Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TIỂU LUẬN VAI TRÒ của GIAI cấp NÔNG dân VIỆT NAM THỰC TRẠNG và NHỮNG vấn đề bức xúc đặt RA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.5 KB, 27 trang )

VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC ĐẶT RA HIỆN NAY
MỞ ĐẦU

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Nông dân là chủ thể của đời sống nông nghiệp, nông thôn; cơ cấu xã
hội nông nghiệp, nông dân, nông thôn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh
tế - xã hội.Với một đất nước truyền thống sản xuất nông nghiệp, lấy nông
nghiệp làm cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nông


nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò quan trọng. Mặt khác, sự biến
động của tình hình lương thực của thế giới đã và đang đặt ra vấn đề an ninh
lương thực cho mỗi quốc gia và khu vực.
Nông dân đã và đang khẳng định mình trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; cơ sở hạ tầng cũng như đời sống chính trị, văn hóa, xã hội
và cuộc sống nông dân ngày càng được cải thiện. Nhìn chung; mức sống, thu
nhập, trình độ dân trí trong đời sống nông dân được nâng lên. Trước vận hội
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông dân có nhiều cơ hội để phát
triển, tích lũy tri thức khoa học công nghệ, giải phóng sức lao động, tiếp cận
trực tiếp với các doanh nghiệp, đưa sản phẩm nông nghiệp vươn ra thị trường
thế giới và khu vực...
Hiện nay, trước tác động của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã và đang đặt ra những
vấn đề bức thiết mới; đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách rõ ràng, bảo
đảm tính ổn định, bền vững cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.


NỘI DUNG

1.Vai trò của nông dân và giai cấp nông dân Việt Nam
* Quan niệm về nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các

ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai.
Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở
hữu khác nhau về ruộng đất.Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí,
vai trò nhất định trong xã hội.
Trong lịch sử, nhiều nền văn minh lấy nông nghiệp làm nền tảng đã
phát triển giai cấp nông dân, được tổ chức chặt chẽ nhất là trong nền văn
minh Ai Cập. Đến thời kỳ Hy Lạp, La Mã, hình thành dần tầng lớp tiểu
nông từ những cơ sở ruộng đất lớn của chủ đất, hay chúa đất.
Ngày nay, nông dân có sinh hoạt tổ chức khác nhau trên từng địa
phương, quốc gia. Nhìn chung, nông dân là những người nghèo, bị phụ thuộc
vào các tầng lớp trên.
Ở các quốc gia ở Đông Nam Á, người nông dân lao động nặng nhọc

nhưng hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp.
Ở các nước phương Tây, trung nông là tầng lớp quan trọng, tầng lớp
tiểu nông ngày các ít đi.
Ở Mỹ, chủ trang trại có sự hợp đồng với các công ty vật tư, hóa chất,
cơ khí và sử dụng các nhân công tạm thời.Các chủ trang trại chiếm 10% dân
cơ nhưng nông dân làm ra hai phần sản lượng nông nghiệp của Mỹ.
Tóm lại, nói đến nông dân là: Những người làm nghề trồng trọt, cày
cấy; những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông
nghiệp; Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề
khác.
2



* Quan niệm về giai cấp nông dân
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về giai cấp nông dân.
Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Giai cấp nông dân là một giai cấp
chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc
sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của
mình. Là một giai cấp đặc biệt, giai cấp nông dân hình thành trong quá trình
tan rã của chế độ xã hội nguyên thủy và quá trình phát triển của chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất và tồn tại cho tới khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản”1.
- Từ điển Kinh tế chính trị vắn tắt:“Nông dân là một giai cấp trong xã
hội, dưới chế độ phong kiến, tư bản, giai cấp nông dân là toàn thể những
người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, kinh doanh cá thể bằng tư liệu sản xuất

riêng của mình và bằng lực lượng của giai đình mình”2.
Như vậy:
Có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa về nông dân, song đều nói lên được
những đặc trưng cơ bản củagiai cấp nông dân là những người sống ở nông
thôn, lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn sống của mình.
Giai cấp nông dân hình thành trong quá trình tan rã của xã hội nguyên
thủy và quá trình phát triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.Giai cấp
nông dân là một lực lượng xã hội to lớn, có vị trí, vai trò quan trọng trong các
cuộc cách mạng xã hội và mỗi chế độ xã hội.Trong tiến trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa, vai trò của giai cấp nông dân ngày càng quan trọng.
* Vai trò của nông dân và giai cấp nông dân trong tiến trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa

- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Quần chúng nông dân lao
động là người quyết định, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử xã hội.
Trong chế độ phong kiến, nông dân là lực lượng sản xuất chính và cũng
là giai cấp cơ bản bị áp bức trong xã hội.

1Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Tiến bộ, Mátxơva, Sự thật, Hà Nội. 1996
2Từ điển Kinh tế chính trị vắn tắt, Nxb Tiến bộ, Mátxơva, Sự thật, Hà Nội. 1996

3


Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nông dân là động lực cách mạng xã

hội chủ nghĩa và chính họ là người trực tiếp sản xuất ra của cải nuôi sống xã
hội.
Vốn là những người sản xuất nhỏ và bị hạn chế trong tầm nhìn hạn hẹp
(chỉ ở làng xã), họ thường thụ động trước các vấn đề xã hội, họ cũng bị áp
bức bóc lột nặng nề, tuy lực lượng lớn song họ không thể tự giải phóng
mình.Vì vậy, họ không trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng mà chỉ có thể
liên minh với giai cấp công nhân để thực hiện cuộc sự nghiệp giải phóng
mình, giải phóng dân dộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Ph.Ănghen đã từng nhận định: “Các Đảng tư sản và phản động đều cự
kỳ ngạc nhiên khi thấy, ngày nay, đột nhiên những nước xã hội chủ nghĩa khắp
nơi đều đặt vấn đề nông dân vào chương trình nghị sự, đáng lẽ họ phải ngạc
nhiên vì sao vấn đề đó lại không được đặt ra từ lâu”3.

C.Mác cho rằng:“Người nông dân là một nhân tố rất cơ bản của dân
cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính trị”; “Nông dân là người bạn
đồng minh tự nhiên của giai cấp vô sản”4.
V.I.Lênin. Tổng kết cách mạng tháng Mười Nga 1917, chỉ rõ:Nhân tố
của sự thắng lợi không phải ở chỗ công nhân, tức vô sản hoàn toàn chiếm ưu
thế trong dân số toàn quốc và ở chỗ tính tổ chức cao của họ, mà nhân tố thắng
lợi là ở chỗ vô sản nằm được sự ủng hộ của nông dân nghèo khổ và bị phá sản
rất mau.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh: Thất bại của Công xã Pari – 1871 do
giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp nông dân. Thắng lợi
của cách mạng Tháng Mười – 1917 giai cấp công nhân đã thực hiện được sự
liên minh với giai cấp nông dân.

