Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

VUON QUOC GIA CUC PHUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 61 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP

QUỸ BẢO TỒN RỪNG ĐẶC DỤNG VIỆT NAM (VCF)

VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến 2020

Thực hiện:
Nhóm chuyên gia tư vấn: Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Thế Cường
Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương
Với sự hỗ trợ kĩ thuật của:
Nhóm hỗ trợ kỹ thuật vùng Miền Bắc của VCF

Cúc Phương, tháng 12/2010


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................................................................................................... 2
Giới thiệu chung.................................................................................................................................................................................................................3
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH............................................................................................................................................................................4
CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG......................................................................................................................................................................4
A. THÔNG TIN CƠ SỞ....................................................................................................................................................................................................5
B. CÁC MỐI ĐE DỌA VÀ CÁC VẤN ĐỀ...................................................................................................................................................................20
C. CÁC MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ...............................................................................................................................................27
D. CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI TIẾT..............................................................................................................................................................34
E. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.........................................................................................................................................................................................41
F. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ......................................................................................................................................................................................45


Phụ lục 1. Danh sách cán bộ tham gia xây dựng Kế hoạch Quản lý điều hành..........................................................................................................65
Phụ lục 2. Bản đồ hành chính rừng VQG Cúc Phương.................................................................................................................................................66

2


Giới thiệu chung
Với sự giúp đỡ hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn, Nhóm hỗ trợ kỹ thuật Miền Bắc
của VCF cùng chính quyền các cấp và cộng đồng nhân dân trên địa bàn 4 huyện Nho
Quan, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Thạch Thành cũng như các xã vùng đệm (xem Phụ lục
1), ,Vườn quốc gia Cúc Phương đã xây dựng và hoàn thiện Bản Kế hoạch Quản lý
Điều hành (KHQLĐH) cho giai đoạn 2011-2015 và định hướng tới 2020. Đây là tài
liệu định hướng cho Vườn quốc gia Cúc Phương thực hiện các hoạt động quản lý điều
hành hỗ trợ các mục tiêu chính của Vườn là:
- Bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên rừng.
- Tổ chức dịch vụ đón tiếp khách tham quan du lịch, học tập và nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học.
Các mục tiêu chính này được chắt lọc dựa trên khung pháp lý và chức năng, nhiệm
vụ của Vườn quốc gia Cúc Phương, và phát triển thành các mục tiêu quản lý tập trung
vào bảo tồn đa dạng sinh học. Bản KHQLĐH này là công cụ để thực thi công tác quản
lý bảo tồn bằng việc tập trung vào các hành động ưu tiên để đối phó với những đe dọa
được xếp ưu tiên cao nhất. Kế hoạch Quản lý Điều hành xác định những mục tiêu quản
lý trước mắt cũng như lâu dài và hướng dẫn cụ thể để đạt được các mục tiêu đó.
KHQLĐH chỉ ra các lịch trình thực hiện, các nguồn kinh phí, và trách nhiệm của
Vườn quốc gia Cúc Phương, cũng như mỗi cán bộ nhân viên của đơn vị. Trên thực tế,
nó thể hiện một kế hoạch thực hiện đầu tư mang tính chiến lược nhằm đáp ứng các nhu
cầu phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học theo mức ưu tiên cao nhất. Bản KHQLĐH
không giống như các Kế hoạch Đầu tư trước đây, trong đó phần lớn tập trung vào các
hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng.
Dựa trên Kế hoạch Quản lý Điều hành và cơ sở vật chất hiện có, BQL Vườn

quốc gia Cúc Phương sẽ:
- Hoạch định và hỗ trợ các mặt công tác và hoạt động của đơn vị thuộc nguồn vốn
ngân sách Nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch và ra quyết định đầu tư mới cho Vườn quốc gia Cúc Phương
theo tổng ngân sách đề xuất cũng như đã được phê duyệt trong Kế hoạch đầu tư của
Tổng cục Lâm nghiệp.
- Liên kết với các chương trình, dự án khác có liên quan ở cấp huyện, tỉnh và khu
vực, trong đó cần chú ý các hoạt động phải thống nhất và gắn kết với việc bảo vệ rừng,
bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
- Hợp tác với các dự án do bên ngoài hỗ trợ, tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để
thực hiện các hoạt động chủ yếu không thuộc vốn ngân sách Nhà nước.
Quá trình cập nhật và chỉnh sửa
Kế hoạch Quản lý Điều hành này được xây dựng cho Vườn quốc gia Cúc Phương
giai đoạn 2011 - 2015. Hàng năm, dựa trên tình hình thực tế và các thành quả đạt được
cũng như kết quả giám sát, đánh giá đa dạng trong sinh học từng thời gian (6 tháng, từ
tháng 3 năm 2011) mà BQL Vườn quốc gia Cúc Phương sẽ xem xét để chỉnh sửa bổ
sung cho phù hợp cả về nội dung các hoạt động và kinh phí thực hiện.
Kết quả chỉnh sửa cần thông báo đến cấp trên và phổ biến rộng rãi trong đơn vị, các
bên liên quan và các nhà tài trợ tiềm năng để thực hiện và hỗ trợ.
3


KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Thời gian:
2011 – 2015
Mục đích quản lý:
Các mục tiêu quản lý:
1.
Bảo tồn nguyên vẹn tài 1. Bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái núi

nguyên rừng hiện có; Bảo tồn đá vôi với nhiều loài Động, thực vật đang có
hệ sinh thái vùng núi đá vôi và nguy cơ bị đe doạ nghiêm trọng, đặc biệt là các
các nguồn gen động, thực vật loài đặc hữu Cúc Phương và các loài mới đối
hoang dã, bảo vệ cảnh quan và với khoa học.
phục hồi rừng.
2. Nâng cao năng lực quản lý cho Cán bộ Vườn
2.
Điều tra, nghiên cứu khoa quốc gia Cúc Phương.
học, bảo tồn thiên nhiên và giáo 3. Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh
dục nâng cao nhận thức môi học và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân
trường.
địa phương.
3.
Phát triển du lịch sinh 4. Thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào
thái,góp phần vào sự phát triển các hoạt động bảo tồn.
kinh tế xã hội, cải thiện sinh kế 5. Phát triển du lịch sinh thái nhằm khai thác có
của người dân địa phương và hiệu quả tiềm năng đa dạng sinh học và các giá
bảo vệ an ninh quốc phòng.
trị nhân văn tại khu vực vùng lõi, vùng đệm của
4.
Bảo vệ rừng đầu nguồn Vườn quốc gia Cúc Phương.
cho mục đích thủy lợi và cho 4
huyện xung quanh Vườn.
Tỉnh: Ninh Bình
Huyện: Nho Quan
Ngày hoàn thành OMP: 30/12/2010

Tên và chức vụ người chuẩn bị OMP:
1. Nguyễn Thị Thoa – Chuyên gia tư vấn
2. Nguyễn Thế Cường - Chuyên gia tư vấn

3. Đỗ Văn Lập - Phó Giám đốc VQG Cúc
Phương.
4. Nguyễn Mạnh Cường – Phó Trưởng
phòng KH&HTQT.
5. Lê Trọng Đạt - Cán bộ phòng
KH&HTQT.
6. Với sự hỗ trợ của Nhóm Tư vấn Miền
Bắc, Ban Giám đốc vườn, các phòng
ban liên quan (Hạt Kiểm lâm, Phòng
Kế hoạch – Tài vụ) và chính quyền các
cấp và cộng đồng điạ phương quanh
vườn.

4


A. THÔNG TIN CƠ SỞ
1. Tình trạng hiện tại của VQG Cúc Phương
Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên được thành lập ở Việt Nam. Dựa trên những
giá trị độc đáo về lịch sử địa chất, cảnh quan và ý nghĩa khoa học của thực vật và động vật
ở Cúc Phương, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 72/TTg ngày 7/7/1962 xây dựng
bảo vệ và quản lý khu rừng Cúc Phương trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học về động thực
vật và lâm học nhiệt đới. Ngày 8/1/1966 theo Quyết định số 18/QĐLN của Tổng Cục Lâm
nghiệp đã chính thức thành lập Ban quản lý và xây dựng Vườn quốc gia Cúc Phương.
Nhiệm vụ chủ yếu của Vườn quốc gia là quản lý và bảo vệ 25.000 ha rừng, tổ chức nghiên
cứu khoa học, tổ chức dịch vụ du lịch nghỉ ngơi và học tập nghiên cứu.
Năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã phê duyệt luận
chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng Vườn quốc gia Cúc Phương với diện tích điều chỉnh là
22.200 ha. Đây là luận chứng KTKT đầu tiên cho một Vườn quốc gia ở Việt Nam, làm cơ
sở định hướng cho việc xây dựng và phát triển các Vườn quốc gia sau này. Một trong những

