Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ và NHỮNG vấn đề đặt RA TRONG PHÁT TRIỀN NGHÀNH CÔNG NGHIỆP ở THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.59 KB, 16 trang )

1

LỜI NÓI ĐẦU
Đông Nam Bộ là vùng có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan
trọng hàng đầu ở khu vực phía nam Việt Nan, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều
kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ
cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát
triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng;
nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học- công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ cao.
Đây cũng là khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng trưởng
cao, tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, khoa
học, kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có lực lượng lao động dồi
dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ; có
hệ thống đô thị phát triển, các khu công nghiệp phát triển mạnh trở thành trung
tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được
gắn kết bởi đường bộ, đường biển, đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế-xã hội Vùng cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế liên
vùng và quốc tế.
Quá trình phát triển kinh tế nói chung, phát triển ngành công nghiệp nói
riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lý giải như vì sao đây là vùng có ty
trọng đống góp của ngành công nghiệp cao nhất cả nước? Sự phát triển kinh tế
nói chung và công nghiệp nói riêng của vùng đang phải đối mặt với những thách
thức gì? Và cần làm gì để Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn là đơn vị đầu tàu
trong vùng nói riêng, cả nước nói chung trong thời gian tới? Vói ý nghĩa đó, tác
giả xin đi sâu luận giải một số vấn đề xung quanh việc phát triển kinh tế, đặc
biệt là phát triển ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.



2

NỘI DUNG
1. Chúng minh rằng: Đông Nam Bộ là đầu tàu về phát triển công
nghiệp ở nước ta hiện nay?
Đông Nam Bộ làvùng điđầu cả nướctrong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.Cơ cấu GDP của vùng đã và đang chuyển đổi mạnh mẽ trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Theo đó, ngành công nghiệp của vùng
trong những năm qua luôn giữ một vị trí quan trọng trong cả nước với
một cơ cấu đa dạng và các khu công nghiệp tập trung có ưu tế hơn hẳn so
với các vùng khác trong cả nước.
a. Đông Nam Bộ có cơ cấu các ngành công nghiệp rất đa dạng
Hiện nay trong cơ cấu ngành công nghiệp của cả nước, Đông Nam Bộ
chiếm tỉ trọng cao nhất, với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao
như luyện kim, công nghiệp điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược,
thực phẩm,… Cụ thể:
- Công nghiệp năng lượng: Đông Nam Bộ là vùng tập trung công
nghiệp dầu - khí của cả nước. Năm mỏ dầu lớn trên vùng thềm lục địa
(Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng) đã cung cấp 97 - 98% sản
lượng khai thác dầu thô của cả nước. Hàng năm, Đông Nam Bộ cung cấp
cho cả nước khoảng trên 20 triệu tấn dầu/năm. Công nghiệp chế biến khí
đã được triển khai từ năm 1995 với Dự án khí đồng hành từ bể Cửu Long
và việc đưa vào vận hành Dự án khí thiên nhiên Nam Côn Sơn từ năm
2002. Nhờ thu hồi được khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đưa vào b ờ, công
nghiệp khí ở Đông Nam Bộ đã phát triển khá mạnh, tập trung ở tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, với sự hiện điện của Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố,
cung cấp mỗi năm hàng trăm nghìn tấn condensat, hàng trăm nghìn tấn
butan, hàng trăm nghìn tấn propan, đảm bảo nhu cầu khí hóa lỏng LPG
cho cả nước. Khí đã được xử lí là nguồn nhiên liệu cho công nghiệp điện.
Từ sau khi đưa được khí đồng hành, nhất là khí thiên nhiên từ Nam



