Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn tại xã Dân ChủTứ Kỳ Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.28 KB, 47 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC

1

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được chuyên đề tốt
nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ
của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi & NTTS
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Bá
Mùi đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân dân xã Dân Chủ đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ vũ
tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Dân Chủ, ngày 29 tháng 04 năm 2013
Sinh viên

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
2


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

LMLM

Lở mồm long móng

VACB

Mô hình: Vườn – Ao – Chuồng - Biogas

UBND

Ủy ban nhân dân

PTH

Bệnh Phó thương hàn

THT

Bệnh Tụ huyết trùng

3


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG

4

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Phần I

MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.

Chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển từ rất sớm song chỉ từ những năm 1990
lại đây mới có những bước phát triển vượt bậc. Có được sự phát triển này chính
là do nhu cầu về thịt ngày càng tăng, truyền thống chăn nuôi lợn ở các hộ gia
đình đã có từ lâu. Sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa càng tạo điều
kiện thúc đẩy chăn nuôi lợn ở hộ gia đình phát triển. Do vậy, chăn nuôi lợn có
vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như
đối với nền kinh tế nói chung.
Mặt khác, với lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội, chăn nuôi lợn đang

khẳng định cơ cấu chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất. Xu
hướng phát triển chăn nuôi lợn là một yếu tố khách quan, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của toàn xã hội.Phát triển chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình góp phần đẩy mạnh quá
trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, chăn nuôi lợn ở các nông hộ gia đình phát triển theo hướng tiến
bộ cả về mặt số lượng và chất lượng. Hầu hết, các hộ gia đình đều tận dụng
được các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hằng ngày cũng như của ngành khác
kết hợp với các loại thức ăn công nghiệp trên thị trường, bắt đầu đi vào chiều
sâu trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên chăn nuôi lợn ở tỉnh Hải Dương nói chung
và xã Dân Chủ - Tứ Kỳ nói riêng đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập về vốn,
kĩ thuật, dịch bệnh…
Câu hỏi đặt ra là :
-

Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi như thế nào?

-

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn và
mức ảnh hưởng của chúng?

5

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp
-

Những khó khăn cơ bản của các hộ chăn nuôi lợn ở xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ,


-

tỉnh Hải Dương?
Các dịch bệnh hay xảy ra trên địa bàn và công tác thú y cơ sở?
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn và nâng cao thu nhập
cho các hộ nông dân chăn nuôi lợn?
Việc tìm hiểu, phân tích thực trạng, có căn cứ khoa học để định hướng và đưa
ra giải pháp cho hộ chăn nuôi lợn, giải quyết những vấn đề mà người dân đang
gặp khó khăn có ý nghĩa thiết thực.
Từ thực tiễn trên, được sự phân công của khoa CN &NTTS – Trường Đại
Học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sự chỉ dẫn của thầy PGS. TS. NGUYỄN BÁ
MÙI, tôi tiến hành chuyên đề: “Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh
trên đàn lợn tại xã Dân Chủ-Tứ Kỳ -Hải Dương”
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1.2.

1.2.1. Mục đích của đề tài
Những khó khăn cơ bản của các hộ chăn nuôi lợn ở xã Dân Chủ, huyện
-

Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương?
Các dịch bệnh hay xảy ra trên địa bàn và công tác thú y cơ sở?
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn và nâng cao thu
Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết

-


Khảo sát thực trạng chăn nuôi lợn ở địa phương. Phân tích hiệu quả chăn nuôi
lợn ở hộ gia đình xã Dân Chủ, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân những yếu tố

-

ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn.
Hiện trạng chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn tại xã Dân Chủ.
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở hộ
Gia đình theo hướng hàng hóa.
1.2.2. Yêu cầu
Thu thập đầy đủ và chính xác thông tin về tình hình chăn nuôi và dịch
bệnh trên địa bàn xã
Phần II
6

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm về chăn nuôi lợn ở miền Bắc
- Các giống lợn nuôi ở miền Bắc Việt Nam
+ Giống lợn Ỉ

Là giống lợn địa phương vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nam, Ninh
Bình, Nam Định,…) sau đó được nuôi rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc. Lợn Ỉ có 2
loại hình là Ỉ mỡ và Ỉ pha, cả 2 loại này đều có ngoại hình chung là màu
đen,chân ngắn,bụng sệ, bốn chân yếu, khả năng chống chịu bệnh tật cao.