Tóm lại, Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Giai cấp công nhân muốn
giành thắng lợi trong cách mạng thì phải tập hợp được giai cấp nông dân,

3C.Mác - Ph.Ăngghen tuyển tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội. 1996, tr.69
4Đấu tranh giai cấp ở Pháp, C.Mác - Ph.Ăngghen tuyển tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, tr.235

4


tranh thủ họ, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và các
thế lực áp bức, bóc lột khác.
* Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Cách mạng muốn thành công thì
phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc”.“Cách mạng vô sản không thể thắng
lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như GCVS cách mạng
không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực”5.
“Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh
rất trung thành của giai cấp công nhân”, “Cách mạng ta hiện nay là chống đế
quốc, chống phong kiến. Nông dân là lớp người đông nhất trong nhân dân, cho
nên họ là quân chủ lực của cách mạng”6.
“Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp.Nền kinh tế của ta lấy
canh nông làm gốc.Trong cuộc sống và xây dựng nước nhà, Chính phủ trông
mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.Nông dân ta
giàu thì nước ta giàu. Nông dân ta thịnh, thì nước ta thịnh!”7.

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
đánh giá: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở
và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn
định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”8.
Vai trò của giai cấp nông dân được thể hiện:
Một là, giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất góp phần làm
nên những chiến thắng lịch sử của dân tộc, đặc biệt là qua hai cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thế kỷ XX.


5Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. tr.413
6“Thư gửi Hội nghị cán bộ nông dân cứu quốc toàn quốc”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội,
1995. tr.710
7Thư gửi điền chủ nông gia, ngày 11/4/1946.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.2000, tr.215216
8Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

5


Thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất
Tổ quốc là thắng lợi của sức mạnh to lớn của toàn dân, trong đó đông đảo là

giai cấp nông dân đã được phát huy cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tinh thần, ý chí sức mạnh và truyền
thống của nông dân Việt Nam, tiếp tục được phát huy mạnh mẽ. Nông dân
đang tích cực lao động sản xuất, áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ
vào nông nghiệp giành hiệu quả cao, xây dựng nông thôn Việt Nam ngày càng
giàu đẹp.
Hai là, giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất có vai
trò đặc biệt quan trọng biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước thành hiện thực.
Giai cấp nông dân là lực lượng cơ bản trong liên minh công – nông – trí
thức để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
nói chung và là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.Quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta có thành công hay
không, thành công đến mức độ nào, nhanh hay chậm, một phần rất quan trọng
do chính giai cấp nông dân quyết định.
Giai cấp nông dânlà lực lượng nòng cốt trực tiếp tham gia lao động sản
xuất trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn, tạo ra khối lượng của cải vật
chất to lớn cho xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn, đưa nông thôn phát
triển, ngày càng văn minh, tiến bộ.
Ba là, Giai cấp nông dân Viện Nam có kinh nghiệm phong phú khai
thác và sử dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên biển, rừng một cách hợp lý,
hữu ích góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn.

Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt, thể hiện trên hai mặt: là môi
trường tự nhiên tạo ra hệ sinh thái cần thiết cho sự sống; là đối tượng lao động
của nông dân, tại đó, bằng lao động sản xuất của mình, nông dân tác động vào
đất đai, cải tạo đất đai để nuôi dưỡng cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm cần
thiết cho xã hội.
Đất đai là nguồn sống của nông dân và là người bạn đồng hành, là tài
sản quý giá của nông dân.
6


Nông dân có nhiều kinh nghiệm khai thác và sử dụng tiềm năng của đất
đai rất hợp lý và hữu ích. Họ hiểu rõ từng loại đất, chất đất thích hợp cho các

loại cây trồng, vật nuôi.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta, trong điều kiện đất chật người đông thì việc khai thác tiềm năng của
đất đai một cách triệt để những vấn bảo đảm tính ổn định, bền vững là điều
giai cấp nông dân luôn trăn trở.
Thực tế những năm qua, giai cấp nông dân Việt Nam đã đóng vai trò rất
quan trọng trong phát huy tiềm năng của đất nông nghiệp.
Họ đã khai phá, khai hoang, cải tạo, chuyển đổi lao động thủ công sang
công nghiệp đối với đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn tài nguyên
đòi dào, cung ứng nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp, chế biến, xuất khẩu.
Họ đã áp dụng nhiều mô hình thâm canh, xen canh tăng vụ, một vụ lúa
một vụ tôm, trồng xen cao cao, măng cụt trong một vướn, mô hình VAC, xen

canh, gối vụ… trên một đơn vị diện tích canh tác đạt hiệu quả rất cao.
Đời sống của nông dân những năm qua đã được cải thiện nhanh chóng
và góp phần to lớn đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Với kinh nghiệm lâu đời, nông dân vùng biển đã tích cực đầu tư
phương tiện, ứng dụng công nghệ hiện đại để đánh bắt, khai thác, chế biến hải
sản xa bờ.
Họ không chỉ mang lại nguồn lợi, thu nhập ngày càng cao cho gia đình,
đất nước mà còn góp phần bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ, góp
phần thực hiện chiến lược kinh tế biển của Đảng và bảo vệ chủ quyền vùng
biển của Tổ quốc.
Bốn là, Giai cấp nông dânViệt Nam là lực lượng đông đảo góp phần

xây dựng khối liên minh công - nông - trí vững mạnh.
Do địa địa vị kinh tế, xã hội và bản chất giai cấp của mình, nông dân tự
nguyên tìm đến với giai cấp công nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “nông dân là một lực lượng rất to
lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân”9.
9 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, tr.710

7


Không liên kết với công nhân, trí thức họ sẽ bị các giai cấp bóc lột lợi
dụng, lôi léo trở lại cuộc sống nô lệ, bị áp bức, bóc lột.

Sự tiến bộ của giai cấp nông dân đã ngày càng gắn bó với công nhân,
trí thức về công nghiệp, công nghệ, tri thức khoa học, công nghệ. Đây là nhu
cầu thiết thực để giai cấp nông dân tìm đến, gắn bó với khoa học, dịch vụ, kỹ
thuật, giải phóng sức lao động cho nông dân, giúp họ tiếp xúc với nền khoa
học, văn minh nhân loại và phát huy các giá trị văn hóa được tích tụ trong lao
động sản xuất ở nông thôn.
Giai cấp nông dân có vai trò rất lớn trong xây dựng, củng cố cơ sở kinh
tế của khối công - nông - trí.
Cung cấp vật liệu cho công nghiệp chế biến; nông thôn là thị trường
rộng lớn tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp.
Nông dân đã, đang nhận và hiện thực hóa việc ứng dụng khoa học công
nghệ nói chungvào sản xuất nông - lâm-thủy sản.