3
Côn Sơn vào bờ, các nhà máy điện chạy bẳng khí hỗn hợp (Bà Rịa, Phú Mĩ)
đã dược xây dựng và mở rộng công suất. Trung tâm điện lực Phú Mĩ hiện
có 6 nhà máy (trong đó có 2 nhà máy do Tổng c ông ty Điện lực Việt Nam
đầu tư, 2 nhà máy theo dự án BOT) với tổng công suất lắp đặt 8850 MW,
là trung tâm điện lực lớn nhât nước ta.Vùng còn có một số nhà máy nhiệt
điện như Thu Đức (165 MW), Hiệp Phước (875 MW), Vedan (60 MW),
Amata (60 MW).
- Công nghiệp luyện kim:Do không có các nguồn quặng tại chỗ nên
chủ yếu là công nghệ cán thép từ phôi thép nhập từ nước ngoài. Các cơ sở
cán thép lớn thuộc về Công ty Thép miền Nam (Công ty Thép miền Nam
có các đơn vị thành viên là Nhà máy Thép Biên Hoà, Thép Nhà Bè. Thép
Thủ Đức, Thép Tân Thuận...), và Công ty thép Vina-Kyoei (Bà Rịa - Vũng
Tàu).
- Công nghiệp chế tạo - điện tử - tin học: Công nghiệp chế tạo tại
Đông Nam Bộ rất đa dạng, từ phân ngành chế tạo máy móc, thiết bị toàn
bộ đến công nghiệp sản xuất máy tính, thiết bị truyền thông, sản xuất thiết
bị điện, cơ khí chính xác, dụng cụ quang học và cơ khí giao thông vận tải.
TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp chế tạo hàng đầu cả nước. TP
Biên Hòa, TP Vũng Tàu là những trung tâm công nghiệp chế tạo có tính
chất chuyên môn hóa.
- Công nghiệp hóa chất cũng phát triển hết sức đa dạng:Bà Rịa Vùng Tàu là nơi tập trung sản xuất hóa chất cơ bản, chế biến khí hóa
lỏng, sản xuất phân bón (phân lân, phân đạm urê, phân DAP, phân hỗn
hợp NPK...). TP Hồ Chí Minh nổi tiếng về hóa dược phẩm, hóa mĩ phẩm,
hóa thực phẩm, hóa cao su... Công nghiệp hóa chất cũng được phân b ốở
các trung tâm công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống:Là hai ngành đóng
vai trò cực kì quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng, vì ngành này

chiếm ty trọng hầu như là lớn nhất ở tất cả các tỉnh, thành phố trong
vùng. TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp chế biến thực phẩm lớn
nhât cả nước. Hàng năm, riêng TP Hồ Chí Minh sản xuất và cung cấp bia,
rượu cho khoảng 2/3 nhu cầu cả nước…
- Công nghiệp hàng tiêu dùng rất đa dạng, tiêu biểu là công nghiệp dệt may và công nghiệp sản xuất các sản phẩm bằng da. Công nghiệp dệt -


4
may tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Công nghiệp
sản xuất hàng da - giày xuất khẩu chủ yếu ở Bình Dương, TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn phải kể đến công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy ở Đồng
Nai, công nghiệp in ở TP Hồ Chí Minh...
b. Đông Nam Bộ có các khu công nghiệp tập trung
Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều nhất các khu công nghiệp, khu chế
xuất ở nước ta. Các KCN, KCX chủ yếu nằm trong phạm vi của tứ giác: TP Hồ
Chí Minh- TX Thủ Dầu Một - Biên Hòa - Vũng Tàu, dọc theo các tuyến quốc lộ
1, 13, 51 và gần các cảng nước sâu.
Riêng TP Hồ Chí Minh có KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung 1, KCX
Linh Trung 2, KCN Hiệp Phước, KCN Bình Chiểu, KCN Tân Tạo, KCN Tân
Bình, KCN Vinh Lộc, KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Tân Thới Hiệp, KCN Lê
Minh Xuân, KCN 1 1 Cát Lái 2, KCN Cát Lái 4, KCN Phong Phú. Các KCN và
KCX này thu hút tới 37% lao động đang làm việc trong các KCN, KCX và hơn
20% tổng số vốn đầu tư của toàn quốc vào các KCN, KCX của cả nước.
Đồng Nai là tỉnh đứng thứ hai cả nước về phát triển các KCN. ỏ Đồng Nai
có KCN là Biên Hòa I, Biên Hòa II,Amata, Loteco, Hố Nai, Sông Mây, Gò
Dầu, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch Ri II, Nhơn Trạch III…
Bà Rịa - Vũng Tàu có các khu công nghiệp tập trung: KCN Đông Xuyên,
KCN Phú Mĩ 1, KCN Mĩ Xuân A; đang hình thành các KCN mới là KCN Mĩ
Xuân A mở rộng, KCN Mĩ Xuân A2, KCN Mĩ Xuân Bl, KCNCái Mép.
Tỉnh Bình Dương cũng có KCN Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình

Đường, Việt Hương 1, Việt Hương 2, Đồng An, VSIP (Khu công nghiệp
Việt Nam - Xingapo), Tân Đông HiệpA, Tân Đông Hiệp B, Mĩ Phước, ở
tỉnh Bình Phước có KCN Chơn Thành thành lập cuối năm 2003; ở Tây
Ninh có KCN Trảng Bàng. Các tỉnh đều có các cụm công nghiệp, chủ yếu
để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực đầu tư trong nước.
Các KCN, KCX được xây dựng đã thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư
trong và ngoài nước, nguồn lao động (nhất là lao động có chuyên môn k ỹ
thuật), sử dụng công nghệ cao, nguyên liệu nhập, sản xuất hướng ra xuất
khẩu..., thực sự đã tạo ra sự thay đổi lớn trong cơ cấu ngành và cơ cấu
lãnh thổ công nghiệp ở Đông Nam Bộ, duy trì sự tăng trưởng công nghiệp
cao của vùng.
2. Tại sao trong cơ cấu công nghiệp ở Việt Nam, Đông Nam Bộ


5
luôn là vùng chiếm tỷ trọng cao nhất?
Phải khẳng định rằng: Đông Nam Bộ luôn là vùng chiếm ty trọng
cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của cả nước (2013 chiếm 44,23%) vì
vùng này hội đủ rất nhiều điều kiện cả về vị trí địa lý, tài nguyên thiên
nhiên, cũng như kinh tế xã hội để phát triển một cơ cấu công nghiệp với
sự đa dạng ngành nghề và luôn đạt chất lượng, hiệu quả cao. Cụ thể là:
a - Vị trí địa lý
Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là: TP. Hồ
Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng
Tàu. Phía bắc- tây bắc giáp Campuchia, phía nam giáp biển Đông, phía tây-tây
nam giáp Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, phía đông - đông nam giáp
Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng có diện tích tự nhiên 23.605
km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước.
Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế Tây Nguyên, vùng Duyên Hải
Nam Trung Bô với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.Đây là vùng kinh tế phát

triển nhất đất nước.Trên địa bàn của Đông Nam Bộ đã hình thành vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.Vì vậy, nó cố điều kiện thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nhanh hơn các vùng kinh tế khác trong cả nước.
Phía Đông Nam của vùng là biển với các nguổn tài nguyên phong phú và
đa dạng, tạo điều kiện cho vùng Đông Nam Bộ tăng giá trị tổng sản phẩm của
mình, có cảng Sài Gòn, đầu mối liên hệ kinh tế và thương mại với các nước
trong khu vực và quốc tế
Phía Tây Bắc, vùng giáp ,với Cam-Pu-Chia, có cửa khẩu ở Tây Ninh, tạo
mối giao lưu rộng rãi với Căm-Pu-Chia, Thái Lan, Lào và Mianma, thúc đây sự
phát biển kinh tế-xã hội của vùng
b. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện phát triển
nhiều ngành công nghiệp khác nhau
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản thế mạnh của vùng là các mỏ dầu, khí trên thềm
lục địa(1). Những vùng giàu tiềm năng dầu, khí đã được phát hiện ở nước ta
thuộc các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn đều gắn với Đông Nam Bộ.


6
Các mỏ đã và đang khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Đại
Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây. Hàng loạt mỏ đang được thẩm lượng và có kế hoạch
đưa vào khai thác trong những năm tới.
Trong vùng có trữ lượng bôxit khá lớn.Đây chủ yếu là bôxit latêrit, hỉnh
thành trong vỏ phong hóa bazan tuổi Plioxen - Pleixtoxen.Các mỏ bôxit ỏ huyện
Phưóc Long (Bình Phước) nằm trong vùng chứa quặng bôxit latêrit lớn nhâ't
nước ta là vùng Đắc Nông - Phước Long.
Khoáng sản làm vật liêu xây dựng chủ yếu có sét làm gạch ngói (có nhiều
ỏ Bình Dương, Đồng Nai), ngoài ra còn có sét làm gạch chịu lửa (ở Bình
Dương), caolanh làm đồ gốm sứ (ỏ Bình Dương, Bình Phước)…
* Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng. Nằm ởsườn Tây Nam