Hướng sử dụng: tiến hành nhân thuần để duy trì vốn gen và nuôi ở những
vùng chăn nuôi còn chậm phát triển ngoài ra có thể sử dụng làm nái nền cho lai
với lợn ngoại ở vùng chăn nuôi phát triển hơn…
Hiện nay giống lợn này ít hoặc không gặp ở Việt Nam.
+ Giống lợn Móng Cái

7

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Là giống lợn nuôi phổ biến nhất ở miền Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ
Móng Cái Quảng Ninh.
Lợn Móng Cái có 3 dòng: xương nhỏ xương nhỏ và xương to nhưng đều
có đặc điểm chung là mình ngắn,tai nhỏ, lưng võng và bụng sệ. Phần lớn cơ thể
có màu đen và có 6 đốm trắng. Lợn tăng trọng chậm nhưng dễ nuôi và thích hợp
làm nái nền cho các phương pháp lai giống ở Việt Nam.
+ Lợn Mường Khương:
Nguồn gốc chủ yếu ở Bát Sát, Lào Cai. Đây là giống lợn nội có khối
lượng lớn nhất ở Việt Nam.
Có thể phát triển giống lợn này ở những vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn như miền núi phía Bắc nhằm khai thác nguồn thực phẩm đặc sản.
+ Giống lợn Landrace

Nguồn gốc Đan Mạch
Có màu trắng tuyền, thân dày dài, tai rủ che kín mắt. Là loài thích nghi khá
tốt, khả năng sinh sản cao. Hiện đang được dụng trong những phép lai tổ hợp 4
máu hoặc lai kinh tế với các giống lợn nôi ở Việt Nam để nâng cao chất lượng

đàn lợn thịt.

+ Giống lợn Yorkshire
8

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Khả năng thích nghi rộng rãi cũng như khả năng sinh sản cao. Toàn thân
trắng hơi có ánh vàng
Ở Việt Nam hiện đang phổ biến nuôi giống lợn này vừa để làm giống bố
mẹ vừa để lai tạo do dễ nuôi và khả năng sinh sản tốt
+ Giống lợn Duroc

Có màu lông đa dạng, tai to. Tầm vóc vừa phải, khả năng tăng trọng
nhanh, tỉ lệ mỡ dắt cao
Thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nóng, ít nhạy cảm với stress, sử dụng
trong tổ hợp lai kin tế với lợn nội hoặc ngoại khác để tạo ra con lai tăng trọng
nhanh, tỉ lệ nạc cao
+ Giống lợn Pietrain
9

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguồn gốc từ Bỉ. Màu lông da có những vết đỏ và đen không đều, là

giống thể hiện rõ khả năng cho thịt.
Dùng để lai tạo nhằm cải thiện khả năng cho thịt với các giống lợn nội ở
nước ta.
- Tập quán và phương thức chăn nuôi
Ở miền Bắc nước ta, chăn nuôi lợn nói chung là quy mô nhỏ, mô hình
trang trại tự phát, chăn nuôi nông hộ còn ở rất nhiều địa phương.
Chăn nuôi vẫn còn ý thức tận dụng là chủ yếu do tập quán chăn nuôi từ
lâu đời và quỹ đất nhỏ hẹp cộng với điều kiện tự nhiên của vùng là nhiều ao đầm
nên người dân thường chăn nuôi lợn kết hợp thả cá…Đặc biệt là ở Hải Dương,
địa phương có tỉ lệ chăn nuôi kết hợp thả cá khá cao so với khu vực đồng bằng
sông Hồng, khoảng 66,33%.
Phương thức chăn nuôi nông hộ còn đang phổ biến là vấn đề khá khó
khăn cho việc quản lý tại các địa phương đồng thời ảnh hưởng khá lớn tới hiệu
quả chăn nuôi của vùng. Hiện nay, nhà nước cũng đang có quy hoạch quy củ
hơn và có nhiều ưu tiên hơn cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và chăn
nuôi tập trung đặc biệt ngành chăn nuôi lợn ở các địa phương.
2.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn
Lợn là loài có khả năng thích nghi cao song không phải bất cứ giống nào,
bất kỳ điều kiện nào cũng thích nghi được. Đồng thời nó còn luôn tồn tại mối
tương tác giữa kiểu gen và môi trường có liên quan đến hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi.
Lợn là loài ăn tạp có khả năng sử dụng được nhiều loại thức ăn khác nhau
do cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển đặc biệt lợn có thể sử dụng thức ăn thừa
của con người.
2.2.2. Đặc điểm sinh sản của lợn cái
Về khả năng sinh sản, nhìn chung, lợn là loài đa thai, đẻ nhiều con trên
lứa, đẻ nhiều lứa trên năm (trung bình 10-12 con/lứa; 2-2,2 lứa/năm).
10


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Trong chăn nuôi lợn, thời điểm phối giống có ảnh hưởng quyết định đến
hiệu quả chăn nuôi lợn nái và có thể kéo dài thời gian sử dụng nái.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính của lợn cái như:
-

