Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

03 hanh vi suc khoe duoi goc nhin tam ly hoc (ppt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.05 KB, 50 trang )

Hành vi sức khỏe
dưới góc nhìn tâm lý học
BS, ThS Trương Trọng Hoàng
Bộ môn Khoa học hành vi & Giáo dục Sức khỏe
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch


Mục tiêu bài học
• Sau khi học, sinh viên có thể:
– Biết được khái quát những nhãn quan, lý thuyết
và mô hình tâm lý giải thích về hành vi sức khỏe
– Ứng dụng để giải thích về hành vi sức khỏe dưới
góc nhìn tâm lý học.


Đại cương
• Tâm lý học (Psychology) là môn khoa học
nghiên cứu về các quá trình tâm lý và hành vi.
Psyche (tâm hồn) + logos (môn học)
• Ra đời từ cuối thế kỷ 19, tâm lý học dần dần
phân chia thành nhiều trường phái với những
mối quan tâm khác nhau.
• 3 quá trình tâm lý cơ bản:
– quá trình cảm xúc
– quá trình nhận thức
– quá trình ý chí.


Đại cương
• Có nhiều lý thuyết (theories) và mô hình
(models) giải thích về hành vi và hành vi sức


khỏe dựa trên các nhãn quan (perspectives) khác
nhau.
• Những nhãn quan, lý thuyết và mô hình sau đây
được coi là kinh điển và làm nền tảng cho các
phân tích nguyên nhân cũng như xây dựng các
biện pháp tác động đến hành vi sức khỏe.


Tâm lý học hành vi
(Nhãn quan hành vi)


Tâm lý học hành vi
• Tâm lý học hành vi (TLHHV-Behavioral
Psychology) hay Hành vi học (Behaviorism)
Nhãn quan hành vi (Behavioral perspective)
• Sự phát triển của TLHHV bắt nguồn từ một thí
nghiệm của nhà sinh vật học Nga Ivan Pavlov
về phản xạ có điều kiện từ cuối thế kỷ 19.
• TLHHV dựa trên những gì thấy được và chứng
minh bằng thực nghiệm để giải thích về hành vi
của con người.


Tâm lý học hành vi
• Tâm lý học hành vi không quan tâm đến những
gì xảy ra trong trí óc của các cá nhân mà dựa
trên mối liên hệ thấy được giữa kích thích
(stimulus) và đáp ứng (response).
• Nói một cách khác đây là trường phái tâm lý

học giải thích về hành vi dựa trên việc quan sát
những hành vi thấy được (overt behaviors) hơn
là dựa vào những quá trình nhận thức (cognitive
process).


Tâm lý học hành vi
• Con người là một thực thể hoạt động dựa trên
cơ chế phản xạ
Kích thích (stimulus) -> Đáp ứng (response).
– Phản xạ không điều kiện (PXKĐK)
– Phản xạ có điều kiện (PXCĐK)
– Hoạt động thần kinh cấp cao (HĐTKCC).

• Tiến trình học tập là tiến trình hình thành các có
phản xạ có điều kiện và hoạt động thần kinh cấp
cao.


Lý thuyết học tập
S

S' + S

R

S’

R


S’

R


Tâm lý học hành vi
Ðiều kiện hóa cổ điển (Classical conditioning)
• Hành vi SK là kết quả của quá trình điều kiện
hóa. Là cơ sở khoa học của các thói quen.
• Mô hình cơ bản là S

-> R


Tâm lý học hành vi
Tình yêu mẹ con:
S’:Hình ảnh, tiếng nói, mùi… của người mẹ
R: Những cảm giác, cảm xúc dễ chịu
S: Hành động của người mẹ:
– Ẳm bồng
– Cho bú
– Hát ru
– Tắm
– Cho ăn
– Cho tiền


Tâm lý học hành vi
Ðiều kiện hóa từ kết quả (Operant
conditioning)

• Kết quả của một hành vi có thể là dễ chịu (Phần
thưởng/Reward), trung tính hoặc khó chịu (Hình
phạt/Punishment).
• Nếu cảm nhận là dễ chịu người đó sẽ có khuynh
hướng tái lập hành vi đó, ngược lại sẽ có
khuynh hướng tránh hành vi đó đi.
• Lâu dần cũng tạo thành một thói quen.