Trường Sơn, với địa hình thoải, độ cao trung bình dưới 200m so với mặt
biển.Vùng Đồng Nam Bộ có 2 loại đất chính là đất xám và đất đỏ Bazan, rất
thích hợp với cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, điều và cây ngắn
ngày như lạc mía, đỗ tương cũng như cây lương thực.
* Tài Nguyên rừng, còn khoảng 532.600 ha, chiếm 6,8% rừng cả nước, có
ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng hộ cho cây công nghiệp dài ngày, bảo đảm
cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt, vùng có vườn quốc gia Cát Tiên, một
cơ sở nghiên cứu khoa học lâm sinh và thắng cảnh lớn.Rừng cung cấp một phần
nguyên liệu cho công nghiệp giấy Đồng Nai.
* Biển tuy hẹp hơn các vùng có biển khác, song có ý nghĩa kinh tế rất lớn ,
ngoài nguồn lợi hải sản ngoài khơi và trong lộng, thểm lục địa có nguồn dầu khí
với trữ lượng công nghiệp được xác định sơ bộ vào khoảng 1 ty tấn (300 triệu
tấn dầu, 700 triệu tấn khí (quy dầu ). Đây là loại tài nguyên có ý nghĩa chiến
lược đối với cả nước và quổc tế.Bãi biển Vũng Tàu là nơi nghi mát lý tưởng của
vùng.Ven bờ có những ruộng muối tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận.
Nguồn lợi thủy sản ở Đông Nam Bộ rất phong phú. Vùng biển ở đây có
trữ lượng các loại cá khoảng 1,5 triệu tấn, chiếm 39,8% tổng trữ lượng cá của
toàn vùng biển nước ta (theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản năm 1999),
trong đó các loài cá nổi nhỏ chiếm 35%, cá đáy chiếm 65%, chủ yếu là các loài
cá đáy ỏ độ sâu trên 30m. Với đáy biển bùn cát là chính, đáy biển tương đối
nông, ỏ đây có thể phát triển được nhiều loại nghề, từ các loại lưới rê, vây,
mành, chụp mực đến các loại lưới kéo đáy, câu, lặn. ở vùng nước ven Côn Đảo
còn có các loài hải đặc sản như đồi mồi, vích.


7
* Khí hậu của vùng thuộc khí hâu cận xích đạo, nhiệt độ điều hoà, không
khắc nghiệt như Tây Nguyên. Độ ẩm tương đối lớn.Có hai mùa mùa khô và mùa
mưa.Khí hậu thích hợp với sinh thái của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
* Về năng lượng, ngoài giờ nắng cao, đáng kể là nguồn thuy năng của hệ

thống Sông Đồng Nai-Sài Gòn (chiếm 20% dự trữ điện năng cả nước). Tuy vậy
nếu khai thác hết nguồn thuy năng đó, thì cũng không đáp ứng đủ nhu cầu về
điện cho vùng và đồng bàng sông Cửu Long. Trong vùng đang xây dựng các cơ
sở điện năng chạy bằng khí tự nhiên ở Bà Rịa, Phú Mỹ
* Thủy văn: Gần như toàn bộ Đông Nam Bộ là thuộc về lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai - Vàm cỏ, chỉ trừ lãnh thổ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
thuộc về lưu vực của các sông nhỏ ven biển cực Nam Trung Bộ. Sông Đồng
Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (nam Tây Nguyên), có các phụ lưu
là sông Bé, sông Sài Gòn, sông La Ngà). Sông Vàm cỏ chỉ gặp sông Đồng
Nai ỏ cửa Soài Rạp và hai sông này nổi với nhau bằng những kênh nhân
tạo.Một phần thượng nguồn của sông Vàm cỏ nằm trên đất Campuchia. Sông
Đồng Nai có chế độ lũ khá đơn giản: mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, mùa
cạn từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Tháng kiệt nhất là tháng 3 hoặc tháng
4.Lũ không đột ngột nên ỏ đây ta không gặp các hệ thống đê như ở ĐBSH.
Sông Đồng Nai sau khi tiếp nhận sông Sài Gòn, đổ ra biển bằng cạc chi lưu
là Soài Rạp, Lòng Tàu và Đồng Tranh, nhưng chỉ có sông Lòng Tàu có cửa
sông dạng cửa vịnh (estuary), sâu tới 18m, thuận lợi cho tàu biển hàng vạn
tấn ra vào cảng Sài Gòn được dễ dàng. Trên các sông thuộc hệ thống Đồng
Nai có các hồ thủy điện (trên sông chính Đồng Nai có Đa Nhim, Đồng Nai
3, Đồng Nai 4, Đại Ninh, Trị An; trên sông Bé có Thác Mơ, cần Đơn; trên
sông La Ngà có HàmThuận - Đa Mi) và các hồ thủy lợi (lớn nhất là hồ Dầu
Tiếng trên sông gèi Gòn). Sự hoạt động của các hồ thủy điện và thủy lợi một
mặt điều hồa dòng chảy sông ngòi, mặt khác làm thay đổi không nhỏ thủy
chế của vùng hạ du, nơi tập trung đông dân cư, các thành phô" lớn và các
hoạt động kinh tế.
c. Tài Nguyên nhân văn rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp
* Quá trình đô thị hoá trong vùng đang diễn ra mạnh mẽ. Ba Trung tâm
công nghiệp là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình dương, Vũng tàu tạo thành một
tam giác tăng trưởng cùng với thị xã Tây Ninh, Bình dương, Bỉnh Phước và 26
thị trấn khác phát triển sẽ tạo ra sức hút kinh tế đối với vùng tiếp cận hình thành



