Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

W u trong ống sống 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 13 trang )

HỘI CHỨNG CHÈN ÉP TỦY SỐNG
U TRONG ỐNG SỐNG
TS.BS. LÊ ĐIỀN NHI
BỘ MÔN PHẪU THUẬT THẦN KINH
ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH
Chèn ép tủy sống là một vấn đề ngoại thần kinh thường gặp, cần được chẩn
đoán và điều trị sớm. Chèn ép có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào từ nơi nối hành tủy
và tủy sống cồ đến chóp cùng tủy sống.
BỆNH LÝ HỌC
Tủy sống có thể bị chèn ép bởi:
• Ngoài màng cứng (80%)
• Trong màng cứng, ngoài tủy sống (15%)
• Nội tủy (5%)
Các nguyên nhân bệnh lý chính là:
1. Khối u:
(a)- Di căn ; (b)- Nguyên phát
2. Thoái hóa:
(a)- Thoát vị đĩa đệm ; (b)- Loãng xương/ hư thân sống
3. Nhiễm khuẩn:
(a)- Thân sống
(b)- Đĩa đệm
(c)- Ngoài màng cứng
(d)- Trong màng cứng
4. Máu tụ:
(a)- Chấn thương
; (b)- Dị dạng động-tĩnh mạch
5. Bẩm sinh:
(a)- Rỗng tủy (syringomyelia)
(b)- Dị dạng động-tĩnh mạch
(c)- Nang màng nhện
Trong thực tế lâm sàng các nguyên nhân chính thường gặp:


1. Ngoài màng cứng:
(a)- U di căn
(b)- Áp xe ngoài màng cứng
2. Trong màng cứng, ngoài tủy sống:
(a)- U màng tủy sống (meningioma)
(b)- U dây thần kinh (schwannoma)
3. Trong tủy sống (nội tủy):
(a)- Glioma (astrocytoma và ependymoma)
(b)- Rỗng tủy (syringomyelia)
1


LÂM SÀNG
Hai triệu chứng lâm sàng chính:
1. Đau
2. Thiếu sót về thần kinh
Các triệu chứng này thay đổi tùy thuộc vào:
• Nơi chèn ép và thương tổn của các rễ thần kinh bên cạnh
• Tốc độ phát triển của nguyên nhân gây chèn ép
• Nguyên nhân bệnh lý và loại thương tổn gây chèn ép
• Thương tổn của nguồn cấp máu cho tủy sống.
ĐAU
Triệu chứng đau thường có trước các triệu chứng thần kinh, đôi khi có trước nhiều
tháng.
• Đau do thương tổn các cấu trúc cảm giác tại chỗ, như ở xương cột sống. Đau
lưng cũng có thể do co thắt các cơ dựng sống (cạnh cột sống).
• Đau do thương tổn các rễ thần kinh ở nơi bị chèn ép. Trong chèn ép vùng tủy
sống cổ, tổn thương rễ thần kinh có thể gây đau lan vào chi trên theo lĩnh vực phân
bố của rễ thần kinh đó. Chèn ép tủy sống ngực, với thương tổn của các rễ thần kinh
ngực, thường phối hợp với đau xạ ra quanh thành ngực.

• Đau “trung ương” do chèn ép tủy sống là loại đau âm ỉ lan tỏa không dễ chịu,
thường như rát bỏng, có thể bị ở 1 chi hay bên thân người, tùy thuộc vào khoanh
tủy bị thương tổn. Gập hay ưỡn cổ có thể gây cảm giác như điện chạy (dấu hiệu “
Lhermitte”) thường phối hợp với tổn thương tủy sống cổ, do một thương tổn chèn
ép hoặc do một tiến trình viêm.
THIẾU SÓT THẦN KINH
Dấu hiệu thần kinh của chèn ép tủy sống gồm có:
• Yếu chi từ từ
• Rối loạn cảm giác
• Rối loạn cơ võng
Tổn thương về vận động:
Chèn ép tủy sống ngực gây yếu rồi liệt dần dần hai chi dưới và nếu tủy sống cổ
cũng bị thương tổn thì 2 chi trên cũng bị ảnh hưởng. Chèn ép bó tháp sẽ đưa đến
yếu nơron vận trên (nơron vận động thuộc bó tháp), phản xạ gân cơ tăng, dấu
Babinski (+). Khi chèn ép tủy sống nặng hơn thì bị liệt hoàn toàn 2 chi dưới.
Khối chèn ép sẽ gây ra yếu đoạn rễ thần kinh ở nơi bị thương tổn. Ở vùng tủy sống
cổ, chèn ép gây ra yếu nơron vận dưới (nơron vận động từ sừng trước tủy sống )
của rễ thần kinh bị thương tổn ở chi trên, với dấu hiệu giảm phản xạ ở mực nầy. Ở
2