thắng lợi của công tác bảo vệ là Vườn đã di chuyển tốt đẹp 6 bản ở Cúc Phương và 72 hộ
huyện Lạc Sơn đến nơi định cư mới ngoài Vườn quốc gia.
Gần 50 năm qua, Vườn quốc gia Cúc Phương luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được
giao trong đó có nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, xây dựng đội ngũ kiểm lâm trong sạch
vững mạnh, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho công tác bảo vệ, nghiên cứu khoa học và
phục vụ đời sống CBCNV của Vườn. Vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành địa điểm du
lịch hấp dẫn cho nhiều đối tượng, số lượng du khách ngày càng đến đông hơn.
Với những thành tích lao động xây dựng và bảo vệ. Năm 2000 Vườn quốc gia Cúc
Phương đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ
đổi mới.
Tuy vậy suốt từ năm 1988 đến nay, Vườn quốc gia xây dựng và phát triển trên cơ sở
định hướng của luận chứng KTKT đã được phê duyệt và kế hoạch nhiệm vụ hàng năm.
Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế xã hội đang phát triển mạnh mẽ, Vườn quốc gia Cúc
Phương cũng đang trong giai đoạn chuyển mình trong quá trình hội nhập và xây dựng. Để
Cúc Phương trở thành Vườn quốc gia có quy mô xứng đáng với vị thế vốn có, trong năm
2010, Vườn Quốc Gia Cúc Phương đã được Tổng Cục Lâm nghiệp phê duyệt dự án “Xây
dựng Kế hoạch Quản lý điều hành cho Vườn Quốc Gia Cúc Phương giai đoạn 2010 2015 và định hướng đến 2020” do Quỹ Bảo tồn Việt Nam VCF quản lý.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục Lâm nghiệp, Vườn quốc gia Cúc Phương đã cùng
các cơ quan tư vấn tổ chức tiến hành tổ chức hội thảo Đánh giá nhu cầu bảo tồn, Xây dựng
báo cáo tham vấn xã hội và Hội thảo 3 cấp để xây dựng Kế hoạch Quản lý điều hành cho
Vườn Quốc Gia Cúc Phương giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến 2020 nhằm định
hướng cho công tác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, phát triển
kinh tế xã hội vùng đệm của Vườn Quốc Gia Cúc Phương và để Cúc Phương xứng đáng là
ngọn cờ đầu trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam
Mục tiêu của VQG là:
- Bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên rừng; Bảo tồn hệ sinh thái vùng núi đá vôi và các nguồn
gen động, thực vật hoang dã, bảo vệ cảnh quan và phục hồi rừng.
- Điều tra, nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên và giáo dục nâng cao nhận thức môi
trường.
- Phát triển du lịch sinh thái góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, cải thiện sinh kế

5


của người dân địa phương và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn, hàng năm Vườn được cấp kinh phí
từ ngân sách nhà nước. Kinh phí này đáp ứng các hoạt động thường xuyên của đơn vị, các
dự án như dự án 661, dự án Bảo tồn các loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam ở Vườn
Quốc Gia Cúc Phương và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư vùng lõi Vườn quốc gia
Cúc Phương. Ngoài ra, không còn nguồn ngân sách nào khác thường xuyên cung cấp cho
các hoạt động quản lý.
Hiện có 8 Bản thuộc các xã nói trên đang còn nằm trong ranh giới của VQG với 1.801
nhân khẩu thuôc 396 hộ gia đình vẫn đang nằm trong nằm trong Phân khu Bảo vệ Nghiêm
ngặt. Các hoạt động lấn chiếm đất rừng của một số hộ dân ở các thôn thuộc vùng lõi vẫn
diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
Người dân vùng đệm Vườn quốc gia đang tham gia trực tiếp vào các chương trình của
Vườn (dự án 661) để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống như: Nhận khoán bảo vệ rừng,
tham gia trồng rừng và tuần tra bảo vệ rừng...
Về cơ bản vườn quốc gia Cúc Phương là một hòn đảo xanh, bao quanh là một cộng
đồng dân cư đông đúc của 14 xã thuộc 4 huyện. Do đó người dân dễ dàng tiếp cận để khai
thác, vận chuyển lâm sản và săn bắt động vật hoang dã.
Nhằm giảm thiểu sự tác động của người dân vào tài nguyên thiên nhiên, Vườn quốc gia
Cúc Phương đã tổ chức nhiều đợt tuyền truyền để nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên
cho người dân sống xung quanh Vườn và khuyến khích người dân tham gia các hoạt động
bảo vệ rừng; xây dựng quy ước bảo vệ rừng với các thôn. Tuy nhiên, do đời sống kinh tế
của các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định nên họ vẫn phải
sống dựa vào nguồn tài nguyên rừng. Để giải quyết vấn đề này cần phải phát triển kinh tế
và hỗ trợ sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụ cho người dân sống trong vùng lõi và vùng
đệm.
Việc lấn chiếm đất của người dân sống ở khu vực giáp ranh với Vườn vẫn diễn ra. Người
dân lấn chiếm đất chủ yếu để trồng các loại cây như mía, sắn và làm nhà ở. Cho đến nay về

cơ bản đã đóng cọc mốc ranh giới giữa VQG và địa phương. Tuy nhiên, vẫn có một vài vị
trí ranh giới ở Thanh Hóa còn tranh chấp chưa giải quyết được. Diện tích đất thổ cư và nông
nghiệp trong VQG chưa phân tách khỏi VQG cũng gây khó khăn cho công tác quản lý.
2. Vị trí và ranh giới
Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trên tọa độ địa lý từ 20o14' đến 20o 24' vĩ độ Bắc và từ
105o 29' đến 105o 44' kinh độ Đông. Cách Hà Nội 100 km về phía Tây Nam và cách biển
Đông 60 km về phía Tây. Vườn có tổng diện tích 22.200 ha, chiều dài khoảng 30 km, rộng
khoảng 6 -10 km và nằm trên địa phận hành chính của 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và
Thanh Hóa. Trong đó, 11.350 ha (51,1%) thuộc tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha (26,4%) thuộc
tỉnh Hòa Bình và 5.000 ha (22,5%) thuộc tỉnh Thanh Hóa. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm
ở phía Tây tỉnh Ninh Bình, cách quốc lộ 1A 30 km và cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía
Nam.
a) Phạm vi ranh giới
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong khối núi đá vôi mà ranh giới bao gồm đường ven
chân dãy núi đá vôi. Chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam giáp với các xã là: Tân Mỹ,
Ân Nghĩa, Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn và các xã Lạc Thịnh, thị trấn Hàng Trạm, Yên
6


Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương thuộc huyện Yên Thủy, Hòa Bình. Phía Đông Nam và
Nam giáp xã Yên Quang, Văn Phương và Cúc Phương. Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã
Thạch Lâm, Thành Mỹ, Thành Yên huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Diện tích VQG nằm
trong phần đất của 14 xã, trong đó: 9 xã của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, Hòa Bình. 2 xã
của huyện Nho Quan, Ninh Bình. 3 xã của huyện Thạch Thành, Thanh Hóa.
Ranh giới của Vườn đã được phê duyệt theo Quyết định số 139/CT. Theo luận chứng
kinh tế kỹ thuật năm 1988, diện tích VQG được điều chỉnh còn 22.200 ha. Ranh giới VQG
được xác định như sau: "Phía Bắc và Đông Bắc bắt đầu từ ngã ba Sông Bưởi - Sông Bé
(bản Khanh), ven theo các dãy núi đá vôi thuộc các xã Yên Nghiệp (Huyện Lạc Sơn, Hòa
Bình), Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương (Huyện Yên Thủy - Hòa Bình),
Yên Quang, Văn Phương (Huyện Nho Quan Ninh Bình), theo chân núi phía trong các Hồ

Yên Quang chạy về đến Quèn Thạch xã Cúc Phương. Phía Tây và Tây Nam: Từ ngã ba
sông Bưởi- sông Bé (bản Khanh), dọc theo sông Bưởi về phía Nam gần 1km sau đó chạy
theo dông lên núi Keo về Khu Hạ (Thôn Nội Thành), tiếp tục theo sông Ngang đến ngã ba
sông Bưởi- sông Ngang. Từ đây ranh giới theo sông Bưởi khoảng 2,5 km, tiếp tục theo con
đường mòn ven khe giữa hai dãy núi đến xã Thành Yên. Ranh giới men theo chân phía
ngoài dãy núi đá vôi qua Động Con Moong, Động Vui Xuân, qua Quèn Giang, bản Sấm
theo khe cạn bản Nga ngoài, chạy theo đường ô tô đến Quèn Thạch." Cho đến ngày nay,
ranh giới VQG Cúc Phương như mô tả trên vẫn còn nguyên giá trị pháp lý.
VQG Cúc Phương có tổng diện tích tự nhiên 22.200 ha, được chia thành các phân khu
sau: Phân khu Bảo vệ Nghiêm ngặt: gồm 16.800 ha chủ yếu nằm ở phía Tây Nam, hình
thức bảo vệ nghiêm ngặt được áp dụng nhằm duy trì hệ sinh thái và sự đa dạng của loài
động thực vật hoang dã. Phân khu Phục hồi Sinh thái: gồm 3.600 ha là rừng phục hồi
sinh thái sau nương rẫy và rừng và phục nhanh các hệ sinh thái bị ảnh hưởng trong khu vực.
Phân khu Hành chính Dịch vụ: gồm 1.800 ha chủ yếu nằm ở phía Đông và Trung tâm
Bống-Cúc Phương ở phía Tây. Phân khu này bao gồm trụ sở chính của VQG, văn phòng
Hạt Kiểm lâm, Trung tâm cứu hộ Bảo tồn các loài động thực vật hoang dã quý hiếm và
Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.
Vùng đệm VQG được quy hoạch gồm 30.625 ha thuộc địa bàn 14 xã; trong đó 9 xã
của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, Hòa Bình, 2 xã của huyện Nho Quan, Ninh Bình, 3 xã
của huyện Thạch Thành, Thanh Hóa.
3. Tóm tắt giá trị đa dạng sinh học
Vườn quốc gia Cúc Phương được hình thành từ khối núi đá vôi chạy từ Vân Nam
(Trung Quốc) kéo xuống cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) chạy qua dãy Pù Luông (tỉnh
Thanh Hoá), dãy Ngọc Sơn (Tỉnh Hoà Bình) rồi qua Cúc Phương xuống đến dãy Tam Điệp
(tỉnh Ninh Bình) và kết thúc là những đảo biệt lập tại biển Nga Sơn (Thanh Hóa). Với chiều
dài hàng trăm ki lô mét của khối núi đá vôi này có đủ các dạng địa hình Karst: Karst che
phủ, Karst nửa che phủ, Karst sót và trên các đỉnh là địa hình Caren. Do quá trình Karst
hoạt động bền bỉ suốt ngày đêm trải qua hàng triệu triệu năm ở những khối núi trên đã hình
thành nên hàng trăm những hang động lớn, hàng nghìn lỗ hút, và nhiều vó thoát nước.
Cúc Phương nằm trong đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Ở độ cao so với

