Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

TÌM HIỂU QUẦN CƯ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC


BÀI TIỂU LUẬN MÔN

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ

GVHD:

TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ

HVTH:

NGUYỄN VĂN TƯ

KHÓA:

23 (2012 – 2014)

NGÀNH:

ĐỊA LÍ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


1

MỤC LỤC


1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 2
2. NỘI DUNG ...................................................................................................... 2
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 2
2.1.1. Quần cư ............................................................................................... 2
2.1.2. Quần cư nông thôn............................................................................... 3
2.1.3. Đặc điểm của quần cư nông thôn ......................................................... 3
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quần cư .................................................... 7
2.2. Vấn đề quần cư nông thôn ở vùng ĐBSH ............................................ 10
2.2.1. Khái quát vùng ĐBSH ....................................................................... 10
2.2.2. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quần cư nông thôn ở ĐBSH ... 11
2.2.3. Đặc điểm quần cư nông thôn ở ĐBSH ............................................... 14
2.2.3.1. Lịch sử quần cư ......................................................................... 14
2.2.3.2. Dân số nông thôn và số lượng, mật độ làng, xã ......................... 16
2.2.3.3. Các kiểu quần cư và sự phân bố ................................................ 21
2.2.3.4. Cấu trúc không gian điểm quần cư ............................................ 25
2.2.3.5. Cấu trúc nhà ở........................................................................... 30
2.2.3.6. Hoạt động kinh tế - xã hội ......................................................... 38
2.2.4. Sự biến đổi làng, xã ở ĐBSH hiện nay ............................................... 42
2.3. Giải pháp về việc quần cư nông thôn ở vùng ĐBSH ............................ 47
3. KẾT LUẬN .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 50


2

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề quần cư hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc đưa ra quy
hoạch và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội thì trước hết cần phải nghiên cứu
những nét đặc trưng về các điểm quần cư như kinh tế, văn hóa, xã hội để từ đó đưa

ra được hướng phát triển phù hợp.
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ
ở nước ta; nó ảnh hưởng rất lớn đến việc quần cư nông thôn ở nước ta. Nó làm cho
bộ mặt của quần cư nông thôn có nhiều thay đổi và dần mang dáng dấp của thành
thị đặc biệt là kiến trúc nhà ở, cấu trúc không gian của điểm quần cư và hoạt động
sản xuất, nó không còn mang nhiều những nét truyền thống của nông thôn xưa.
ĐBSH là một vùng động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
và đây cũng là vùng có lịch sử khai thác và quần cư lâu đời. Do vậy, đây là vùng có
có nhiều nét đặc trưng cho nông thôn của Việt Nam. Hiện nay, vấn đề quần cư nông
thôn ĐBSH có nhiều biến đổi do ảnh hưởng mạnh của quá trình công nghiệp hóa và
đô thị hóa nhất là cấu trúc không gian điểm quần cư, kiến trúc nhà ở, hoạt động sản
xuất. Vì thế, việc nghiên cứu quá trình hình thành và hiện trạng phát triển quần cư
nông thôn ở ĐBSH là vấn đề cấp thiết, nên chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu quần
cư nông thôn ở Đồng bằng Sông Hồng”.
Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần đưa ra được một số giải pháp về quy
hoạch, đầu tư, xây dựng và quản lý và khai thác được tốt các thế mạnh của các điểm
quần cư mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường cao trong thời kì đổi mới.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quần cư
Quần cư là hình thức thể hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt
Trái Đất. Nó được coi như một tập hợp tất cả các điểm dân cư tồn tại trên lãnh thổ
nhất định.
Đặc trưng của quần cư:


3

- Đó là tính hạn chế về không gian và cộng đồng lãnh thổ của các thành phần

cấu trúc, là sự kết hợp giữa nhà cửa để ở và các hình thái sống vật chất khác của con
người, nơi tập trung lao động, các đối tượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, các khu vực
nghỉ ngơi giải trí…
- Trong hình thức quần cư có sự khác nhau về phân bố không gian (tập trung
hay phân tán), về quy mô (diện tích và dân số), về chức năng và nghề nghiệp của
dân cư.
Các kiểu quần cư:
Quần cư được phân biệt thành các kiểu khác nhau gắn liền với sự phân công
lao động theo lãnh thổ, mà sự phân công này trước hết tách lao động công nghiệp và
thương mại ra khỏi lao động trồng trọt và do đó dẫn ra việc thành phố tách ra khỏi
nông thôn
Có hai kiểu quần cư chủ yếu: quần cư nông thôn và quần cư thành phố
(thành thị). Cơ sở cho việc phân chia nói trên là căn cứ vào một hoặc một số dấu
hiệu quan trọng. Dấu hiệu quan trọng hàng đầu là ý nghĩa kinh tế quốc dân của mỗi
điểm dân cư, được quyết định bởi chức năng của nó (chức năng sản xuất, chức năng
phi sản xuất), sau đó đến các dấu hiệu khác như mức độ tập trung dân cư, vị trí địa
lý kinh tế, phong cách kiến trúc quy hoạch…Hai kiểu quần cư cơ bản: nông thôn và
thành phố thường có sự khác biệt rất lớn về chức năng và mức độ tập trung dân cư.
2.1.2. Quần cư nông thôn
Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức lãnh thổ của đời sống dân cư ở các
lãnh thổ dưới dạng tập hợp các điểm dân cư nông thôn thuộc các dạng khác nhau để
sinh sống (thường xuyên hoặc tạm thời) và thường gắn với hình thức là sản xuất
nông nghiệp.
Như vậy, Quần cư nông thôn là tập hợp các điểm dân cư nông thôn gắn với
chức năng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, quy mô dân số ít, mức độ tập trung dân
cư không cao.
2.1.3. Đặc điểm của quần cư nông thôn