Phát triển nông nghiệp nông thôntheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa luôn có sự tham gia, đóng góp tích cực của khoa học, công nghệ mà lực
lượng chủ yếu, trực tiếp tiếp thu, tự giác tiếp nhận và vận dụng là nông dân.
Khoa học, công nghệ sẽ giúp nông dân thoát khỏi tình trạng sản xuất
manh mún, nhỏ lẻ, kinh nghiệm, lối mòn, chuyển nền sản xuất năng xuất, chất
lượng, hiệu quả thấp, sang chất lượng và hiệu quả cao.
Khoa học, công nghệ có phát huy được vai trò, tác dụng hay không và
đến mức độ nào đều phụ thuộc vào trình độ tri thức và thái độ của nông dân.
Sự tiếp nhận, ứng dụng khoa học, công nghệ của nông dân đến mức độ
nào là thước đo, điều kiện để kích thức các sáng tạo khoa học, công nghệ của
công nhân và trí thức.
Rõ ràng,quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn không thể thiếu sự đóng góp của khoa học, công nghệ, nhưng để khoa
học, công nghệ đạt được hiệu quả thiết thực, thì suy cho cùng đến mọi trường
hợp, nông dân vẫn giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển sản xuất
nông nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ.
Năm là, Giai cấp nông dân Việt Nam góp phần quan trọng trong xây
dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong sạch vững mạnh.

8


Trong điều kiện nước ta là nước nông nghiệp với hơn 70% dân sốsống
ở nông thôn.Giai cấp nông dân là lực lượng to lớn trong thực hiện chủ trương,

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.Qua hoạt động thực tiễn, nông
dân trực tiếp góp ý với Đảng, chính quyền hoàn thiện đường lối, chính sách.
Nông dân là lực lượng quan trọng tham gia vào giám sát hoạt động của hệ
thống chính trị ở cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên; lựa chọn, giới thiệu người
có đức - tài tham gia hệ thống chính trị ở cơ sở.
Nông dân góp ý phê bình để cán bộ, đảng viên sửa chưa sai lầm, khuyết
điểm; tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy
của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng - điều kiện, môi trường
chính trị ổn định, thuận lợi để Đảng kiên định chủ trương, đường lối, lãnh đạo
nhân dân cả nước tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới.


2. Thực trạng giai cấp nông dân Việt Nam và những vấn đề bức
thiết đặt ra hiện nay
* Đặc điểm giai cấp nông dân Việt Nam
Thứ nhất, Giai cấp nông dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh
thần bất khuất, độc lập tự chủ cao, không cam tâm chịu làm nô lệ, không chịu
để đồng hóa.
Thứ hai, Giai cấp nông dân Việt Nam cần cù trong lao động, tiết kiệm,
tôn trọng và yêu quý thành quả lao động, thông minh, sáng tạo và nhẫn nại,
không bó tay trước khó khăn, giản khổ, trước thách thức quyết liệt của cuộc
sống.
Thứ ba, Gần 30 năm đổi mới, Giai cấp nông dân Việt Nam đã có sự
phát triển lớn, từ tâm trạng kém phấn khởi trước tình hình k.tế đất nước lâm

vào khủng hoảng, trì trệ trước đây, trở thành người phấn khởi, tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng trong công đổi mới.
Thứ tư, qua gần 30 năm đổi mới, Giai cấp nông dân Việt Nam có biến
đổi lớn về số lượng và cơ cấu.

9


Số lượng đang giảm dần và có xu hướng giảm mạnh cùng với quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu
của nền kinh tế.
Họ không còn thuần nhất là người lao động trên đồng ruộng, thu nhập

bảo đảm cuộc sống và phát triển bằng thu nhập từ nông nghiệp và gắn bó mật
thiết với nông thôn.
Giai cấp nông dân Việt Nam có cơ cấu đa dạng, phong phú, đã hình
thành một bộ phận công nhân nông nghiệp, nông dân dịch vụ, thương nghiệp
ở nông thôn. Tính thần túy trong sản xuất nông nghiệp của nông dân giảm
dần, tính chất công nhân, trí thức, tiểu thương, thợ thủ công, công chức, viên
chức sống cùng gia đình ở nông thôn cũng tham gia sản xuất nông nghiệp.
Sự phân hóa giàu nghèo trong nông dân ngày càng tăng nhanh, hình
thành lực lượng nông dân làm thuê và nông dân chủ trang trại. Bộ phận nông
dân liên doanh, liên kết, hợp tác tự nguyện trong sản xuất kinh doanh được
hình thành và đang có xu hướng phát triển.“Trung nông” mới sẽ là lực lượng
trung tâm trong giai cấp nông dân ở nông thôn.

Thứ năm, mặc dù có nhiều biến đổi, phát triển những nông dân vẫn còn
chịu sự chi phối khá nặng nề của truyên thống làng xã, tư tưởng bình quân
chủ nghĩa, quan hệ huyết tộc, cục bộ, tư duy lý luận, trình độ khoa học, công
nghệ còn hạn chế, phong cách làm việc thủ công, chuộng hình thức với cách
ứng xử “phép vua thua lệ làng” và nặng về kinh nghiệm.
Bên cạnh đó giai cấp nông dân có những đặc điểm hạn chế:
Là những người tư hữu nhỏ, tuy nhiên tư hữu của nông dân không đồng
nhất với tư hữu của giai cấp bóc lột. Do phương thức sản xuất phân tán nên
nông dân không có sự liên kết chặt chẽ cả về kinh tế, tư tưởng và tổ chức.
Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc lập mà tư tưởng của họ
phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội.Nông dân không thể
tự giải phóng mình.Muốn được giải phóng, nông dân phải tham gia vào khối

liên minh và chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
* Thực trạng giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay
- Về số lượng, chất lượng.
Theo số liệu của Tổng điều tra nông nghiệp, nông thônvà thuỷ sản năm
2011.Nông thôn nước ta có 15,3 triệu hộ với xấp xỉ 32 triệu người trong độ
10


tuổi lao động, tăng 11,4% về số hộ và 4,5% về lao động so với kỳ Tổng điều
tra năm 2006.
Tổng số dân số ở nông thôn là 61.332.200 người, chiếm 72,88% dân số
cả nước10.