mực nước biển từ 140 m đến 648 m Địa hình chủ đạo là các dãy núi đá vôi xen kẽ với
những đồi và thung lũng đất chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình bị chia cắt
rất mãnh liệt nên đã tạo ra nhiều vùng tiểu khí hậu, vi khí hậu khác nhau. Đây là tiền đề
hình thành nên những thảm thực vật khác nhau, làm cho tính đa dạng sinh học của khu rừng
Cúc Phương rất đa dạng, phong phú và cũng mang tính đặc thù riêng của nó. Đây cũng
7


chính là những nơi cư trú lý tưởng của các loài động, thực vật, kể cả con người từ thuở xa
xưa.
3.1. Hệ thực vật.
Cúc Phương là nơi rất đa dạng về loài và cấu trúc tổ thành trong hệ thực vật. Với diện
tích chỉ có 0,07% so với cả nước, nhưng lại có số họ thực vật chiếm tới 57,93%; số chi
chiếm 36,09% và số loài chiếm 17,27% trong tổng số loài của cả nước.
Cúc Phương là nơi có nhiều loài thực vật di cư cùng sống với nhiều loài bản địa. Đại
diện cho thành phần bản địa là các loài trong họ Long não (Lauraceae), Ngọc lan
(Magnoliaceae) và họ Xoan (Meliaceae). Đại diện cho các loài di cư từ phương Nam ấm áp
là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae). Đại diện cho luồng thực vật có nguồn gốc từ
phương Bắc là các loài trong họ Dẻ (Fagaceae).
Cúc Phương còn diện tích rừng nguyên sinh đáng kể, chủ yếu tập trung trên vùng núi đá
vôi và ở các thung lũng trung tâm Vườn. Chính do vị trí đặc biệt nên đã dẫn đến kết cấu tổ
thành loài thực vật của rừng Cúc Phương rất phong phú.
Kết quả điều tra những năm gần đây (2008), đã thống kê được 2234 loài thuộc 931 chi,
231 họ của 7 bộ (Biểu 1). Trong đó có rất nhiều loài có giá trị: 430 loài cây thuốc, 229 loài
cây ăn được, 240 loài cây có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, nhuộm, 137 loài cho tanin...,
118 loài (Biểu 5) được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách đỏ thế giới (IUCN)
năm 2010. Bao gồm một số loài nổi bật như: Sưa Bắc bộ (Dalbergia tonkinensis); Chò chỉ
(Parashorea chinensis), Lim xanh (Erythrophloeum fordii); Kim giao (Nageia fleyri). Có 11
loài thực vật đặc hữu (Biểu 2) bao gồm: Chè hoa vàng Cúc Phương (Camellia
cucphuongensis); Thu hải đường Cúc Phương (Begonia cucphuongensis); Pistacia Cúc

Phương (Pistacia cucphuongensis); Khoai nưa Cúc Phương (Amorphophallus dzui); Lan
Viet-orchid (Vietorchis aurea); Cói túi Cúc Phương (Carex trongii), vv
Biểu 1. Số loài thực vật bậc cao ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Stt

Ngành Thực Vật

1 Ngành rêu (Bryophyta)
Ngành quyết lá thông
2
(Psilotophyta)
Ngành thông đất
3
(Lycopodiophyta)
Ngành cỏ tháp bút
4
(Equisetophyta)
Ngành Dương xỉ
5
(Polypodiophyta)
Ngành hạt trần
6
(Gymnospermae)
Ngành hạt kín
7
(Angiospermae)
Tổng

Bộ


Họ

Chi

Loài

9
1

31

74

127

1

1

1

2

2

9

1

1


1

27

56

129

3

3

7

166

794

1960

231

931

2234

2
1
7

3
86
109

Sách đỏ IUCN
VN
1

2
4
30
37

Trong quá trình điều tra nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện được 2 chi thực
vật mới cho Việt Nam, đó là chi Nyctocalos thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae) và chi
8


Garrdneria thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Một điều đặc biệt hơn đó là đã phát hiện được
1 chi mới và 1 loài mới cho khoa học, đó là loài Vietorchis aurea Averyanov thuộc họ Lan
(Orchidaceae).
Biểu 2: Các loài thực vật đặc hữu ở Cúc Phương
Stt

Tên địa phương

Tên khoa học

1


Chè hoa vàng Cúc Phương

Camelli cucphuongensis Ninh (Theaceae)

2

Thu hải đường Cúc Phương

Begonia cucphuongensis H. Q. Nguyen &
Tebbitt (Begoniaceae)

3

Pistacia Cúc Phương

Pistacia cucphuongensis Dai (Anacardiaceae)

4

Lờ nàng

Spatholirion cucphuongensis Sp. Nov.
(Commelinaceae)

5

Sến đất Cúc Phương

Photinia cucphuongensis N. T. Hiep & Yakovl.
(Rosaceae)


6

Mô biến thiên

Brassaiopsis variabilis C. B. Shang
(Araliaceae)

7

Khoai nưa Cúc Phương

Amorphophallus dzui Hett. (Araceae)

8

Lan Viet-orchid

Vietorchis aurea Aver & Averyanova
(Orchidaceae)

9

Mang sạn Cúc Phương

Heritiera cucphuongensis Thin & Cuong
(Sterculiaceae)

10


Cà lồ Cúc Phương

Caryodapnopsis bilocellata (Lauraceae)

11

Cói túi Cúc Phương

Carex trongii K. Khoi (Cyperaceae)

3.2. Hệ động vật.
3.2.1. Động vật có xương sống
Khu hệ động vật ở Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Kết quả nghiên
cứu năm 1971 của Lê Hiền Hào cùng cộng sự đã tập hợp kết quả nghiên cứu của bản thân
cũng như của các tác giả khác trong nước tiến hành từ năm 1963 tại Cúc Phương cho thấy
về thành phần khu hệ động vật có xương sống ở Cúc Phương gồm 28 Bộ, 82 Họ và 251
loài.
Từ đó đến nay, Vườn quốc gia Cúc Phương đã kết hợp với các nhà khoa học và
ngoài nước tiến hành nghiên cứu bổ sung về khu hệ động vật có xương sống ở Cúc Phương,
đã phát hiện thêm: 7 Bộ, 38 Họ và 408 loài mới cho Cúc Phương. Kết quả nghiên cứu đến
năm 2008 (Biểu 3) cho thấy thấy hiếm có khu vực nào của Việt Nam có tính đa dạng sinh
học cao như vậy.
Về Thú, có 133 loài, chiếm 51,35% tổng số loài thú trong cả nước (259 loài). Về Chim,
VQG Cúc Phương cũng được Birdlife đánh giá là một trong những Vùng Chim quan trọng
của Việt Nam. Hiện ở đây đã ghi nhận có 336 loài, chiếm 39,25% tổng số loài chim trong
9


cả nước (856 loài). Về Bò sát, Vườn Quốc gia Cúc Phương có 76 loài, chiếm 26,67% tổng
số loài bò sát trong cả nước (296 loài). Về Lưỡng cư, có 46 loài, chiếm 28,39.% tổng số loài

lưỡng cư trong cả nước (162 loài). Về Cá, Vườn Quốc gia Cúc Phương có 66 loài, chiếm
10,81% tổng số loài cá nước ngọt trong cả nước (610 loài).
Trong tổng số 659 loài động vật có xương sống có tới 73 loài (Biểu 5) được ghi trong
sách Đỏ Việt Nam, một số loài đặc hữu của Cúc Phương như Voọc mông trắng
(Trachipythecus francoisi delacouri), Sóc bụng đỏ (Callosciurus erythraeus
cucphuongensis), Thằn lằn tai Cúc Phương Tropidophorus cucphuongensis, Chàng Mẫu
Sơn Rana maosonesis, Cá niết Cúc Phương Pterocryptis cucphuongensis v.v...
Biểu 3. Thành phần loài của khu hệ động vật có xương sống
ở Cúc Phương
Số
TT
1
2
3
4
5

Lớp

Bộ

Họ

Loài

7
2
1
17
8

35

16
15
6
55
28
120

66
76
46
336
135
659


Bò sát
Ếch nhái
Chim
Thú
Tổng cộng

Sách đỏ Sách đỏ
VN
IUCN
6
1
15
8

3
1
17
6
32
18
73
34

3.2.2 Động vật không xương sống
Khu hệ động vật không xương sống Cúc Phương lại càng phong phú và đa dạng.
Trong giai đoạn từ 2000-2008 đã thu thập được khoảng 7.400 mẫu động vật không xương
sống bao gồm 1.670 loài và dạng loài côn trùng, 14 loài giáp xác, 18 loài và dạng loài đa
túc, 16 loài hình nhện, 52 loài và dạng loài giun đốt, 129 loài và dạng loài nhuyễn thể và rất
nhiều loài động vật bậc thấp khác. Tuy nhiên, do lĩnh vực động vật bậc thấp vẫn còn ít được
chú ý, mới chỉ được nghiên cứu rất ít nên đây chỉ là những nghiên cứu thông kê ban đầu.
Thực tế khu hệ động vật không xương sống ở Cúc Phương cực kỳ phong phú và đa dạng,
nên ước đoán số loài động vật không xương sống còn cao hơn nhiều.
Thành phần các loài trong từng nhóm động vât không xương sống được thể hiện tóm
tắt trong Biểu 4 dưới đây.

