Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sự tuyệt vọng trong các chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.46 KB, 3 trang )

Sự tuyệt vọng trong các chính sách tiền tệ
[Dự đoán kinh tế] LTS: Những động thái mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam gần đây như hạ lãi suất tiền gửi xuống 12%, nới lỏng việc cho vay BĐS là
những nỗ lực của CP VN nhằm giải cứu ngành bất động sản. Liệu những biện pháp
đề ra ở trên có giải quyết vấn đề này không?
Ngày 11-04-2012, Thống đốc NHNN VN Nguyễn Văn Bình tuyên bố mở room tín
dụng cho các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng. Đặc biệt, dư nợ tín
dụng bất động sản được mở với mọi hình thức cho vay. (Vef, 11/04/2012)
Họ đang tháu cáy, đánh các lá bài mà chính họ trước đây cũng biết là hết sức nguy
hiểm. Năm ngoái, chính họ ra lệnh xiết chặt tín dụng bất động sản xuống còn 16%.
(CafeLand, 06/07/2011)
Năm nay, khi các doanh nghiệp BĐS lún sâu vào nợ nần và dự đoán không còn tiền
trả lãi ngân hàng kể từ quý III (Vef, 21/03/2012). Tình hình bi đát hơn bao giờ hết thì
họ đành tung ra quyết định ngược lại với chính quyết định của họ năm ngoái nhằm
vớt vát tình hình.
Thế nhưng họ chỉ càng đổ dầu vào lửa, khi bỏ hết tất cả các rào cản trong việc cho
vay BĐS.
Các ngân hàng kể từ thứ 4 tuần này được quyền cho vay BĐS vô hạn định, đến gần
100% tiền dân gởi vào cũng được (Vef, 10/04/2012).
Chứ tính đến hiện nay thì cho vay trực tiếp vào BĐS chỉ 10%, và cho vay với BĐS
làm thế chân thì 60%.
Việt Nam ngày càng bị lún sâu, sa lầy KT, còn CP VN chỉ ráng vớt vát.
Tuyệt vọng
Trong khi đó, nợ có BĐS cầm cố đã lên tới 60% tổng dư nợ, tức là 1,8 TRIỆU TỈ
ĐỒNG, tức khoảng 85,7 tỉ USD (Gafin, 11/04/2012).
Hàng loạt doanh nghiệp BĐS đang muốn, hoặc PHẢI, bỏ của chạy lấy người, bỏ số
BĐS cầm cố nay ĐÃ xuống giá thấp hơn số tiền đang nợ ngân hàng. Họ bỏ chạy
hàng loạt thì sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, do các ngân hàng PHẢI bán ra số BĐS bị
cầm cố để thu lại tiền, và như vậy càng xô đẩy giá BĐS xuống vực thẳm.
Và khi đó, các ngân hàng sẽ chỉ thu lại 1 phần nhỏ trong số 1,8 triệu tỉ đồng đã cho
vay, ví dụ như chỉ 50% (đã là quá rộng), thì số lỗ lên tới 900 ngàn tỉ đồng, tức 42,86


tỉ USD, số tiền QUÁ LỚN để NHNN có thể in ra để cứu, để trả lại cho dân chúng gởi
vào ngân hàng.
Do đó, việc “cứu BĐS” phải xảy ra, NHƯNG đây chỉ là biện pháp mà chính CP VN
cũng biết chỉ có tính cách TẠM THỜI, vì SỨC CẦU vẫn rất thấp, cho dù lãi suất giảm
vài % thì cũng không thêm bao nhiêu người mua, vì họ đơn giản là không có tiền trả
hàng tháng trong 20 năm, cho dù lãi suất = 0%.