4


Thứ nhất, quần cư nông thôn xuất hiện rất sớm mà mang tính chất phân tán
không gian.
So với các thành phố, quần cư nông thôn ra đời sớm hơn nhiều. Từ khi xuất
hiện trên địa cầu, con người cần phải có nơi ở với những điều kiện sống nhất định
mới có thể tồn tại được. Lúc đầu, những địa điểm cư trú chủ yếu dựa vào điều kiện
tự nhiên sẵn có thuận lợi cho việc làm nơi ở của con người (hang động…). Dần dần,
cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu của con người, các loại
hình quần cư đã hình thành.
Quần cư nông thôn thể hiện rõ tính chất phân tán trong không gian. Tính
phân tán biểu hiện cụ thể ở quy mô lãnh thổ (thường nhỏ hẹp), quy mô dân số (ít)
và mối liên hệ (sản xuất nông nghiệp) giữa các điểm dân cư với nhau. Tính chất
phân tán ít nhiều chịu ảnh hưởng của sự phân bố tự nhiên nhất lả địa hình nhưng
chủ y6ua1 được quyết định bởi nhân tố kinh tế - xã hội (phương thức canh tác, điều
kiện xã hội, tâm lý, dân tộc,…). Tính chất phân tán liên quan chặt chẽ tới chức năng
nông nghiệp của hình thức quần cư nông thôn. Một trong những đặc điểm quan
trọng của sản xuất nông nghiệp là đất đai, nó được coi như tư liệu sản xuất chính.
Từ đó, hoạt động nông thôn trải rộng theo không gian. Hình thức quần cư ít nhiều
phản ánh chức năng này.
Thứ hai, quần cư nông thôn gắn liền với chức năng nông nghiệp.
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng với những đặc
điểm khác hẳn các ngành kinh tế khác. Quần cư nông thôn gắn liền trước hết với
chức năng nông nghiệp được hiểu theo nghĩa nông nghiệp là cơ sở hàng đầu cho sự
tồn tại của hình thức quần cư này.
Chức năng sản xuất nông nghiệp chi phối các điểm quần cư nông thôn và
động thái của chúng. Ở những điểm quần cư nông thôn thông thường nơi cư trú
đồng thời cũng là nơi sản xuất. Thí dụ, mỗi hộ gia đình đều có mảnh vườn, ao,
chuồng trại chăn nuôi bên cạnh nhà ở. Thực chất, vườn, ao, chuồng trại một đảm
bảo nguồn lương thực, thự phẩm ở mức nhất định cho con người và mặt khác đáp
ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp (sức kéo, phân bón,…).



5

Thứ ba, quần cư nông thôn ngày nay có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của quá
trình đô thị hóa.
Thông qua quá trình đô thị hóa, tỷ trọng dân thành thị ngày càng tăng lên,
trong lúc đó, tỷ trọng dân nông thôn ngày càng giảm xuống. Số dân nông thôn bị
thành phố thu hút và dòng người từ nông thôn ra thành phố ngày càng nhiều làm
tăng tỷ lệ tương đối của số dân thành thị.
Quá trình đô thị hóa ít nhiều làm thay đổi chức năng của các điểm quần cư
nông thôn. Hoạt động nông nghiệp vẫn là chính bên cạnh đó còn có hoạt động công
nghiệp (chủ yếu là chế biến sản phẩm nông nghiệp…), lâm nghiệp, thể thao, du
lịch,…
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa còn làm thay đổi cả cấu trúc và hướng phát
triển của các điểm quần cư nông thôn. Kiến trúc nhà ở, các khu vực dịch vụ có
nhiều nét dáng dấp kiểu thành phố.
Phân loại quần cư nông thôn:
Các điểm quần cư nông thôn rất đa dạng về loại hình. Do vậy, việc phân loại
các điểm quần cư này tương đối phức tạp. Để tiến hành phân loại, người ta đưa ra
một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
 Chức năng của loại hình quần cư
 Thời gian tồn tại của loại hình quần cư
 Mức độ tập trung lãnh thổ của loại hình quần cư
 Các điều kiện ảnh hưởng đến loại hình quần cư
Ứng với một (hoặc một số) chỉ tiêu sẽ có các loại hình quần cư nông thôn
nhất định:
1. Phân loại theo chức năng, được coi là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu
Dựa vào chức năng, có thể phân các điểm dân cư thành một số loại hình
quần cư chung dưới đây:

 Loại hình quần cư nông nghiệp
 Loại hình quần cư phi nông nghiệp
 Loại hình quần cư hỗn hợp


6

2. Theo thời gian tồn tại, có thể chia thành hai loại quần cư nông thôn chủ
yếu.
- Loại hình quần cư tạm thời:
+ Loại hình quần cư tạm thời theo kiểu du canh du cư. Loại hình chỉ hình
thành và tồn tại trong thời gian nào đó, sau đó không còn nữa do con người dời đi
nơi khác để kiếm sống.
+ Loại hình quần cư tạm thời theo mùa, tương đối điển hình ở các nước kinh
tế phát triển. Đó là khu nghỉ đông (trên núi), nghỉ hè (dưới biển) mà con người cư
trú trong một khoảng thời gian ngắn.
- Loại hình quần cư cố định:
Loại hình này chiếm ưu thế, được xây dựng cố định và con người sinh sống
quanh năm ở tại đây.
3. Theo mức độ tập trung lãnh thổ
Mức độ tập trung lãnh thổ, có thể phân biệt: loại hình quần cư phân tán (các
điểm dân cư quy mô nhỏ trải dài trên một diện tích rộng) và loại hình quần cư tập
trung (các điểm dân cư có quy mô lớn hơn, tập trung trên một lãnh thổ).
Có nhiều nhân tố tác động tới loại hình quần cư này, trong đó đáng chú ý
nhất là chức năng của các điểm dân cư và vai trò của địa hình.
4. Theo các điều kiện ảnh hưởng
Dựa vào các điều kiện ảnh hưởng (chủ yếu là điều kiện tự nhiên), thì có một
số loại hình quần cư sau:
- Loại hình quần cư đồng bằng:
Đồng bằng là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp và

quần cư. Thông thường, các điểm quần cư tương đối lớn về quy mô (số dân, diện
tích), phong phú về cơ sở vật chất và gần nhau về khoảng cách.
- Loại hình quần cư trung du và miền núi thể hiện rõ tính chất phân tán. Quy
mô các điểm dân cư nhỏ bé, khoảng cách các điểm dân cư là rất xa nhau .
- Loại hình quần cư ven biển liên quan tới các hoạt động nghề cá. Mọi hoạt
động, thông thường đều hướng ra mặt biển và chế biến hải sản.


7

Cũng có thể phân biệt một số loại hình quần cư theo hướng khác, thí dụ: làng
ven sông, làng ven biển, làng trên sườn đồi núi, làng dưới thung lũng,…
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quần cư
2.1.4.1. Các yếu tố tự nhiên
Con người là một bộ phận của tự nhiên, đồng thời là thực thể của xã hội.
Việc quần cư diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên nên chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên ở một mức độ nhất định. Các yếu tố tự nhiên tác động đến việc quần cư có thể
được xem xét qua hai khía cạnh:
- Khía cạnh sinh lý: con người chỉ có khả năng thích nghi trong những giới
hạn sinh thái nhất định, vượt qua ngưỡng giới hạn đó sẽ có hại cho sức khỏe hoặc sẽ
không sống được. Do vậy, những nơi nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sức
khỏe, an toàn sinh mệnh thì nơi đó dân cư tập trung đông đúc hình thành các làng
xã, đô thị.
- Khía cạnh kinh tế: nơi nào có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú và
các hoạt động sản xuất phát triển thì nơi đó thường tập trung đông dân cư hình
thành các làng xã, đô thị.
• Địa hình và đất đai
Địa hình và đất đai cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc quần cư. Các
đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ thuận tiện cho hoạt động nông nghiệp
thì dân cư đông đúc hình thành các làng xã, đô thị. Những đồng bằng châu thổ của

các con sông lớn là nơi hội đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu, đất đai,
nguồn nước) cho cư trú và sản xuất nên đông dân. Ngược lại, những vùng núi non
hiểm trở, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn là những vùng ít có sức thu hút dân cư.
Địa hình ảnh hưởng đến mật độ quần cư và sự phân bố các điểm dân cư: ở
Đồng bằng thì mật độ các điểm dân cư cao, có nhiều làng xã và các đô thị lớn tập
trung ở đây. Còn ở Miền núi thì mật độ các điểm quần cư thấp và phân tán hơn so
với đồng bằng.
Địa hình ảnh hưởng rất lớn đến kiểu kiến trúc nhà ở như ở nước ta: ở Đồng
bằng xây nhà trệt, còn ở miền núi dựng nhà sàn.