Giống: thường các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn ở lợn

-

lai và lợn ngoại
Thức ăn: ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và đúng khẩu phần sẽ thành thục

-

về tính sớm hơn.
Các nhân tố khác: mùa vụ, bệnh tật, công tác quản lý chăm sóc…
Một số đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tuổi thành thục và tuổi cho phối giống ở một số giống lợn
Loại lợn

Tuổi thành
thục (tháng)

Lợn nội


Đực
2–4

Cái
4–5

Lợn lai

5–6

6–7

Lợn ngoại 6 – 7

7-8

Khối lượng
(kg)
Đực
20

30
60

70
90-100

Tuổi phối
giống

(tháng)
Đực Cái
6-7 6-7

Cái
30
-40
50
6-7
-60
80-90 8 - 9

Khối lượng (kg)
Đực
50 - 60

7 – 8 80 - 90

Cái
40
50
50 -70

9
- 110-120 9010
100

2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con
Đối với lợn con, có những đặc điểm đặc thù đó là
+ Khả năng phát triển nhanh về khối lượng

+ Cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện
+ Khả năng điều tiết thân nhiệt kém.
+ Khả năng miễn dịch rất hạn chế.
+ Thường xuyên thiếu sắt do sữa mẹ không đủ cung cấp so với nhu cầu hằng ngày.
2.3. Một số bệnh thường gặp ở lợn
2.3.1. Bệnh Tụ huyết trùng
2.3.1.1. Triệu chứng
Thể quá cấp: Lợn không có biểu hiện gì khác thường, tự nhiên hộc lên, lăn ra
nền chuồng giãy giụa và chết trong vài tiếng đồng hồ.
11

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Thể cấp tính: Lợn sốt cao trên 410C, nằm li bì, khó thở, thở dốc. Lợn kém ăn
hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Trên các chỗ da mỏng, đặc biệt là vùng hầu, mặt có biểu
hiện sưng phù, tai và miệng xuất hiện nhiều mảng tím đỏ. Niêm mạc mắt tím tái,
chảy nước mắt.Nếu không điều trị kịp thời, lợn sẽ chết sau 1 -2 ngày.
Thể mãn tính: Đây là thể thường gặp, lợn sốt cao 40 - 41 0C, khó thở, bỏ ăn,
phân táo, ho khan hoặc ho liên miên, mũi khô có dịch mũi đặc, trên da nhất là
những chỗ da mỏng như tai, bụng, phía dưới đùi và bẹn xuất hiện những đám
xuất huyết đỏ.
2.3.1.2. Bệnh tích
Vùng dưới da có tụ máu và keo nhầy, phổi bị xung huyết hay viêm nặng
(viêm nhục hoá) có màu đá hoa vân. Xoang ngực, xoang bao tim tích nước vàng,
thanh quản và phế quản xuất huyết, có dịch màu đỏ. Tim, gan, thận, lách sưng to
và xung huyết. Các hạch ở hầu, họng và hạch ở màng treo ruột sưng to và tụ
huyết. Thận ứ máu đỏ sẫm mổ ra có máu cục, lá lách sưng to, tụ huyết.

2.3.1.3. Cách phòng, điều trị
* Phòng bệnh
- Phòng bệnh chủ yếu bằng các biện pháp vệ sinh thú y. Cách ly kịp thời
những con có biểu hiện mắc bệnh.
- Tiêm văcxin tụ huyết trùng lợn để phòng bệnh,
* Điều trị bệnh
Dùng các kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Gram (-) như:
Streptomycin, Gentamycin. Ngoài ra có thể kết hợp tiêm các thuốc giảm sốt
(Anagin), các thuốc bổ như B1, Cafein…
2.3.2. Bệnh Phó thương hàn
2.3.2.1. Đặc điểm và nguyên nhân bệnh
Bệnh phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samolella
Choleraesuis (vi khuẩn phó thương hàn heo) gây ra. Heo ở mọi lứa tuổi đều có
12

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

thể mắc bệnh, phổ biến là heo con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, ít khi xảy ra ở heo
đến 6 tháng tuổi (chỉ thấy mắc bệnh ở thể mãn tính).
Vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trường, nếu heo gặp
phải điều kiện bất lợi gây stress như thời tiết thay đổi lúc giao mùa, lúc cai sữa
cho heo con, vận chuyển heo đi xa, nhập đàn, thay đổi thức ăn một cách đột
ngột, thức ăn bị nấm mốc, do ký sinh trùng,…lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào
cơ thể heo lây qua đường tiêu hóa (gây bệnh cấp tính trên heo con). Ngoài ra
heo nái mang thai có thể truyền bệnh cho bào thai.
2.3.2.2.Triệu chứng
Thể cấp tính: Heo sốt cao từ 41 – 41.5 0C. Giai đoạn đầu heo táo bón, bí

