân lực

phát triển năng lực cá nhân và giảm tình trạng dạy thêm, học thêm. Trong khi
đó, Giám đốc Sở GD và ĐT Thái Bình Đặng Phương Bắc nhìn nhận việc thay

đổi cách đánh giá học sinh đã tạo điều kiện tăng cường sự gắn kết giữa giáo
viên tiểu học với gia đình, cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học
sinh. Cha mẹ học sinh đã quen với việc không chấm điểm số, quan tâm lời nhận
xét của giáo viên và tích cực tham gia các sân chơi cùng con em mình.
Nhược điểm
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng quá trình đổi mới giáo dục
tiểu học cũng cho thấy những bất cập. Điển hình là một số giáo viên triển khai
lớp học VNEN còn máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo, giảng nhiều và lúng túng
khi nhận xét, hỗ trợ giúp đỡ học sinh. Công tác quản lý ở một số cơ sở giáo dục
chưa thay đổi kịp thời đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học và còn nhiều hồ
sơ, sổ sách ngoài quy định gây áp lực cho giáo viên. Trưởng phòng Giáo dục
Tiểu học (Sở GD và ĐT Lào Cai) Trần Thị Minh Thu cho rằng, vai trò của giáo
viên trong lớp VNEN chưa rõ ràng: Nếu giảng giải nhiều thì chưa đúng với mô
hình VNEN là học sinh tự học; giảng giải ít thì sợ học sinh không hiểu (nhất là
học sinh dân tộc thiểu số),… Sở GD và ĐT Nghệ An cho rằng, trong thực hiện
đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 xảy ra tình trạng nhiều
giáo viên còn nhận thức theo dạng quy đổi từ đánh giá bằng điểm sang nhận xét
dẫn đến việc đưa ra những nhận xét chung chung, ít có tác dụng khuyến khích
học sinh tiến bộ hoặc giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Thí dụ: bài đạt 9
hoặc 10 điểm thì ghi “Cô khen con”, bài chưa đạt yêu cầu thì ghi “Con cần cố
gắng”… Mặt khác, hiệu trưởng nhiều trường vẫn có tâm lý “sợ sai mẫu” nên
yêu cầu giáo viên phải ghi đầy đủ các cột, dòng theo mẫu hồ sơ theo dõi chất
lượng. Từ đó, tạo ra tâm lý đối phó của giáo viên nhất là ở những trường có sĩ
số hơn 35 học sinh/lớp, giáo viên chuyên biệt phải dạy nhiều lớp. Sở GD và ĐT
16


Kinh tế nguồn nhân lực

Thái Bình cho biết, trong tiết học, một số giáo viên lạm dụng lời khen khiến lời

khen ít giá trị đối với học sinh; lời nhận xét, tư vấn của giáo viên trong vở học
sinh đôi lúc chưa cụ thể, mạch lạc.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF) vào tháng 9/2016
WEF xếp hạng giáo dục tiểu học theo thang điểm từ một (kém nhất) đến 7 (tốt
nhất). Việt Nam xếp thứ 92 (3,4), đứng sau nhiều nước trong khu vực Đông
Nam Á như Thái Lan (3,5, xếp thứ 90), Lào (3,5, xếp thứ 89), Philippines, (3,9,
xếp thứ 75), Indonesia (4,3, xếp thứ 54), Brunei (5, xếp thứ 26), Malaysia (5,1,
xếp thứ 23), Singapore (6,1, xếp thứ 4).

Bảng so sánh vị trí xếp hạng của giáo dục tiểu học Việt Nam so với các nước trong khu vực
(số liệu thống kê của WEF tháng 9/2016).