Biểu 4. Cấu trúc thành phần loài của khu hệ động vật không xương sống ở
Cúc Phương
TT
Ngành/Lớp/Bộ
Họ
Loài
Ghi chú
NGÀNH CHÂN KHỚP– ARTHROPODA
I. LỚP CÔN TRÙNG – INSECTA

1 Bộ Gián – Blattoidea
3
8
10


TT
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

25
26
27
28
29
30
31
32
33

Ngành/Lớp/Bộ
Bộ Cánh cứng – Coleoptera
Bộ Cánh da - Dermaptera
Bộ Hai cánh – Diptera
Bộ Cánh khác – Heteroptera
Bộ Cánh giống - Homoptera
Bộ Cánh màng - Hymenoptera
Bộ Cánh bằng - Isoptera
Bộ Bọ ngựa - Mantoidea
Bộ Cánh vẩy – Lepidoptera
Bộ Cánh gân - Neuroptera
Bộ Chuồn chuồn - Odonata
Bộ Cánh thẳng - Orthoptera
Bộ Bọ que - Phasmatodea

Họ
37
2
7
8

14
13
1
3
11
1
11
11
3
125
II. LỚP NHIỀU CHÂN – MYRIAPODA
Bộ Glomerida
1
Bộ Julida
1
Bộ Polydesmida
2
Bộ Sphaerotheriida
1
Bộ Spirobolida
1
Bộ Spirostreptida
2
8
III. LỚP HÌNH NHỆN – ARACHNIDA
Bộ Araneae
7
Bộ Palgigradi
Bộ Phalangida
Bộ Psuedoscorpionida

Bộ Scorpionida
Bộ Uropygi
7
IV. LỚP GIÁP XÁC – CRUSTACEA
Bộ Decapoda
4
NGÀNH GIUN ĐỐT – ANNELIDA
V. LỚP GIUN ÍT TƠ – OLIGOCHAETA
Bộ Lumbricimorpha
3
NGÀNH THÂM MỀM – MOLLUSCA
VI. LỚP CHÂN BỤNG – GASTROPODA
Bộ Archaeogastropoda
3
Bộ Caenogastropoda
6
Bộ Basommatophora
1
Bộ Sigmurethra
6
Bộ Stylommatophora
8
24
Tổng cộng
169

Loài
454
4
98

129
94
314
5
14
378
1
56
96
19
1670

Ghi chú

2
1
11
1
1
2
18
11
1
1
1
1
1
16
28
52

22
36
1
23
47
129
1899

3.3. Cổ sinh học
Ngoài các di vật hóa thạch của người và động vật tiền sử đã được phát hiện và khai
11


quật và công bố từ trước. Gần đây, năm 2000 một hóa thạch động vật biển có xương sống
(ĐVCXS) đã được phát hiện tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Hóa thạch lộ ra trong đá vôi
phân lớp dầy thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa (T2), cách ngày nay khoảng 200 đến
230 triệu năm, gồm ít nhất 12 đốt sống nguyên vẹn, khoảng 10 đoạn xương sườn và một số
xương khác. .
Hóa thạch trên đá vôi này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và sơ bộ xác định đây
là loài Placodontia (Bò sát răng phiến). Theo các nhà khoa học đây là phát hiện đầu tiên ở
Đông Nam Á về Placodontia.
Biểu 5: Danh sách các loài Động, thực vật quan trọng đối với bảo tồn
Stt
I
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
II
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.

Tên Việt Nam

Sưa
Thiết đinh
Đảng sâm
Gù hương
Hoàng thảo (cẳng
gà)
Chân trâu xanh
Lan hài đốm
Tiên hài
Tuế lá rộng
Tuế Hoà Bình
Tuế dolicho
Tuế núi đá vôi
Bi tát Cúc
Phương*
Dơi chó tai ngắn
Dơi lá quạt
Dơi lá Tô Ma
Dơi mũi nhỏ
Dơi thuỳ không
đuôi
Dơi tai sọ cao
Dơi I ô
Dơi cánh dài
Cu li lớn
Cu li nhỏ
Khỉ mốc
Khỉ vàng
Khỉ mặt đỏ
Voọc xám

Voọc đen mông
trắng
Vượn đen má
trắng
Chó sói đỏ
Gấu ngựa
Chồn vàng
Rái cá thường

Tên khoa học

Sách đỏ Việt
Nam (2007)

Phân hạng IUCN
(2010)

Thực vật
Dalbergia tonkinensis Prain
Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex
Schum.
Codonopsis javanica
Cinnamomum balansae Lecomte

VU

VU B1+2e

VU
R


VU A1a,c,d+2c,d
VUA1c

Dendrobium nobile Lindl.

R

VU A1d

Nervilia aragoana Gaudich.
Paphiopedilum concolor (Lindl.) Pfitz.
Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl.)
Stein
Cycas balansae Warb.
Cycas hoabinhensis K.L. Phan & T.H.
Nguyen
Cycas dolichophylla K.D. Hill, T.H.
Nguyen & K.L. Phan
C. sexseminifera F.N. Wei

VU A1cd

VU B1+2b,c,e
EN A1c,d+2d
T

EN A1c,d+A2d
NT
EN A4c

VUA2c
LR

Pistacia cucphuongensis Dai
Động vật
Cynopterus brachyotis
Rhinolophus paradoxolophus
Rhinolophus thomasii.
Hipposideros turpis
Coelops frithi

VU
VU
VU

VU
EN

R

Myotis siligorensis
Ia io
Miniopterus schreibersii
Nycticebus coucang
Nycticebus pymaeus
Macaca assamensis
Macaca mulata
Macaca arctoides
Trachipithecus phayrei crepusculus
Trachipithecus delacouri


LR
VU
VU
VU
VU
LR
VU
VU
EN

NT
VU
VU
VU
LC
VU
EN
CR

Nomascus leucogenis

EN

CR

Cuon alpinus
Ursus thibetanus
Martes flavigula
Lutra lutra


EN
EN

EN
VU

VU

NT

12


Stt

Tên Việt Nam

34.
35.

Rái cá nhỏ
Cầy giông Tây
Nguyên
Cầy gấm
Cầy mực
Cầy tai trắng
Cầy vằn
Mèo rừng
Mèo cá

Báo lửa
Báo gấm
Báo hoa mai
Hổ
Cheo cheo
Hươu sao
Sơn dương
Tê tê
Sóc đen
Sóc bụng đỏ đuôi
hoe*
Sóc bay lông tai
Sóc bay lớn
Sóc bay xám
Cốc đế
Vịt đầu đen
Diều ăn ong
Diều cá đầu xám
Ưng bụng hung
Ưng mày trắng
Diều xám
Đại bàng Mã Lai
Cắt nhỏ
Công
Cú lợn rừng
Niệc nâu
Niệc mỏ vằn
Hồng hoàng
Gõ kiến đầu đỏ
Đuôi cụt nâu

Quạ khoang
Tắc kè
Rồng đất
Thằn lằn bóng Sa
Pa*
Thằn lằn tai Cúc
Phương*
Thằn lằn tai Ba
Vì*
Kì đà hoa
Trăn hoa
Rắn sọc đốm đỏ
Rắn sọc đuôi
khoanh
Rắn sọc xanh
Rắn sọc dưa
Rắn ráo thường
Rắn ráo trâu

36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.

47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.
58.
59.
60.
61.
62.
63.
64.
65.
66.
67.
68.
69.
70.
71.
72.
73.
74.
75.
76.

77.
78.
79.
80.
81.
82.
83.
84.

Tên khoa học
Aonyx cinera
Viverra tainguyenensis
Prionodon pardicolor
Arctictis binturong
Arctogalidia trivirgata
Chrotogale owstoni
Prionailurus bengalensis
Prionailurus viverrinus
Catopuma temmincki
Neofelis nebulosa
Panthera pardus
Panthera tigris
Tragulus javanicus
Cervus nippon
Carpicornis sumatraensis
Manis pentadactyla
Ratufa bicolor gigantea
Calloscirus erythraeus cucphuongis
Belomys pearsoni
Petaurista petaurista lylei

Hylopestes phayrei
Phalacrocorax carbo
Aythya baeri
Pernis ptilorhynchus
Ichthyophaga ichthyaetus
Accipiter virgatus
Accipiter nisus
Butastur liventer
Ictinaetus malayensis
Microhierax sp.
Pavo muticus
Phodilus badius
Anorrhinus tickelli
Aceros undulatus
Buceros bicornis
Picus rabieri
Pitta phayrei
Corvus torquatus
Gecko gecko
Physignathus cocincinus
Mabuya chapaensis

Sách đỏ Việt
Nam (2007)
VU
VU
R
EN
R
VU


VU
VU

EN
EN
EN
CR
CR
VU
EW
EN
EN
VU

EN
NT
VU
NT
EN
DD
CR
VU
EN

CR
VU
VU
EN


DD

EN
T
NT
VU
VU
VU
LR
EN
EN
T
VU
VU
VU
LR
EN
VU
VU

Tropidophorus cucphuongensis
Tropidophorus baviensis
Varanus salvator
Python molorus
Elaphe porphyracea nigrofasciata
Elaphe moellendorffii

EN
CR
VU

VU

Elaphe prasina
Elaphe radiata
Ptyas korros
Ptyas mucosus

VU
VU
EN
EN

13

Phân hạng IUCN
(2010)
VU

VU
NT
NT
NT


Stt

Tên Việt Nam

Tên khoa học


Sách đỏ Việt
Nam (2007)
EN
EN

85.
86.