8

Địa hình và đất đai cũng ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sản xuất của các
điểm dân cư, ví dụ ở nước ta, đồng bằng có đất phù sa chủ yếu trồng lúa nước còn ở
miền núi thì có ruộng bậc thang, lúa nương…
• Khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc nhà ở của các điểm quần cư, ở
những nơi mưa nhiều thì mái nhà thường dốc hơn những nơi mưa ít. Nhà cửa của
vùng ôn đới gắn liền với những ống khói của lò sưởi, có tầng hầm, ít cửa sổ. Nhà
cửa của người da đỏ ở xứ quanh năm bang giá thường được đắp bằng đất và chìm
sâu dưới lòng đất.
Khí hậu ảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến hướng nhà, ở nước ta vùng phía Bắc
xây nhà hướng Đông và Nam để đón gió vào mùa hè và chắn gió vào mùa đông.
Ảnh hưởng đến vật liệu làm nhà và kết cấu nhà ở: ở miền bắc (VN) vào mùa
hè có mưa Ngâu (có thể mưa dai dẳng kéo dài một tuần hoặc cả tháng) và hoạt động
rất mạnh của bão do vậy vật liệu làm nhà phải kiên cố, vững chắc để chống mưa
bão vào mùa hè, và chống gió rét vào mùa đông. Còn ở ĐBSCL ít bão hơn nên vật
liệu làm nhà đơn giản hơn…
• Nguồn nước

Nước là yếu tố quan trọng thứ hai tác động đến sự tập trung các điểm dân cư
vì nước rất cần thiết cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
Có thể nói, nơi nào có nước thì nơi đó có con người sinh sống. Các nền văn
minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh trong những lưu vực sông lớn như: văn
minh Lưỡng Hà (Babylone) ở lưu vực sông Tigre và Euphrate, văn minh Ai Cập ở
lưu vực sông Nil, văn minh Ấn Độ ở lưu vực sông Ấn - Hằng... Ngày nay, các vùng
này vẫn là những nơi có mật độ dân cư cao nhất thế giới. Các thành phố lớn trên thế
giới đều có sông chảy qua.
Nguồn nước cũng ảnh hướng đến hướng nhà, ở những khu vực có sông, biển,
hồ thì hướng nhà thường quay mặt ra sông, biển, hồ để đón gió mát và ánh nắng…
Ngoài ra, còn ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất của các điểm dân cư…
2.1.4.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội và lịch sử


9

• Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng tới việc tập trung các
điểm dân cư. Trong xã hội nguyên thủy, con người sinh sống bằng săn bắn hái lượm
với những công cụ lao động rất thô sơ và thường phải di chuyển theo nguồn thức ăn
có trong tự nhiên, nay đây mai đó nên cần một khoảng không gian rộng lớn. Do
vậy, các điểm quần cư phân bố thưa thớt và cách xa nhau.
Nhờ việc tìm ra lửa và chế tác ra các công cụ lao động bằng đồng, bằng sắt,
nền nông nghiệp định canh định cư ra đời, dân cư tập trung tại các vùng đồng bằng,
hình thành nên các làng xã quần tụ với nhau.
Từ sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cho đến nay, bức tranh phân bố
dân cư trên thế giới có nhiều thay đổi. Dân cư tập trung đông đúc quanh các trung
tâm công nghiệp. Công nghiệp hóa kéo theo đô thị hóa, nhiều thành phố mới ra đời
thu hút mạnh mẽ dân cư từ nông thôn ra thành thị từ đô thị triệu dân.
• Tính chất của nền kinh tế

Việc quần tụ các điểm dân cư phụ thuộc vào tính chất của nền kinh tế. Hoạt
động sản xuất công nghiệp đòi hỏi dân cư tập trung hơn hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Những điểm dân cư đông đúc, mật độ cao thường gắn với hoạt động công
nghiệp và ngược lại những điểm dân cư phân tán, mật độ thấp thường gắn với hoạt
động nông nghiệp vì sản xuất nông nghiệp đòi hỏi không gian sản xuất lớn.
Tính chất của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở và không gian
của điểm quần cư: Sản xuất công nghiệp và dịch vụ: xuất hiện các nhà cao tầng,
không gian được quy hoạch chi tiết, hợp lý để phục vụ cho sản xuất thuận lợi; Sản
xuất nông nghiệp: nhà ở thường thấp được xây dựng bên cạnh khu sản xuất nông
nghiệp, không được quy hoạch một cách chi tiết, cụ thể.
• Lịch sử khai thác lãnh thổ
Nhìn chung, những khu vực sớm được con người khai thác để cư trú và sản
xuất thường là nơi quần tụ của các điểm dân cư với mật độ cao: các đồng bằng phía
Đông và Đông nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn - Hằng, Tây Âu, tam giác châu


10

sông Nil. Ngược lại, những lãnh thổ mới được khai thác, thì việc quần tụ dân cư tập
trung ít đông đúc hơn: Canada, Úc, vùng Đông Siberia của Liên bang Nga...
Ngoài ra, lịch sử khai thác lãnh thổ ảnh hưởng khá lớn đến kiến trúc các kiểu
nhà cổ mang nét độc đáo của địa phương.
• Chuyển cư
Chuyển cư ảnh hưởng lớn đến việc quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
Các dòng chuyển cư quốc tế và trong nước đã góp phần ít nhiều tác động đến sự
quần tụ các điểm dân cư thế giới.
Trong lịch sử, sự chuyển cư từ châu Âu sang châu Mỹ, châu Úc sau hai thế
kỷ đã làm cho số dân của các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc tăng lên nhanh chóng hình
thành nên nhiều các điểm đô thị triệu dân.
Chuyển cư ảnh hưởng rất nhiều đến kiến trúc nhà ở và hoạt động sinh hoạt,

sản xuất của các điểm quần cư. Cụ thể, ở ĐBSCL là vùng được khai phá muộn nhất
của nước ta, là nơi đến của dân “tứ phương” do vậy mà việc xây dựng nhà cửa
không theo một kiến trúc quy định nào. Kiến trúc nhà ở ít được đồng nhất như khu
vực ĐBSH…