vùng thắt lưng, thương tổn của chóp cùng tủy sống có gây ra sự trộn lẫn của dấu
hiệu thương tổn nơron vận dưới và nơron vận trên của các chi dưới.
Chèn ép chùm đuôi ngựa gây ra biểu hiện lâm sàng của yếu nơron vận dưới.
Rối loạn cảm giác:
Mực giảm hay mất cảm giác giúp định được vị trí chèn ép tủy sống. Ví dụ khoanh
da T4 ở ngay mực núm vú, T7 ở ngang mỏm xương ức, T10 ngang rốn.
Một khối choán chỗ nằm 1 bên tủy sống lúc đầu gây ra hội chứng Brown-Séquard.
Hội chứng nầy gồm rối loạn cảm giác đau và nhiệt độ đối bên, yếu bó tháp cùng
bên , rối loạn cảm giác vị trí khớp, cảm giác rung âm thoa, cảm giác sờ nhẹ cùng

bên. Điều này được giải thích là các sợi dẫn truyền cảm giác đau và nhiệt độ vắt
chéo sang đối bên của tủy sống để đi lên trên vào bó gai thị bên, trong khi các sợi
của bó trung thâu đi lên trong các cột sau của tủy sống và không vắt chéo cho đến
khi chúng lên đến vùng hành tủy thấp.
Các thương tổn nội tủy vùng cổ-ngực gây thương tổn các nơron cảm giác vắt chéo
sang bó gai thị bên tạo ra mất cảm giác đau và nhiệt độ kiểu áo choàng, như trong
bệnh rỗng tủy sống (syringomyelia).
Các sợi cảm giác của vùng tủy sống thiêng nằm ở phía ngoài rìa của bó gai thị bên
nên thường không bị tổn thương, dù thương tổn nội tủy thật lớn.
Mất cảm giác đau ở vùng yên ngựa (mông và vùng sau đùi cao) đặc biệt xảy ra ở
thương tổn ở chùm đuôi ngựa hoặc chóp cùng tủy sống.
Thương tổn cơ vòng:
Rối loạn cơ vòng xảy ra sau chèn ép tủy sống, chóp cùng tủy sống hoặc chùm đuôi
ngựa. Triệu chứng đầu tiên là tiểu khó, rồi bí tiểu. Bón và són phân ít xảy ra hơn.
Dấu hiệu lâm sàng là bàng quang lớn ra, sờ thấy, giảm cảm giác quanh hậu môn và
giảm tính cường cơ của hậu môn.
Tóm lại bệnh cảnh lâm sàng của chèn ép tủy sống là:
- Đau tại chỗ và đau theo rễ thần kinh;
- Yếu chi từ từ;
- Rối loạn cảm giác, thường có mức giảm cảm giác;
- Rối loạn cơ vòng.
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG


X-quang cột sống: có thể thấy:

- Hủy xương khu trú làm nghĩ đến 1 thương tổn do di căn, ví dụ mòn chân cung,
xẹp thân sống.
- Thương tổn hủy xương nhiều nơi cho thấy có di căn nhiều nơi.
- Một chân cung bị mỏng đi hoặc khoảng cách chân cung rộng ra, làm nghĩ đến

một thương tổn chèn ép trong màng cứng lâu ngày.
- Một lỗ liên hợp rộng ra trên phim X-quang nghiêng, chỉ dẫn là 1 u sợi thần kinh
(u xơ thần kinh) (neurofibroma).
- Phá hủy của khoang đĩa đệm, làm nghĩ đến một nhiễm khuẩn.
3


 CT-scan: ở nơi chèn ép, trên và dưới vùng đó thường giúp thấy được loại và
nguyên nhân của chèn ép, cho nhiều chi tiết về cấu trúc xương vùng kế cận.
 MRI ( Cộng hưởng từ cột sống): có giá trị giúp chẩn đoán nguyên nhân và vị
trí chèn ép tủy sống , hiện đã thay thế tủy sống đồ. MRI còn giúp hoạch định
đường mổ vào nơi thương tổn.