8
nên một vùng động lực mạnh nhất trong cả nước.
* Mật độ dân số của vùng khoảng trên 594 người/km 2 số lao động đủ đế
cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân. Quá trình đô thị hoá đã tạo ra phân
hoá nhanh lao động theo nghề nghiệp và thu nhập của dân cư. Hiện nay (ty lệ
dân thành thị đạt (tới trên 60% dân số, tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Bình dương và Vũng tàu).
Ở Đông Nam Bộ nét nổi bật là các dòng di dân vào đô thị chiếm ưu thế.
Di dân ngoại tỉnh đến các đô thị là gần 554 nghìn người, chiếm 68,1% tổng số
người di chuyển. Nhưng chỉ tính người di dân ngoại vùng đến các đô thị đã là
467 nghìn người (70,1% tổng số di dân ngoại vùng). Trong số này chủ yếu lại là
dòng di chuyển nông thôn - đô thị, chiếm 52,2% tổng số di dân ngoại vùng. Đây
là một trong những nguồnquan trọng làm tăng nhanh dân số đô thị ở Đông Nam
Bộ, nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều vấn đề xã hội cho các đô thị của vùng,
trước hết là TP Hồ Chí Minh. Những người nhập cư vào TP Hồ Chí Minh chủ
yếu là lao động trong độ tuổi sung sức, những người đến học tập và sau đó chọn
cơ hội tìm việc làm ở thành phố lớn nhất và đang phát triển năng động nhất cả
nưổc này. Điều này có ảnh hưỏng rất lớn đến cơ cấu dân số cũng như chất lượng
lao động của thành phố. Quá trình phái triển kinh tế - xã hội của vùng đã tạo ra
một đội ngũ lao động có kỹ năng, kinh nghiệm sử dụng máy móc và thiết bị hiện
đại, có tính năng động cao, nhạy bén với khoa học và công nghệ mới, với sản xuất
hàng hoá và thị trường.
Quá trình phát triển kinh tế đã tạo cho vùng một cơ sở vật chất - kỹ thuật,
kết cấu hạ tầng tốt nhất trong cả nước.
Về đường bộ: Các tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua lãnh thổ của
vùng là: QL 1A, QL 13, QL 51, QL 22 (1) . Ngoài ra phải kể đến QL 20 từ
ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) đi Đà Lạt, một đoạn QL 14 (con đưòng chiến
lược xuyên Tây Nguyên, gặp đường 13 ỏ thị trấn Chơn Thành (Bình

Phước), QL 55 (từ TX Bà Rịa đên Hàm Tân, Bình Thuận), QL 56 (từ ngã
ba Tân Phong, gần Long Khánh (Đồng Nai) đến TX Bà Rịa (tinh Bà Rịa Vũng Tàu). Hầu hết các tuyên đường tỏa ra theo hình nan quạt từ cửa ngõ
TP Hồ Chí Minh.
Đường sắt: Tuyến đưòng sắt Thông Nhất qua vùng Đông Nam Bộ có 12
ga (từ ga Giá Ray đến ga Sài Gòn), trong đó các ga lớn là ga Biên Hòa, ga Sóng
Thần và ga Sài Gòn. Ga Sóng Thần có 21 đưòng, là ga hàng hóa lớn nhất nên rất