đại tiện, nôn mửa. Sau đó, heo tiêu chảy phân lỏng màu vàng có mùi rất thối, đôi
khi có lẫn máu, con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.
Heo thở gấp, ho, suy nhược do bị mất nước. Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu
thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi
ngực. Bệnh tiến triển trong 2 - 4 ngày, heo gầy còm, còi cọc, tiêu chảy nhiều rồi
chết, với biểu hiện ở bụng và chân có vết tím bầm.
Thể mãn tính: Heo gầy yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn thiếu máu,
da xanh, có khi trên da có những mảng đỏ hoặc bầm tím. Heo tiêu chảy phân
lỏng vàng rất hôi thối.
Thở khó, ho, sau khi vận động con vật thường mệt nhọc, đi lại khó khăn.
Bệnh kéo dài trong vài tuần, một số có thể khỏi bệnh nhưng chậm lớn.
2.3.2.3. Bệnh tích
Thể cấp tính: Lách sưng to, đặc biệt là 1/3 phần ở giữa sưng to hơn, dai
như cao su màu xanh thẩm.
13

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Hạch lâm ba sưng, tụ máu, xuất huyết.
Gan tụ máu có nốt hoại tử bằng hạt kê.
Thận có những điểm hoại tử ở vỏ thận.
Phổi tụ máu và có các ổ viêm, ruột sưng nhiểu nước.
Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ, có điểm xuất huyết, đôi khi có vết loét
như hạt đậu.
Thể mãn tính: Bệnh tích chủ yếu ở dạ dày và ruột.
Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ từng đám. Ở ruột già và ruột non có
nhiều đám loét bờ cạn, những đám loét này phủ fibrin.

Lách không sưng, đôi khi có những nốt hoại tử to bằng quả mận.
Gan có nốt viêm hoại tử màu xám bằng hạt đậu.
Phổi viêm sưng có ổ hoại tử màu vàng xám.
2.3.2.4. Phòng bệnh
Mua heo từ nơi không có bệnh, cách ly và theo dõi ít nhất 2 tuần rồi mới
nhập đàn.
- Vệ sinh phòng bệnh: định kỳ sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, đảm
bảo cung cấp đủ thức ăn và uống sạch, không cho heo ăn thức ăn hôi thiu, ẩm
mốc.
Nên áp dụng biện pháp cùng vào – cùng ra, chuồng sẽ được để trống
khoảng 5-7 ngày.
Phải sát trùng chuồng trại và dụng cụ thật kỹ sau mỗi lứa heo.
14

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

- Phòng bệnh bằng vaccine:
Định kỳ tiêm phòng vaccin phó thương hàn cho heo con và heo thịt theo
quy trình tiêm phòng vaccine tại địa phương. Riêng đối với heo nái, nên tiêm
trước khi phối giống 10-15 ngày là tốt nhất, để heo con sinh ra có khả năng miễn
dịch do sữa mẹ truyền sang chống bệnh trong thời gian đầu.
2.3.2.5. Điều trị
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau:
+ Clorfenicol, liều 1ml/20 kg thể trọng
+ Gentamycine 20-50 mg/kg, 2 lần/ngày
+ TyloPC, TyloDC, liều 1-2 ml/10 kg thể trọng
Kết hợp thuốc bổ trợ:

+ Vitamin B1 2,5%, liều 5 ml/con/2-3 tháng tuổi
+ Vitamin C 5%, liều 5-10 ml/con/2-3 tháng tuổi, chia làm 2 lần/ngày.
Liệu trình điều trị 3-5 ngày liên tục.
Ngoài ra, dùng các loại bổ sung chất điện giải và mất nước như dung dịch
glucose 5% (sinh lý ngọt), chlorua natri 0,9% (sinh lý mặn).
Liều tiêm cho cả 2 dung dịch là 200-300 ml/con/lần/ngày (có thể tiêm
riêng từng loại dung dịch hoặc pha chung 1 lần dung dịch tiêm sinh lý ngọt và
sinh lý mặn, theo tỷ lệ 1:1).
2.3.3. Bệnh Lở mồm long móng
2.3.3.1. Nguyên nhân gây bệnh
15