Trung học cơ sở,trung học phổ thông
17


Kinh tế nguồn nhân lực

giáo dục từ tiểu học đến phổ thông cơ sở có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc hình thành những nét đầu tiên của một con người, về đạo đức, tình
cảm, về hiểu biết (kiến thức), kỹ năng sống... Ở tuổi này, trẻ em là những tờ
giấy trắng, trên đó người lớn (cha mẹ, thầy giáo, cô giáo) có thể giúp các em vẽ
lên những nét đầu tiên của cuộc đời, từ đó phát triển những tố chất sẵn có của
từng em. Những nét đầu tiên đó bắt đầu cho một quá trình tiếp theo. Nếu những
nét đầu tiên tốt thì nhiều khả năng quá trình tiếp theo được thuận lợi và tốt.
Trong các nội dung cần phát triển, việc tiếp thu kiến thức là rất quan trọng,
nhưng việc khơi dậy và bồi dưỡng tình cảm, đạo đức càng cần thiết và quan
trọng hơn. Các em phải được yêu thương, giáo dục để lớn lên, thành những con
người có hiếu với cha mẹ, biết yêu thương bạn bè và người chung quanh, yêu
quý quê hương, đất Tổ, nghĩa là phải là người Việt Nam với lịch sử và văn hóa

Việt Nam. Các em phải được hướng dẫn để sống trung thực, văn minh, hữu
nghị với các dân tộc khác, nhưng các em phải chuẩn bị để trước hết phục vụ đất
nước Việt Nam. Nói một cách khác, nếu chức năng giáo dục là dạy làm người,
dạy chữ, dạy nghề thì phải bắt đầu từ đây và cần làm tốt nhất những bước đầu
này.
Trong những năm gần đây với một loạt chương trình, dự án đổi mới, chất lượng
giáo dục ở tiểu học, phổ thông cơ sở có được nâng lên. Tuy nhiên, nếu xét yêu
cầu của mục tiêu giáo dục đối với cấp tiểu học và phổ thông cơ sở - là nền tảng
của giáo dục hiện đại và so sánh với giáo dục của nhiều nước tiên tiến thì phải
thẳng thắn thừa nhận rằng giáo dục phổ thông của chúng ta còn nhiều khiếm
khuyết: giáo dục giới tính và sức khóe sinh sản kém, định hướng nghề nghiệp
không tốt dẫn đến tình trạng chọn nghề theo phong trào gây mất cân bằng nghề
nghiệp, các môn khoa học xã hội kém, đạo đức học sinh xuống cấp
Dư luận xã hội nói "cách giáo dục quá tải, áp đặt hiện nay đã làm mất "tuổi thơ"
của con trẻ". Nhận xét này thật là nặng nề, đáng làm chúng ta suy nghĩ. Tuổi
18


Kinh tế nguồn nhân lực

thơ là những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời con người. Ở tuổi đó, trẻ em cần
được yêu thương, chăm sóc, được vui chơi, được khám phá cuộc sống chung
quanh. Thiếu điều đó là làm mất của các em một quyền quý giá. Vì vậy, nhất
thiết phải khắc phục các yếu kém nói trên, giúp các em phát triển một cách tốt
đẹp nhất, toàn diện nhất.
Những người am hiểu về giáo dục, nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước
đều thống nhất cho rằng đối với giáo dục phổ thông, phải xuất phát từ đặc điểm
của nền văn hóa dân tộc, từ những điều kiện cụ thể về chính trị, kinh tế - xã hội
của đất nước để xác định mục tiêu giáo dục và mục tiêu đó trước hết là xây
dựng con người để phục vụ đất nước mình. Ở Việt Nam, phải bảo đảm giáo dục

con người phục vụ việc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam. Vì vậy, giáo
dục phổ thông ở Việt Nam phải tạo cái nền vững chắc về con người, trước hết là
nhân cách, trên cơ sở đó sẽ vun đắp những tri thức về khoa học, về nghề
nghiệp. Chúng ta cần ra sức học hỏi, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của các
quốc gia đi trước. Tuy nhiên, cũng cần biết lựa chọn sao cho phù hợp với điều
kiện và mục tiêu đấu tranh của dân tộc. Từ sự phân tích đã trình bày, chúng ta
có thể thấy tầm quan trọng của giáo dục phổ thông.
3, Thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Những thành tựu đạt được của giáo dục Đại học
Về việc thực hiện các thể chế, chính sách của Nhà nước:
Cùng với việc triển khai chỉ thị 296/CT-TT về đổi mới quản lý giáo dục đại học
giai đoạn 2010-2012, đã có 311 trường ĐH-CĐ báo cáo tình hình triển khai
thực hiện (đạt 76,4%) trong đó có 300 trường (đạt tỷ lệ 96,5%) thành lập Ban
chỉđạo đổi mới công tác quản lý, có 183 trường (đạt tỷlệ 58,8%) xây dựng và
công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; có 218 trường ( đạt tỷlệ 70,1%) tổ chức
xây dựng, rà soát, bổ sung các chỉ tiêu trong chiến lược phát triển trường giai
đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020.
19


