Tải bản đầy đủ (.pptx) (51 trang)

12 sa sut tri tue BS nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.1 MB, 51 trang )

SA SÚT TRÍ TUỆ

BS CKII Nguyễn Thị Phương Nga
Bộ môn Lão khoa
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch


Mục tiêu
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Định nghĩa
Triệu chứng lâm sàng.
Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt
Nguyên nhân
Bệnh Alzheimer
Điều trị


I have recently been told that I am
one of the millions of Americans
who will be afflicted
with Alzheimer’s disease…
I now begin the journey
that will lead me into


the sunset of my life.
- Ronald Reagan [1911-2004],
in his letter to
“My Fellow Americans,”
November 5, 1994


SA SÚT TRÍ TUỆ LÀ GÌ ?




Sa sút trí tuệ là 1 hội chứng.
Đặc trưng bởi sự suy giảm dần dần và vĩnh viễn trí nhớ và các chức năng
nhận thức (so với trước đây).



Ảnh hưởng hoạt động sống và làm việc hàng ngày.


Dịch tể học





Sa sút trí tuệ tăng theo tuổi.
SSTT ảnh hưởng 5,4% người > 65 tuổi.
Hiện có 8,45 triệu người châu Âu mắc bệnh Alzheimer, gây gánh

nặng kinh tế khoảng 141 tỉ euro/năm.



Ở VN, tỉ lệ mắc 4.6% (Viện lão khoa quốc gia). Trên 60 tuổi, cứ
tăng 5 tuổi thì SSTT sẽ tăng gấp đôi.


Tỉ lệ bệnh toàn bộ


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Giảm trí nhớ

 Triệu chứng bắt buộc.
 Giai đoạn đầu: giảm trí nhớ gần (khả năng tiếp thu kiến thức mới

giảm), trí nhớ xa còn tốt.
 Quên những chi tiết quan trọng (tên người thân, cuộc hẹn, uống

thuốc …), cố nhớ cũng không thể nhớ.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (tt)

Mất ngôn ngữ (aphasia)

 Không tìm được từ, nói vòng vo, nói nửa chừng.



Tránh các cuộc hội thoại phức tạp

 Không hiểu câu hỏi, nhắc lại câu hỏi.
 Nói lẩm bẩm, hoàn toàn không nói.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (tt)

Mất dùng động tác (apraxia)



Không có khả năng thực hiện những động tác có mục đích dù hệ
vận động, cảm giác bình thường.



Không thực hiện các hoạt động đơn giản như ăn, mặc, vệ sinh.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (tt)

Mất nhận thức (agnosia)



Không nhận thức được đồ vật thông thường, công dụng của đồ
vật




Không nhận ra người thân, cuối cùng không nhận ra bản thân
mình.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (tt)

Mất định hướng không gian, thời gian, dễ lạc, ngay cả ở
những nơi quen thuộc.

Giảm khả năng phán xét, đánh giá, suy luận.

Giảm khả năng suy nghĩ hợp lý, tổ chức, lên kế hoạch.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (tt)
Biểu hiện khác



Các rối loạn hành vi
 Kích động, la hét, tấn công.
 Vô cảm, xa lánh.





Rối loạn giấc ngủ.
Biến đổi nhân cách.

Ảo giác, hoang tưởng


Suy giảm các hoạt động sống hàng ngày (ADL)

Cơ bản (ADLs)

Công cụ (IADLs)

Tắm rửa

Sử dụng điện thoại

Mặc quần áo

Đi mua sắm

Vệ sinh

Việc nhà

Đi lại

Quản lý nhà cửa

Tiêu tiểu

Sử dụng phương tiện đi lại

Ăn uống


Uống thuốc theo toa
Quản lý tài chính


CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định sa sút trí tuệ.
Chẩn đoán nguyên nhân.


Chẩn đoán
Triệu chứng lâm sàng.
Khám lâm sàng: dấu thần kinh định vị.
Các test đánh giá nhận thức chung:
 MMSE (Mini Mental Status Examination).
 Test vẽ đồng hồ (Clock drawing test).