Hình 1: Carcinoma di căn làm hủy
thân sống, xâm lấn vào ống sống(CT).

Hình 2: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn
tủy sống cổ (MRI).

Hình 3: a)- U Schwannoma hình quả tạ lan qua lỗ liên hợp.
b)- MRI: Schwannoma. c)- MRI: Schwannoma ở cột sống cổ.
( Hình 1,2,3: Nguồn: “Essential Neurosurgery” Andrew H. Kaye, 2005).

4


ĐIỀU TRỊ: thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra chèn ép tủy sống.
CHÈN ÉP TỦY SỐNG ÁC TÍNH: Nguyên nhân chèn ép tủy sống thường gặp
nhất là chèn ép ngoài màng cứng do u ác tính: carcinoma phổi, carcinoma vú,
carcinoma tuyến tiền liệt, carcinoma thận, lymphoma, myeloma, ung thư bạch cầu,

carcinoma tuyến giáp, sarcoma nguyên phát.
Cột sống ngực là vùng thường gặp di căn nhất nhưng di căn cũng có thể xảy ra ở
bất cứ nơi nào và thường ở nhiều nơi. Chèn ép tủy sống do u gây ra hoặc do xẹp
thân sống, hoặc do cả hai kết hợp.
Phẫu thuật trong chèn ép tủy sống ác tính tùy thuộc vào vị trí của thương tổn và
mức độ lan rộng của thương tổn:
• Cắt mảnh sống giải ép (mổ lối sau);
• Cắt thân sống và kết hợp xương (mổ lối trước);
- Điều trị thường qui là cắt mảnh sống giải ép ở các mực bị thương tổn, lấy u càng
nhiều càng tốt để giải phóng tủy sống bị chèn ép. Thường dùng
glucocorticosteroids (ví dụ dexamethasone) để làm bớt phù tại chỗ của tủy sống và
thường điều trị xạ tiếp theo sau phẫu thuật.
- Nếu u di căn chỉ khu trú ở 1 hoặc 2 thân sống thôi, và gây chèn ép phía trước tủy
sống thì mổ cắt mảnh sống giải ép phía sau không làm bớt được chèn ép và có thể
đưa dến mất vững đốt sống. Mổ cắt thân sống, lấy u ở phía trước và cố định bằng
nẹp vít có thể thích hợp hơn. Tuy vậy, đây là 1 cuộc mổ lớn, bệnh nhân không chịu
được cuộc mổ hoặc không có chỉ định khi u di căn đã lan quá rộng.
Kết quả ban đầu sau mổ giải ép tùy thuộc nhiều vào mức độ nặng và thời gian chèn
ép trước khi mổ. Bệnh nhân bị liệt hoàn toàn 2 chi dưới hơn 36 giờ có tiên lượng
xấu về mặt hồi phục thần kinh.
Một số trường hợp có thể dùng xạ trị khẩn kèm với dùng glucocorticosteroids liều
cao cho kết quả bớt chèn ép tủy sống khi:
• Nếu bệnh nhân đã biết u nguyên phát nhạy với tia xạ (vd. Carcinoma tuyến tiền
liệt, lymphoma).
• Nếu thương tổn thần kinh một phần và không hoàn toàn, tiến triển chậm.
• Nếu chức năng cơ vòng còn tốt.
Ngược lại, không dùng xạ trị như phương thức điều trị đầu tiên khi:

Đã biết u kháng với tia xạ.
• Chèn ép chủ yếu do xương bị xẹp hơn là do khối u.