Kinh tế nguồn nhân lực

Ngân sách dành cho giáo dục đại học cũng tăng cao, đặc biệt là việc triển khai
cho sinh viên vay vốn ưu đãi. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức tăng cho
vay ưu đãi từ 800.000đ/sinh viên/tháng lên 860.000 đ/sinh viên/tháng. Theo báo
cáo của NH chính sách xã hội, đến hết tháng 6/2010 có 1.915.774 sinh viên của
1.723.782 hộ gia đìnhđược vay vốn, với tổng dư nợ là 23.745.595 tỷđồng. Bên
cạnh đó là các chương trình trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, lựa
chọn sinh viên ưu tú đi đào tạo ở nước ngoài...
Cần chú ý về tiến trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong hai mươi năm

qua mang hai đặc trưng chủ yếu:
1 - Chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang giáo dục
vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2 - Chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc
tế. Vì vậy, tổ chức và hoạt động giáo dục đại học đã có sự thay đổi căn bản,
hướng tới sự đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Giáo dục đại
học không còn bó hẹp trong việc thỏa mãn nhu cầu của các cơ quan và doanh
nghiệp nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu rộng rãi của các thành phần kinh tế
khác và nhu cầu học tập của nhân dân. Từ đó, giáo dục đại học không chỉ dựa
vào ngân sách nhà nước mà còn dựa vào các nguồn lực khác có thể huy động
được. Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng giáo dục đại học,
nhưng sự bao cấp hoàn toàn trước đây đã được thay thế bằng cơ chế chia sẻ chi
phí với việc đóng góp bằng học phí của người học. Các nhà cung ứng mới trong
giáo dục đại học cũng đã xuất hiện: đó là các tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập
các trường cao đẳng, đại học dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là đại học tư
thục).
Về số lượng các trường đại học, cao đẳng

20


Kinh tế nguồn nhân lực

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nếu như trong năm 1995 chỉ có 109 trường
ĐH-CĐ công lập trên phạm vi toàn quốc, và không có trường ngoài công lập thì
đến năm 2000 con số này là 148 trường công lập, 30 trường dân lập, và năm
2009 là 326 trường công lập, 77 trường dân lập. Đến nay, đã có 40/63 tỉnh
thành có trường đại học (đat tỷ lệ 63%), 60/63 tỉnh, thành có trường cao đẳng
(đạt tỷlệ 98%) và 62/63 tỉnh thành có ít nhất 1 trường đại học hoặc cao đẳng
(đạt tỷ lệ 98%)

Riêng 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 150 trường ĐH, CĐ
chiếm 40% cả nước. Năm 1995, số sinh viên được tuyển mới là 298 nghìn
người, trong đó số sinh viên tốt nghiệp là 58,5 nghìn người, thì năm 2000 là
899,5 nghìn người tuyển mới, 162,5 nghìn người tốt nghiệp, và năm 2009 là
1796,2 nghìn sinh viên tuyển mới, 246,5 nghìn sinh viên tốt nghiệp. Số giáo
viên năm 1995 là 22,8 nghìn người, năm 2000 là 32,3 nghìn người và năm 2009
là 65,1 nghìn người. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định quy hoạch
mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 nước ta sẽ có 573
trường. Đến tháng 6/2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định điều chỉnh quy
hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng. Theo đó, đến năm 2020 nước ta
sẽ có 460 trường đại học, cao đẳng, giảm 100 trường so với quy hoạch năm
2007. Thế nhưng, tính đến tháng 7/2014, cả nước đã có tới 472 trường đại học,
cao đẳng. Từ năm 2007 - 2013, đã có 133 trường đại học, cao đẳng được thành
lập. Trong đó, có tới 108 trường được nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng hoặc
từ cao đẳng lên đại học. Đây là nhữngcon số thể hiện sự phát triển rất lớn của
nền giáo dục đại học nước nhà. Đồng thời, trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, có thể thấy giáo dục đại học không bó hẹp trong hình thức các trường
công lập mà đã xuất hiện ngày càng nhiều các trường ngoài công lập. Một trong
các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 2020 là "Phát triển mạnh các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Tạo điều
21


