Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đánh giá tính cách cá nhân qua trắc nghiệm MBTI để thay đổi cách ứng xử trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.86 KB, 15 trang )

MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨC
Đánh giá tính cách cá nhân qua trắc nghiệm MBTI để thay đổi
cách ứng xử trong tương lai

Đề bài:Hãy chuẩn bị một báo cáo việc học của bạn. Bản báo cáo của bạn cần
giải thích:
1. Các bài tập đó giúp bạn hiểu gì về bản thân?
2. Bạn có thể sử dụng các thông tin để định hướng cho hành vi cư xử
của bạn trong tương lai như thế nào?
3. Những ví dụ về kết quả và hành vi cư xử của bạn giúp bạn xác
định và giải thích những hành vi đó như thế nào.
4. Bạn hãy phân tích và giải thích hành vi cư xử của mình, sự giao
tiếp của bạn với người khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của
bạn đối với công việc qua những kết quả.

Trả lời:
MƯỜI ĐIỂM GHI NHẬN TÍNH CÁCH CÁ NHÂN

1= Cực kỳ phản đối
2= Rất phản đối.
3= Phản đối
4= Trung lập
5= Đồng ý


6= Rất đồng ý
7= Cực kỳ đồng ý

Tôi tự thấy mình

1



2

3

4

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

5
x

2. Chỉ trích, tranh luận

X

3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng , dễ phiền muội

x
X

5. Sẵn sàng trải nghiệm, một

X

con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

x


7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

X
X

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ốn định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

6

X
x

ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tư nhiên nhất của bạn là gì?

Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì?
Mỗi con nguời đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của
hành động, của sự nhiệt tình, con người và sự vật. Một mặt khác lại hướng
vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng
tượng. Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con
người, hầu hết mọi người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên
trong hay bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ có thể
là hướng ngoại (E) hoặc hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và

7



đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại:
• Hành động trước, suy nghĩ/
suy xét sau

Tính cách hướng nội:
• Nghĩ/ suy xét trước rồi mới
hành động

• Cảm thấy chán nản khi bị cắt

• Thường cần một khoảng thời

mối giao tiếp với thế giới bên

gian riêng tư để tại tạo năng

ngoài

lượng

• Thường cởi mở và được khích

• Được khích lệ từ bên trong,

lệ bởi con người hay sự việc

tâm hồn đôi khi như đóng lại

của thế giới bên ngoài.


với thế giới bên ngoài

• Tận hưởng sự đa dạng và thay
đổi trong mối quan hệ con

• Thích các mối quan hệ và giao
tiếp một – một

người
Chọn điều phù hợp nhất: x Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hay hiểu biết nào “ Tự động” hay “ Tự Nhiên”?

Các đặc điểm giác quan (S)

Các đặc điểm trực giác (N)

• Tinh thần sống với hiện tại,

• Tinh thần sống với tương lai,

chú ý tới các cơ hội hiện tại.

chú ý tới các cơ hội tương lai

• Sử dụng các giác quan thông


• Sử dụng trí tưởng tượng và tạo

thường và tự động tìm kiếm

ra/ khám phá các triển vọng

các giải pháp mang tính thực

mới là băn năng tự nhiên

tiễn
• Tính gợi nhớ giàu chi tiết về
thông tin và các sự kiện trong

• Gợi trí nhơ nhấn mạnh vào sự
bố trí, ngữ cảnh và các mối
liên kết.


• Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu

quá khứ

biết mang tính lý thuyết

• Ứng biến giỏi nhất từ các kinh

• Thoải mái với sự không cụ thể,

nghiệm trong quá khứ

• Thích các thông tin rành mạch

dữ liệu không thống nhất và

và rõ ràng không thích phải

với việc đoán biết ý nghĩa của

đoán khi thông tin mù mờ.



Chọn điều phù hợp nhất: x Giác quan ( S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự phán xét và sự lựa chọn nào là tự nhiên nhất?