2.2. Vấn đề quần cư nông thôn ở vùng ĐBSH
2.2.1. Khái quát vùng ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nằm ở trung tâm Bắc Bộ, có vị trí chuyển
tiếp giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng biển phía đông.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp với các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Quảng Ninh thuộc vùng Đông Bắc; phía Tây và Tây Bắc giáp với Phú Thọ và Hòa
Bình; phía Nam và Tây Nam giáp với Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ; phía
Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài đường bở biển khoảng 350 km.
ĐBSH bao gồm 10 tỉnh/thành phố: Tp. Hà Nội, Tp. Hải Phòng, Hưng Yên,
Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
ĐBSH có diện tích 14.962,5 km2, chiếm 4,5% diện tích cả nước, nhỏ nhất
trong 7 vùng. Dân số của vùng là 18,779 nghìn người (2008), chiếm 21,8% dân số
cả nước và là vùng đông dân nhất cả nước.


11

2.2.2. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc quần cư nông thôn ở
ĐBSH
 Địa hình
Đồng bằng Sông Hồng là châu thổ có địa hình cơ bản là thấp và bằng phẳng,
dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao giảm từ 10 – 15m đến mực nước
biển và có sự phân hóa giữa các khu vực. Sự phân hóa của địa hình cũng như các
điều kiện tự nhiên khác chi phối tập quán sản xuất của dân cư.
* Vùng rìa đồng bằng có 2 kiểu là đồng bằng thềm phù sa cổ xen đồi sót và

đồng bằng thềm phù sa cổ. Kiểu thứ nhất phổ biến ở rìa phía Bắc và Tây Bắc đồng
bằng. Địa hình phần lớn là gò đồi và bậc thềm cao ráo, mạng lưới sông suối thưa.
Cư dân ở đây chọn đồng ruộng ở địa thế cao. Tại những nơi có đồi gò thì cư dân
xây nhà tập trung ở chân đồi gò, để dành đất bằng cho canh tác, công tác chống xói
mòn được coi trọng. Ngày nay, phương thức sản xuất có nhiều thay đổi, nhiều nông
trường và trang trại hộ gia đình được hình thành, năng suất kinh tế cao hơn với sản
phẩm hàng hóa. Kiểu thứ hai đã xuống gần sông Hồng hoặc các chi lưu nên chịu
ảnh hưởng chế độ nước sông hơn. Nông dân biết tận dụng nước để tát tưới và có
thêm những cánh đồng phù sa mới phì nhiêu, kinh tế cũng trù phú hơn .
* Vùng trung tâm đồng bằng chịu ảnh hưởng của chế độ nước sông và thủy
triều rõ rệt hơn, được phân thành 4 kiểu.
Kiểu đồng bằng phù sa mới đất cao nằm ở tả, hữu ngạn sông Hồng. Đây là
khu vực bị bão lụt đe dọa nhiều nhất nhưng đất đai cũng màu mỡ nhất nên dân cư
tập trung đông. Vườn nhỏ được bố trí hợp lí nhằm tiết kiệm đất, đặc biệt là có ao ở
những nơi cần vượt đất làm nên nhà, sử dụng phương thức VAC (vườn – ao –
chuồng) nhằm khai thác tối đa tài nguyên.
Tại kiểu đồng bằng phù sa mới thấp nằm giữa hai lưu vực sông, để tránh lụt
cư dân đào nhiều sông, kênh tiêu nước, đây cũng là đường giao thông thủy nội bộ
nối các điểm quần cư với nhau. Phương thức VAC rất phổ biến nhưng ao rộng hơn,
vườn hẹp hơn.


12

Tại kiểu đồng bằng phù sa mới trũng rất tiêu biểu tại các tỉnh Hà Nam, Ninh
Bình không thể tiêu nước bằng kênh vì mực nước các sông lớn bao quanh đều cao
hơn nội đồng. Thời gian ngập úng kéo dài nên nông dân chỉ làm 1 - 2 vụ trong năm.
Thời gian nông vụ ít nên các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển hoặc cư dân di
cư đi kiếm ăn theo thời vụ khá phổ biến. Hiện nay, người nông dân tích cực áp dụng
các biện pháp cải tạo, nhất là thủy lợi nên diện tích lầy thụt thu hẹp, nhờ đó mà

năng suất lúa cao hơn, cây trồng đa dạng hơn.
Các bãi bồi ngoài đê gồm hai kiểu phụ: bài bồi ven sông và bãi giữa. Tại các
bãi bồi không thuận lợi cho cây lúa, cư dân chuyển sang trồng hoa màu, cây công
nghiệp ngắn ngày và nghề cá, nhất là nghề vớt cá bột trên sông. Các bãi giữa chỉ bị
ngập sau khi lũ thật lớn thì cư dân tập trung thành 1 điểm quần cư có đê bao quanh.
Ngoài đê trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng thứ ba là vùng ven biển với địa hình rất thấp, bằng phẳng gồm hai kiểu
phụ: đồng bằng ven biển hiện đại và đồng bằng tích tụ cửa sông. Tại đây, cư dân
quai đê lấn biển, đào kênh tạo thành hệ thống giao thông thủy bộ. Trong đê họ trồng
lúa, cói, ngoài đê phát triển đánh bắt hải sản và làm vận tải, kinh tế biển phát triển
rõ nhất trong Đồng bằng Sông Hồng.
 Khí hậu
Ngoài đặc điểm chung là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu đồng bằng
còn có nhiều đặc điểm riêng rất chú ý. Nhiệt độ không khí, lượng mưa, tổng nhiệt
đủ cho 2 vụ lúa phát triển. Vì thế theo như qui luật chung của các vùng lúa nước
trên thế giới, dân số tăng nhanh và sống tập trung với mật độ cao, tạo được những
thành tựu kinh tế, văn hóa to lớn.
Khí hậu đồng bằng độc đáo khác hẳn với tất cả các đồng bằng khác ở miền
Trung và miền Nam đó là có một mùa đông thực sự, do đó mà có dạng khí hậu 4
mùa tương đối rõ nét. Khí hậu 4 mùa với một mùa đông lạnh khiến cho mùa vụ ở
đồng bằng Sông Hồng rất nghiêm ngặt. Cư dân đồng bằng rất quan tâm và hiểu rõ
chế độ mưa bởi cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ vào sự phân bố mưa và những biến
đổi trong mùa mưa. Tại đây, mùa mưa và mùa nhiệt khá trùng nhau nên việc tận