Kinh tế nguồn nhân lực

kiện thuận lợi về chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia
phát triển giáo dục đại học một cách bình đẳng".
Về số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học
Hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ đã góp phần tích cực nâng cao
chất lượng đào tạo và phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong những năm qua,
đã có hơn 960 bài báo và công trình NCKH đăng trên các tạp chí quốc tế, gần

4.100 bài báo, công trình NCKHđăng trên các tạp chí khoa học trong nước. Bên
cạnh đó, công tác khuyến khích NCKH tại các trường cũngrất được chú trọng.
Đó là việc thực hiện các buổi hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa,
cấp trường. Đây là việc không khó thực hiện và thực tế đang được các trường
áp dụng thường xuyên.
Những hạn chế, yếu kém của giáo dục đại học nước nhà
Về thể chế, chính sách và các cấp quản lý
Hệ thống văn bản quy phạm chậm được ban hành, thiếu đồng bộ, thiếu khả thi
và chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo
dục đại học còn hạn chế, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, CNH-HĐH đất nước. Luật giáo dục
năm 1998 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/1999 nhưng sau hơn 1 năm mới có
quy định hướng dẫn thi hành, sau gần 2 năm mới có quy chế trường ĐH dân
lập. Hơn 5 năm sau mới có quy chế về việc tổ chức và hoạt động của trường
ĐH tư thục, và đến nay, sau 12 năm nghị định về trường của tổ chức chính trị,
lực lượng vũ trang vẫn chưa có. Trong điều kiện như vậy nhưng từ năm 1998
đến 2010, đã có 312 trường ĐH,CĐ được thành lập. Tuy nhiên trong đó chỉ có
64 trường được thành lập mới hoàn toàn. Còn lại 248 trường đươc nâng cấp từ
bậc học thấp hơn và 50/64 trường thành lâp mới là trường ngoài công lập,
22


Kinh tế nguồn nhân lực

chiếm tỷ lệ 78.1%, khoảng 20% số trường mới chưa xây dựng trường, phải thuê
mướn cơ sở đào tạo và hầu hết thiếu diện tích cho sinh viên vui chơi và hoạt
động thể dục thể thao từ 1987-2009, số sinh viên đã tăng 13 lần, số giảng viên
tăng 3 lần.
Điểm trúng tuyển của nhiều thí sinh chỉ là từ 9-10 điểm (3 môn) và tại nhiểu
trường,nhiều giảng viên dạy tới 1000 tiết/năm trong khi quy định là 260

tiết/năm. Đáng chú ý, trong tổng số 61190 giảng viên đại học mới có 6217 tiến
sỹ(10,16%) , 22831 thạc sỹ(37,31%) và 2286 giáo sư, phó giáo sư (3,74%)
trong khi mục tiêu quy hoạch mang lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 20062020 đặt ra là đến năm 2015 phải có ít nhất 50% giảng viên trình độ tiến sỹ ở
bậc ĐH. Sau một thời gian đổi mới, tư tưởng quan liêu bao cấp duy ý chí vẫn
còn tàn dư, khoa học quản trị chất lượng chưa đi vào nếp. Lãnh đạo Bộ cũng
như cấp trường vẫn chưa thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục, vẫn còn
quyết định theo cảm tính hoặc duy ý chí. Các khâu định hướng, mục tiêu, kế
hoạch, thanh tra, sử dụng, quản lý nhân sự về chất lượng đào tạo còn nhiều hạn
chế, bất cập. Tính chuyên môn hiệu quả chưa thật sự được coi trọng. Căn bệnh
thành tích cũng là một trong những căn bệnh tồn tại ăn sâu vào nền giáo dục,
trong đó có giáo dục đại học. Hiện nay chúng ta đã quá quen thuộc với các căn
bệnh khi đề cập đến ngành giáo dục: “bệnh thành tích, bệnh đấu đá bệnh thiếu
trung thực...”. Các hiện tượng tiêu cực tồn tại khắp nơi, kể từ thầy đến trò.
Về phương pháp dạy học và chương trình học
Hầu như các giảng viên chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức và kiểm tra
trí nhớ mà không quan tâm đến rèn luyện kỹ năng, sự sáng tạo cho sinh viên.
Chưa hướng dẫn được cho sinh viên phương pháp học tập, khuyến khích sinh
viên tự học. Không lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy học. Không
quan tâm đến thực hành, thực tập. Chương trình học nặng tính lý thuyết, tính
23