Tâm lý học hành vi
• Điều kiện hóa chính là cơ sở của phương pháp
giáo dục gọi là Điều chỉnh hành vi (Behavior
modification): Thưởng khi cá nhân làm điều mà
nhà giáo dục muốn người ấy làm, phạt khi làm
điều không đúng lâu dần tạo thành thói quen ở
họ.



Các chất tạo sự dễ chịu


Các hành vi tạo sự dễ chịu
– Ăn
– Quan hệ tình dục
– Xem phim
– Mua sắm
– Chơi game
– Đánh bạc
– Nghệ thuật

– Tập thể dục
– Công việc
–…


Nghiện
• “Tự nhiên đã gieo trong mọi người chúng ta khả
năng bị nghiện và thực tế mọi người chúng ta
đang có những hành vi nghiện ở một mức độ
nào đó.”
(Joann Ellison Rodgers)


Tâm lý học hành vi
• Ðối với những hành vi sử dụng chất gây nghiện
có một động lực kép khiến người nghiện bị thôi
thúc mạnh mẽ phải tiếp tục hành vi đó là:
– họ phải thực hiện hành vi để có được những
khoái cảm do chất gây nghiện mang lại
– đồng thời để tránh những khó chịu do không sử
dụng gây ra.


Tâm lý học nhận thức
(Nhãn quan nhận thức)


Tâm lý học nhận thức
• Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology)
quan niệm rằng hành vi con người không chỉ là

các phản xạ hoặc các động lực vô thức mà còn
chịu sự tác động rất lớn của nhận thức.
• Tuy nhiên nhận thức của con người thì không
chắc giống nhau và tùy thuộc vào quá trình xã
hội hóa.


Mô hình Niềm tin Sức khỏe
• Mô hình NTSK là mô hình được xây dựng sớm
nhất từ thập niên 50 sau các nghiên cứu về hành
vi phòng tránh bệnh cụ thể là các hành vi sử
dụng các dịch vụ y tế công cộng như Chụp Xquang phổi để định bệnh và nhận thuốc miễn
phí.


Mô hình Niềm tin Sức khỏe
• Theo mô hình này con người quyết định thực
hiện một hành vi sức khỏe hay không tùy thuộc
vào nhận thức về hai nhóm yếu tố:
– Nhận thức về mối đe dọa của bệnh:
• Nhận thức về mức độ trầm trọng của bệnh
• Nhận thức về mức độ cảm nhiễm bệnh
• Các nhắc nhở (cues) dưới nhiều dạng (thấy người
khác bệnh, nhắc nhở của y tế...)


Mô hình Niềm tin Sức khỏe
– Nhận thức về lợi ích và trở ngại của việc thực
hiện hành vi:
• Nhận thức về những lợi ích (benefits) / tính hiệu

dụng (utility)
• Nhận thức về những trở ngại (barriers) / phí tổn
(cost) phải trả.
• Nhận thức về năng lực bản thân (self efficacy):
khả năng vượt qua trở ngại để thực hiện một việc
nào đó. [2012]


Mô hình Niềm tin Sức khỏe
• Mô hình này dẫn đến một cách tiếp cận giáo dục
sức khỏe dựa trên việc thông tin về mối đe dọa
của bệnh và phân tích những lợi ích và những
trở ngại trong việc thực hiện hành vi kết hợp với
việc thường xuyên nhắc nhở.


Phân tích kinh tế hành vi sức khỏe
• Đứng trước một hành vi sức khỏe mới hoặc đơn
giản là việc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ
sức khỏe con người thường sẽ suy xét cân nhắc
giữa phí tổn (cost) và lợi ích (utility)
• Phí tổn và lợi ích: không chỉ đơn thuần là về vật
chất mà còn về tinh thần.


×