Các đặc điểm suy nghĩ (T)

Đặc điểm cảm tính (F)

• Tự động tìm kiếm thông tin và

• Tự động sử dụng các cảm xúc

sự hợp lý trong một tình

cá nhân và ảnh hưởng tới


huống cần quyết định

người khác trong một tình

• Luôn phát hiện ra công việc và
nhiệm vụ cần phải hoàn thành
• Dễ dàng đưa ra các phân tích
giá trị và quan trọng
• Chấp nhận mâu thuẫn như một
phần tự nhiên và bình thường
trong mối quan hệ con người

huống cần quyết định
• Nhạy cảm một cách tự nhiên
với nhu cầu và phản ứng của
con người
• Tìm kiếm sự đồng thuận và ý
kiến tập thể một cách tự nhiên
• Không thoải mái với mâu
thuẫn: có phản ứng tiêu cực
với sự không hòa hợp

Chọn điều phù hợp nhất: x Lý trí (T)

Cảm tính (F)


.
Q4. Xu hướng hành sử của bạn với thế giới bên ngoài là thế nào?


Tính đánh giá ( J)

Tính cách lĩnh hội (P)

• Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể • Thoải mái tiến hành công việc mà
trước khi hành động.

không cần lập kế hoạch, vừa làm

• Tập trung vào hành động

vừa tính

hướng công việc, hoàn thành • Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và
các phần quan trong trước khi
tiến hành.


chơi kết hợp
• Thoải mái đón nhận áp lực về

Làm việc tốt nhất và tránh
stress khi cách xa thời hạn
cuối.

thời hạn, làm việc tốt nhất khi
thời hạn chót tới gần
• Tránh sự ràng buộc gây ảnh

• Sử dụng các mục tiêu, thời hạn

và chu trình chuẩn để quản lý

hưởng tới sự mềm dẻo, tự do và
đa dạng

cuộc sống.

Chọn điều phù hợp nhất: x Đánh giá ( J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái thể hiện tính cách của tôi

E

S

T

J


Hành vi tổ chức là nghiên cứu ảnh hưởng của các cá nhân , các nhóm
và tổ chức đối với hành vi trong tổ chức nhằm áp dụng sự hiểu biết này vào
việc nâng cao hiệu quả của tổ chức. Hành vi tổ chức là lĩnh vực nghiên cứu
bao gồm 3 cấp độ cơ bản : Cá nhân, nhóm và tập thể. Hành vi tổ chức quan
tâm tới việc nghiên cứu cách thức mà con người cư xử và hành động trong tổ
chức và ảnh hưởng của nó đối với việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đặc
biệt những hành vi liên quan tới công việc như: Sự vắng mặt, sự thuyên
chuyển, năng suất lao động, sự hài lòng của người lao động…

Hành vi tổ chức là khoa học được xây dựng trên cơ sở đóng góp của
nhiều ngành khoa học nghiên cứu hành vi con người, cụ thể như:
1- Tâm lý học: Giải thích những nguyên nhân bên trong dẫn tới hành vi của
một người như động cơ, tình cảm, tâm lý, tính khí…
2- Xã hội học: Nghiên cứu những mối quan hệ của con người với những
người xung quanh, nó đóng góp cho hành vi tổ chức những kiến thức về
động lực cá nhân, nhóm, quá trình xã hội hóa, văn hóa tổ chức, truyền thống
giao tiếp…
3- Tâm lý xã hội học: Giải thích cách thức và nguyên nhân mà các cá nhân
cư xử khi họ ở trong nhóm
4- Nhân chủng học: Gaiir thích hành vi con người khi họ sống nở các nền
văn hóa khác nhau
5- Khoa học chính trị: Nghiên cứu và giải thích hành vi cá nhân và các nhóm
trong môi trường chính trị nhất định. Nó đóng góp kiến thức về lãnh đạo, về
quyền lực..


Qua quá trình học tập trên lớp cùng với các tài liệu nghiên cứu và thực
hành các bài tập như bài Big5 và MBTI tôi đã rút ra được việc đầu tiên
chúng ta phải hiểu rõ được bản thân, đây là một vấn đề nhỏ trong nghiên cứu
hành vi tổ chức có liên quan đến bài tập cá nhân. Vì hiểu rõ bản thân thì mới
biết mình, biết người. Muốn thành công trước tiên phải biết mình, có biết
mình mới hiểu được người khác. Biết mình muốn gì, năng lực của mình đến
đâu, điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì? Đây là những yếu tố để đánh giá,
nhìn nhận thành công hay thất bại của bản thân mình. Thông qua bài tập
Big5 và MBTI, sau khi đánh giá bản thân, tôi thấy mình có được 4 chữ: E-ST-J (Hướng ngoại – Thực tế - Lý trý – Đánh giá). Ý nghĩa của chúng cụ thể
như sau:
1- Chữ E: Thể hiện tính cách hướng ngoại:
- Hướng ngoại thường được hành động trước sau đó mới đến suy nghĩ
- Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với thế giới bên ngoài

