Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ: Ngân hàng bị "trói" tay doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.66 KB, 2 trang )

Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ: Ngân hàng bị "trói" tay
Khi có dấu hiệu lạm phát, ngân hàng trung ương phải rút bớt tiền ra
khỏi lưu thông. Để làm việc này, NHTƯ thường sử dụng các công cụ
của chính sách tiền tệ như: Lãi suất, tỉ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc,
nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác. Tuy nhiên, một số
chính sách đang đẩy NH vào thế khó.
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) cao: Tăng giá vốn, giảm nhu cầu đầu tư
Từ 30/7/2003 đến nay, NHNN đã ba lần điều chỉnh tỉ lệ DTBB theo hướng tăng dần.
Ví dụ tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 2% đến
5% và hiện là 10%/tổng số dư tiền gửi phải DTBB. Việc nâng tỉ lệ DTBB trong tình hình tốc độ
tăng dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm đã có dấu hiệu "nóng" (15% so cuối năm 2006) là điều cần
thiết, nhưng việc tăng đột ngột mức dự trữ gấp 2 lần mức cũ trong bối cảnh các NHTM đang tạm
thời thừa một lượng vốn khả dụng VND khá lớn là một khó khăn không nhỏ cho các NH và ảnh
hưởng đến tính thanh khoản của nền kinh tế.
Theo NH Công thương VN, việc tăng DTBB đồng nghĩa với việc tăng giá vốn của các NHTM, các
NH phải lựa chọn phương án giảm lãi suất huy động hoặc tăng lãi suất cho vay.
Hiện nay việc cạnh tranh giữa các NH rất gay gắt, chủ yếu bằng mức lãi suất. Đối với các khách
hàng tốt, khách hàng trung bình việc tăng lãi suất cho vay rất khó được chấp nhận. Như vậy, nếu
cứ tăng lãi suất cho vay, NH sẽ đối mặt với việc giảm thị phần tín dụng hoặc chấp nhận thêm một
lượng khách hàng kém hơn có rủi ro cao hơn.
Tăng DTBB với biên độ lớn (gấp 2 lần) gây áp lực khá lớn đến hoạt động kinh doanh của các
NHTM. Các NH sẽ khó tính đến việc giảm lãi suất huy động theo thoả thuận tại hiệp hội phiên
họp tháng 5.2007. Ngược lại, giống như các năm trước khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế thường
tăng vào quý III thì rất có thể các NH lại phải tăng lãi suất huy động và đồng thời tăng lãi suất cho
vay.
Hiệu quả kinh doanh của các NH gặp khó khăn và các DN giảm sức cạnh tranh vì vốn vay NH
vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong vốn kinh doanh của DN. Vì những lý do trên, một số NH đã kiến
nghị NHNN tuỳ tình hình thực tế trong từng thời điểm để xem xét điều chỉnh lại mức tăng DTBB
ở mức hợp lý, phù hợp hơn.
Vay tiêu dùng và BĐS: Có cần hạn chế mở rộng?
Theo thông báo gần đây, NHNN sẽ chú trọng thanh tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng có


tác động nhạy cảm và trực tiếp đối với giá cả hàng hoá tiêu dùng như cho vay tiêu dùng, cho vay
kinh doanh BĐS, cho vay để đầu tư kinh doanh CK
Giải pháp này có vẻ như đúng về mặt lý thuyết, tuy nhiên vẫn có những điểm cần phải cân nhắc
kỹ trong bối cảnh kinh tế VN và hoạt động NH hiện nay. Ngoài tỉ lệ khống chế 3% cho vay kinh
doanh CK, hai hoạt động tín dụng nữa cần phải bàn tới, đó là: Cho vay kinh doanh BĐS và cho
vay tiêu dùng. Thị trường BĐS từ mấy năm nay vẫn trong tình trạng "đóng băng".
Sự trầm lắng của thị trường này đã làm ảnh hưởng không ít đến phát triển kinh tế nói chung và
hoạt động NH nói riêng. Theo báo cáo của các NHTM trên địa bàn HN, trong những tháng đầu
năm, dư nợ cho vay lĩnh vực BĐS gần như không tăng mà còn có dấu hiệu sụt giảm.
Vì vậy, nếu NHNN có động thái khống chế mở rộng quy mô cho vay đối với lĩnh vực BĐS sẽ tiếp
tục làm thị trường này "đóng băng" lâu hơn nữa. Đây là điều không thuận lợi cho việc phát triển
đồng bộ các thị trường.
Những năm gần đây mặc dù các NHTM, nhất là các NHTMCP đã rất quan tâm đến lĩnh vực cho
vay tiêu dùng với những sản phẩm như cho vay mua nhà ở, đất ở, sửa chữa nhà, mua ôtô-xe
máy, xuất khẩu lao động, du học
Nhưng do nhiều lý do nên tỉ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của các NH hiện còn rất
thấp (khoảng từ 5% đến trên 20%). Vì vậy, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống
của người dân thì với thực tế hiện nay, cho vay tiêu dùng chưa phải là đối tượng phải kiểm soát
chặt về mở rộng quy mô.
Nếu xem xét danh mục đầu tư và chất lượng tín dụng thì các khoản cho vay kinh tế khu vực nhà
nước (hiện vẫn chiếm trên 50%/tổng dư nợ), đặc biệt là các khoản cho vay, đầu tư đối với các
TCty nhà nước yếu kém, thua lỗ mới chính là đối tượng cần phải thanh tra, giám sát chặt chẽ vì
hệ số nợ phải trả tính trên vốn nhà nước của nhiều DNNN (nhất là các Cty lĩnh vực xây dựng,
giao thông) đã gấp tối thiểu 5 lần. Thậm chí có đơn vị hệ số này lên tới 30-35 lần.
Admin (Theo
Lao Động

×