13

dụng tài nguyên nhiệt, nước, đất... khá thuận lợi. Trong mùa khô, các cơn mưa phùn
đóng vai trò rất quan trọng (trong mùa này lượng mưa thường dưới 100mm), lượng
ẩm ít ỏi của nó giúp cho nông dân có thể cấy lúa vào mùa khô, gặt lúa chiêm và

trồng nhiều cây khác không cần tát nước. Lượng mưa ở đây khá cao nhưng những
năm ít mưa sẽ gây ra khô hạn, nông dân thích ứng bằng cách xây dựng các hệ thống
thủy lợi đảm bảo nước tưới.
Tính thất thường của khí hậu gây ra những trở ngại đối với sản xuất nông
nghiệp của nông dân đồng bằng Sông Hồng. Các ngày bắt đầu và kết thúc của các
mùa cũng như thời tiết của từng năm bị thay đổi tùy thuộc vào nhịp điệu và cường
độ của các luồng gió mùa. Đợt gió mùa đông bắc lịch sử năm 2007 là một ví dụ
điển hình cho nhận định này: kéo dài 45 ngày liên tục, nhiệt độ thấp, nhiều ngày
liên tiếp nhiệt độ dưới 100C khiến cho việc cấy hái, thu hoạch, làm cỏ, bón lót của
nông dân bị đảo lộn; nhiều cậy trồng vật nuôi bị chết ngọn khi mới gieo giống hoặc
chăn thả. Tính chất của khí hậu chính là cơ sở cho hình thành phong cách cần cù,
tiết kiệm, kỹ thuật canh tác cao, biết lo lắng xây dựng nhà cửa vững chắc của cư dân
nơi đây.
 Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi đồng bằng khá dày đặc, bao gồm hạ lưu và chi lưu của
hai sông lớn đổ ra biển là sông Hồng và sông Thái Bình, các sông nhỏ chảy trong
các ô nội địa và rất nhiều kênh đào tưới tiêu lớn nhỏ. Sông Hồng có lượng nước
phong phú đã góp phần bồi đắp, tạo nên đồng bằng Sông Hồng phù sa màu mỡ. Vào
mùa cạn dòng chảy nhỏ, ít phù sa và mùa lũ dòng chảy lớn, phù sa nhiều. Đặc biệt,
lũ sông Hồng khá thất thường và mãnh liệt. Ven bờ biển đồng bằng Sông Hồng có
chế độ nhật triều, biên độ triều khá cao và có sự chênh lệch tại nhiều khu vực khác
nhau, phần lớn đất đai đồng bằng Sông Hồng vẫn có thể bị ngập khi triều lên, nước
mặn theo thủy triều dọc các con sông cũng có thể vào sâu trong nội địa.
Chính vì vậy, thủy lợi là vấn đề đóng vai trò quan trọng đối với nông dân ở
đây, thậm chí nó còn quan trọng hơn vấn đề chống hạn. Đắp đê là một giải pháp
thông minh của đồng bằng. Nhờ đê điều chống lại được nước sông, nước biển mà


14


hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân được thuận lợi hơn rất nhiều. Gần
như toàn bộ đời sống của cư dân đều phụ thuộc vào cách giải quyết tốt vấn đề thủy
lợi. Công tác thủy lợi của đồng bằng Sông Hồng hiện nay hiện đại nhất cả nước.
Nhờ vậy mà phần lớn đất trồng lúa của đồng bằng có khả năng canh thác 2 – 3 vụ
trong năm.
 Thổ nhưỡng
Đất phù sa đóng vị trí quan trọng tại đồng bằng Sông Hồng. Đây là một hỗn
hợp cát trộn với limông, có nhiều nitơ, kali, mangiê... do đó, đất ở đâu cũng xốp, dễ
cày cấy và không thẩm thấu nên dễ dàng biến thành đồng ruộng được tưới nước.
Tính chất mầu mỡ và đa dạng của đất rất phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là
lúa và các cây hoa màu, điều đó cũng quyết định tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng
và phương thức canh tác của nông dân, thiết lập quần cư, số lượng và đặc trưng sản
xuất của đồng bằng.
2.2.3. Đặc điểm quần cư nông thôn ở ĐBSH
2.2.3.1. Lịch sử quần cư
Các di chỉ khảo cổ đã chứng minh rằng con người đã sinh sống ở đây từ hàng
vạn năm trước, bởi vì có địa hình và khí hậu rất thuận lợi. Vào lúc băng hà đệ tứ
phát triển, khí hậu có phần lạnh hơn, con người tiền sử phải sống ở các hang động
đá vôi, chỉ khi băng hà cuối cùng tan vào QIV2 cách đây 7000 – 4000 năm, con
người mới từ vùng đồi xen thung lũng xuống định cư ở đồng bằng châu thổ (ĐBSH
ngày nay). Như vậy, có thể nói rằng lịch sử khai thác lãnh thổ và quần cư ở ĐBSH
có từ lâu đời cách nay khoảng 4000 năm, đây là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ
lâu đời nhất so với các vùng khác ở nước ta.
Ta biết rằng vào lúc băng tan đó biển tiến sâu vào ĐBSH, chỉ có vùng Vĩnh
Phú (nay là Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hà Bắc (nay là Bắc Ninh, Bắc Giang) và rìa đồi
núi phía Tây sông Đáy với các thềm phù sa cổ mới là nơi cư trú vào buổi bình
minh của văn hóa ĐBSH. Cư dân thời đó chưa phải là người Kinh như ngày nay,
mà có nhiều bằng chứng khảo cổ, ngôn ngữ, kiến trúc, nghệ thuật chứng minh rằng
thổ dân ĐBSH có gốc Môn – Khơme, Thái – Tày và Nam Đảo. Nhiều nhà dân tộc



15

học coi người Mường là người Việt Cổ, còn gọi là Việt – Mường mà sự phân ly
diễn ra trong thời kì Bắc thuộc và cũng không loại trừ sự tham gia của dòng máu
Trung Quốc.
Khi các điểm cư dân tập trung đông đã hình thành nên các làng xã. Làng xã
ĐBSH có lịch sử hình thành cũng đa dạng và cũng đổi thay tiến hóa cho đến khi có
bộ mặt như ngày nay. Ban đầu, làng ĐBSH mang tính chất làng thị tộc với chế độ
sở hữu công cộng về ruộng đất dân làng cũng có những mối quan hệ thân thuộc về
dòng máu. Mọi người chung lưng đấu cật để chóng chọi với thiên tai và chinh phục
tự nhiên, trải qua nhiều đời các gia đình sinh sôi nảy nở, ruộng đất được khai phá
them, làng mở rộng dần.
Khi chế độ quân chủ bộ lạc dựa trên cơ sở thị tộc chuyển sang chế độ quân
chủ nhà nước thì làng thị tộc chuyển thành công xã nông thôn. Các thành viên trong
làng gắn bó với nhau không bằng những quan hệ họ hàng máu mủ mà bằng những
quan hệ sản xuất. Đã có sự phân biệt đẳng cấp có kẻ giàu, người nghèo, có quan lại
thứ dân, có chủ nô và người nô lệ. Nhiều làng nguyên là điền trang của các quan lại
phong kiến được vua cắt đất thưởng công như các làng Mộ Trạch, Minh Luận, An
Nội,… Có làng được hình thành do nhà nước điều binh lính đi khai phá những vùng
hoang rậm như các làng Quán La, Nhật Tảo,… Với sự gia tăng của ruộng tự do
quan lại chiếm dụng và chế độ cấp đất để khuyến khích khẩn hoang, công xã nông
thôn dần tan rã và đế cuối thể kỉ XV chuyển sang làng tiểu nông với sở hữu nhỏ của
nông dân tự do chiếm vị trí chủ yếu, còn các công điền công thổ chiếm diện tích
nhỏ hơn. Làng tiểu nông định hình rõ rệt từ thế kỉ XVIII và tồn tại cho đến Cách
mạng Tháng Tám. Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi vào năm 1954 ĐBSH
chuyển sang một giai đoạn mới với cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hóa,
mới đầu là hợp tác quy mô thôn rồi sau quy mô xã và làng xã đồng nhất với hợp tác
xã từ những năm 60. Tổ chức làng xã cũng đổi thay theo quá trình lịch sử ấy. Làng
xã ĐBSH có tính tự quản cao, việc điều hành trong làng từ xa xưa cũng do đại biểu