• Nguyên nhân khối u chưa biết.
• Tiến triến xấu về thần kinh rất nhanh/ hoặc có rối loạn cơ vòng.
U SỢI THẦN KINH ( U XƠ THẦN KINH) (Schwannoma, neurofibroma)
U có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, đôi khi có dạng u hình quả tạ đôi lan qua lỗ liên
hợp. Triệu chứng lâm sàng là 1 khối u phát triển chậm gây chèn ép tủy sống. Đau
theo rễ thần kinh là triệu chứng thường gặp nhất, bắt đầu từ nhiều năm.
Một số trường hợp gây hội chứng Brown-Séquard do vị trí u nằm một bên của tủy
sống.
5


X-quang: mòn xương, lỗ liên hợp rộng ra, Nếu u lớn có thể làm mòn phần thân
sống kế cận và tăng khoảng cách hai chân cung.
Chẩn đoán tốt nhờ MRI cột sống, tủy sống.
Phẫu thuật: cắt mảnh sống, lấy u. Nếu khối u lan ra khỏi ống sống có thể cần
đường mổ thêm qua cổ, ngực hay bụng.

Hình 4: U dưới màng cứng ngoài tủy sống

Hình 5: Ảnh khối u lúc mổ

Hình 6: Phẫu trường sau khi lấy khối u

U MÀNG TỦY (U MÀNG NÃO TỦY) (Spinal meningioma )
Thường xảy ra ở người tuổi trung niên hay người có tuổi, đặc biệt ở phái nữ. Vùng
cột sống ngực hay bị nhất, trong màng cứng và gây chèn ép tủy sống. Khối u lớn
chậm, thường có bệnh sử đau lưng kéo dài , thường về đêm, liệt diễn tiến rất chậm
trước khi chẩn đoán được.
X-quang thấy mòn chân cung. Chẩn đoán chính xác nhờ MRI.
Điều trị: Mổ cắt lấy u và phần màng cứng bị xâm lấn. U thường nằm một bên của

tủy sống, sau khi lấy u thường khả năng hồi phục về chức năng thần kinh tốt. Đôi
khi u nằm ở mặt trước tủy sống, mổ khó và nhiều nguy cơ bị tổn thương tủy sống.
6


U TRONG TỦY SỐNG (U nội tủy) (Intramedullary tumours)
Loại u này ít gặp hơn u ngoài màng cứng hay u trong màng cứng ngoài tủy sống.
Thường gặp ở độ tuổi 30-40. Hai loại hay gặp: ependymoma và astrocytoma.
1. Ependymoma: chiếm độ 60% số u nội tủy, phần lớn ở chóp cùng tủy sống.
2. Astrocytoma: có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào , thường ban đầu có dạng mô học
thấp ( low grade ), sau đó có thể chuyển dần sang dạng ác tính.
 Triệu chứng lâm sàng: tùy thuộc vào vị trí khối u. Ependymoma vùng chóp
cùng gây hội chứng chèn ép chùm đuôi ngựa : đau lưng thấp và đau ở chân , yếu
dần 2 chân, mất cảm giác vùng yên ngựa và có rối loạn cơ vòng.
Cứng cột sống và đau là dấu hiệu thường thấy ở u nội tủy, đặc biệt ở trẻ em, liệt 2
chi dưới và mất cảm giác dần dần.
 Hình ảnh học: MRI là xét nghiệm hàng đầu, cho thấy tủy sống bị phình to
ra, rõ hơn khi tiêm tĩnh mạch gadolinium. Thường có nang dịch (syrinx) kèm theo
u trong tủy sống. X-quang hoặc CT cho thấy ống sống rộng ra với khoảng cách
giữa chân cung tăng lên ở nhiều đoạn, đôi khi cung sau bị bào mòn.
 Điều trị: thường có thể lấy hết hoàn toàn bằng mắt trần ependymoma vùng
chóp cùng tủy sống gây chèn ép chùm đuôi ngựa. Cần dùng vi phẫu để tách u ra
khỏi các rễ thần kinh. Một số ependymomas tủy sống có mặt phân cách giúp lấy
hoàn toàn hay một phần u. Với u sao bào tủy sống thường chỉ sinh thiết, hút nang u
và lấy một phần u. Thường cần xạ trị.
Tiên lượng tốt nếu lấy hết ependymoma. Dù bệnh nhân bị u sao bào sống kéo dài
nhưng u lớn gây liệt thần kinh nặng. Tử vong do u lan đến vùng tủy cổ cao hoặc
thân não.

Hình 7: U trong tủy sống


Hình 8: Xẻ tủy sống để lấy u nội tủy ( u trong tủy sống).