- Thường cởi mở và được khích lệ bởi con người hay sự việc của thế
giới bên ngoài
- Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối quan hệ con người
Ví dụ:
Tôi là kỹ sư xây dựng công trình, trong thời gian trước đây tôi đã từng làm
kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng công trình, công việc của kỹ sư tư vấn giám
sát là thay mặt Chủ đầu tư giám sát nhà thầu thi công, nghiệm thu xác nhận
khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, bảo đảm chất lượng và tiến
độ, ngoài ra thay mặt chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương để
giải quyết các vấn đề về công tác giải phóng mặt bằng…Trong quá trình
giám sát yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng
hoặc từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề


xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp
thời sửa đổi….
Chất lượng của một công trình tùy thuộc vào người giám sát thi công xây
dựng công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất
lượng cao và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một kỹ sư tư vấn giám sát
thi công công trình không phải là điều đơn giản vì ngoài kiến thức chuyên
môn, đòi hỏi Người kỹ sư phải có đạo đức, nếu không có bản lĩnh, đạo đức,
tâm nghề nghiệp thì rất dễ bị sa ngã, nhắm mắt làm ngơ cho nhà thầu thi
công bớt xén khối lượng…. Thực tế tại đội ngũ tư vấn của tôi không phải là
không có những người cố ý bỏ qua những sai sót của nhà thầu, tuy không
gây tổn thất lớn nhưng qua đó sẽ làm cho tư tưởng của các tư vấn giám sát
suy nghĩ, dao động ảnh hưởng đến tổ chức và bộ máy làm việc. Sau nhiều
lần nhắc nhở, tôi đã quyết định loại bỏ những tư vấn đã tiếp tay giúp đỡ nhà
thầu làm sai dẫn đến công trình bị ảnh hưởng về chất lượng và tiến độ, chính
vì loại bỏ được những người kỹ sư tư vấn giám sát không nghiêm túc nên
sau khi công trình kết thúc, tổ tư vấn giám sát của chúng tôi đã được Bộ

GTVT tặng bằng khen cho các cá nhân, và tập thể đã có thành tích tốt trong
công tác, ngoài ra công trình của chúng tôi được đánh giá là công trình đạt
chất lượng tốt nhất trong thời điểm bấy giờ. Vì vậy một người tư vấn giám
sát ngoài việc nghiêm túc,thẳng thắn ra mà không có đạo đức và cái tâm
nghề nghiệp thì sẽ làm cho công trình giảm tuổi thọ, kém chất lượng, đây
chính là tính cách hướng ngoại linh hoạt – thực tế và thẳng thắn.

2- Chữ S: Thể hiện sự lĩnh hội thực tế thông qua giác quan:
Trong trường hợp người có giác quan trên 65% thì những người đó rất thực
tế, không chỉ giàu óc thực tế mà chủ yếu là lấy thực tế làm phương châm
sống của mình. Đây là một điểm mạnh trong tính cách của những người có
giác quan lớn, những người này không thích sự mơ hồ và huyền ảo, càng


không thích những lý thuyết xa vời hay sự hứa hẹn viễn vông. Với những
người này, chỉ có thực tiễn sống động là câu trả lời đáng tin nhất. Bởi thế,
những người này thường lao vào làm việc hơn đọc sách, thích lăn lộn ở hiện
trường hơn ngồi một chỗ để nghiên cứu. Đối với trường hợp phải nghiên cứu
khảo sát, thì thường thiên về định lượng hơn định tính khi kiểm định một
vấn đề.
Tuy nhiên, những người có giác quan trên 65% chưa thấy rõ sự non yếu về
năng lực tư duy chiều sâu, nhất là về ý thức nhìn xa trông rộng. Tuy khá
mạnh về chiến thuật xử lý trong công việc, nhưng những người này thiếu
hẳn một tầm nhìn chiến lược. Bởi thế, những người này dễ dành được những
cái lợi trước mắt, nhưng bị tổn thất những lợi ích lâu dài, mà chính cái lợi
lâu dài mới là cơ bản. Mặt khác, do tầm nhìn hạn hẹp và thiếu ý thức chiều
sâu nên khó thấy được những bài học sai lầm của quá khứ hoặc những định
hướng cao đẹp của tương lai. Điều đó khiến cho những người này không có
một căn bản để lấy đà khi cần tiến xa. Hơn thế, những người này thường
thiếu sự tưởng tượng sáng tạo khi cần phải hoạch định công việc hay xử lý

một vấn đề mang tầm vĩ mô.