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Do virus thuộc họ Picormavirus gây ra. Có 7 týp virus gây bệnh LMLM
là: O, A, C, SAT-1, SAT-2, SAT-3 và Asia-1. Mỗi chủng có 1 số tuýp phụ. Ở Việt
Nam, hiện đã phát hiện 3 tuýp gây LMLM: O gây bệnh trên heo (lợn); A và
Asia-1 gây bệnh trâu bò.
Virus sống thích hợp trong môi trường có pH kiềm, điều kiện khô, thời
tiết mát mẻ hoặc lạnh, dễ bị diệt ở PH acid và điều kiện ẩm ướt, nóng.Virus mất
khả năng gây bệnh ở pH>9 và pH<6, và nhiệt độ >50 0C. Môi trường khô, mùa
hè virus sống được 14 ngày và mùa đông được 4 tuần; môi trường ướt, mùa hè
sống được 8 ngày và mùa đông được 14 ngày.
Các thuốc sát trùng như sút (NaOH), Formol, nước vôi 20%, acid citric
0,2%, glutaraldehyde tiêu diệt được vi khuẩn. Các thuốc sát trùng đã bị virus đề
kháng, đặc biệt là trong môi trường có các chất hưu cơ là Iodine, các hợp chất
quaternary ammonium, hypoclorite và phenol.

2.3.3.2. Triệu chứng bệnh
Thời gian nung bệnh trên heo từ 2-3 ngày, có khi đến 12 ngày; trâu bò 2-7
ngày, có khi đến 14 ngày.
- Triệu chứng nghi ngờ đầu tiên: heo chân đi khập khiểng. Sau đó, các
biểu hiện thường là:
* Có 3 triệu chứng chính
- Sốt cao: 40-41oC trong 2-3 ngày đầu, ăn ít hoặc bỏ ăn.
- Lở mồm: nướu răng, lưỡi, vành mỏm, lợi, vành mũi nổi mụn nước, sau
vài ngày vỡ ra, nhiễm trùng thành vết loét. Heo nái bầu vú nổi nhiều mụn nước
có mủ, vú sưng, da vú tấy đỏ.
- Long móng: kẽ móng, vành móng bị nổi mụn nước, sau đó vỡ ra, nhiễm
trùng lở loét mưng mủ. Bệnh nặng có thể long móng, sút móng.
* Các triệu chứng phụ
- Chảy nhiều nước dãi có bọt, lưỡi cứng thè ra ngoài, mệt mỏi, lông dựng,
mũi khô, da nóng, đứng lên, nằm xuống khó khăn, …
- Heo bệnh thường ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước, đi khập khiểng.
16

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Nếu không bị nhiễm trùng bội nhiễm con vật hết các triệu chứng lâm sàng sau
10-15 ngày phát bệnh. Đối với nái chửa có thể gây sảy thai. Lợn nái đẻ mất sữa.
* Thể LMLM nguy hiểm
Thường xảy ra ở gia súc non.
- Heo con có thể bị viêm màng bao tim, viêm cơ tim và chết đột ngột với
tỉ lệ lên đến 70-100%.
2.3.3.3. Bệnh tích

- Có mụn và vết loét ở niêm mạc miệng, lợi, chân răng, thực quản, lưỡi,
hầu, dạ dày, ruột non…
- Viêm khí quản, phế quản, phổi và màng phổi.
- Tim mềm, có vết xám hay chấm nhạt (tim có vằn). Bao tim sưng, tích
nước trong hoặc hơi đục. Bệnh tích tim thường thấy ở con vật mắc bệnh nặng.
Lách sưng to, sẫm màu. Cơ vân viêm và thoái hóa, có màu nâu nhạt hoặc
vàng, kèm các ổ hoại tử.
2.3.3.4. Phòng bệnh
Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để hạn chế dịch bệnh, giảm các tổn thất
nặng nề do bệnh gây ra.
* Khi chưa có dịch LMLM
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng.
- Chọn mua gia súc khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã tiêm phòng
LMLM, nuôi cách ly 21 ngày trước khi nhập đàn.
- Môi trường nuôi: Theo dõi ẩm độ, nhiệt độ, độ thông thoáng phù hợp để
duy trì điều kiện tốt nhất cho gia súc.
- Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng để gia súc
có sức đề kháng tốt. Bổ sung Biotin H AD đễ chân móng gia súc khỏe; có thể
định kỳ bổ sung: Aminovit, B. Complet ADE, Vimekat plus …
- Thường xuyên theo dõi để phát hiện và cách ly ngay trường hợp mắc bệnh.
- Tiêm phòng LMLM: là cách phòng bệnh hữu hiệu, nên sử dụng loại
vaccin đa giá, phòng cho 2-3 týp virus, quy trình tiêm phòng theo khuyến cáo
của từng hãng sản xuất vaccin
17