của dân được cử ra theo những tục lệ cổ truyền, tùy làng mà tục lệ này có đôi điều
dị biệt.


16

Làng xã ĐBSH phát triển theo xu thế tiến dần từ đồng bằng thềm cao phù sa
cổ xuống đồng bằng bãi bồi thấp trũng phù sa mới, rồi lấn dần ra phía duyên hải.
Ngày nay, làng xã ĐBSH cũng có nhiều biến đổi lớn do tác động mạnh của
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn hình thành nông thôn mới mang
dáng dấp của một nông thôn hiện đại không còn sản xuất nông nghiệp thuần túy
như trước mà thay vào đó là nhiều loại hình sản xuất phong phú đa dạng hơn để phụ
vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của người dân nông thôn ĐBSH.
2.2.3.2. Dân số nông thôn và số lượng, mật độ làng, xã
Làng (hay còn gọi là Thôn) là tổ chức dân cư cấp cơ sở tại các vùng nông
thôn Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Tại Việt Nam, theo các quy định trong
các Hiến pháp thì nó không phải là một đơn vị hành chính nhà nước.
Thôn là một hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của nông thôn người
Việt (Kinh). Thôn bao gồm một số xóm. Có ý kiến cho thôn là làng; có ý kiến cho
thôn là một phần của làng, ví dụ như ở xã Trường Yên, Hoa Lư gồm 7 làng với 16
thôn. 7 làng ở Trường Yên gồm: Yên Trung, Yên Thượng, Yên Thành, Yên Hạ,
Yên Trạch, Chi Phong, Lạc Hối. 16 thôn ở Trường Yên gồm: thôn Đông, thôn Đoài,
thôn Nam, thôn Bắc, thôn Trung, thôn Tam Kỳ, thôn Trường An, thôn Chi Phong,
thôn Tự An, thôn Trường Sơn, thôn Trường Thịnh, thôn Trường Xuân, thôn Tân
Kim, thôn Vàng Ngọc, thôn Yên Trạch, thôn Đông Thành. Làng Yên Thành gồm 4
thôn Đông, Đoài, Nam, Bắc trong khi làng Chi Phong chính là thôn Chi Phong.
Hiện nay trong hệ thống hành chính mới của Việt Nam, đơn vị cấp cuối cùng
là xã. Những làng họp lại thành xã đều được gọi là thôn. Nhà nước Việt Nam ban
hành trong phạm vi toàn quốc quy chế thôn, xem đó là điểm tụ cư dưới xã, có tính
chất tự quản. Cư dân bầu ra trưởng thôn và một bộ phận giúp việc để điều hành

công việc của thôn.
ĐBSH là một vùng có diện tích nhỏ nhất so với các vùng khác của cả nước
chỉ có khoảng 15 000 km2. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc
cư trú và sản xuất cộng lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên mức độ quần cư nông
thôn của vùng là rất dày đặc và tập trung.


17

Biểu đồ Dân số nông thôn ĐBSH giai đoạn 1995 – 2011

Dân số nông thôn ở ĐBSH hiện nay là 13,82 triệu người (2011). Dân số
nông thôn đang có xu hướng giảm xuống từ 13,99 triệu người (1995) giảm xuống
13,82 triệu người (2011), do ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa đã làm cho
dân số nông thôn giảm xuống và cũng do ảnh hưởng của chuyển cư từ nông thôn ra
thành thị; một số xã phát triển thành các thị trấn…
Dân số nông thôn phân theo địa phương giai đoạn 1995 – 2011
(Đơn vị: nghìn người)
NĂM
Toàn vùng
Hà Nội
Hà Tây
Vĩnh Phúc
Bắc Ninh
Hải Dương
Hải Phòng
Hưng Yên
Thái Bình
Hà Nam
Nam Định

Ninh Bình

1995
2000
2005
2010
2011
13.985,2 14.136,9 14.059,7 13.780,6 13.820,3
1.156,1 1.164,7 1.087,3 3.784,5 3.806,1
2.136,6 2.235,7 2.424,3
968,7
984,4
990,3
776,4
781,1
874,7
854,2
830,4
771,9
784,3
1.475,9 1.427,1 1.419,1 1.352,2 1.342,5
1.083,8 1.097,5 1.049,0
999,0
1.007,8
1.009,7
975,4
988,8
998,0
1.005,8
1.656,0 1.685,9 1.655,5 1.606,3 1.602,2

707,7
744,1
727,7
704,1
704,5
1.600,2 1.646,4 1.567,9 1.503,8 1.504,0
778,2
770,3
754,2
730,0
725,0
(Nguồn: )


18

Qua bảng số liệu, ta thấy rằng số dân nông thôn của các địa phương từ năm
1995 đến 2011 đều có xu hướng giảm xuống (trừ Hà Nội – do mở rộng địa giới
hành chính). Hà Nội là địa phương có số dân nông thôn lớn nhất trong toàn vùng
chiếm 27,5% của vùng, tiếp theo là Thái Bình chiếm 11,6%, Nam Định chiếm
10,9%. Hà Nam là địa phương có số dân nông thôn ít nhất chiếm 5,1% của vùng,
Ninh Bình chiếm 5,2%... Nguyên nhân của việc giảm số dân nông thôn là do ảnh
hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Số làng (thôn) ở ĐBSH rất lớn, theo P.Guru (1936) thì có tới 7.000 làng với
diện tích trung bình khoảng 200 ha, làng nhò dưới 50 ha, làng lớn có trên 500 ha.
Trung bình mỗi làng có 1.000 dân, làng lớn có trên 5.000 dân, thậm chí có trên
10.000 dân (như làng Hải Thịnh ở Nam Định).
Số xã, thôn phân theo địa phương giai đoạn 2006 – 2011 (Đơn vị: xã)
Năm 2006
Chia ra