Số người ở độ tuổi lao động trong nông nghiệp đến năm 2011 là trên 24
triệu người chiếm 55,7% tổng số lao động xã hội, giảm 9,4% năm so với năm
200011.
Thực trạng này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc phân bố và tổ chức
lao động trong nông nghiệp và nông thông. Miền Bắc và miền Trung thì quá
thừa lao động, thiếu việc làm, thời gian nông nhàn rất cao; Tây Nguyên và
Nam Bộ lại thiếu lao động.
Những năm qua, thực hiện chủ trương đẩy mạnh cơ cấu sản xuất và cơ
cấu lao động, dân số và lao động nông thôn đã chuyển dịch sang ngành công
nghiệp và dịch vụ, cả số đi khỏi địa phương và số làm công nghiệp và dịch vụ
ở tại địa phương, chủ yếu là phát triển loại hình doanh nghiệp vừa, nhỏ.
Đây là một dấu hiệu tích cực, góp phần giảm tỷ trọng lao động nông

nghiệp và nông thôn - một xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đai hóa đất nước.
Nhưng nó cũng tạo ra một hiện trạng tiêu cực trong lao động nông
nghiệp và nông thôn là những người lao động có sức khỏe, có kiến thức và tay
nghề thì ra khỏi nông nghiệp, còn lại chủ yếu là phụ nữ.
Những năm qua, lao động nông nghiệp và nông thôn có sự vận động và
chuyển dịch rất lớn, số lớn ổn định ở nông thôn chuyên làm nông nghiệp, một
số thoát ly khỏi nông thôn, đi xuất khẩu lao động, một số đi kiếm việc vào
thời kỳ nông nhàn, một số đã vươn lên thành chủ trang trại, chủ doanh nghiệp
và một số chuyên đi làm thuê quanh năm suốt tháng.
Sự vận động của lao động một cách tự phát như vậy dẫn đến việc khó
thống kê lao động nông nghiệp một cách chính xác. Song, chính sự vận động

lao động này đã góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho đa số nông
dân, thực hiện chính sách an sinh xã hội và tạo sự ổn định ở nông thôn.
10Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2007, tr 39
11Niên giám Thống kê 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2011, tr. 50, 51.

11


Từ giữa năm 2008 đến nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh
hưởng tới lao động nông nghiệp, nông thôn, một số lớn lao động ở các khu
công nghiệp, đi lao động ở nước ngoài, kể cả lao động tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ đóng ngay trên địa phương cũng bị mất việc, phải trở về địa

phương mình làm nông nghiệp.
Điều này cho thấy trình độ tay nghề của lao động khi chuyển sang công
nghiệp, dịch vụ còn rất hạn chế nên càng dễ bị sa thải, đây cũng là thời cơ cho
sự chọn lọc lao động có chất lượng cao trong các ngành phi nông nghiệp,
đồng thời cũng cho thấy nông nghiệp, nông thôn vẫn là hậu phương vững
chắc khi kinh tế có nhiều biến động bất ổn.
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn đánh giá: “chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát
triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực còn hạn chế”12.
Chất lượng nguồn nhân lựcthấp ở nông thôn thể hiện qua trình độ học
vấn.

Số lao động nông nghiệp, nông thôn có trình độ trung học cơ sở chiếm
tỷ lệ cao nhất 42%, trung học phổ thông chiếm 32,5%, tiểu học cơ sở chiếm
22,2% và không biết chữ 3,3%. Xét theo vùng, tỷ lệ mù chữ ở Đông Nam Bộ
cao nhất (31,4%) trong tổng số người mù chữ, Tây Nguyên (20%), Bắc Trung
Bộ (13%), miền núi phía Bắc (10%)13.
Trình độ học vấn thấp tất yếu hạn chế khả năng tiếp thu kinh nghiệm,
kiến thức kỹ thuật, công nghệ và nâng cao tay nghề, khả năng chọn nghề khi
cần tìm nghề mới...
Theo kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm
2011, số chưa được đào tạo qua trường lớp chiếm tỷ lệ tuyệt đối: 97,65%; qua
đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp từ sơ cấp trở lên chiếm tỷ lệ thấp.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp

ở các vùng (tính đến năm 2011)
12Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
13Nhân dân điện tử, ngày 3-3-2009

12


(Đơn vị tính: người)

Tổng số


Cả nước
Tỷ lệ (%)

Chưa qua

Sơ cấp

Trung

đào tạo

- CNKT


cấp

Cao Đại học
đẳng

trở lên

21.263.892 20.764.929 267.739 185.639 25.114 20.471
97,65

1,26


0,87

0,12

0,1

4.076.962 3.949.011

62.758

45.994


6.019

4.180

97,08

1,54

1,13

0,15


0,1

3.305.000 3.223.973

39.154

35.748

3.352

2.773


97,55

1,18

1,08

0,1

0,1

1.047 1.032.674


7.165

6.340

605

288

98,62

0,68


0,61

0,06

0,03

2.891.100

44.581

35.790


3.686

2.746

Tỷ lệ (%)

97,09

1,5

1,2


0,12

0,09

Duyên hải nam

1.472.912

11.851

9.672


1.579

1.166

98,38

0,79

0,65

0,11


0,08

1.629.467

16.528

14.134

1.708

1.957


ĐBS.Hồng
Tỷ lệ (%)

Đông Bắc
Tỷ lệ (%)

Tây Bắc
Tỷ lệ (%)

Bắc Trung Bộ


Trung Bộ

100

100

100

Tỷ lệ (%)

Tây Nguyên


13


Tỷ lệ (%)

97,94

0,99

0,85

0,1


0,12

Đông Nam Bộ

1.689.915

39.526

14.978

2.336


2.835

Tỷ lệ (%)

96,59

2,26

0,86

0,13


0,16

4.875.877

46.176

22.983

5.829

4.526


98,4

0,93

0,46

0,12

0,09

ĐBSC.Long

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Những con số thống kê phần nào nói lên chất lượng lao động nông
nghiệp, nông thôn. Đi sâu vào từng đối tượng có thể thấy rõ hơn tình hình
sau đây:
Những lao động thuần nông nghiệp tuy có tay nghề cấy, gặt rất thành
thạo, khi tiếp cận với khoa học, công nghệ mới thì lại lúng túng, tiếp thu
chậm. Phong cách lao động thủ công phân tán khiến họ rất khó thích nghi với
khoa học, công nghệ tiên tiến.
Những người đã được đào tạo, có chứng chỉ sơ cấp hoặc trung cấp chủ
yếu là thợ lái máy nông nghiệp, kỹ thuật viên trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thủy

sản, lâm nghiệp, kế toán... Trong mỗi cơ sở sản xuất nông nghiệp cũng không
đòi hỏi nhiều người làm như vậy, vì còn liên quan đến chế độ đao tạo và thù
lao...
Những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chủ yếu làm việc ở
cơ quan nghiên cứu hoặc làm quản lý, số thực sự làm việc và am hiểu nghề
nông không nhiều.
Những người quản lý kinh doanh(chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác
xã, chủ hộ...) tuy năng động, nhưng còn hạn chế về trình độ khoa học, công
nghệ và quản lý. Theo kết quả điều tra, có tới 95,3% những người phụ trách
14