Phân hạng IUCN
(2010)

Rắn cạp nong
Bungarus fasciatus
Rắn hổ mang
Naja naja
thường
87.
Rắn hổ chúa
Ophyophagus hannah
CR
88.
Rùa sa nhân
Pyxidae mouhotii
EN
89.
Rùa câm
Mauremys mutica
EN
90.
Rùa cổ sọc

Ocadia sinensis
EN
91.
Rùa bốn mắt
Sacalia quadriocella
EN
92.
Rùa đất Sê pôn
Cyclemys tcheponensis
LR/nt
93.
Rùa núi vàng
Indotestudo elongata
EN
EN
94.
Ba ba gai
Palea steindachneri
VU
EN
95.
Ba ba trơn
Pelodiscus sinensis
VU
96.
Giải
Pelochelys bibronii
EN
EN
97.

Cóc mày gai mí
Megophrys palpralespinosus
CR
98.
Cóc rừng
Bufo galeatus
VU
99.
Chàng Mẫu Sơn
Rana maosonensis
100.
Ếch cây sần Bắc
Theloderma corticale
EN
DD
Bộ
101.
Êch cây xanh
Polypedates kio (reiwardtii)
EN
VU
102.
Cá chình
Anguilla sp.
EN
103.
Cá ngạnh
Cranoglanis sinensis
VU
104.

Cá lăng
Hemibagrus guttatus (elongatus)
VU
105.
Cá niết Cúc
Pterocryptis cucphuongensis
Phương*
106.
Cá chiên
Bagarius rutilus (bagarius)
VU
Ghi chú : Một số loài đánh dấu* tuy không nằm trong phân hạng Sách đỏ Việt nam hoặc IUCN song là loài đặc hữu
có giá trị khoa học và bảo tồn nên cũng được đưa vào bảng này

4. Tình hình kinh tế xã hội
4.1 Dân tộc
Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trong khu vực 14 xã gồm hai dân tộc sinh sống (Biểu
6,7) chủ yếu. Dân tộc Mường chiếm 76,6% tổng số nhân khẩu trong khu vực, còn lại là dân
tộc Kinh chiếm 23,4%. Hai dân tộc đã có quá trình sống cộng đồng lâu đời cả về kinh tế,
văn hóa hôn nhân gia đình. Những năm gần đây trong quá trình đổi mới, nền kinh tế thị
trường đã thâm nhập vào các làng bản dân tộc Mường đang làm mất dần đi những nét văn
hóa và sinh hoạt đặc trưng. Tuy vậy, vẫn còn những bản ở vùng sâu vùng xa còn giữ được
những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng... mang đậm đà bản sắc dân tộc Mường.
Những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá này là nguồn tài nguyên nhân văn có khả năng
phát huy để phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, văn hóa nhân văn sau này.
Biểu 6: Cơ cấu dân tộc các xã nằm trong Vườn Quốc gia
Đơn vị tính: Người
Stt
I
1

2
II
3
III
4

Xã, Bản
Xã Cúc Phương
Bản Nga 1
Bản Nga 2
Xã Ân Nghĩa
Bản Khanh
Xã Thạch Lâm
Bản Thống Nhất

Cộng

Dân tộc Kinh
Số
%
người

168
283

0
10

155
145


Dân tộc Mường
Số
%
người

Dân tộc khác
Số
%
người

168
273

100,0
96,5

0
0

0

155

100,0

0

0


145

100,0

0

3,5

14


5
6
7
8

Bản Biện Đông
Bản Biện Tây
Bản Đồi
Bản Nghéo
Cộng

140
250
295
365
1801

2
0

0
12

0,8
0,7

140
248
295
365
1789

100,0
99,2
100,0
100,0
99,3

Nguồn: Số liệu thống kê tháng 8/2009 của các Bản
Biểu 7 : Cơ cấu dân tộc các xã vùng đệm VQG Cúc Phương
Đơn vị tính: Người
Stt
I
1
2
3
II
4
5
6

7
8
III
9
10
11
IV
12
13
14

Huyện, Xã, Bản

Cộng

Huyện Nho Quan
Xã Cúc Phương
Xã Văn Phương
Xã Yên Quang
Huyện Yên Thủy
Xã Ngọc Lương
Xã Yên Trị
Xã Phú Lai
Xã Yên Lạc
Xã Lạc Thinh
Huyện Lạc Sơn
Xã Yên Nghiệp
Xã Tân Mỹ
Xã Ân Nghĩa
Huyện Thạch Thành

Xã Thạch Lâm
Xã Thành Yên
Xã Thành Mỹ
Tổng cộng

13.526
2.875
4.237
6.414
30.564
8.928
6.559
3.115
5.915
6.047
19.261
5.342
6.455
7.824
10.407
2.548
3.168
4.691
74.118

Dân tộc Kinh
Số người
%
5.030
37,2

289
10,0
3.093
73,0
1.648
25,7
11.177
36,6
3794
42,5
2243
34,2
623
20,0
3259
55,1
1258
20,8
391
2,0
73
1,4
194
3,0
124
1,6
825
7,9
89
3,5

32
1,0
704
15,0
17.423
23,5

Dân tộc Mường
Số người
%
8.497
62,8
2.587
90,0
1.144
27,0
4.766
74,3
19.387
63,4
5.134
57,5
4.316
65,8
2.492
80,0
2.656
44,1
4.789
79,2

19.230
98,0
5.269
98,6
6.261
97,0
7.700
98,4
9.582
92,1
2.459
96,5
3.136
99,0
3.987
85,0
56.695
76,5

Nguồn: Số liệu thống kê tháng 8/2009 của các xã
4.2. Dân số và lao động
Số liệu điều tra (2009) tại 14 xã vùng đệm VQG Cúc Phương tính đến ngày 31/12/2008.
Tổng số nhân khẩu trong các xã là 74.118 người với 17.028 hộ gia đình. Trong số đó có cả
dân cư đang sinh sống tại 8 Bản trong VQG là 1.801 người với 396 hộ gia đình. Mật độ dân
số trung bình toàn khu vực là 157 người/km 2. Phân bố dân cư giữa các xã không đồng đều,
có xã mật độ dân cư thấp như Cúc Phương 23 người/km 2, Thạch Lâm 39 người/km2, có xã
mật độ cao như Yên Quang 594 người/km 2, Văn Phương 482 người/km2, Yên Trị 363
người/km2. Do đặc điểm dân cư chủ yếu tập trung ở vùng thấp gần các trục đường giao
thông, nên phân bố lao động và sản xuất chủ yếu tập trung ở đây.
Biểu 8 : Hiện trạng dân số và lao động các xã khu vực quy hoạch

Stt
I
1
2

Huyện, Xã
Huyện Nho Quan
Cúc Phương
Văn Phương

Diện tích
tự nhiên
(ha)
143,32
123,73
8,79

Số
bản
27
11
07

Số hộ
gia
đình
3.191
671
995


15

Số nhân khẩu
Số lao động
Tổng
Nữ Tổng số Nữ
số
13.526 6.655 7.585 4.105
2.875 1.415 1.300
704
4.237 2.085 2.085 1.128

Mật độ
người/
km2
94
23
482


3
II
4
5
6
7
8
III
9
10

11
IV
12
13
14

Yên Quang
Huyện Yên Thủy
Ngọc Lương
Yên Trị
Phú Lai
Yên Lạc
Lạc Thinh
Huyện Lạc Sơn
Yên Nghiệp
Tân Mỹ
Ân Nghĩa
Huyện Thạch Thành
Thạch Lâm
Thành Yên
Thành Mỹ
Tổng cộng

10,80
117,28
25,71
18,07
13,26
27,44
32,80

78,93
22,57
30,63
25,73
131,95
65,10
44,29
22,56
471,48

09
71
23
14
08
11
15
45
14
10
21
20
07
04
09
163

1.525
7.552
2.222

1.676
824
1.500
1.330
4.064
1.080
1.430
1.554
2.221
518
692
1011
17.028

6.414 3.156 4.200 2.273
30.564 15.037 18.131 9.812
8.928 4.393 5.821 3.150
6.559 3.227 3.454 1.869
3.115 1.533 1.507
816
5.915 2.910 3.931 2.127
6.047 2.975 3.418 1.850
19.621 9.654 9.215 4.987
5.342 2.628 2.415 1.307
6.455 3.176 4.300 2.327
7.824 3.849 2.500 1.353
10.407 5.120 3.823 2.069
2.548 1.254 1.200
649
3.168 1.559 1.223

662
4.691 2.308 1.400
758
74.118 36.466 38.753 20.974

594
261
347
363
235
216
184
249
237
211
304
79
39
72
208
157

Nguồn: Số liệu niên giám thống kê các Huyện năm 2008
Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2008 trong khu vực VQG là 1,25% bao gồm tăng dân số
tự nhiên và cơ học. Dự báo tỷ lệ tăng dân số mỗi năm sẽ giảm đi khoảng 0,05%.
Số người trong độ tuổi lao động 14 xã vùng đệm là 38.753 người chiếm 52,28% tổng dân
số, trong đó lao động nữ chiếm 54,12%. Về cơ cấu lao động trong thành phần kinh tế, lao
động trong ngành Nông - Lâm nghiệp chiếm 91,85% tổng số lao động, còn lại là lao động
các ngành kinh tế khác.
4.3. Hiện trạng sản xuất

Theo số liệu thống kê đất nông nghiệp trong khu vực chiếm 16,8% tổng diện tích tự
nhiên và phân bố không đều chủ yếu tập trung vùng gần VQG. Diện tích đất Lâm nghiệp
chiếm 54,7%, trong đó 80% là diện tích rừng đặc dụng nằm trong VQG Cúc Phương.
4.3.1. Sản xuất Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo của 4 huyện nhưng do diện tích đất nông
nghiệp (Biểu 9) ít, năng xuất cây trồng thấp, nhiều nơi chỉ có 1 vụ nên đời sống người dân
gặp nhiều khó khăn.
Biểu 9: Thống kê diện tích các loại đất Nông nghiệp các xã
Đơn vị tính: Ha
Stt