3- Chữ T: Thể hiện sự phán xét bằng lý trí và tình cảm

Tôi là con người sống thiên về tình cảm, nhiều cảm xúc hướng thiện,
tuy nhiên cũng rất nguyên tắc, rất khoát trong lĩnh vực công việc. Trong
nhiều trường hợp xử lý liên quan đến người và việc, tôi nghiêng về các giải
pháp công việc sau đó mới xét đến góc độ tình cảm để giữ gìn mối quan hệ
trước sau được tốt hơn. Tôi dễ dàng chấp nhận khó khăn về mình, nhường sẻ
thuận lợi cho người, kể cả người mình không ưa. Nhờ vậy, tôi được nhiều
người ưa và thường giữ được lòng thanh thản, không mấy liên lụy đến
những rắc rối linh tinh. Thế mạnh của tôi là giữ được tâm bình.


Tuy vậy, chính trong thế mạnh đó cũng thể hiện sự hẫng hụt của tôi
mỗi khi tôi đi quá đà vì tình thương của tôi đã đặt không đúng chỗ hoặc đầu
tư quá liều lượng. Sống tình cảm là rất quý, nhưng quá nghiêng về tình cảm
lại là một sai lầm cực đoan và do đó dễ thất bại trong đối nhân xử thế và điều
hành công việc. Trong nhiều trường hợp do không giữ được thăng bằng giữa
tình cảm và lý trí, nên tôi đã gặp tình trạng được người mà hỏng việc. Mà cái
gọi là “được người” đó cũng chỉ tạm thời, chưa hẳn “được” một cách tích
cực, vì họ chỉ thấy sự thiên vị mà không quán triệt nguyên tắc, chỉ thấy đạt
tình mà không thấu lý. Nhưng trong một chừng mực nào đó, tôi luôn lấy lý
trí ra để soi xét, cân nhắc sau đó mới chiếu cố đến tình cảm.

4- Chữ J: Thể hiện cách hành xử thông qua việc đánh giá
Trong xã hội, có nhiều người lầm tưởng, cho rằng mình hiểu rõ bản
thân, nhưng thực ra không phải vậy, do vậy mọi người đều cần phải tự rèn
luyện bản thân để san bằng những khiếm khuyết của mình và bù đắp vào đó
những đức tính cần thiết để phấn đấu trong cuộc sống, đồng thời vươn tới

mục tiêu của mình, ngoài ra bạn phải tự mình phát huy tài năng vì bạn là 1
cá thể đặc biệt, duy nhất, và không ai có thể bắt chước bạn.

Hãy biết chấp nhận và bằng mọi cách phát triển tài năng của mình.
Cho dù bạn thành công hay thất bại, đúng hay sai thì bạn đều phải cố gắng
vươn lên trên mảnh đất của mình. Cho dù là xấu hay tốt thì bạn đều phải tự
nỗ lực trong cuộc sống của chính mình.

Từ vấn đề này tôi liên hệ tới một ví dụ về mơ ước của cậu bé nghèo.
Cậu đã bị điểm không cho bài tập "Viết về mơ ước của em". Hai cha con có
cuộc sống nay đây mai đó như cậu, thầy giáo cho rằng mơ ước trở thành một
chủ trang trại của cậu là viển vông không bao giờ có thể trở thành sự thực.


Thầy bắt cậu về làm lại bài. Cậu bé đứng trước mặt thầy- đầy kiêu
hãnh:"Thầy có thể giữ điểm không, còn em, em sẽ giữ mơ ước của mình".
Nhiều năm sau đó, như một sự tình cờ, trong chuyến dẫn học sinh đi tham
quan, thầy đã gặp người chủ trang trại- cậu bé với mơ ước đã trở thành sự
thực. "Thầy có thể giữ điểm không, còn em, em sẽ giữ mơ ước của mình".
Câu nói của cậu bé ấy hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Tin, phải tin vào
chính mình- điều đó luôn là một báu vật mà con người không thể thiếu trong
hành trang của cuộc đời. Trước khi có hành động, bạn hãy tin rằng đó là sự
lựa chọn đúng, có thể có cách giải quyết tốt hơn, nhưng con đường bạn lựa
chọn là con đường của chính bạn. "Tôi luôn đúng"- đó là sự bảo thủ. "Tôi tin
ở tôi"- thì đó lại là đức tính quý giá của mỗi chúng ta. Tin ở bản thân, cũng
chính là tôn trọng bản thân và hiểu được chính mình là điều rất quan trọng.