các đơn vị nông, lâm, thủy sản chưa qua đào tạo và không có bằng hoặc
chứng chỉ, trong đó 34,5% giám đốc doanh nghiệp, 37,9% chủ nhiệm hợp tác
xã, 89,9% chủ trang trại và 95,4% chủ hộ14.
Nhìn một cách tổng thể, do lao động nông nghiệp vất vả, lợi nhuận thấp
nên đa số thanh niên ở tuổi trưởng thành không còn thiết tha gắn bó với nông
nghiệp, đã thoát ly khỏi nông thôn; ở lại đa số là người già, quá tuổi lao động,
phụ nữ không có điều kiện chuyển nghề hoặc trẻ nhỏ. Hình ảnh nông nghiệp,
nông thôn có thể nói là: "nữ hóa nông nghiệp, lão hóa nông thôn".
Từ năm 2010, số lượng lao động nông, lâm nghiệp bắt đầu giảm và
trong những năm gần đây, tốc độ giảm nhanh hơn.
Trong 5 năm 2010-2014, đã giảm 50 nghìn lao động (12,5 ngàn người/
năm). Con số thực tế có thể cao hơn nhiều do chưa kể đến số lao động rời

nông thôn đi làm việc theo thời vụ ở các đô thị. Sự chuyển dịch về cơ cấu
ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn nhanh hơn so với cơ cấu ngành
nghề của hộ.
Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước trong việc đào tạo nghề cho nông dân,
trình độ của lao độngnông thôn đã nâng lên. Số người trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động có trình độ từ sơ cấp trở lên chiếm tỷ lệ 8,2%, tăng
2,7% so năm 2001, bình quân 1 năm tăng 0,51%.
Lao động nông thôn nước ta tương đối trẻ, nhưng 10 năm gần đây đang
có xu hướng già đi, nhóm tuổi từ 35 - 44 và 55 - 59 tăng 3%/năm, trong khi
nhóm dưới 35 tuổi chỉ tăng 0,5 - 0,6%/năm.
Trình độ học vấn của lao độngnông thôn được cải thiện. Năm 2005 so
với năm 1996, tỉ lệ lao động không biết chữ giảm 1,7%, tốt nghiệp tiểu học

tăng 2,7%, trung học cơ sở 1,8%, trung học phổ thông 4,5%. Trình độ của lao
động nông thôn cũng đã được cải thiện. Trong 10 năm gần đây, tỉ lệ lao động
có kỹ thuật tăng từ 7,4% lên 16,9%, công nhân kỹ thuật có bằng nghề trở lên
tăng từ 4,7% lên 8,2%.

14Kết quả Tổng điều tra đã dẫn, tr 29

15


Thực hiện đường lối đổi mới, đời sống vật chất, tinh thấn, vị thế chính
trị của giai cấp nông dân được nâng cao. Việc giao quyền sử dụng đất, ổn định

lâu dài, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nâng cao tính tự chủ của kinh tế hộ
gia đình, thực thi cơ chế dân chủ ở nông thôn đã đem lại những thay đổi to
lớn trong đời sống chính trị ở nông thôn. Nông dân đã làm chủ cuộc sống của
mình.Nhiều hộ đã vươn lên thích nghi với cơ chế thị trường, nắm bắt khoa
học, công nghệ, phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả.
- Về ý thức chính trị, ý thức giai cấp:
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, từ khi có Đảng lãnh đạo,
nông dân Việt Nam một lòng, một dạ theo Đảng. Niềm tin ấy tiếp tục được
củng cố khi nông dân được làm chủ ruộng đất, được tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền và đoàn thể nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên suy thoái về đạo đức lối sống, phẩm chất chính trị nhưng phần lớn nông

dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Niềm tin ấy tiếp tục được củng cố khi Đảng kịp thời có Nghị quyết về
xây dựng giai cấp nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hàng năm số hộ nông dân vươn lên làm giàu tăng nhanh. Đặc biệt
nhiều gia đình làm ăn khá giả đã tích cực giúp các hộ nông dân cả về vật chất,
kỹ thuật, giống, cây, con để thoát nghèo, tạo dựng cuộc sống mới.
* Những vấn đề bức thiết đặt ra của giai cấp nông dân hiện nay
Thứ nhất, về trình độ, việc làm và thu nhập, đời sống của nông dân.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn còn mang tính
tự phát và thiếu sự chuẩn bị. Chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn còn
thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là ở vùng cao, vùng

sâu, vùng xa.
Theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm
2011, chỉ có 8,2% lao động được đào tạo cơ bản, trong đó chỉ có 2,97% lao
động có bằng sơ cấp, 2,97% có bằng trung cấp, 1,14% có bằng cao đẳng và
chỉ có 1,08% có bằng đại học. Trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn chỉ có
12% tốt nghiệp trung học phổ thông và 3,11 % có trình độ chuyên môn kỹ
thuật (thấp hơn 4 lần so với thanh niên thành thị).
16


Tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến ở nông thôn. Năm 2010 tỉ lệ
không có việc làm là 5,79%, số người cần việc làm theo thời vụ còn rất lớn.

Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu/1 tháng ở nông thôn năm 2010 là 506
ngàn đồng, tăng 1,84 lần so với năm 2005, nếu loại trừ yếu tố lạm phát chỉ
còn 1,2 lần. Ở những vùng thu nhập của nông dân chỉ dựa vào nông nghiệp,
mức độ tăng thu nhập còn chậm hơn.
Năm 2010, thu nhập bình quân ở thành thị cao gấp 2,04 lần so với nông
thôn. Mặc dù trong 4 năm qua, so sánh tương đối mức thu nhập giữa 2 khu
vực này thì khoảng cách giảm đi nhưng sự chênh lệch tuyệt đối về thu nhập
của hai khu vực đó vẫn tiếp tục gia tăng. Chênh lệch thu nhập giữa các vùng
tiếp tục gia tăng, cần nhất là miền Đông Nam bộ (1,065 triệu
đồng/tháng/người), thấp nhất là Tây Bắc (chỉ có 372 ngàn đồng/tháng/người).
Tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn lớn hơn so với tỉ lệ chung của cả nước.
Tỉ lệ tương ứng là 18% và 14,8%. Tốc độ xoá đói nghèo đang có xu hướng

chậm lại. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,14%/năm trong giai đoạn 19952000, nhưng chỉ có 2,24%/năm trong giai đoạn 2005-2010. Kết quả xoá đói,
giảm nghèo chưa bền vững. Mỗi khi có thiên tai, dịch bệnh, rủi ro nhiều hộ lại
tái nghèo.
Do tình trạng thu nhập thấp, nghèo khó, thiếu việc làm, giá trị ngày
công ở NT thấp, trong khi đó kinh tế ở các đô thị phát triển mạnh, nên làn
sóng di cư từ nông thôn ra thành thị và từ những vùng khó khăn (Tây Bắc) tới
những nơi thuận lợi hơn (Tây Nguyên) để kiếm sống ngày càng mạnh.
Hàng năm, số người ở nông thôn ra thành thị để sinh sống ngày càng
tăng (năm 2000, có 600 nghìn người, đến năm 2010 lên đến 1,1 triệu người).
Bên cạnh số dân di cư, còn có nhiều người tuy ở nông thôn nhưng đi làm ăn
cả năm hoặc theo thời vụ ở các đô thị. Có xã số lao động chủ yếu là thanh
niên đi làm ăn xa chiếm tới 40%, còn lại ở nông thôn chủ yếu là những người

lớn tuổi.
Nông dân di cư hoặc làm ăn theo thời vụ ở các đô thị thường làm công
việc chân tay, nặng nhọc, không có hộ khẩu, sống tạm bợ, không có sự bảo trợ
có hiệu quả của pháp luật nên bị thiệt thòi khi tiếp cận nhiều loại dịch vụ công
cộng. Nhiều người sa vào tệ nạn xã hội, gây thêm khó khăn, phức tạp cho các
đô thị.
17