Huyện, Xã

Lúa

Ngô

Sắn

Lạc

I
1
2
3
II
4
5
6
7


Huyện Nho Quan
Xã Cúc Phương
Xã Văn Phương
Xã Yên Quang
Huyện Yên Thủy
Xã Ngọc Lương
Xã Yên Trị
Xã Phú Lai
Xã Yên Lạc

1.324
117
396
811
1.811
620
521
249
129

524
290
183
51
1.179
268
284
117
242


33
30
3
336
61
28
16
55

376
51
153
172
1.418
667
320
249
100

16

Đậu
tương
40
35
5
116
27
29

-

Mía
117
110
7
231
110
43
18
44


Stt
8
III
9
10
11
IV
12
13
14

Huyện, Xã
Xã Lạc Thinh
Huyện Lạc Sơn
Xã Yên Nghiệp
Xã Tân Mỹ
Xã Ân Nghĩa

Huyện Thạch Thành
Xã Thạch Lâm
Xã Thành Yên
Xã Thành Mỹ
Tổng cộng

Lúa

Ngô

Sắn

Lạc

292
1.157
326
431
400
416
115
141
160
4.708

268
1.323
141
882
300

244
155
35
54
3.270

176
406
152
99
155
54
45
9
829

82
25
19
6
53
53
1.872

Đậu
tương
60
14
14
25

25
195

Mía
16
328
113
107
108
744
65
304
375
1.420

Đối với 8 Bản trong VQG, diện tích đất canh tác nông nghiệp (Biểu 10) còn ít hơn, phần
lớn sản xuất một vụ, năng xuất thấp.
Biểu 10: Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp các Bản trong vùng lõi Vườn
Quốc gia
Đơn vị tính: Ha
Đậu
Stt
Huyện, Xã
Lúa
Ngô
Sắn
Lạc
Mía
tương
I Xã Cúc Phương

15,5
12,0
24,1
1,1
2,9
1 Bản Nga 1
4,7
3,2
9,7
1,1
2 Bản Nga 2
10,8
9,8
14,4
2,9
II
Xã Ân Nghĩa
2,3
3,0
5,0
3 Bản Khanh
2,3
3,0
5,0
III Xã Thạch Lâm
13,0
62,0
16,0
5605
4 Bản Thống Nhất

4,5
18,5
5 Bản Biên
5,0
26,0
8,0
13,0
6 Bản Đồi
18,0
8,0
11,0
7 Bản Nghéo
8,0
13,5
14,0
Cộng
30,8
77,0
29,1
1,1
16,0
59,4
Nguồn: Số liệu thống kê 2008 các bản.
4.3.2. Chăn nuôi
Nhờ diện tích đất đồi núi trọc thuộc diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, nên chăn
nuôi đại gia súc khá phát triển. Trung bình các xã có khoảng 500 - 600 con trâu và 400 500 con bò. Phần lớn trâu, bò được chăn thả ở các bãi cỏ ven rừng, tối mới đưa về chuồng
trại. Chăn nuôi lợn cũng phát triển trong các hộ gia đình, bình quân mỗi hộ có từ 2 - 3 con.
Vài năm trở lại đây có xu hướng nuôi một số loại thú hoang dã thương phẩm như lợn rừng,
nhím. Chăn nuôi đã đóng góp đáng kể cung cấp sức kéo và lượng phân bón cho sản xuất
nông nghiệp. Sản xuất thủy sản hầu như không đáng kể, việc nuôi thủy sản chủ yếu cung

cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho đời sống nhân dân trong khu vực.
4.3.3. Sản xuất Lâm nghiệp
Hiện nay phần lớn diện tích rừng của 14 xã vùng đệm đã được giao khoán cho các hộ
dân quản lý bảo vệ kể cả một số diện tích trong vùng lõi giáp ranh với vùng đệm cũng được
VQG Cúc Phương giao khoán cho người dân bảo vệ. Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng
thực hiện được ít và hiệu quả thấp, một phần do vốn đầu tư thấp, một phần do cơ chế chính
17


sách quyền lợi của người dân từ khoanh nuôi phục hồi rừng. Những năm gần đây được sự
hỗ trợ của Nhà nước từ chương trình 661, dự án KFW4, diện tích rừng trồng tăng đều hàng
năm. Năm 2008 đã trồng được 312 ha với các loài cây Keo Lai, Bạch đàn và một số loài
cây có giá trị như Lát hoa, Trám trắng, Dó bầu, Vù hương.
4.3.4. Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp
Các xã vùng đệm không có một cơ sở công nghiệp nào lớn, chỉ có một số cơ sở quy mô
nhỏ và sản xuất thủ công nghiệp như khai thác đá, nung gạch, sản xuất các dụng cụ gia
đình. Số lao động công nghiệp và thủ công nghiệp chỉ chiếm 2.3% tổng số lao động với
tổng giá trị sản xuất rất thấp. Nghề thủ công nghiệp dệt thổ cẩm, mây tre đan ở xã Thành
Mỹ có nguy cơ mất dần do thiếu nguyên liệu và sự xâm nhập của hàng ngoại.
4.3.5. Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông bao quanh VQG Cúc Phương tương đối hoàn chỉnh. Phía Tây Bắc
đường Hồ Chí Minh cắt ngang qua VQG với chiều dài gần 10 km nối tỉnh Hòa Bình với
Thanh Hóa. Phía Đông Bắc đường tỉnh lộ nối quốc lộ 1 với đường Hồ Chí Minh và các tỉnh
Hòa Bình, Sơn La. Phía Tây Nam là đường tỉnh lộ từ Ninh Bình theo đường Nguyễn Văn
Trỗi, qua Rịa, Thạch Thành nối với đường Hồ Chí Minh. Đường từ Nho Quan tới VQG dài
13 km đang được chuẩn bị cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Đường từ Cúc Phương đi Bái
Đỉnh, Hoa Lư Ninh Bình đang được Công ty Xuân Trường xây dựng. Trong tương lai đây
là con đường huyết mạch phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh Ninh Bình. Trong VQG đoạn
đường từ văn phòng tới Trung tâm Bống dài 18 km đã được cải tạo nâng cấp, các đoạn
đường đi bộ tới các điểm thăm quan du lịch cũng đã được tu sửa một phần. Trong thời gian

tới để phục vụ cho công tác bảo vệ rừng và du lịch sinh thái cần mở thêm tuyến đường ven
VQG tới Động Vui Xuân, Động Con Moong, Hồ Yên Quang chạy theo ven ranh giới VQG.
4.3.6. Y tế giáo dục
Các xã trong khu vực đều đã có trạm xá, trạm y tế là nhà kiên cố với tổng số 80 giường
bệnh và 87 y, bác sĩ. Được Nhà nước và một số tổ chức từ thiện giúp đỡ, công tác y tế đã
đạt được một số kết quả như giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh còn 0,18%, trẻ em suy dinh
dưỡng dưới 5 tuổi còn 17,9% (số liệu 2008). Bệnh phổ biến trong vùng là bệnh đường ruột,
bệnh ngoài da và sốt rét. Vào đầu mùa mưa bệnh sốt rét vẫn là mối đe dọa đối với người
dân và lực lượng kiểm lâm VQG làm việc trong vùng. Tuy là các huyện miền núi, song tình
hình giáo dục tương đối tốt. Số trường lớp các cấp phát triển khá đồng đều ở các xã: Số liệu
thống kê niêm học 2007 - 2008. Các xã vùng đệm có 15.217 học sinh bao gồm: Cấp mầm
non 3129 học sinh, cấp tiểu học 5921 học sinh, trung học cơ sở 6168 học sinh. Toàn vùng
có 605 phòng học được xây dựng kiên cố chiếm 86,9% còn lại là nhà cấp 4. Công tác giáo
dục còn nhiều khó khăn, những hộ thuộc điện đói nghèo thường ở xa trung tâm xã nên việc
cho con em đi học gặp trở ngại, hiện tượng trẻ em học hết tiểu học rồi bỏ học vẫn xảy ra.
4.4. Tình hình các Bản trong Vườn Quốc gia Cúc Phương
Từ năm 1986 – 1990, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã di chuyển được 7 bản trong vùng lõi ra
khỏi VQG đến nơi định cư mới. Hiện nay, vẫn còn 8 bản, trong đó có 2 bản ở xã Cúc Phương
và 6 bản nằm rải dọc ven sông Bưởi. Tổng số nhân khẩu hiện nay là 1.801 người, dân tộc
Mường chiếm đa số với 99,3% dân số trong Vườn. Ngoài dân số địa phương, VQG còn có
khoảng 160 cán bộ, công nhân viên hoạt động thường xuyên và khoảng 120 cán bộ công
nhân đã nghỉ hưu cùng gia đình sống trong Làng Lâm nghiệp của VQG. Số lượng người
đáng kể này tham gia vào những hoạt động và sinh hoạt trong phạm vi VQG quản lý. Hai
18


bản Nga 1 và Nga 2 đã có đường điện lưới quốc gia về tới từng gia đình, các thôn bản còn
lại đường điện lưới chưa tới được. Cuộc sống của đồng bào ở đây còn thiếu thốn, khó khăn
cả về vật chất lẫn tinh thần. Cộng đồng dân cư trong VQG còn có những hạn chế về nhiều
mặt, bao gồm:

- Trình độ dân trí còn thấp, nhận thức và sự hiểu biết về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ
môi trường thiên nhiên còn hạn chế.
- Đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp không bù đắp được với việc tăng dân số dẫn
đến việc lấn chiếm vào diện tích của VQG để sản xuất. Hơn nữa cuộc sống của người dân ở
đây từ lâu đời đã gắn bó với rừng, cùng với các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên
rừng. Bởi vậy trước mắt cũng như lâu dài về sau, bộ phận dân cư sống trong VQG sẽ còn
gây những khó khăn trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
- Ngoài những hoạt động sản xuất nương rẫy, săn bắt trái phép động vật hoang dã tuy đã
kiểm soát và hạn chế nhiều song đôi lúc vẫn còn xảy ra.
- Nền kinh tế thị trường đã xâm nhập vào các thôn bản đặc biệt là 2 bản Nga 1 và Nga 2 đã
làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc Mường. Những ngôi nhà sàn cuối cùng đang mất đi
thay vào đó là những nhà bê tông mái bằng, kéo theo những thay đổi nếp sống sinh hoạt và
phong tục truyền thống.
Để VQG Cúc Phương giữ lại được nền văn hóa đặc trưng của địa phương nói chung và
dân tộc Mường nói riêng, dự án quy hoạch cần phải có chương trình bảo tồn và phát triển
nguồn tài nguyên văn hóa phục vụ cho du lịch sinh thái và cải thiện cuộc sống của người
dân.
4. 5. Khai thác các sản phẩm từ rừng
4.5.1. Hoạt động khai thác củi đun:
Gỗ củi là chất đốt chủ yếu ở vùng nông thôn, người dân thường lấy cành khô, cây
khô từ VQG Cúc Phương, trên rừng trồng của lâm trường và địa phương. Họ cũng thường
chặt hạ một số cây tươi trong khu vực còn lại để lần sau lại có thể lấy tiếp củi khô mang về.
Trung bình một tháng các hộ sử dụng khoảng từ 150- 200 kg củi khô. Nếu lượng củi này
chỉ khai thác trên rừng thì tương tự như một hoạt động đốt phá rừng và mất rất lâu mới hồi
phục được. Ngoài lượng củi do các thôn giáp Khu bảo tồn khai thác ra thì hàng năm lượng
củi do các thôn khác trong xã vào VQG khai thác là rất lớn. Người dân không chỉ lấy củi để
đun mà còn đem bán.
4.5.2. Hoạt động khai thác gỗ:
Hiện tại, còn một số ít người dân vẫn lén lút khi thác gỗ để làm nhà và đóng đồ dùng
trong gia đình. Ngoài ra, gỗ khai thác trộm còn được bán cho các thương lái. Những người

này tìm mọi kẽ hở của lực lượng kiểm lâm để chặt gỗ trái phép. Các loài cây gỗ thường
được người dân khai thác là môt số loại gỗ tốt có giá trị như Trai lý, Vàng tâm, Giổi, Chò
xanh, Chò Chỉ, Đinh, Táu nước, Lim xanh, Song vàng, vv.. Gỗ bị chặt hạ thủ công, (gần
đây có xu hướng sử dụng cưa xăng) và sau đó được vận chuyển về nhà, sau đó được tiêu
thụ lén lút. Đối với những người khai thác gỗ trái phép này, ngày công lao động khai thác
các sản phẩm từ rừng cho thu nhập cao hơn nhiều so với ngày công cho thu nhập từ nông
nghiệp. Đây là hoạt động khai thác tài nguyên trái pháp luật và không bền vững làm ảnh
hưởng đến việc bảo tồn tài nguyên rừng. Hầu hết các thôn đều có khai thác nhưng do có sự
tuyên truyền, quản lý chặt chẽ của lực lượng kiểm lâm nên hoạt động khai thác gỗ trái phép
đang dần được hạn chế.
19


4.5.3. Khai thác cây thuốc:
Người dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường thu hái các loại thảo
dược. Nói chung, việc thu hái cây thuốc của các thầy lang là không đáng kể và không ảnh
hưởng nhiều đến sự đa dạng sinh học và sự bền vững vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của
người bệnh. Một tác nhân lớn gây ảnh hưởng đến sự phục hồi, tái sinh của các loại cây
thuốc là chiến dịch thu mua cây thuốc quý như Đà nam (Acacia sp), Đau Xương (Tinospora
sinensis (Lour.) Merr.), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour), Xạ đen (Ehretia asperula
Zoll), Khôi tía (Ardisia sylvestris Pit.),...của các tay buôn địa phương. Họ gom hàng và
chuyển đi tiêu thụ ở nơi khác. Do đó, ngoài việc sử dụng cây thuốc để chăm sóc chữa bệnh,
thì nguồn tài nguyên cây thuốc còn bị khai thác tại nhiều tụ điểm để tập kết chế biến thành
hàng hoá rồi sau đó bán ra thị trường. Vì vậy một số loài cây thuốc và dược liệu quý có
nguy cơ bị giảm sút về thành phần loài, số lượng cá thể và sản lượng là rất nghiêm trọng.
Nhiều loài trong số đó đã trở lên khan hiếm nghiêm trọng.
4.5.4. Săn bắt động vật rừng:
Hầu hết các loài thú, tắc kè, rùa, rắn, gà rừng, các loài chim quý hiếm đều là đối
tượng bị săn bắt. Những người này săn bắt bằng nhiều cách khác nhau: bằng súng săn, nỏ,
bẫy đặt trên mặt đất và bẫy bằng đèn ánh sáng mạnh. Các loài hiện nay thường bị săn bắt

hoặc gài bẫy là Sơn dương, Hoãng, Cầy hương, Sóc, Nhím, Hươu, Nai, Rắn, Rùa và các
loài Chim.

B. CÁC MỐI ĐE DỌA VÀ CÁC VẤN ĐỀ
Các mối đe dọa được mô tả từ mức cao đến mức trung bình. Đây là kết quả Tham
vấn xã hội và Đánh giá Nhu cầu Bảo tồn giữa Vườn quốc gia Cúc Phương với các bên liên
quan và các cuộc họp tham vấn với chính quyền, cộng đồng dân địa phương 14 xã thuộc
vùng lõi và vùng đệm của Vườn.
1. Mục tiêu và Phương pháp quản lý
Các đe doa trực tiếp (đã
được xếp mức cao hay
trung bình trong kết quả
phân tích tại bảng CNA
trên)

Ảnh hưởng vùng giáp
ranh đến các giá trị của
Vườn Quốc Gia Cúc
Phương

Mô tả

Xâm lấn đất rừng để canh tác và sản xuất là mối đe doạ trực
tiếp tới đa dạng sinh học, và các loại tài nguyên sinh vật. Hiện
tượng này chủ yếu xảy ra tại các vùng ranh giới của Vườn quốc
gia Cúc Phương do cư dân địa phương vùng đệm gây ra.
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đất canh tác, thiếu kỹ thuật
thâm canh và chưa áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
Nhiều diện tích đất được quy hoạch giao cho nhân dân ở vùng
đệm để sản xuất lâm nghiệp, khoanh nuôi bảo vệ nhưng đang bị

người dân sử dụng để trồng Mía, Ngô, Sắn và hoa màu. Hoạt
20


Các đe doa trực tiếp (đã
được xếp mức cao hay
trung bình trong kết quả
phân tích tại bảng CNA
trên)

Mô tả

động này đang gây suy thoái đa dạng sinh học và thoái hoá đất
do thiếu kỹ thuật canh tác và thói quen sản xuất quảng canh.
Săn bắt là mối đe doạ trực tiếp đối với động vật hoang dã ở
Vườn quốc gia Cúc Phương. Tất cả mọi hoạt động săn bắn,
bẫy bắt động vật hoang trong Vườn quốc gia đều bị nghiêm
cấm. Vườn đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp
tiến hành thu hồi súng săn, bẫy.
Tuy nhiên, hoạt động săn bắt động vật hoang dã vẫn diễn ra
ở nhiều khu vực trong Vườn và rất khó kiểm soát do đây là
Săn bắt, giết hại và thu
thói quen của các dân tộc ít người, nhất là đồng bào dân tộc
thập các loài động vật
Mường. Họ dùng súng, nỏ và cả cạm bẫy làm bằng kim loại
sống trên mặt đất (kể cả
để săn bắt tìm kiếm thức ăn và bán. Những người này thường
việc giết chúng khi có
là đơn lẻ hoặc chia nhóm 2 - 3 người đi theo đường mòn vào
đụng độ với con người).

trong rừng.
Bên cạnh đó, cũng có một số đối tượng từ nơi khác đến
kết hợp với dân địa phương lén lút vào rừng săn bắt vì mục
đích thương mại. Điều này gây nguy cơ làm giảm nhanh
chóng quần thể nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là một
số loài thú lớn (Biểu 5) và các loài hoang dã quý hiếm khác.
Vườn quốc gia Cúc Phương đã thực hiện nghiêm cấm các
hoạt động thu thập và khai thác các sản phẩm từ rừng (Lâm
sản ngoài gỗ) theo quy chế quản lý rừng đặc dụng. Tuy nhiên
hoạt động này vẫn còn diễn ra phổ biến vì cuộc sống của
người dân địa phương trong vùng từ lâu đã gắn liền với rừng
và sống dựa vào các sản phẩm từ rừng như: Cây thuốc nam,
Thu thập các loài cây tre nứa, chuối, măng, song-mây, phong lan, cây cảnh, lá dong,
mọc trên mặt đất (hay các củi… Các sản phẩm này không chỉ phục vụ cho nhu cầu thiết
sản phẩm phi gỗ)
yếu của họ mà còn đem lại cho họ một nguồn thu nhập đáng
kể.
Nhận thức của kiểm lâm về bảo vệ các loại lâm sản ngoài
gỗ còn hạn chế. Họ chỉ mới chủ trọng bảo vệ các cây gỗ lớn
mà chưa hiểu hết được giá trị và tầm quan trọng của lâm sản
ngoài gỗ. Đây chính là một mối đe doạ rất nghiêm trọng đối
với tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn quốc gia.
Khai thác gỗ
Do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ưa thích gỗ quý
hiếm chất lượng cao như Trai lý, Song vàng, Vàng tâm, Giổi,
Chò xanh, Chò Chỉ, Đinh, Táu nước, Lim xanh, vv… Khai
thác gỗ diễn ra trong Vườn quốc gia chủ yếu ở quy mô nhỏ và
phân tán. Nhưng việc khai thác này cũng là nguyên nhân rất
quan trọng gây suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học của
Vườn quốc gia Cúc Phương. Đặc biệt, việc khai thác gỗ bên

trong Vườn quốc gia cũng như ở vùng giáp ranh và vùng đệm
21


Các đe doa trực tiếp (đã
được xếp mức cao hay
trung bình trong kết quả
phân tích tại bảng CNA
trên)

Mất mát các loài quan
trọng (các loài ăn thịt
quan trọng nhất, các loài
thụ phấn hoa/côn trùng
v.v).

