Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài tập Pháp luật về thương mại, hàng hóa, dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.91 KB, 3 trang )

Chương 1:
Câu hỏi lý thuyết:
1. Các đặc điểm của thương nhân theo pháp luật Việt Nam?

- Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân
- TN phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên;
- TN phải có ĐKKD (Đ6, Đ7 LTM)
2. Nội hàm khái niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005?

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác (K1 Đ3 LTM 2005).
- Hoạt động thương mại là tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi của thương
nhân;
- Không phải mọi hoạt động của thương nhân đều là HĐTM -> hoạt động gắn liền
với mục đích tồn tại của TN đó.
3. Điều kiện để một giao dịch pháp luật được xem là giao dịch thương mại theo

Luật Thương mại 2005?
Giao dịch thương mại là Việc thực hiện hoạt động thương mại của thương nhân làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của thương nhân.
Giao dịch thương mại có thể là một hành vi đơn phương, có thể là một hợp đồng.
Theo quy định của Luật thương mại, giao dịch là giao dịch thương mại phải đáp ứng
các điều kiện sau:
1) Chủ thể thực hiện giao dịch đó phải là thương nhân hoặc ít nhất có một bên là
thương nhân;
2) Các hoạt động mà các thương nhân thực hiện phải là hoạt động thương mại;
3) Giao dịch thương mại là các giao dịch có mục tiêu sinh lời, các thương nhân thực
hiện giao dịch thương mại đều trực tiếp hoặc gián tiếp tìm kiếm lợi nhuận từ giao
dịch đó
4. Mối quan hệ giữa BLDS 2005, Luật Thương mại 2005 và luật chuyên ngành



(trên ví dụ về một loại hợp đồng cụ thể)?
- Áp dụng Luật TM
+ Các HĐTM được qđ cụ thể trong LTM : Hình thức và việc thực hiện
HĐMBHH (Đ24 – Đ62); Áp dụng chế tài do VPHĐ (Đ292 – Đ316); Cách tính thời
hạn, thời hiệu…


+ Các HĐTM được qđ trong PL có liên quan: hàng hóa cấm kd, hạn chế kd, kd có
điều kiện; hàng hóa cấm NK, tạm ngừng NK, cấm XK, tạm ngừng XK..-> các VB
hướng dẫn thi hành LTM;
- Áp dụng Luật chuyên ngành
+ Điều 4(2): HĐTM đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của
luật đó → Luật XD, Luật KDBĐS, Luật KDBH, Bộ luật Hàng hải, tín dụng ngân
hàng v.v..
+ Mối quan hệ giữa luật chung (lex generalis) và luật riêng (lex specialis);
+ Những vấn đề pháp lý không được quy định hoặc qđ không đầy đủ trong luật
chuyên ngành -> áp dụng LTM
- Áp dụng BLDS
Đ4(3): HĐTM không được quy định trong LTM và trong các luật khác thì áp
dụng quy định của BLDS → (i) giao kết hợp đồng, (ii) hiệu lực của hợp đồng, (iii)
sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng v.v..
5. Có ý kiến cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc tự do thỏa thuận, hai bên đều là

thương nhân Việt Nam trong một hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập và
thực hiện tại Việt Nam có quyền thỏa thuận trong hợp đồng rằng, hợp đồng này
chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2005. Căn cứ quy định pháp luật liên
quan, hãy nhận xét về ý kiến trên.
SAI
Nguyên tắc tự do thỏa thuận cho phép các bên thỏa thuận không trái với các quy định

của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nội dung nguyên tắc không cho thấy
quyền chọn luật áp dụng.
Trong trường hợp này, hai bên đều là thương nhân Việt Nam trong một hợp đồng
mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện tại Việt Nam, hợp đồng này không có
yếu tố nước ngoài, các bên không được thỏa thuận chọn luật nước nào áp dụng mà
bắt buộc áp dụng luật Việt Nam.
Việc xác định cụ thể Luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam được áp
dụng cũng không nằm trong quyền thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp này,
những nội dung nào Luật chuyên ngành quy định thì áp dụng luật chuyên ngành,
những nội dung luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng luật thương mại,
những vấn đề Luật thương mại không quy định mới áp dụng BLDS. Các bên không
thể thỏa thuận chọn BLDS áp dụng vì các bên có hoạt động thương mại và Luật
thương mại ít nhất có điều chỉnh một số mặt như Hình thức và việc thực hiện
HĐMBHH (Đ24 – Đ62); Áp dụng chế tài do VPHĐ (Đ292 – Đ316)...
Bài tập :
Bài tập 01: Hãy xác định pháp luật nào được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp
đồng sau? Giải thích?


1. Công ty A (thương nhân Việt Nam, có trụ sở tại TPHCM) ký hợp đồng mua

hàng của một thương nhân Pháp (thương nhân ở nước xuất khẩu) để bán cho
một thương nhân Anh (thương nhân ở nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục
xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam và các bên thoả thuận chọn luật áp dụng
là pháp luật thương mại của Pháp.
Pháp luật thương mại Pháp sẽ được áp dụng.
Đây là giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài, các bên được chọn luật để áp
dụng.
CSPL: Khoản 2 Điều 5 Luật TM

2. Công ty B (doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và là DN chế xuất trong

khu chế xuất) ký hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty C (không phải là DN
chế xuất và nằm ngoài khu chế xuất), theo đó hàng hoá được bên bán đưa ra
khỏi khu chế xuất để giao cho bên mua và các bên đã thoả thuận chọn luật áp
dụng là pháp luật thương mại của Hàn Quốc.
Đây là hoạt động thương mại giữa các thương nhân Việt Nam thực hiện trên
lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên pháp luật Việt Nam được áp
dụng.
Công ty B là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động trong khu
chế xuất nên công ty B là thương nhân Việt Nam.
Đây là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại Điều 28 LTM
2005 dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không có yếu tố nước ngoài vì bên
bán và bên mua đều là thương nhân Việt Nam, hàng hóa được giao nhận trên lãnh thổ
Việt Nam. Trong trường hợp này yếu tố “mua bán hàng hóa quốc tế” chỉ làm phát
sinh nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục
xuất khẩu, nhập khẩu và pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng không làm
phát sinh quyền chọn luật của các bên do không phải hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
CSPL: Khoản 1 Điều 1, Khoản 1 Điều 2 LTM 2005
3. Công ty D (doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích) ký hợp đồng cung cấp dịch
vụ chăm sóc cây xanh cho công TNHHMTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Pháp luật VN được áp dụng.
Doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích là loại hình doanh
nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp này được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, cụ thể
tại Điều 9. Hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa 2 thương nhân VN thực hiện trên lãnh
thổ VN thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
CSPL: Khoản 1 Điều 1, Khoản 1 Điều 2 LTM 2005




×