Tình trạng di dân tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên,
miền Đông Nam Bộ đã và đang gây ra tình trạng phá rừng bừa bãi và những
khó khăn trong quản lý của các cấp chính quyền địa phương. Mức độ hưởng

thụ văn hóa của nông dân còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng; kết quả
đạt được trong xây dựng nếp sống văn hóa chưa bền vững.Sinh hoạt văn hóa
cộng đồng còn nghèo nàn.
Các hoạt động thể dục, thể thao ở một số vùng chưa được quan
tâm.Tình trạng nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm, cờ bạc có xu hướng phát triển.
Một số hủ tục vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi trỗi dậy, nhất là trong ma chay,
cưới xin...
Đời sống ở các vùng đồng bào các dân tộc thiểu số:
Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm, có nhiều chương trình, chính sách
hỗ trợ tích cực phát triển vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nổi bật nhất là
các chương trình 135, 134..., đời sống của nông dân đã được cải thiện đáng
kể.

Tuy vậy, kinh tế nói chung, nông nghiệp, nông thôn ở nhiều vùng đồng
bào dân tộc thiểu số vẫn trong tình trạng chậm phát triển.
Thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng khoảng 40% so với bình quân
chung cả nước. Số hộ nghèo vùng dân tộc hiện nay chiếm phần lớn trong số
hộ nghèo cả nước (63,7%) và có tỉ lệ cao ở tất cả các vùng.
Hầu hết những vùng khó khăn nhất hiện nay là vùng đồng bào các dân
tộc thiểu số. Những năm gần đây tốc độ giảm nghèo chậm hơn so với mặt
bằng chung của cả nước, kết quả giảm nghèo ở nhiều nơi kém bền vững, tỉ lệ
tái nghèo lên tới 3-4%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc cao gấp 3
lần người Kinh. Sự phân tầng xã hội diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ. Nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến phá rừng, di cư tự
do, phát triển đạo. Một số nơi, đồng bào bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo

gây mất an ninh trật tự.
Thứ hai, ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới đời sống của nông dân.
Trong 5 năm, từ năm 2010 - 2014, tổng diện tích đất nông nghiệp dã
thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng).
Trong đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu - cụm

18


công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng
kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha.
Số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất: Đồng bằng sông Hồng khoảng 300

nghìn; Đông Nam Bộ: khoảng 108 nghìn. Tây Nguyên trên 138.291, Thành
phố Hồ Chí Minh: 52.094. Việc thu hồi đất đã ảnh hưởng đến đời sống của
627,5 nghìn hộ gia đình với 2,5 triệu người và 950 nghìn lao động. Mặc dù
Nhà nước và các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đền bù, hỗ trợ giải quyết
việc làm nhưng 53% thu nhập của số hộ bị thu hồi đất bị giảm và có tới
34,5% số hộ có điều kiện sống thấp hơn.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người,
kéo dài.Chậm khắc phục sẽ làm tổn thương đến quan hệ liên minh công nông.
Nhiều nông dân không có nghề gì ngoài cái nghiệp cấy cày cha truyền
con nối trong thửa ruộng vườn nhà. Khi bị thu hồi đất, họ ngỡ ngàng thấy
mình "trắng tay", thậm chí có gia đình còn không hiểu vì sao mình bỗng có cả
nắm tiền. Việc sử dụng số tiền được đền bù chưa hiệu quả, chưa đầu tư để

chuyển đổi nghề, để tạo lập việc làm mới, có đến trên 50% số tiền đền bù đó
được nông dân đem sắm sửa những vật dụng sinh hoạt...
Trên thực tế, đang có tình trạng một bộ phận nông dân rời khỏi đất canh
tác, bỏ nghề truyền thống trong khi có ít cơ hội để chuyển sang những nghề
phi nông nghiệp, và trở thành giai cấp khác. Nhiều nông dân “giàu xổi” nhờ
bán đất ở khu vực đô thị hoá nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng nghèo đói.
Thứ ba, khả năng tiếp cận tài nguyên, công nghệ và thị trường của
nông dân thấp.
Nhiều nông dânsản xuất giỏi muốn phát triển kinh tế trang trại nhưng
khó mở rộng quy mô sản xuất.Nhiều doanh nghiệp nông thôn có nhu cầu
nhưng khó tìm được mặt bằng sản xuất.Tài nguyên nước trở nên hạn chế. Đa
số nông dân trồng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp phải tự lo về nước;

nông dân miền núi phải lo cả nước ăn. Mức tích lũy của hộ thấp, không đủ tái
sản xuất mở rộng, khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức còn hạn chế,
có nơi phải vay cá nhân với mức lãi suất cao.
Số liệu thống kê gần đây cho thấy, gần 70% hộ nông thôn chưa bao giờ
đọc báo.Báo chí phát miễn phí chủ yếu tập trung cho lãnh đạo xã, thôn và nhà
19


văn hoá xã, phần lớn người dân khó tiếp cận. Do đó, Nông dân không có
nhiều nơi cơ hội tiếp cận thị trường. Có được thông tin thị trường, nông dân
chủ yếu dựa vào đài phát thanh, truyền hình.
Thứ tư, nông dân còn chịu nhiều rủi ro, thiệt thòi.

Nông dân phải chịu nhiều rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, biến
động giá cả, đặc biệt là những người nghèo dễ bị tổn thất nhất. Tính trung
bình thiệt hại về thu nhập hàng năm do các rủi ro kể trên bằng khoảng 1/3 vốn
tích lũy hàng năm. Trong quá trình hội nhập, trước sự biến đổi bất lợi của khí
hậu, nông dân càng dễ bị thiệt hại hơn.So với dân cư đô thị, nông dân phải
chịu nhiều thiệt thòi.Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nông dân vẫn phải
đóng góp trực tiếp nhiều hơn, có trường hợp phải chịu thiệt thòi để đóng góp
cho quá trình công nghiệp hóa.
Hệ thống an sinh xã hội yếu kém: Hiện tại chưa hình thành một hệ
thống an sinh xã hội thống nhất và thông suốt cho các vùng nông thôn. Đa số
nông dân phải tự lo cho bản thân và gia đình khi gặp khó khăn, rủi ro. Hiện tại
mới có khoảng 50% dân cư nông thôn có bảo hiểm y tế, những người còn lại