Năm
2011

Xã vùng
đồng bằng Số thôn
và vùng
khác
Toàn vùng
1.861
142
3
10
1706
14.559
1.817
Hà Nội
98
98
637
401
Vĩnh Phúc
134
38
96
1.228
112
Bắc Ninh
109
109

614
100
Hà Tây
295
9
286
1.883
Hải Dương
236
26
210
1.158
229
Hải Phòng
152
7
10
135
1.207
143
Hưng Yên
145
145
785
145
Thái Bình
268
268
1.593
267

Hà Nam
104
14
90
1.084
103
Nam Định
195
195
2.986
194
Ninh Bình
125
48
3
74
1.384
123
(Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, Tập
2 – nông thôn, NXB Thống kê, 2007 và />Vùng

Tổng số
Xã miền

núi

Xã vùng
cao

Xã hải

đảo


19

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, số xã của vùng đang có xu hướng giảm
xuống từ 1.861 xã (2006) xuống còn 1.817 xã (2011), nguyên nhân chính là do ảnh
hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa, một số xã phát triển thành thị trấn hoặc sự xác
nhập các xã lại với nhau. Số xã của các địa phương trong vùng cũng có xu hướng
giảm xuống, chỉ riêng Hà Nội là có xu hướng tăng lên do quá trình mở rộng địa giới
hành chính. Và Hưng Yên số lượng xã vẫn giữ nguyên (145 xã). Năm 2011, Hà Nội
là địa phương là số xã nhiều nhất so với vùng (401 xã), tiếp theo là Thái Bình (267
xã), Hải Dương (229 xã), địa phương có số xã ít nhất là Bắc Ninh (100 xã), Hà Nam
(103 xã), Vĩnh Phúc (112 xã). Chênh lệch giữa các địa phương có nhiều xã nhất và
ít xã nhất là 4 lần. Sở dĩ, có sự chênh lệch đó là tùy thuộc vào diện tích của khu vực
đó.
Số thôn trong vùng cũng khá lớn khoảng 14.559 thôn (2006) chiếm khoảng
18,1% so với số thôn của cả nước. Trung bình mỗi xã của vùng có khoảng 7 - 8
thôn ít hơn so với trung bình của cả nước (8 – 9 thôn/xã), do diện tích của vùng nhỏ.
Số hộ nông thôn phân theo loại xã và địa phương giai đoạn 2006 – 2011
(Đơn vị: hộ)
Năm 2006
Chia ra
Vùng

Tổng số
hộ

Năm 2011


Xã vùng
đồng bằng và
vùng khác
Toàn vùng 3.380.372 227.148
3.362
3.167
3.146.695
3.704.315
Hà Nội
255.053
255.053
942.626
Vĩnh Phúc
222.579
57.979
164.600
198.670
Bắc Ninh
213.735
213.735
219.069
Hà Tây
524.994
15.755
509.239
Hải Dương
375.547
40.281
335.266
401.800

Hải Phòng
269.344
14.033
3.167
252.144
283.713
Hưng Yên
253.446
253.446
283.743
Thái Bình
465.847
465.847
498.483
Hà Nam
191.346
26.249
165.097
209.585
Nam Định
412.425
412.425
456.387
Ninh Bình
196.056
72.851
3.362
119.843
210.239
(Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, Tập

2 – nông thôn, NXB Thống kê, 2007 và />Xã miền
núi

Xã vùng
cao

Xã hải
đảo


20

Mặc dù, số lượng xã của vùng và các địa phương trong vùng đều có xu
hướng giảm xuống nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số hộ trong xã lại có xu
hướng tăng lên từ 3,4 triệu hộ (2006) lên khoảng 3,7 triệu hộ (2011). Đây là khu
vực có tổng số hộ lớn nhất so với cả nước chiếm khoảng 25,6% (2006). Các địa
phương trong vùng đều có số hộ có xu hướng tăng, chỉ riêng Vĩnh Phúc trong giai
đoạn này có xu hướng giảm xuống do một phần được xác nhập vào Hà Nội. Hà Nội
là địa phương trong vùng có tổng số hộ cao nhất 942.626 hộ (chiếm 25,4% so với
toàn vùng), tiếp theo là Thái Bình 498.483 hộ (13,5%), Nam Định (12,3%). Vĩnh
Phúc có tổng số hộ thấp nhất 198.670 (chiếm 5,4% so với toàn vùng).
Mật độ xã phân theo địa phương giai đoạn 2006 – 2011 (Đơn vị: xã/km2)
Vùng

Năm 2006

Năm 2011

Cả nước
Toàn vùng

Hà Nội
Vĩnh Phúc
Bắc Ninh
Hà Tây
Hải Dương
Hải Phòng
Hưng Yên
Thái Bình
Hà Nam
Nam Định
Ninh Bình

0.03
0.13
0.11
0.10
0.13
0.13
0.14
0.10
0.16
0.17
0.12
0.12
0.09

0.03
0.12
0.12
0.09

0.12
0.14
0.09
0.16
0.17
0.12
0.12
0.09

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ và
/>
(Mật độ xã được tính dựa vào số xã chia cho diện tích của vùng)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng mật độ số xã của vùng cao hơn rất nhiều
so với trung bình cả nước gấp khoảng 4 lần và có xu hướng giảm xuống từ 0,13
xã/km2 còn 0,12 xã/km2, do ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa. Hà Nội là địa
phương duy nhất trong vùng có có mật độ xã tăng lên (0,11 – 0,12 xã/km2) do mở
rộng địa giới hành chính. Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng là những địa phương có
mật độ xã có xu hướng giảm xuống, do đây là những địa phương có quá trình đô thị


21

hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Thái Bình là địa phương có mật độ xã cao nhất
so với toàn vùng điều đó thể hiện đây là tỉnh có mức độ đô thị hóa thấp.
2.2.3.3. Các kiểu quần cư và sự phân bố
Do nông nghiệp gắn với tự nhiên, chịu sự chi phối nhiều của các điều kiện tự
nhiên, mà ở ĐBSH trước hết là sự ngập lụt, dù là ngập do thủy triều hay do nước lũ,
nước mưa, người nông dân ĐBSH đã biết thích nghi và cải tạo tự nhiên nhằm tạo
điều kiện thuận lợi nhất để cư trú và sinh sống. Điều kiện tự nhiên khác nhau từ
vùng này tới vùng khác đã tạo ra nhiều kiểu quần cư khác nhau. Có thể thấy ở