9
thuận lợi cho việc hình thành ồ khu vực Sóng Thần những khu công nghiệp lớn
với các ngành công nghiệp cần nhiều nguyên liệu.
Đường sông, cảng biển:Có các tuyến đưòng sông thuận tiện từ TP
Hồ Chí Minh đi TP Mì Tho - Mĩ Thuận - Sa Đéc - Rạch sỏi; TP Hồ Chí
Minh đi TP Cà Mau, qua kênh Phụng Hiệp, TP Hồ Chí Minh đi Long
An...; Các cảng biển: Theo Danh bạ cảng biển Việt Nam năm 2000. thì các
cảng biển ở Đông Nam Bộ thuộc nhóm cảng biển khu vực TP Hồ Chí
minh, Vũng Tàu, Thị Vải. Có 28 cảng biển, gồm các cảng tổng hợp và
chuyên dùng.
Đường hàng không:Sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) là sân bay
quốc tê lớn nhất nước ta có các đường bay đến 14 sân bay trong nước là Hà Nội,
Hải Phòng, Vinh, Plâycu, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Huế, Đà Nẵng, Chu Lai. Quy
Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang,Cam Ranh, Rạch Giá, Phú Quốc. Các đường bay
quốc tế nối TP Hồ Chí Minh vổi 23 điểm đến trên các ehâu lục, đặc biệt là đến
các đầu mối hàng không quốc tế lớn như Pari, Los Angiơles, Băng Cốc,
Xingapo, Hồng Kông, Tôkyô, giúp cho nước ta có thể giao lưu bằng đường hàng
không với tất cả các nước trên thế giới.Ngoài ra, còn có sân bay Vũng Tàu (phục
vụ dầu khí), sân bay cỏ ống (Côn Đảo) phục vụ dầu khí và du lịch.
Đường Ống:Đây là vùng tập trung chủ yếu nhất mạng lưới đường ống của
nước ta phục vụ cho công nghiệp khai thác, thu gom và vận chuyển dầu, khí. Hệ
thông ồng dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đến Nhà máy Dinh Cô, sau đó có các

nhánh về Bà Rịa, Phú Mĩ, Thủ Đức, kho cảng Thị vải có tòng chiều dài hơn
170km. Dự án đường ống Nam Côn Sơn chuyển khí đôt từ mỏ Lan Đỏ và Lan Tây
về cung cấp cho Trung, tâm nhiệt điện Phú Mì có tổng chiều dài 398km.
Như vậy, so với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng có
nhiều lợi thế vượt trội hơn để phát triển công nghiệp.Do vậy, trong cơ cấu công
nghiệp, tỷ trọng của vùng này luôn chiếm ưu thế tuyệt đối trong cả nước.Sự phân
tích trên đây cho phép tác giải khái quát Các lợi thế của Vùng so với các vùng
kháccụ thể như sau:
- Thế mạnh về vị trí: Đông Nam Bộ có cửa ngõ phía tây liên hệ với
Campuchia và các nước Thái Lan, Malaysia thông qua mạng đường bộ xuyên
Á, cửa ngõ phía đông liên hệ với các nước trên thế giới thông qua hệ thống
cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thị Vải. Việc hình thành cửa ngõ phía
đông và phía tây đã tạo lập hành lang kinh tế đông–tây, nơi diễn ra nhiều


10
hoạtđộng kinh tế sôi động trong Vùng, đồng thời tạo nên sức hút mạnh mẽ đối
với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Vùng. Ngoài ra, vùng này
nằm kề đồng bằng sông Cửu Long–vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả
nước.
-Thế mạnh về giao thông: Trước hết, đó là hệ thống các trục giao thông
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không khá tốt; ngoài ra còn
có đầu mối giao thông và các tuyến giao thông quan trọng mang ý nghĩa cả
nước và quốc tế như: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tương lai cả sân bay Long
Thành, tỉnh Đồng Nai), hệ thống cảng Sài Gòn, Vũng Tàu-Thị Vải, đường
xuyên Á nối liền các nước Đông Nam Á, đường sắt Bắc–Nam, quốc lộ 1A,
quốc lộ 51, QL 13, QL 14 nối với Tây Nguyên. Hệ thống hạ tầng giao thông
này tạo điều kiện thuận lợi cho vùng có thể mở rộng quan hệ kinh tế với các
tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Miền Trung trong việc cung cấp đầu vào
và tiêu thụ sản phẩm.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: Đông Nam Bộ có nguồn tài
nguyên thiên nhiên lớn nhất và rất quan trọng đối với cả nước là dầu mỏ và
khí đốt, tập trung ở vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu; trữ lượng dầu mỏ chiếm
khoảng 93,3% trữ lượng dầu đã xác minh của cả nước; trữ lượng khí chiếm
16,2% trữ lượng khí cả nước. Dầu mỏ và khí đốt là những mặt hàng xuất
khẩu quan trọng hiện nay và là nguồn nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp
hóa dầu, công nghiệp điện trong tương lai.
Các vùng đất bazalt khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của Vùng,
nối tiếp với miền đất bazalt của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Đất
xám bạc màu (phù sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn
ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn
đất basalt, nhưng thoát nước tốt. Nhờ có khí hậu cận xích đạo, đất đai màu mỡ
và mạng lưới thủy lợi được cải thiện, Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn để
phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn
quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá,…) trên quy mô
lớn.
- Thế mạnh về nhân lực: Đông Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, lao
động có trình độ chuyên môn cao so với các vùng khác, có khả năng nắm bắt và
vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhanh, được đào tạo và
nâng cao tay nghề trong quá trình phát triển các khu công nghiệp. Đội ngũ này