7


THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM:
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp trong chèn ép rễ thần kinh cổ gây đau
cánh tay và chèn ép rễ thần kinh thắt lưng gây đau thần kinh tọa. Chèn ép rễ thần
kinh do thoát vị đĩa đệm sau bên. Đôi khi thoát vị đĩa đệm trung tâm gây chèn ép
tủy sống ở vùng cổ hoặc vùng ngực và chèn ép chùm đuôi ngựa ở vùng thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ trung tâm gây liệt dần 2 chi dưới rất nhanh
với triệu chứng nơron vận trên ( bó tháp) dưới mực chèn ép và triệu chứng nơron
vận dưới (từ sừng trước tủy sống) ở nơi bị chèn ép. Thường có tiền sử khó chịu
vùng gáy và đôi khi đau theo tùng cánh tay. Tuy vậy, bệnh nhân thường có khởi
phát thình lình với đau gáy dữ dội, tiến triển đến liệt nhanh.
MRI khẩn thường thấy chèn ép tủy sống ở mặt trước mực C5-C6 hoặc C6-C7.
Phẫu thuật khẩn qua đường mổ trước lấy TVĐĐ , thường cần làm cứng cột sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực:
Thường xảy ra ở nam giới, tuổi 30-55, dưới mực T8, Triệu chứng thường gặp nhất
là đau lưng không định rõ vị trí, do bệnh thoái hóa đĩa đệm và cảm giác đau do dây
chằng dọc sau bị căng.
X-quang: hẹp khoảng đĩa đệm, thường có đĩa đệm vôi hóa ở giữa các thân sống
(70% các trường hợp) hoặc trong ống sống. MRI giúp chẩn đoán.
Điều trị: Thường lấy TVĐĐ qua đường mở ngực hoặc cắt xương sườn và mỏm
ngang ở ngang mực thương tổn, lấy TVĐĐ ở mặt trước màng cứng mà không vén
tủy sống.

Hình 9: Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

gây chèn ép tủy sống (MRI).

Hình 10: MRI: Áp xe dưới màng cứng tủy sống.

8


ÁP XE TRONG ỐNG SỐNG:
Áp xe ngoài màng cứng không thường gặp nhưng nếu có thì cần phải điều trị cấp
cứu. Thường gặp ở vùng cột sống ngực thấp hay ở vùng ngực thắt lưng nhưng
cũng có thể gặp ở vùng cột sống cổ hay vùng cột sống ngực cao. Nhiễm khuẩn có
thể do đường máu nhưng cũng có thể do tiếp cận từ đĩa liên sống hay thân sống,
đặc biệt ở chân cung (cuống cung) hay cung thần kinh.
Vi khuẩn thường gặp nhất: Staphylococcus aureus (Tụ cầu khuẩn vàng), các loại
khác cũng có thể gặp: Streptococci, pneumococci, Pseudomonas.
Chèn ép tủy sống do viêm, phù tủy và do mủ. Các tĩnh mạch ngoài màng cứng có
thể bị thương tổn gây viêm tắc tĩnh mạch, từ đó lan đến các tĩnh mạch tủy sống,
động mạch rễ và tủy sống còn bị nguy cơ bị nhũn tủy do huyết khối tĩnh mạch hay
động mạch.
• Triệu chứng lâm sàng:
- Đau cột sống khu trú dữ dội;
- Dấu hiệu thần kinh chèn ép tủy sống tiến triển nhanh;
- Dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt cao, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.
MRI giúp chẩn đoán, cho thấy vị trí và độ lan rộng của áp xe. Chỉ chọc dò cột sống
nếu không làm được MRI. Phải hút khoang ngoài màng cứng trước khi vào khoang
dưới nhện. Nếu hút ở khoang ngoài màng cứng có mủ thì không được đẩy kim vào
sâu hơn để tránh nguy cơ bị viêm màng não.
Điều trị: mổ cắt mảnh sống khẩn, lấy hết áp xe ngoài màng cứng. Dùng kháng sinh
liều cao.
Áp xe dưới màng cứng tủy sống: hiếm gặp. Một số phối hợp với xoang bì bẩm