Kinh tế nguồn nhân lực

thực hành thực tiễn không cao. Ít có những phương pháp học khuyến khích
được tinh thần tập thể, sáng tạo của sinh viên. Mặc dù nhiều trường đã thực
hiện giảng dạy theo hình thức tín chỉ, nhưng vẫn chỉ là hình thức. Sinh viên
không được tự do chọn chương trình học cho mình mà phải theo quy định của
trường. Nội dung đào tạo cũng không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Giáo
trình biên soạn cho thấy còn thiếu chuyên môn, chưa thiết thực, chưa đáp ứng

được yêu cầu đổi mới và hội nhập.

Đội ngũ giảng viên
Nếu học vị tiến sĩ là điều kiện chuẩn có khả năng dạy đại học thì hiện nay số
lượng giảng viên có học vị này còn quá thấp so với khu vực ASEAN cũng như
các nước phát triển trên thế giới. Dĩ nhiên cũng có các trường hợp ngoại lệ chỉ
có bằng cử nhân nhưng vẫn là người giảng viên đại học giỏi, đầu ngành, được
phong hàm giáo sư hay phó giáo sư. Đối với các nước trên thế giới, người có
học vị cử nhân chỉ có thể làm trợ giảng mà không được phép dạy lý thuyết.
Điều này ta chưa làm được, rõ ràng đã phản ánh chất lượng yếu kém của đội
ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam.
Đội ngũ giảng viên đại học tại Việt Nam còn rất yếu kém về nghiên cứu sáng
tạo, hiện chỉ mang tính đối phó, mang tính phong trào, làm lấy lệ, rất ít người
say mê nghiên cứu và giành nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu ngay cả
những người có khả năng nghiên cứu
Các giảng viên phải lo kiếm sống, nên việc lo tròn trách nhiệm của một người
giảng viên bình thường đã là điều rất khó, chứ chưa thể nghĩ tới trách nhiệm
nghiên cứu hay đi xa hơn nữa là hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc ngay như những
người có tinh thần trách nhiệm cao nhất.
24


Kinh tế nguồn nhân lực

Hiện tượng đấu đá không những phổ biến trong giới lãnh đạo để tranh quyền
lực mà ngay trong các cán bộ giảng viên bình thường để tranh giành các danh
hiệu thi đua, đã tạo ra một môi trường làm việc không được lành mạnh, làm sao
công tác giảng dạy và nghiên cứu có thực chất.
Về sinh viên
Rất ít các SV chọn học được ngành học và trường đại học thích hợp với sở

trường và sở thích đích thực của mình và trường cũng không chọn được sinh
viên mà mình muốn đào tạo. SV chỉ học đối phó, cốt lấy điểm, học cho qua, trở
thành bệnh thành tích, bệnh hình thức, thiếu thực chất… ngay cả SV khá giỏi
cũng sẵn sàng quay cóp nhất là đối với những môn học khó nhớ, lại quá nhiều
giờ học, mà không phải ngành nào cũng như nhau khiến SV không thích học.
Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh, mỗi SV lớn lên trong môi trường văn hoá,
xã hội khác nhau, hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận
thức, hứng thú cũng khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú
về phong cách học, một số SV học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ ra
thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh cãi.
Có tới 64% SV chưa tìm được phương pháp học phù hợp với bản thân.
Có 55,9% SV thường suy ngẫm để tìm ra các phương pháp học phù hợp và
hiệu quả khi học các loại tài liệu khác tuỳ theo mục đích và hoàn cảnh cụ thể.
Có 68,2% SV thường suy nghĩ về cách học, cách thức tự quản lí việc học của
mình sao cho hiệu quả.
Có 50,9% SV cho rằng mình tự học hiệu quả nhờ biết kết hợp các phương pháp
học khác nhau phù hợp với nhiệm vụ học tập cụ thể.
Nhưng chỉ có 29,2% SV cho rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố gắng
thực hiện đúng thời gian biểu; có 36% SV được khảo sát cho rằng mình đã tìm

25


×