11
được sàng lọc, tuyển chọn không chỉ từ nguồn lao động trong Vùng mà còn từ các
tỉnh lân cận. Lợi thế về nguồn lao động của Vùng cũng là một điều kiện hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trình độ phân công lao động theo lãnh thổ
phát triển tương đối cao, trong vùng đã hình thành tương đối rõ các ngành, các Vùng
sản xuất chuyên môn hóa.
Vùng Đông Nam Bộ có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, lại đang tiếp tục thu
hút đầu tư trong nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển tốt, đặc biệt là giao

thông vận tải và thông tin liên lạc. Tất cả các điều kiện trên tạo ra lợi thế cho Vùng
trong phát triển kinh tế-xã hội. Vấn đề nổi lên ở đây là khai thác lãnh thổ theo
chiều sâu, tức là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư
khoa học kỹ thuật và vốn, để vừa tăng thêm tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc
dân, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.
3. Những khó khăn thách thức trong phát triển kinh tế nói chung và
công nghiệp nói riêng mà Đông Nam Bộ đang phải đối mặt hiện nay là gì?
a. Những vấn đề chung có ảnh hưởng đến Vùng.
- Ở trong nước, thách thức lớn nhất hiện nay là sức cạnh tranh và khả
năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn
thấp hơn so với yêu cầu và so với mặt bằng chung của thế giới, trong khi đó lộ
trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định quốc tế khác
đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp.
Cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng chưa chuyển
dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và
quốc tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhìn chung
còn lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
Một số lĩnh vực xã hội còn nhiều yếu kém nhưng việc xử lý rất khó khăn.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn
mới. Đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn
nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội còn nghiêm trọng; trật tự, an ninh ở một số vùng
chưa tốt.
Công tác cải cách hành chính được tiến hành chậm; tình trạng tham
nhũng vẫn chưa được ngăn chặn; hiệu lực quản lý của Nhà nước còn hạn chế.


12
Thu nhập và tiêu dùng của dân cư chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản
xuất và phát triển thị trường; hệ thống tài chính, tiền tệ còn những yếu kém,

bất cập. Nước ta vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Đây là một thách thức rất lớn.
- Ở ngoài nước, tình hình chính trị thế giới còn chứa đựng nhiều yếu tố
phức tạp, khó lường
Trước hết, khủng hoảng, xung đột cục bộ, khủng bố và những bất ổn
khác vẫn có thể xảy ra đối với một số khu vực, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh
toàn cầu.Các nước lớn tăng cường áp đặt thế lực của mình tới các nước đang
phát triển và phân chia vùng ảnh hưởng thị trường.
Bên cạnh đó, xu hướng ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương và
khu vực, đặc biệt giữa các nước phát triển với nhau cũng là một thách thức cho các
nước chậm phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Xu thế này sẽ càng
làm cho các nước nghèo và kém phát triển bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển
chung, nhất là trong hệ thống thương mại quốc tế; các rào cản kỹ thuật, rào cản
thương mại gây ra những bất lợi cho hàng nông sản, hàng công nghiệp sơ chế với chi
phí sản xuất còn lớn. Điều đó sẽ làm tăng sức ép đối với nền kinh tế của những nước
đang phát triển và kém phát triển.
Toàn cầu hóa sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với những
nước có trình độ phát triển còn thấp như nước ta. Sự cạnh tranh kinh tế - thương
mại, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ ngày càng trở nên gay gắt.
Các thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả có nhiều khả năng sẽ diễn biến phức
tạp hơn. Giá cả thế giới trong một số mặt hàng chủ yếu có tác động mạnh đến
kinh tế toàn cầu như năng lượng, nguyên liệu… có thể có những đột biến và
phản ứng dây chuyền bất lợi đối với các nước có nền kinh tế còn nhỏ, kém
phát triển. Chính sách ty giá, lãi suất của các đối tác lớn đều có những tác động
rất mạnh đến nền kinh tế của nước ta.
Ngoài ra, các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh,ô nhiễm môi
trường, khan hiếm các nguồn nguyên vật liệu, khoảng cách giàu nghèo… sẽ trở
nên gay gắt hơn, tác động đa chiều đến sự phát triển và hiệu quả của kinh tế xã
hội nước ta.
b.Những thách thức chủ yếu đối với Vùng

- Gần các nước ASEAN khả năng bị cạnh tranh lớn khi hội nhập.