phải tự lo khi bị ốm đau.
Thứ năm, sự phân hóa giàu nghèo trong giai cấp nông dân đang có xu
hướng tăng.
Nhất là nông dân ở những vùng có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
thuận lợi và nông dân vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng cao; quan hệ
cộng đồng bị tổnthương, tính thụ động của nông dân ở nhiều nơi còn lớn.
Trong quá trình phát triển đi lên của đất nước, ở nhiều vùng nông dân
rất năng động, tận dụng thời cơ, tìm tòi sáng tạo, vượt qua khó khăn xây dựng
cuộc sống mới, hàng triệu hộ nông dân trở nên khá giả.
Trong khi đó, còn nhiều nơi nông dân và chính quyền cơ sở rất thụ động,
trông đợi vào sự trợ giúp từ bên ngoài, của chính phủ nên chậm phát triển.
Trong nông dân đang diễn ra sự phân tầng xã hội, sự chênh lệch về điều

kiện và mức sống gia tăng trong phạm vi cả nước và mỗi làng, xã. Chênh lệch
về thu nhập giữa nhóm 10% giàu nhất với 10% nghèo nhất năm 2010 là 12,5
lần, năm 2014 là 13,5 lần.
Trong khi đó các mối quan hệ cộng đồng cổ truyền, nhất là quan hệ
làng, xã là yếu tố quan trọng là nền tảng xã hội ở nông thôn, nhưng ở nhiều
20


nơi đã bị xói mòn nghiêm trọng.Các quan hệ cộng đồng làng, xã trước đây
được sử dụng rất có hiệu quả thì nay đang bị hành chính hoá.Trong khi đó,
mặt tiêu cực của quan hệ dòng họ tiếp tục tồn tại và có nơi trỗi dậy mạnh mẽ
tác động tiêu cực đến các mối quan hệ ở nhiều vùng nông thôn.

Thứ sáu, tình trạng bất bình đẳng giới.
Mặc dù đã đạt được thành tựu bước đầu trong việc huy động sự tham
gia của phụ nữ vào việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã
hội và các kế hoạch phát triển của cộng đồng, nhưng nhìn chung sự tham gia
của phụ nữ chưa tương xứng với lực lượng phụ nữ đông đảo đang sinh sống ở
nông thôn và khả năng đóng góp của họ cho quá trình phát triển nông thôn.
Những định kiến giới đã làm hạn chế nhiều sự tham gia của phụ nữ vào các
chương trình phát triển cộng đồng.
Tỉ lệ phụ nữ tham gia công tác chính trị, quản lý, lãnh đạo ở tất cả các
cấp, các ngành đều rất thấp. Trong 3 nhiệm kỳ gần đây, tỉ lệ nữ tham gia cấp
uỷ đảng không vượt quá 15%, và tỉ lệ nữ tham gia Hộ đồng nhân dân 3 cấp
không quá 25%. Trên cả nước, số phụ nữ là cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân

xã chỉ chiếm 4,5%, Ủy ban nhân dân huyện 4,9%. Phụ nữ nông thôn giữ
cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt còn rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới sự
bình đẳng giới.Bên cạnh đó, một số vấn đề như: nạn bạo hành trong gia đình,
tình trạng buôn bán phụ nữ, mức lương bình quân thấp... cũng đang là những
vấn đề bức xúc đòi hỏi cần sớm khắc phục.
* Những bức xúc chủ yếu của nông dân hiện nay
Thứ nhất, hiện tượng nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất
đang có chiều hướng gia tăng trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đất đai là tài sản quý giá đối với nông dân trong quá trình sản xuất
nông nhiệp.Thế nhưng hiện nay một bộ phận nông dân không có đất hoặc
thiếu đất sản xuất đang có chiều hướng gia tăng.

Đây là một trong những khó khăn lớn gây ảnh hưởng và làm cản trở
việc phát huy vai trò của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn.
Có nhiều nguyên nhân: Do lịch sử để lại mà một bộ phận nông dân vốn
dĩ không có đất hoặc thiếu đất từ trước; do chủ ruộng đất cũ đòi lại sau khi
21


các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp tan rã những năm 19871990; do Nhà nước thu hồi ruộng đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn;
đáng chú ý là việc chia tách hộ trong những năm gần đây, phần đông số hộ
không có đất hoặc ít đất sản xuất tập trung vào các đôi vợ chồng trẻ mới tách
hộ, ra ở riêng sau khi xây dựng gia đình, trong khi bố mẹ của họ vốn đã

không có hoặc chỉ có ít đất sản xuất, nên không thể chia sẻ đất đai cho con cái
của họ khi dựng vợ gả chồng.
Một nguyên nhân cơ bản không thể không kể đến, đó là chịu ảnh hưởng
của mặt trái sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, tốc độ đô thị hóa
các làng xã ven đô phát triển nhanh chóng.
Nguyên nhân khác: do cầm cố, sang nhượng; 1 số không gắn bó với đất
đai, với sản xuất nông nghiệp, muốn chuyển sang nghề khác, đã chuyển
nhượng đất. Nhưng do thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến
thất bại, trắng tay, phải đi làm mướn, cá biệt buộc phải cầm cố hoặc sang
nhượng đất đai để chi trả cho ốm đau, tai nạn… hoặc vì lười biếng lao động
lại ham mê cờ bạc, rượu chè nên bán đất.
Thực tiễn cho thấy, những hộ có nhiều đất thì lao động của họ chủ yếu

là thủ công, những hộ thiếu đất (hoặc không có đất) để sinh tồn phải đi làm
thuê.
Do đó, thu nhập của các hộ có đất và thiếu đất rất thấp, đời sống vô
cùng khó khăn nhất. Việc hưởng thụ các giá trị đời sống văn hóa, tinh thần
của họ cũng rất hạn chế.Đây là nhân tố làm cho tình trạng thất học hoặc bỏ
học sớm cũng như trình độ học lực yếu và thấp ở các hộ nông dân này, nhất là
đối với con em của họ gia tăng.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường, mặt tích cực của nó rất lớn nhưng mặt trái của nó cũng gây tác haại
không nhỏ, làm cho việc phân hoá giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc.
Bản thân công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng
luôn chứa đựng những nghịch lý, mâu thuẫn vốn có nhưng đó là những

nghịch lý, mâu thuẫn của sự phát triển.
Do đó, cần hoạch định có tầm chiến lược như chính sách về dân số, về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về chuyển đổi ngành nghề,... trên địa bàn nông
thôn, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho nông dân.
22