ĐBSH những kiểu quần cư nông thôn sau đây (theo Vũ Tự Lập và nnk, 1991):
 Kiểu quần cư đồng bằng thềm phù sa cổ xen đồi sót (kiểu 1)
 Kiểu quần cư đồng bằng thềm phù sa cổ (kiểu 2)
 Kiểu quần cư đồng bằng thềm phù sa mới cao (kiểu 3)
 Kiểu quần cư đồng bằng thềm phù sa mới thấp (kiểu 4)
 Kiểu quần cư đồng bằng thềm phù sa mới trũng (kiểu 5)
 Kiểu quần cư bãi bồi ngoài đê (kiểu 6)
 Kiểu quần cư đồng bằng ven biển hiện đại (kiểu 7)
 Kiểu quần cư đảo tích tụ cửa sông (kiểu 8)
- Kiểu thứ nhất, phổ biến ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng, giáp với vùng
đồi núi xung quanh. Địa hình cơ bản là đồi gò và bậc thềm cao ráo, mạng lưới song

suối thưa, nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ giếng khơi, nước trong mát. Đồng cao,
thích hợp cho việc trồng cạn, thường cấy lúa vào mùa mưa. Nhà ở thường tập trung


22

trên mặt thềm bằng phẳng, có vườn rộng để trồng cây lâu năm và nhà ở giữa vườn.
Vì thế nhà ở thưa, thành những xóm nhỏ, xóm nọ cách xóm kia khá xa. Tại nơi có
đồi gò thì nhà tập trung ở chân đồi gò, để dành đất bằng cho canh tác và cũng dễ
đào giếng lấy nước hơn ở sườn hoặc đỉnh đồi, mà ở đó thường giữ lại một mảnh
rừng để giữ nước, chống xói mòn và cũng để khai thác lâm sản và chim thú.
- Kiểu thứ hai, làng nằm trên các bậc thềm để tránh lụt, làng đã to lớn và
đông vui. Các điểm quần cư cách nhau khoảng 3 – 5km rải tương đối đều trên diện
tích đất đai, mỗi điểm bao gồm khoảng 4 – 6 làng sát cạnh nhau. Làng đã có lũy tre
bao quanh, nhà cửa khang trang, đình chùa lớn đẹp, giao thông thuận lợi giữa các
làng.

- Kiểu thứ ba, nằm ở tả hữu ngạn sông Hồng, chạy song song với sông, ngăn

cách với sông bởi hàng đê cao rộng và trong lòng đồng bằng có nhiều sống đất cao.
Đây là vùng bị lũ lụt đe dọa nhiều nhất, nhưng cũng là nơi đất đai màu mỡ nhất
ĐBSH. Làng tập trung trên sống đất cao, các điểm quần cư không dải đều trên diện
tích đất đai và có hướng chạy dài rõ rệt, hoặc dọc theo dòng sông, quy mô cũng
không đều có nơi rất dày đặc đến trên chục làng, có nơi thưa chỉ có 2 – 3 làng, tùy
kích thước các sống đất. Do dân đông nên diện tích ở nhỏ hơn, vườn bé hơn so với
vùng đồng bằng thềm phù sa cổ, nhưng bố trí hợp lý hơn, đặc biệt là có ao, phương
thức VAC đã xuất hiện. Do dân đông nên diện tích ở nhỏ hơn, vườn bé hơn so với
vùng đồng bằng thềm phù sa cổ, nhưng bố trí hợp lý hơn, đặc biệt là có ao, phương


23

thức VAC đã xuất hiện. Nước ăn thường là giếng đất (tức là một cái ao được be bờ
cẩn thận và giữ nước trong sạch.
- Kiểu thứ tư, xa sông lớn thường nằm giữa hai lưu vực sông, không có sống
đất, địa hình bằng phẳng nhưng thấp. Vì thế muốn làm nhà, dứt khoát phải đào ao,
vượt thổ. Nhà ở rải khá đều trên đồng bằng để cự ly đi làm ruộng không quá xa.
Phương thức VAC đã phổ biến, nhưng ao thì rộng hơn và vườn thì nhỏ hơn với kiểu
thứ ba trên cảnh quan ruộng cao. Nước ăn cũng là giếng đất như tất cả các bãi bồi
phù sa mới.
- Kiểu thứ năm, nằm tại các ô trũng, không
thể tiêu nước bằng kênh vì mực nước các sông
lớn bao quanh đều cao hơn nội đồng. Các điểm
quần cư phải bố trí ở những đồi gò hoặc những
nơi đất cao ven các ô trũng vào mùa lũ đi lại bằng
thuyền. Diện tích đất ở hẹp, nhà chen chúc trên
nền đất đắp nhưng các điểm quần cư lại thưa và
xa nhau. Mật độ các điểm quần cư thưa hơn ở các
cảnh quan ruộng cao và ruộng thấp, nói chung

mỗi điểm cũng ít làng, nhưng nơi nào có điều
kiện thuận lợi thì làng lại rất tập trung đến trên chục làng tại một điểm. Đáng chú ý
là nhân dân ở đây có nhiều thời gian nông nhàn nên phải phát triển các ngành nghề
thủ công hoặc di cư kiếm ăn theo thời vụ.
- Kiểu thứ sáu, kiểu phụ tại các bãi bồi ven sông, làng mạc hàng năm vẫn bị


24

ngập. Làng lớn và thường chạy dài theo ven sông để dễ lấy nước ăn và dễ tắm giặt.
Nhà nào cũng có thuyền là phương tiện đi lại và sơ tán khi lũ quá lớn. Nhà có vườn
nhưng không mấy khi có ao. Kiểu phụ trên bãi giữa, các điểm quần cư gồm có một
số thôn xóm có đê bao quanh, nhà ở gần đê trong làng có vườn rộng để trồng cây ăn
quả, ngoài đê là các bãi trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Làng thường bé
hơn làng tại các bãi ven sông.
- Kiểu thứ bảy, kiểu phụ trên cồn cát, làng lớn kéo dài, bám sát hình dáng các
dải cồn, khi thì sít nhau, khi cũng khá cách biệt. Đường chạy giữa làng, hai bên là
nhà có vườn rộng bao quanh. Nhà chắc chắn để chống gió bão. Còn kiểu phụ trên
bãi triều hoàn toàn có tính chất nhân sinh và tại các điểm mới khẩn hoang thì làng
được xây dựng theo một quy hoạch chặt chẽ, có định hướng phát triển tương lai khi
nhân dân tiếp tục quai đê lấn biển.

- Kiểu thứ tám, nằm ở các đảo bãi triều ba bề là sông, một bề là biển, thủy
triều lên xuống hàng ngày. Muốn xây dựng điểm quần cư phải đắp đê bao quanh và
đê phải kiên cố. Các làng nằm rải rác, làng nào cũng ở ven dòng nước để tiện sinh
hoạt và đi lại. Làng không lớn, nhưng nhà cửa thì chắc chắn và thường là xây gạch
kiên cố. Nhân dân trồng lúa, cói, đánh bắt thủy sản và làm vận tải biển.



×