Các test đánh giá nhận thức chuyên biệt.

 Các test đánh giá hoạt động sống hàng ngày.
 Các test đánh giá hành vi, tâm thần.


MMSE



Chẩn đoán phân biệt


Giảm trí nhớ bình thường do tuổi tác.
Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI).
Trầm cảm.
Sảng (delirium).


Giảm trí nhớ bình thường do tuổi tác
 Số lượng tế bào não và lượng chất dẫn truyền thần kinh bắt đầu

giảm dần sau tuổi 20. Tuổi càng lớn thì sự suy giảm càng nhiều.
 Bạn có thể nghĩ khá lâu mới nhớ được tên người bạn, quên việc

mình đang định làm … nhưng ở một thời điểm khác bạn có thể
nhớ lại.
 Không ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.


Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI)

 Than phiền chủ quan giảm trí nhớ.


Chức năng nhận thức chung bình thường.

 Hoạt động sống hàng ngày bình thường.
 Không có sa sút trí tuệ trên lâm sàng.

Peterson và cs, 1999



Trầm cảm

Thời gian mắc bệnh ngắn.
Mất chức năng rỏ rệt (than phiền mất trí nhớ, thường trả lời
“không biết”).

Mất trí nhớ gần và xa.
Khí sắc trầm cảm xảy ra trước khi suy giảm trí nhớ.
Kèm lo âu, mất ngủ, ý tưởng tự sát.


Chẩn đoán sa sút trí tuệ theo DSM-IV
A. Suy giảm nhận thức trong 2 nhóm sau:

1.
2.

Suy giảm trí nhớ (giảm khả năng học các thông tin mới hoặc nhớ lại các thông tin đã học trước đây)
Rối loạn ≥ 1 chức năng nhận thức sau:
- Rối loạn ngôn ngữ (aphasia)
- Mất dùng động tác (apraxia)
- Không nhận biệt hoặc xác định được đồ vật dù chức năng cảm giác còn nguyên vẹn (agnosia).
- Rối loạn chức năng thực hiện các hoạt động kết hợp, lên kế hoạch, tổ chức, phân công theo trình
tự, tóm tắt (executive function).

B. Suy giảm các chức năng nghề nghiệp, xã hội (so với trước đây).
C. Không bị sảng (delirium).
D. Không phải trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt.



NGUYÊN NHÂN SSTT







Bệnh Alzheimer (AD)
SSTT mạch máu (VaD)

55%
20%

SSTT thể Lewy bodies (LBD)

15%

SSTT trán-thái dương (FTD)

5%

Khác

5%

Ở châu Á, sa sút trí tuệ mạch máu thường gặp hơn, chiếm đến 60%.

Source: The Alzheimer´s Society website



Tiêu chuẩn NINCDS-ADRDA chẩn đoán bệnh Alzheimer 1984
Definite AD

Tiêu chuẩn chẩn đoán Probable.
Mô bệnh học phù hợp với bệnh Alzheimer.

Probable AD

Bệnh sử và test tâm thần kinh phù hợp với SSTT .
Giảm sút tăng dần trí nhớ và một loại nhận thức.
Không có rối loạn ý thức.
Khởi phát giữa 40 – 90 tuổi.
Không có bệnh hệ thống và bệnh lý não gây SSTT.


Tiêu chuẩn NINDS-AIREN chẩn đoán sa sút trí tuệ mạch máu

Có thể chẩn đoán sa sút trí tuệ mạch máu khi có:

1.Sa sút trí tuệ.
2.Bệnh lý mạch máu não.
3.Có mối liên quan giữa 2 rối loạn trên:
 Khởi phát sa sút trí tuệ trong vòng 3 tháng sau khi tai biến mạch máu não
được chẩn đoán.

 Giảm chức năng nhận thức đột ngột và tiến triển từng nấc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×