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp


* Khi có dịch nổ ra
Đối với gia súc mắc bệnh
- Khai báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để được hướng dẫn cách
xử lý theo quy định.
- Cách ly ngay gia súc mắc bệnh. Không vận chuyển, giết mổ gia súc khi
đang có dịch.
- Chôn sâu gia súc chết, rắc vôi sát trùng và lắp đất kỹ hoặc đốt để tiêu
hủy. Không vứt xác gia súc bừa bãi ra môi trường.
Đối với toàn đàn gia súc
- Tiến hành tiêu độc, sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi,
phương tiên vận chuyển bằng các thuốc sát trùng như: formol 2%, sút 2%, nước
vôi 20%.
- Nếu chưa tiêm phòng, nên tiến hành tiêm phòng ngay cho gia súc.
- Tăng cường sức đề kháng cho toàn đàn gia súc bằng cách trộn vào thức
ăn hoặc nước uống các chế phẩm: Vitamin C, Bcomplex ADE…
2.3.3.5. Điều trị
Bệnh không có điều trị đặc hiệu, chỉ dùng thuốc để làm giảm triệu chứng
và chống bội nhiễm tại các mụn nước, vết loét hoặc phòng kế phát các bệnh
nhiễm trùng khác như tụ huyết trùng, E.coli …
Có thể áp dụng phác đồ sau
1- Tiêm kháng sinh phòng bệnh kế phát: Lincoseptryl, Penstrep, Penstrep,
Penstrep suspension, Ceptifi.
2 - Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm: Ketovet, Tonavet, Diclofen …
3 – Các thuốc hỗ trợ khác:
- Phòng ngừa chảy máu vết thương: Vitamin K
- Giúp da, lông, móng, cơ mau tái tạo: Biotin H AD, Vime – Senic EH
- Tăng sức đề kháng, giúp gia súc mau hết bệnh: VTM C kết hợp với
Bcomplex ADE.
4 - Trị vết thương mau lành, chống bội nhiễm:
18


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Trị ở miệng: Rưới, xịt hoặc dùng vải mỏng thấm nước khế, chanh hoặc
nước lá ổi chà xát, xoa vào vùng nết thương ở lưỡi, mặt trong má, hàm trên lợi,
2-3 lần/ngày, làm 4-5 ngày. Sau đó dùng Iodin phun hoặc thoa lên vết thương.
Trị ở móng: hàng ngày rửa thật sạch chân, kẽ móng bằng nước muối 10%
(10g nước muối/100ml nước), thuốc tím, phèn chua hoặc dấm ăn. Sau đó dùng
Xanh-methylen, Iodin phun hoặc thoa lên vết thương.
Dùng thuốc diệt ruồi, diệt ruồi xung quanh chuồng để tránh ruồi nhặng đẻ
trứng vào kẽ móng, tránh nhiễm trùng làm sứt móng, giữ móng khô ráo.
Trị ở vú: Rửa mụn loét bằng nước muối 10%, rồi dùng Xanh-methylen,
Iodin phun hoặc thoa lên vết thương.
2.3.4. Bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con
Bệnh phân trắng ở heo con là một hội chứng tiêu chảy phân trắng của lợn
con đang theo mẹ, đặc biệt từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm,
nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi: nóng lạnh thất thường, mưa nhiều, độ
ẩm cao…
2.3.4.1. Nguyên nhân gây bệnh
Heo con bị bệnh phân trắng còi cọc do các nguyên nhân tổng hợp sau:
Do điều kiện vệ sinh dinh dưỡng: nhân tố bẩm sinh do quá trình chăm sóc,
nuôi dưỡng lợn mẹ không đầy đủ, nhất là giai đoạn có chữa, lợn mẹ bị thiếu chất
dinh dưỡng, khoáng, nhất là Fe, Co, Ca, Vitamin B12…làm bào thai phát triển
kém, do đó ấu súc mới sinh dễ bị bệnh phân trắng lợn con. Do rối loạn trao đổi
chất vì lợn con bú sữa mẹ kém phẩm chất, thiếu chất dinh dưỡng nhất là thiếu
Fe. Khi còn bú mẹ, lợn con rất cần nước, thiếu nước chúng sẽ uống nước bẩn…
Do đặc điểm sinh lý lợn con: khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển

hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Trong dạ dầy lợn con thiếu axit HCL
nên Pepsinnozen tiết ra không trở thành men Pepsin hoạt động được. Khi thiếu
pepsin, sữa mẹ không được tiêu hoá và bị kết tủa dưới dạng cazein, gây rối loạn
tiêu hoá, tiêu chảy phân màu trắng (màu của cazein chưa được tiêu hoá). Hơn
nữa khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa
19