Làm nhà và sống đinh cư

Các hoạt động giải trí và
du lịch.

Mô tả

là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự tách biệt giữa các sinh cảnh
tự nhiên. Nhiều sinh cảnh bị cô lập do sự xâm lấn đất rừng và
phá rừng ở các vùng giáp ranh và vùng đệm lấy đất sản xuất đã
làm mất khả năng tái sinh tự nhiên và phục hồi các sinh cảnh.
Nhiều loài động vật, thực vật hoang dã của Cúc Phương
đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo Sách đỏ Cúc Phương năm
2007 thì tổng số loài động thực vật hoang dã trong thiên nhiên

của Cúc Phương đang bị đe dọa hiện nay là 142 loài. Có tới 3
loài động vật được xem tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Cúc
Phương như Hổ, Gấu, Báo hoa.
Nguyên nhân chính gây suy thoái đa dạng sinh học là tác
động trực tiếp và gián tiếp của con người. Mở rộng đất canh
tác nông nghiệp vào đất rừng là một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất. Nạn phá rừng lấn chiếm đất rừng. Nạn khai
thác gỗ trái phép, lấy củi khiến rừng bị cạn kiệt nhanh chóng,
các loài gỗ quí còn lại không đáng kể. Xây dựng đường sá,
cầu cống, đường dây điện, hồ chứa cũng làm suy thoái tài
nguyên sinh vật.
Số liệu điều tra năm 2009 tại 14 xã vùng đệm VQG Cúc
Phương tính đến ngày 31/12/2008. Tổng số nhân khẩu trong
các xã là 74.118 người với 17.028 hộ gia đình. Trong số đó có
cả dân cư đang sinh sống tại 8 Bản trong VQG là 1.801 người
với 396 hộ gia đình. Mật độ dân số trung bình toàn khu vực là
157 người/km2. Phân bố dân cư giữa các xã không đồng đều,
có xã mật độ dân cư thấp như Cúc Phương 23 người/km 2,
Thạch Lâm 39 người/km2, có xã mật độ cao như Yên Quang
594 người/km2, Văn Phương 482 người/km2, Yên Trị 363
người/km2.
Do đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp không bù
đắp được với việc tăng dân số dẫn đến việc lấn chiếm vào
diện tích của VQG để làm nhà và sống đinh cư và sản xuất.
Hơn nữa cuộc sống của người dân ở đây từ lâu đời đã gắn bó
với rừng, cùng với các hoạt động khai thác và sử dụng tài
nguyên rừng. Bởi vậy trước mắt cũng như lâu dài về sau, bộ
phận dân cư sống trong VQG sẽ còn gây những khó khăn
trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
Vườn quốc gia Cúc Phương hàng năm có hàng vạn lượt

khách du lịch tới thăm quan, nghiên cứu, học tập. Đến thăm
Vườn quốc gia mọi người không chỉ đến thăm Cây Chò ngàn
năm, Cây Sấu, Cây Đăng cổ thụ mà còn đến thăm các trung
tâm cứu hộ các loài Linh trưởng, các loài Rùa, Vườn thực vật;
Đây là những nơi nghiên cứu bảo vệ và phát triển trả lại cho
22


Các đe doa trực tiếp (đã
được xếp mức cao hay
trung bình trong kết quả
phân tích tại bảng CNA
trên)

Mô tả
thiên nhiên những loài thực vật động vật quý hiếm.
Với những cảnh quan tuyệt đẹp của vùng núi đá vôi và có
nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, Cúc Phương ngày càng hấp
dẫn du khách đến tham quan. Theo thống kê của trung tâm du
lịch VQG, trong những năm gần đây số lượng khách du lịch
đến ngày càng tăng, trung bình trong 5 năm trở lại đây có
khoảng hơn 70.000 lượt du khách một năm
Cho đến nay, VQG Cúc Phương chưa có quy hoạch phát
triển du lịch sinh thái. Trong khi đó những hoạt động du lịch,
ngoài việc đem lại những lợi ích còn có thể gây các tác động
tiêu cực đến hệ sinh thái và môi trường rừng. Tài nguyên du
lịch sinh thái của VQG rất phong phú, ở đâu cũng có phong
cảnh đẹp, núi non hùng vĩ... cùng với các giá trị nhân văn độc
đáo mang lại từ bản sắc văn hóa dân tộc Mường, các di tích
khảo cổ đang là những tiềm năng tài nguyên quan trọng xứng

đáng để khai thác cho phát triển du lịch.

2. Các vấn đề cụ thể của Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương đã xác định một số vấn đề liên quan đến định hướng bảo tồn
trong thời gian tới, cụ thể như sau:
- Thiếu thông tin chi tiết về sự phân bố của các loài và sinh cảnh quan trọng trong
Vườn quốc gia.
- Đại đa số các cán bộ của Vườn quốc gia Cúc Phương còn hạn chế các kiến thức về
bảo tồn đa dạng sinh học, họ chỉ tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng là chính chứ
không phải là công tác quản lý bảo tồn.
- Hiện nay, ngoài nguồn kinh phí từ VCF tài trợ cho Vườn quốc gia Cúc Phương để
Xây dựng kế hoạch Quản lý điều hành Vườn Quốc Gia Cúc giai đoạn 2011 - 2015 và tầm
nhìn 2020. Tuy nhiên, kinh phí để thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học còn rất
eo hẹp.
- Thiếu kỹ năng chuyên môn để thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các
hoạt động lâm nghiệp xã hội và bảo tồn.
- Còn nhiều điểm còn tranh chấp đất đai trong phạm vi ranh giới VQG với các xã xung
quanh sau những biến động về ranh giới hành chính giữa các xã và sự xâm lấn của người dân vào
diện tích VQG
- Các hộ trong vùng lõi và và vùng đệm đều nhờ cậy vào việc khai thác tài nguyên rừng
để sử dụng (làm nhà, chất đốt, lâm sản phụ) và một số khai thác để bán.
3. Các ưu tiên trong Kế hoạch đầu tư và quy hoạch:
- Điều tra, nghiên cứu và giám sát đa dạng sinh học làm cơ sở cho việc đề xuất các giải

pháp bảo vệ ngày một hiệu quả và hoàn thiện hơn.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, từng bước nâng
cao đời sống kinh tế, văn hoá và nhận thức của cộng đồng người dân về công tác bảo tồn và
23



bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu sức ép các hoạt động kinh tế – xã hội lên vùng lõi
Vườn quốc gia, đảm bảo phát triển vùng đệm trở thành một vành đai bảo vệ vững chắc cho
vùng lõi Vườn quốc gia Cúc Phương.
- Bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp với sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
trong vùng, nhằm phát triển vốn rừng, khôi phục lại hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Đảm
bảo giữ vững cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hoá, tạo
cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch.
- Phát triển cơ sở hạ tầng để góp phần cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống bên trong và ở vùng đệm Vườn quốc gia.

24


C. CÁC MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
Bảng 1: Các mục tiêu quản lý và phương pháp tiếp cận
Mục tiêu quản


Nguy cơ

1. Bảo tồn đa
dạng sinh học
hệ sinh thái núi
đá vôi với rất
nhiều loài động
thực vật đang bị
đe doạ toàn cầu,
các loài đặc
hữu, loài mới
đối với khoa

học.

Lấn chiếm
đất và xâm
hại tài
nguyên
rừng từ các
nhân tố
bên ngoài.

Phương pháp và hành động ưu tiên
1. Phân đinh ranh giới VQG và các phân khu chức
năng
2. Quản lý tài nguyên động thực vật rừng
3. Kiểm soát tình trạng khai thác gỗ lậu, kiểm soát
săn bắn, bẫy các loài động vật, kiểm soát khai thác
quá mức các LSPG, kiểm soát cháy rừng.
4. Quản lý các loài thực vật xâm hại
- Xác định các khu vực chồng lấn, xâm lấn và tranh
chấp đất đai giữa các hộ gia đình, tổ chức với Vườn
quốc gia Cúc Phương.
- Đối với các hộ đang sống trong vùng lõi của Vườn
chưa có điều kiện di dời, tổ chức xác định diện tích
đất các hộ đang sinh sống, diện tích đất đang canh
tác để tiến hành đóng mốc ranh giới.
- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào
hoạt động Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn Đa dạng
sinh học.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền học tập, nâng cao
nhận thức của người dân, chuyển giao tiến bộ khoa

học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
- Áp dụng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả
cao cho các hộ gia đình.
27

Các chỉ số thành công

Khung
thời
gian
- Quản lý đất có hiệu quả.
2011 - Lấn chiếm đất không còn 2015
xảy ra.
- Năng suất cây trồng và vật
nuôi tăng.

Các loại chính
sách quản lý
Liên phân khu, xã
hội và thể chế.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×