sinh, một số khác lan theo đường máu do nhiễm trùng huyết từ nhiều nơi khác
nhau.
Áp xe trong tủy sống: hiếm gặp, lan theo đường máu, do vết thương tủy sống hoặc
phối hợp với xoang bì bẩm sinh. Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng thương tổn tủy
sống rất nhanh.
LAO XƯƠNG SỐNG (Pott’s disease):
Viêm xương tủy xương bị ở 2 hay nhiều thân sống kế bên và phá hủy khoang đĩa
liên sống. Dấu hiệu lâm sàng chèn ép tủy sống xảy ra sớm do mô hạt và mủ, do
mảnh xương chết, do mảnh đĩa đệm hay do xẹp thân sống.
Điều trị: dùng thuốc kháng lao. Nếu có dấu hiệu chèn ép tủy sống dần dần, mổ lấy
áp xe, mô hạt và xương chết qua đường mổ trước bên, cắt xương sườn và mỏm
ngang hoặc cắt rộng thân sống.

9


DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH TỦY SỐNG:
Xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, loại gặp thường nhất là dị dạng động-tĩnh mạch, các
loại khác là: giãn mao mạch ( telangiectasia), dị dạng thể hang, dị dạng tĩnh mạch.
Hình dạng đại thể các dị dạng này rất thay đổi: có thể là rò động-tĩnh mạch của 1
mạch máu hoặc là búi lớn có nhiều động mạch nuôi. Các dị dạng có thể xảy ra ở
bất cứ mức nào, không những ở bề mặt mà cũng có thể vào cả trong tủy sống.
• Triệu chứng lâm sàng:
Biểu hiện lâm sàng gây tổn thương tủy sống do nhiều cơ chế:
- Hiện tượng ăn cắp máu: dị dạng ăn cắp máu từ mô thần kinh lành, làm tủy sống
bị thiếu oxy.
- Tắc mạch máu.
- Chèn ép tủy sống.
- Xuất huyết.
Triệu chứng gồm có:

1- Đau lưng và đau theo rễ thần kinh: thường gặp nhất.
2- Dấu hiệu thần kinh diễn tiến từ từ:
- Yếu chi,
- Rối loạn cảm giác,
- Rối loạn cơ vòng.
- Bất lực.
3- Diễn tiến thần kinh xấu đột ngột do xuất huyết hay do tắc mạch.
4- Xuất huyết dưới màng nhện.
• Chẩn đoán:
Dựa vào cộng hưởng từ ( MRI) và chụp mạch máu tủy sống xóa nền (DSA)

Hình 11: Dị dạng động-tĩnh mạch tủy sống( Chụp mạch máu tủy sống).

• Điều trị:
Cần cắt bỏ ổ “nidus” ở màng cứng và làm tắc các tĩnh mạch bị động mạch hóa từ ổ
“ nidus” đó.
Loại dị dạng mạch máu lớn trong tủy sống không thể mổ vì có thể gây hậu quả
trầm trọng (liệt). Có thể kết hợp làm tắc mạch các dị dạng với phẫu thuật.
10


BỆNH TỦY SỐNG CỔ (Cervical myelopathy):
Bệnh tủy sống cổ do tủy sống cổ bị chèn ép bởi ống sống cổ hẹp, có thể hẹp do:
• Hẹp ống sống cổ bẩm sinh
• Thoái hóa cột sống cổ với phì đại mặt khớp và tạo lập gai xương.
• Phì đại dây chằng vàng.
• Lồi 1 đĩa đệm cổ.
Bệnh tủy sống do:
- Chèn ép trực tiếp lên tủy sống;
- Thiếu máu tủy sống do chèn ép và tắc các mạch máu nhỏ bên trong tủy sống,