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

hoàn chỉnh, do vậy nó không kịp thích nghi với sự thay đổi bất thường của thời
tiết, khí hậu. Hơn nữa lượng mỡ dưới da của lợn con lúc mới sinh chỉ có khoảng
1%. Lúc khí hậu thay đổi, lợn con mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và
thải nhiệt. Đặc điểm này đã lý giải tại sao bệnh này lại hay xảy ra hàng loạt, ồ ạt
khi khí hậu thời tiết thay đổi thất thường.
Do vi khuẩn đường ruột thường là kế phát: Khi sức đề kháng của lợn con giảm,
E.coli, Salmonella phát triển nhanh chóng gây bội nhiễm, tăng động lực gây bệnh.
2.3.4.2. Triệu chứng
Bệnh gặp nhiều ở lợn từ sơ sinh cho dến 21 ngày tuổi. Lợn kém bú, rồi bỏ
hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn
gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân.Niêm mạc mắt lợn nhợt nhạt, 4
chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu xanh đen sau
đó chuyển sang sám rồi chuyển sang màu sám như cứt cò, có mùi tanh, khắm
đặc trưng. Phân dính nhiều vào đít. Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, nên
tìm nước bẩn trong chuồng uống, làm bệnh nặng thêm nếu không đảm bảo đủ
nước sạch. Đôi khi có lợn nôn ra sữa chưa tiêu hoá nên có mùi chua.bệnh kéo
dài 2-4 ngày, lợn suy nhược nhanh, co giật, run rẫy và chết. Tỷ lệ chết 5080%.Thể kéo dài gặp nhiều ở lợn từ 22 ngày tuổi. Bệnh có thể kéo dài từ 7-10
ngày. Lợn con vẫn bú nhưng giảm dần đi. Phân màu trắng đục, trắng vàng.

Nhiều con mắt có dử và vầng thâm xung quanh.
Lợn suy dinh dưỡng, niêm mạc nhợt nhạt, nếu chữa trị không kịp thời lợn thường
bị chết sau 1 tuần bị bệnh. Lợn con từ 45 - 50 ngày vẫn còn bú mẹ cũng bị bệnh ỉa
phân trắng với các triệu chứng nhẹ hơn. Nếu bệnh kéo dài, lợn sẽ bị còi cọc.
2.3.4.3. Phòng trị
* Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vệ sinh dinh dưỡng: chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con
tốt. Cần chú ý khâu thức ăn cho heo mẹ phải tốt về cả số lượng và chất lượng.
Thực hiện tốt cả 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và chống bẩn, chuồng trại thoáng
mát mùa hè, ấm mùa đông…Tạo cho lợn con ăn sớm thức ăn có chất lượng cao.
20

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Phòng bằng văcxin cho cả mẹ và con, vacxin được chế từ các chủng E.coli gây
bệnh phân trắng lợn con (autovacxin – vacxin chuồng) bằng cách tiêm cho heo
mẹ 1 - 2 tuần trước khi đẻ, hay cho heo mẹ uống 3 - 4 lần sau khi đẻ. Vacxin có
tác dụng bảo hộ 70% cho heo khi đang cho con bú.
* Trị bệnh
Dùng các thuốc hoá học có độ mẫn cảm cao với vi khuẩn E.coli và
Salmonella gây bệnh như: Neomycin, Antidia, đặc trị tiêu chảy, hay một số loại
kháng sinh có nguồn gốc thảo dược: viên tô mộc, becberin, palmatin, ngũ bội tử,
nước sắc của các lá, quả chát chưa nhiều tanin như hồng xiêm, lá ổi…Dùng các
chế phẩm sinh học: Complex-subtilit, bột subtilit, bổ sung các nguyên tố vi
lượng: Fu, Cu…

Phần III


ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các giống lợn nuôi trong xã
21

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Đa số người chăn nuôi nuôi lợn lấy thịt nên các giống lợn cũng khá đa
dạng nhưng nhìn chung có những giống đang được nuôi nhiều tại địa phương
là: lợn Móng Cái, lợn lai giữa Móng Cái và Landrace hoặc Yorkshire…tuy nhiên
hiện nay nhiều gia đình cũng áp dụng nuôi lợn lai của Duroc hoặc Pietrain với
các lợn nái tại gia đình nhằm cải tạo chất lượng đàn lợn thịt.
- Mô hình chăn nuôi lợn
Mô hình chăn nuôi lợn ở xã Dân Chủ hiện đang được áp dụng nhiều là mô
hình khép kín, tận dụng phụ phẩm từ các ngành khác.
Hiện nay, quy mô chăn nuôi lợn ở xã Dân Chủ còn nhỏ, vẫn theo kiểu
chăn nuôi nông hộ là chính.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội của xã Dân Chủ
- Tình hình chăn nuôi chung ở xã Dân Chủ
- Tình hình chăn nuôi lợn tại địa phương
- Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại địa bàn
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra
- Điều tra điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội qua sổ sách ghi chép của cán bộ

thống kê và trên thực tiễn tiếp xúc
- Phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi lợn tại địa bàn
-Điểu tra qua sổ sách thống kê của xã về tình hình dịch bệnh cũng như phát triển
chăn nuôi lợn tại địa phương
- Quan sát trực tiếp các ca bệnh xảy ra trong thời gian thực tập và điều trị một số
ca bệnh xảy ra trên đàn lợn nuôi tại 4 thôn của xã Dân Chủ.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phân tích và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, phân tích lập bảng theo
dõi…sau đó thảo luận, đưa ra kết quả và các giải pháp (nếu có)