Nghiên cứu hành vi tổ chức chúng ta có thể sử dụng các thông tin để
định hướng cho hành vi ứng xử của mình. Thật thú vị khi hiểu và dự đoán
được các sự kiện tổ chức, người thực hành có thể giải thích được kết quả của

hành vi đó. Liên quan đến vấn đề này tôi có liên hệ khi còn là học sinh cấp
II, tôi đã có một cuộc tranh luận nẩy lửa với cậu bạn cùng lớp. Nguyên nhân
thì tôi chẳng còn nhớ, nhưng bài học có được từ ngày hôm đó, tôi sẽ chẳng
bao giờ quên. Trong cuộc khẩu chiến ấy, tôi cố chứng minh rằng tôi đúng
còn cậu ta thì sai. Cậu ta, ngược lại, cố thuyết phục rằng tôi sai, còn cậu ta
mới là người đúng. Và cô giáo đã quyết định chỉ cho chúng tôi thấy, ai sai ai
đúng. Cô đưa chúng tôi lên văn phòng, bảo hai đứa đứng ở hai đầu bàn. Trên
bàn, cô đặt một quả bóng lớn, màu đen. Cô hỏi cậu bạn tôi: “Quả bóng màu
gì?”. Cậu ta dõng dạc trả lời: “Màu trắng”. Tôi không thể tin vào tai mình.
Thật là ngốc nghếch! Cậu ta nói quả bóng màu trắng trong khi nó rõ ràng
màu đen. Và chúng tôi lại gân cổ lên để bảo vệ ý kiến của mình, giờ là về
màu sắc của quả bóng. Yêu cầu chúng tôi trật tự, cô giáo bảo hai đứa đổi chỗ
cho nhau. Tôi đứng chỗ của cậu ta, còn cậu ta chuyển sang đứng chỗ tôi. Sau


đó, cô giáo hỏi lại chúng tôi về màu sắc của quả bóng. Tôi ngập ngừng trả
lời: “Trắng”. Đó là một quả bóng phân hai nửa màu khác nhau. Nhìn từ vị trí
của cậu ta thì nó trắng, trong khi từ vị trí của tôi, nó có màu đen. Cô giáo đã
dạy cho tôi một điều quan trọng trong không chỉ ngày hôm đó mà trong suốt
cuộc đời: Bạn nên đứng ở vị trí của người đối diện để hiểu nguyên nhân
hành động và cảm giác của họ.

Trong một cuốn sách rất hay Tìm hiểu người dân nước Anh, Kate Fox
viết rằng bà đã quan sát thấy rằng trong bất kỳ tình huống nào” dù là rất nhỏ
như là tình huống mua báo, trong cuộc đối thoại ấy cũng có ít nhất ba từ
“làm ơn” và hai từ “cám ơn”. Đúng như vậy, người Anh, người Mỹ (và một
số người nước khác nữa) cực kỳ lịch sự, nhưng có nhầm lẫn gì ở đây chăng?
Hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người và một chút lịch sự
thôi cũng trở nên rất có ích. Những người tuân theo quy tắc luôn cư xử một
cách lịch thiệp trong mọi trường hợp. Nếu không biết thế nào là cư xử đúng

mực, điều đó có nghĩa là chúng ta đang gặp rắc rối. Có lẽ bạn đang nghĩ rằng
bạn vẫn luôn cư xử một cách đúng mực. Hầu hết chúng ta đều tự cho mình là
như thế. Tuy nhiên, bạn càng vội vã và căng thẳng bao nhiêu, bạn càng dễ có
những cư xử thiếu lịch sự bấy nhiêu. Nếu là người trung thực, tất cả chúng
đều phải thừa nhận rằng trong những lúc mệt mỏi, có những lúc chúng ta đã
quên không biểu thị sự biết ơn của mình đối với điều gì đó hay có những lúc
chúng ta đã cố tình chen lấn lên phía trước một người già run rẩy khi đang
vội vã cố gắng để bắt kịp tàu. Cho dù đang vội vã và lo lắng (nếu làm theo
những quy tắc trong cuốn sách này bạn có thể phần nào tránh được những
lúc rơi vào tình trạng như thế) hãy cố gắng để luôn có những cử chỉ lịch sự:
* Không chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng * Biết khen ngợi người khác khi cần
thiết (đó là khi họ xứng đáng được như thế, không nên phung phí lời khen
khi không cần thiết hoặc không đúng lúc)* Đừng can thiệp vào việc gì nếu
việc đó không cần đến bạn*Biết giữ lời hứa* Biết giữ bí mật * Hãy giữ