Trừ khi có làn sóng ngoại quốc đổ vào ào ạt, nhưng như vậy cũng không phải là
không có vấn đề, do vô số việc như giao thông, luật pháp, giáo dục (họ sẽ đòi có
trường quốc tế), nhân quyền, xích mích sắc tộc, trộm cướp, v.v…
Chúng ta thấy rõ là CP VN đang sử dụng nhiều chính sách mà chính họ cho là RẤT
NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ SỬ DỤNG chỉ cách đây mấy tháng, ví dụ như việc bỏ BĐS
ra khỏi nhóm “cho vay hạn chế”, tăng tín dụng, tăng cấp vốn cho vay (khác vốn
điều lệ) cho các ngân hàng, v.v…
Chứng tỏ 1 sự TUYỆT VỌNG trong chính sách, mà chính họ hẳn cũng nhận ra và lo
sợ cùng cực.
Hết cách
Trong buổi đối thoại giữa Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Hiệp hội Doanh
nghiệp Bất động sản TP.HCM, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên
phát biểu:
“Thái độ của cuộc họp phản ánh mức độ gay go của nền kinh tế như thế nào, tình
hình rất là căng thẳng. Thị trường BĐS là thị trường tài sản lớn nhất hiện nay, nếu
nó nguy kịch thì tầm chấn động của nó sẽ rất khủng khiếp. Nhà nước có đủ sức cứu
thị trường BĐS không? Bơm lượng tiền khổng lồ, dẫn đến lạm phát ngay, nền kinh tế
sụp đổ ngay. Dùng lượng tiền vừa phải để giải cứu, đó là một nghệ thuật kích như
thế nào cho thị trường chạy. Chỉ sợ tiền giải cứu chảy vào túi nhà đầu cơ chứ không
chảy vào người có nhu cầu. Anh Ngoạn có hứa kéo mấy bộ vào đối thoại với DN, tôi
sợ không biết lúc ấy còn bao nhiêu người đến dự với tư cách là ông chủ hay là lúc đó
đã về quê kiếm ăn rồi. Mong TPHCM có những sáng kiến, những gợi ý để trung ương

đưa ra được những giải pháp cho sát sườn”. (Lao Động, 12/04/2012)
Ông Thiên này khá thực tế. NHNN không thể bơm ra 1 triệu tỉ đồng cứu BĐS, vì KT
sụp đổ NGAY.
Phải bơm ra vừa phải, và ông ta hy vọng vào “một nghệ thuật kích như thế nào cho
thị trường chạy. Chỉ sợ tiền giải cứu chảy vào túi nhà đầu cơ chứ không chảy vào
người có nhu cầu”.
Điếu ông ta lo ngại là ĐÚNG, NHƯNG CHƯA ĐỦ.
Vì cho dù chạy vào túi người “có nhu cầu”, thì nhóm người này có ĐỦ KHẢ NĂNG
TRẢ LẠI HAY KHÔNG?
Theo tôi là KHÔNG, vì lẽ đơn giản, người ta không tích lũy tư bản, không làm dư tiền,
đủ để trả tiền mortgage (vay thế chấp BĐS), CHO DÙ lãi suất = 0%.
1 căn hộ loại rẻ tiền cũng vào khoảng 100 ngàn USD/, tức là 2.100.000.000 VND, trả
trong 20 năm, tức 240 tháng, thì nếu lãi suất 0% thì phải trả 8.750.000/ tháng.
Theo tính toán thông thường, tiền nhà không thể hơn 30% thu nhập SAU THUẾ, vậy
thì phải có thu nhập 29.167.000 VND/ tháng (U.S HUD, 16/02/2012).


Làm sao tìm ra hàng trăm ngàn người có thu nhập 30 triệu đồng/ tháng, chịu mua
các căn hộ giá 100 ngàn USD?
Mà đó là giá tiền lời 0%, chứ nếu tiền lời chỉ cần 15% mà thôi thì hàng tháng phải
trả 27.652.580 VND, và phải có thu nhập 92.175.000 VND/ tháng.
Dùng mortgage calculator tại đây: />THỰC TẾ, làm sao tìm ra cả trăm ngàn người có thu nhập 92 triệu VND/ tháng chịu
mua các căn hộ giá 100 ngàn USD, là các căn thuộc loại rẻ hiện nay?
Tại Mỹ, nơi thu nhập bình quân đầu người 50 lần cao hơn VN, cũng không bao nhiêu
người có $1316/ tháng trả tiền nhà, tương đương số 27.652.580 VND trên đây.
“The median value of a housing unit in the US was $167,500 in 2005 with the
median mortgage payment being clocked at $1,295.” (Wikipedia)
Đó là giá năm 2005, khi giá nhà cao chót vót. Không có con số năm 2012, nhưng
theo tôi sẽ giảm bớt, có lẽ chỉ vào khoảng $1100 là cùng.
Mỹ còn không trả nổi $1316/ tháng, hiện nay hàng TRIỆU căn đang bị foreclosed cho

mortgage chỉ $1100/tháng, huống chi VN là xứ có thu nhập đầu người bằng 2% của
Mỹ, thì làm sao chịu nổi?
Do đó, KHÔNG CÓ CÁCH NÀO CỨU BĐS VN cả.



×