hoặc do chèn ép các động mạch rễ cấp máu bên trong lỗ liên hợp.
Triệu chứng lâm sàng:
Đau gáy: do thoái hóa cột sống cổ. Hẹp 1 lỗ liên hợp có thể làm siết 1 rễ thần kinh
cổ gây ra đau theo tùng cánh tay.
Yếu cơ: là triệu chứng ban đầu thường gặp nhất và thường xảy ra sớm hơn ở 2 chi
dưới. Ban đầu bệnh nhân ghi nhận vụng về khi cử động bàn tay và các ngón tay,
đặc biệt ở các cử động tinh tế, đòi hỏi sự khéo léo, và đi lê bàn chân. Tùy mực tủy
sống bị thương tổn và độ lan rộng của thương tổn thì các dấu hiệu ở chi trên biểu
hiện tổn thương nơron vận động dưới hay vận động trên và sẽ có liệt nhẹ các chi
dưới kiểu co cứng.
Các chi dưới sẽ có dấu hiệu của tổn thương nơron vận trên do tổn thương bó tháp
với tăng cường cơ, yếu kiểu tổn thương bó tháp, phản xạ tăng và có dấu Babinski.
Triệu chứng về cảm giác: thường là tê và dị cảm ở các bàn tay và ngón tay. Các
thay đổi về cảm giác có thể giới hạn ở các chi trên và có thể theo 1 khoanh da nếu
1 rễ thần kinh bị chèn ép. Thương tổn cột sau tủy sống sẽ được phản ảnh bởi mất
cảm giác vị trí khớp và cảm giác rung âm thoa.
Chẩn đoán phân biệt với:
- U tủy sống;
- Xơ hóa nhiều nơi;
- Bệnh nơron vận động;
- Rỗng tủy sống.
Khảo sát hình ảnh học:
- X-quang cột sống cổ có thể thấy hẹp ống sống và có thể có thoái hóa cột sống và
tạo gai xương. Những phim vận động cột sống (gập và ưỡn cổ ) có thể thấy những
dấu hiệu bất thường của cột sống.
- MRI xác định loại và độ lan rộng của của chèn ép tủy sống, đồng thời giúp xác
định tổn thương của tủy sống.
Điều trị:
Nếu bệnh nhân chỉ bị bệnh lý tủy sống nhẹ và không tiến triển nặng thêm: Điều trị
nội khoa, gồm cả mang nẹp cổ.

11


Có chỉ định can thiệp phẫu thuật khi lâm sàng có bệnh lý tủy sống vừa hoặc nặng
diễn tiến nặng dần. Phương thức phẫu thuật tùy thuộc vào:
• Mức độ lan rộng của sự chèn ép tủy sống
• Số đốt sống bị thương tổn
• Chèn ép ở phía trước hay phía sau tủy sống
• Mức độ mất vững của cột sống cổ.
- Ống sống hẹp ở một số tầng, chèn ép nhiều từ phía sau, thường nhất do dày
dây chằng vàng: Dùng đường mổ phía sau, cắt mảnh sống giải ép.
- Chèn ép nhiều từ phía trước tủy sống cổ ở 1 hay 2 tầng, thường do 1 gai
xương hay do thoát vị đĩa đệm: Dùng đường mổ phía trước, lấy thương
tổn gây chèn ép và làm cứng cột sống.
Phẫu thuật phải làm ngừng tiến triển của bệnh lý tủy sống cổ và chỉ có số nhỏ bệnh
nhân có cải thiện rõ rệt chức năng thần kinh.
Một số nhỏ bệnh nhân có thương tổn chức năng thần kinh nặng và nếu trên MRI
thấy rõ ràng có nhũn tủy thì sau mổ có thể bị diễn tiến xấu vể chức năng thần kinh.

Hình 12: MRI:
Hẹp ống sống cổ.

Hình 13: Bệnh nhân đi không vững, run 2 tay, teo cơ 2 bàn tay
MRI: Hẹp ống sống cổ gây chèn ép và tổn thương tủy sống nặng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kaye Andrew H. (2005): Essential Neurosurgery, Ch.15: Spinal cord Compression,
pp. 206-224, 3rd edition, Blackwell Publishing.
2. Klekamp Jörg, Samii Madjid (2007): Surgery of Spinal Tumors, Spinger.
3. Lindsay Kenneth W, Bone Ian, Callander Robin (1998): Neurology and Neurosurgery

Illustrated, Third edition, Spinal cord and roots, pp. 376-409, Churchill –Livingstone.
4. Stephen G.Waxman (2000): Correlative Neuroanatomy, 24th edition, Mc-Graw-Hill
Companies.
5. Lê Xuân Trung chủ biên (1997): Bệnh học Ngoại Thần kinh, Trường Đại Học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh.
6. Trương Văn Việt chủ biên (2002): Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996-2001,
Chuyên đề Ngoại Thần kinh, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
7. Youmans, Julian R. (1990): Neurological Surgery, Volume five, TUMORS, 3rd edition,
12


W.B. Saunders.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×