22

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

23

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp

Phần IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí của xã Dân Chủ
a. Vị trí địa lý
Xã Dân Chủ nằm ở phía tây huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cách trung tâm

huyện khoảng 13 km; Phía đông giáp xã Tân Kỳ; phía tây giáp xã Hồng Hưng
và xã Thống Kênh huyện Gia Lộc; phía bắc giáp xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc
và phía Nam giáp xã Quảng Nghiệp và xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ.
Xã có 4 thôn là La Xá, Đồng Bình, Cao La và thôn An Lại. Diện tích đất tự
nhiên của xã là 468,09 ha. Dân số 4.961 nhân khẩu bằng 1.456 hộ (năm 2012).
b. Đặc điểm địa hình, đất đai và thổ nhưỡng
Xã Dân Chủ mang tính đặc thù chung của vùng đồng bằng sông Hồng,
địa hình khá bằng phẳng, đất đai của xã được hình thành dưới hình thức pha
trộn, mang đầy đủ các tính chất của đất phù sa cổ được bồi đắp lâu ngày, đất có
mầu xám, xen với đất thịt nhẹ, thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước, cây
ăn quả và các loại rau mầu thực phẩm khác.
c. Điều kiện thời tiết, khí hậu và thuỷ văn
Xã Dân Chủ nằm chung trong vùng khí hậu của tỉnh Hải Dương với đặc
trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa tương đối rõ rệt, mùa nóng và mưa
kéo dài. Các thông số chênh lệch như sau: Nhiệt độ trung bình năm là 23,4 0C, độ
ẩm trung bình năm là 84%, lượng mưa trung bình năm là 1.561.9mm đây là điều
khiện thuận lợi cho vật nuôi và cây trồng phát triển.
* Nhận xét chung về vị trí địa lý, địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn của xã
Địa hình tương đối bằng phẳng cùng với đặc trưng thổ nhưỡng là đất phù
sa, thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau mầu
thực phẩm khác.
Khí hậu Dân Chủ giúp cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững,
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung. Khí hậu và số giờ nắng trong
24

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


Chuyên đề tốt nghiệp


năm tương đối thích hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm tạo cho xã có lợi thế
về phát triển nông nghiệp thâm canh, năng suất cao, trồng cây rau mầu mang lại
thu nhập.
Trên địa bàn xã có nhiều vùng đất trũng, điều kiện thuỷ văn tương đối
thuận lợi, tạo điều kiện nuôi trồng thuỷ sản.
3.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Tài nguyên đất, dân số và lao động
* Tình hình đất đai
Xã Dân Chủ có tài nguyên đất đai màu mỡ, khí hậu thời tiết thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp. Xã có hệ thống giao thông tương đối đầy đủ
khép kín, có đường tỉnh lộ 37 chạy qua xã nối liền hai huyện Gia Lộc và Ninh
Giang, các trục đường xã, đường thôn, đường xóm cơ bản đã được kiên cố hoá
bằng vật liệu cứng do vậy rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại, trao đổi hàng
hoá của nhân dân. Xã có trên 3,5km bờ kênh Chiều So và kênh T.13 chạy qua,
hệ thống thuỷ lợi đầy đủ cơ bản đáp ứng việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Xã có diện tích đất tự nhiên là 468.09 ha
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm (2010 - 2012)
Chỉ tiêu
A. Tổng DT đất tự nhiên
I. Diện tích đất nông nghiêp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
1.1. Đất trồng cây hàng năm
a. Đất trồng lúa
b. Đất trồng cây hàng năm khác

2010
SL (ha)
468,09
364,91
279,94

259,33

2011
2012
SL (ha) SL (ha)
468,09 468,09
362,66 356,7
277,69
261
257,14 239,9

227,63

225,44

208,2

31,7

31,7

31,7

1.2. Đất trồng cây lâu năm

20,61

20,55

21,1


2. Đất nuôi trồng thủy sản

84,97

84,97

95,7

130,18

105,43

111,39

II. D.tích đất phi nông nghiệp
25

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


×