Việc khắc phục tình trạng nông dân không có đất và mất đất là vấn đề
bức bách đang được đặt ra đối với các vùng nông thôn Việt Nam.Giải quyết
được vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát huy sức mạnh của
nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, việc chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ dân cư nông thôn ở

nhiều nơi đang gây nên những ảnh hưởng xấu đến việc phát huy sức mạnh
của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn.
Nông dân nước ta từ ngàn đời xưa đến nay luôn có tình đoàn kết yêu
thương, đùm bọc lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm gắn bó keo sơn.Nhờ đó có
sức mạnh chiến thắng và từng bước làm chủ thiên nhiên trong cuộc đấu tranh
sinh tồn.Tinh thần ấy được phát huy mạnh mẽ khi nông dântheo Đảng làm
cách mạng, giành thắng lợi vẻ vang thoát khỏi kiếp sống cơ cực bần hàn, làm
chủ cuộc sống của chính mình. Ngày nay tinh thần ấy đang được Đảng tiếp
tục khơi dậy, phát huy trong hoàn cảnh mới - công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với kinh tế thị trường và đã giành những thắng lợi to lớn.
Song hoàn cảnh mới cũng đang làm thay đổi, đảo lộn những thang bậc

giá trị của cuộc sống. Dưới áp lực của nền kinh tế thị trường sự thay đổi về
văn hóa, lối sống, thay đổi về hệ giá trị cuộc sống ở vùng nông nghiệp đã làm
cho toan tính vụn vặt, thói ích kỷ cá nhân hẹp hòi, tính tư hữu và hám lợi của
nông dân lại có cơ hội trỗi dậy ở một số người, lấn át tình làng nghĩa xóm,
tinh thần tương thân tương ái vốn từ lâu đã trở thành văn hóa ứng xử trong
cộng đồng dân cư nông thôn.
Kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi để chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ
cực đoan nảy sinh và phát triển.Những hiện tượng phức tạp trong quan hệ xã
hội, phát sinh những tệ nạn, hiện tượng tiêu cực đã ảnh hưởng không nhỏ đến
những truyền thống tốt đẹp, sự cố kết cộng đòng truyền thống vốn có ở nông
thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải huy

động bằng được toàn bộ sức dân tham gia.Trong khi đó hiện nay nội bộ nông
dân đang có hiện tượng chia rẽ, phân hoá, mất đoàn kết làm hạn chế sức mạnh
vốn có của nông dân.

23


Hiện tượng trên đây, mặc dù chưa phải là phổ biến và rộng khắp, tính
chất và mức độ cũng chưa đến mức tạo thành các điểm nóng xã hội làm phá
vỡ khối đại đoàn kết toàn dân nhưng cũng là điều đáng lo ngại đòi hỏi Đảng,
Nhà nước cần sớm có những hướng xử lý thỏa đáng với các giải pháp đồng
bộ, khả thi.

Thứ ba, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái, các tệ nạn xã hội đang có
chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội
trên địa bàn nông thôn.
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tất
yếu phải gắn với quá trình đô thị hoá. Đây là cơ hội để rút ngắn sự cách biệt
giữa thành thị với nông thôn, đem đến những vận hội mới cho nông dân,
nhưng đồng thời cũng làm cho địa bàn nông thôn xuất hiện những vấn đề tiêu
cực mà trước đây chưa từng có.
Phát triển 1 nền nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giúp cho nông dân có điều kiện nâng cao
thu nhập, cải thiện cuộc sống; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội... làm
cho nông thôn từng bước không còn là những ốc đảo biệt lập. Nông dân sẽ có

nhiều cơ hội vượt qua tình trạng trì trệ, lạc hậu, hướng đến việc giao lưu hội
nhập, tiếp cận với ánh sáng văn minh, hưởng thụ các phúc lợi xã hội. Đời
sống 1 bộ phận lớn nông dân sẽ được cải thiện rõ rệt, mở ra nhiều hơn cơ hội
tiếp cận giáo dục, y tế…, đáp ứng nhu cầu thông tin tăng lên; nâng cao dân trí,
mở mang tầm nhìn của người dân, diện mạo của nông thôn có nhiều khởi sắc,
nhịp sống mọi mặt trở nên sôi động hơn.
Song công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng sẽ có
những mặt tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp,nông dân, nông
thôn, như: lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu thái quá đang - tác nhân
tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, đất, nước bị ô nhiễm
nặng nề. Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bản thân nông
dân và kể cả người tiêu dùng. Các tệ nạn xã hội… có dịp tràn vào nông thôn,

kể cả vùng sâu vùng xa… đã và đang làm đảo lộn, phá vỡ cuộc sống rất ổn
định, phẳng lặng, làm nguy hại đến các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp
của nông thôn Việt Nam

24


Thực tế phát triển nông thôn hiện nay cho thấy, nơi nào kinh tế nông
nghiệp chậm phát triển thì các tệ nạn xã hội sẽ khó thâm nhập. Ngược lại nơi
nào phát triển thì kéo theo đó các tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao.
Phải chăng để bảo vệ những nét văn hóa đặc sắc vốn có của nông thôn
mà vẫn duy trì trong trạng thái khép kín để nhờ đó có thể chống chọi lại trước

sức công phá bởi các mặt trái của nền kinh tế thị trường? Hay là chủ động phá
thế biệt lập, tăng cường hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn và cố nhiên trong này phải chấp nhận đối mặt với sự
hiện diện của các tệ nạn xã hội và tìm cách hạn chế, loại trừ nó?
Không có con đường nào khác là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế
nhưng phải đi liền với phát triển đời sống văn hóa tinh thần, đảm bảo trật tự
an toànxã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhưng
phải giữ được tính hài hoà giữa bản sắc văn hóa dân tộc và vẫn luôn giữ được
cốt cách của mình vốn dĩ là một nét đẹp rất đáng trân trọng của nông dân. Đây
thật sự là một thách thức lớn đối với các cấp ủy đảng trong lãnh đạo xây dựng
giai cấp nông dân.
Thứ tư, thiếu việc làm và tệ nạn xã hội ở nông thôn đang có chiều

hướng gia tăng.
Đây là vấn đề nổi cộm ở nông thôn hiện nay.Tình trạng nông dân rỗi
còn khá phổ biến. Nhiều người thu hoạch xong mùa vụ là "xả hơi", chờ đến
vụ khác mới vào việc, không có việc làm phụ thêm để tăng thu nhập.
Gây lãng phí lớn về nguồn lực ở nông thôn, ảnh hưởng đến việc thực
hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng.
Thiếu việc làm có nhiều nguyên nhân:Do thiếu tư liệu sản xuất, ruộng
đất để canh tác ngày càng bị thu hẹp.Do việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp sang đất dự án, đất thổ cư. Dân số nông thôn tiếp tục tăng
nhưng người lao động làm nông lại giảm đi. Do sản xuất nông nghiệp không
hiệu quả, nông dân bỏ đất, đi làm thuê; các ngành nghề dịch vụ, kinh doanh
nhỏ đang phát triển mạnh ở các làng quê… Từ đó, các tệ nạn xã hội có điều

kiện len lỏi về làng quê.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên nông thôn
chậm tiến bộ, trở nên hư hỏng. Đối với những thanh niên là con em của các

25


×