những phép lịch sự căn bản (chắc hẳn là bạn biết rõ những điều này: không
chen lấn, xô đẩy; không há miệng to khi nói chuyện; không nhét đầy thức ăn
vào miệng; không đập đậu bằng dao) * Không la hét nếu ai đó lấn sang
đường của bạn* Biết xin lỗi nếu bạn lấn sang đường của người khác* Luôn
lễ độ* Đừng chửi thề hoặc có thái độ thiếu tôn trọng tín ngưỡng* Mở cửa
trước người khác*Lùi về phía sau nếu người khác đang vội * Hãy trả lời nếu
người khác nói chuyện với bạn* Hãy nói “Chúc buổi sáng tốt lành” hay
những câu đại loại như thế* Biết cảm ơn khi người khác chăm sóc bạn hay
làm một điều gì đó cho bạn* Luôn mến khách* Quan sát cách xử sự của
những người khác* Đừng giành lấy cho mình mẩu bánh cuối cùng * Luôn
lịch sự và nhã nhặn * Hãy tiếp đãi khách khứa và ra cửa để chào tạm biệt họ.
* Dù hàng ngày bạn phải tiếp xúc với bao nhiêu người đi chăng nữa, hãy
luôn giữ cách cư xử lịch thiệp. Những cử chỉ lịch thiệp ấy không lấy mất cái
gì của bạn mà còn giúp ích cho bạn rất nhiều và làm cho cuộc sống của mọi

người ngày càng dễ chịu hơn.

Để thành công cần có thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thành công trong
cư xử, chúng ta sẽ có trong tay điều kiện nhân hòa. Tôi nghĩ điều quan trọng
nhất của thành công trong cư xử là biết nghĩ đến người khác, và cao hơn
là biết thương người như thể thương thân. Khi ta thương người chính là ta
đang thương mình đó, người sẽ đền đáp lại cho ta cái mà ta cần. Tôi đang
tích cực tích lũy, học tập nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau để áp
dụng vào thực tiễn cho các hành vi ứng xử của mình.

Quả thực môn học Hành vi tổ chức là một môn khoa học tôi thấy rất
thú vị, đây là một lĩnh vực khá mới mẻ đòi hỏi nghiên cứu về cảm nhận và
làm gì ở các tổ chức. Khái niệm hành vi tổ chức giúp chúng ta dự đoán và
hiểu được các sự kiện có tổ chức và ứng dụng chính xác hơn lý thuyết vào


thực tiễn và tác động lên các sự kiện tổ chức. Hành vi tổ chức cung cấp
những kiến thức cơ sở cần thiết cho nhà quản trị dựa trên nền tảng của
nghiên cứu tâm lý học, xã hội học. Giúp các nhà quản trị tương lai hiểu biết
về các nguyên nhân, yếu tố tác động, cả bên trong & ngọai cảnh, dẫn đến
những hành vi của các cá nhân, các nhóm trong tổ chức; học được 1 số
phương pháp giải quyết những vấn đề quản lý liên quan đến con người trong
tổ chức. Nhà quản lý nào cũng cần có kỹ năng quan hệ con người tốt để có
thể quản lý cấp dưới, giao tiếp với cấp trên, quản trị thành công sự thay đổi
của tổ chức. Những kiến thức kỹ năng này càng có ý nghĩa thực tiễn trong
bối cảnh Việt nam, khi các doanh nghiệp, các tổ chức đều đang buộc phải
đổi mới.

Tài liệu tham khảo
Các Websites chung:

/> /> />
/> /> />Các nguồn tài liệu có thể tham khảo:


Giáo trình quản trị hành vi tổ chức



Academy of Management Executive



Academy of Management Journal



Academy of Management Review



Administrative Society Quarterly



California Management Review




Harvard Business Review




Human Resource Management



International Journal of Human Resource Management



Organizational Behaviour and Human Decision processes



×