13
- Công nghiệp chế biến các vùng kế cận (đồng bằng sông Cửu Long,
duyên hải miền Trung) đã và đang phát triển mạnh, cạnh tranh với Vùng, đặc
biệt về các sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Nhiều quy định và điều lệ mới về đăng ký gia nhập và kiểm soát sản
phẩm sẽ được áp dụng trongkhi nông dân vẫn chưa sẵn sàng. Luật chống
khủng bố sinh học có thể làm tăng chi phí điều hành cho các sản phẩm xuất
khẩu sang Mỹ. Cạnh tranh giá thấp từ các tỉnh lân cận và có thể từ các quốc
gia khác trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ.
- Sự tăng trưởng nhanh khối công nghiệp và dịch vụ ngày càng đòi hỏi
sự phát triển đi trước của kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội; trong khi đó vốn
đầu tư cho khu vực này lại hạn hẹp. Sự phát triển chưa tương xứng của khu vực
dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao, đã ảnh hưởng đến quá trình hiện
đại hóa cơ cấu kinh tế.
- Trong quá trình hội nhập, vấn đề cạnh tranh sản phẩm đòi hỏi cần
giải quyết nhiều vấn đề: đổi mới tổ chức và quản lý; đổi mới công nghệ; hạ
giá thành sản xuất và cải tiến, thay đổi mặt hàng có hàm lượng công nghệ
cao hơn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bảo vệ giữ gìn cảnh quan
môi trường, trở thành thách thức lớn trong suốt quá trình phát triển.
4. Đối với Tiểu vùng 1 (tiểu vùng trung tâm) là TPHCM thới gian tới
cần hướng đến giải quyết những vấn đề gì?
TPHCM là trung tâm động lực của Vùng, là đầu mối của hợp tác liên
vùng và quốc tế; trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước và
Vùng. Do đó, quá trình phát triển thời gian tới cần tiếp tục:
- Xây dựng Thành phố từng bước thành một trung tâm công nghiệp, dịch
vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á như Nghị quyết 20 Bộ
Chính trị.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố theo hướng công nghiệp hóa–
hiện đại hóa, chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp tạo ra
các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường để tăng sức cạnh tranh, đảm bảo
vai trò hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế Vùng phát triển. Liên kết, hợp tác với các
tỉnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển Thành phố, Vùng và cả nước. Nguyên
tắc là tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm Thành phố có lợi thế cạnh


14
tranh so với các địa phương khác của cả nước. Chuyển các ngành mà Thành
phố không có lợi thế cạnh tranh cho các địa phương khác.
- Điều chỉnh lại hướng phân bố các ngành công nghiệp trên địa bàn
Thành phố trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao,
có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng lớn trên cơ sở phát huy tối đa tài
nguyên thiên nhiên và lợi thế địa lý của các địa phương trong Vùng, cụ thể:
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao
(công nghệ tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vi sinh). Chú trọng yếu
tố chuyển giao công nghệ, gắn nghiên cứu, ứng dụng, triển khai với sản xuất;
gia tăng ty lệ nội địa hóa thông qua quy hoạch, xây dựng các ngành công
nghiệp hỗ trợ nhằm gắn kết với các ngành sản xuất chủ lực của Thành phố với
vai trò cung cấp linh kiện, phụ kiện, sửa chữa, bảo dưỡng.
Tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực để gia tăng giá trị
sản xuất công nghiệp trong toàn Vùng như: khai thác dầu khí, sản xuất điện,
phân bón, hóa chất từ dầu khí, cơ khí chế tạo,…
Xây dựng một số KCN chuyên ngành như KCN cơ khí chế tạo, KCN
hóa chất, KCN phần mềm, khu công nghệ cao, để thu hút các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Hình thành các cụm công nghiệp để hỗ trợ nhau trong quá
trình phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu dịch vụ theo hướng phát triển các loại dịch vụ cao
cấp, các dịch vụ có chất lượng cao, phục vụ các đối tượng dân đô thị, nông

thôn khu vực phía Nam, đặc biệt là các dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng,
bảo hiểm; thương mại (tập trung các loại dịch vụ thương mại quốc tế); dịch vụ
vận tải và kho vận quốc tế; dịch vụ viễn thông và giá trị gia tăng, công nghệ
thông tin truyền thông (IT); dịch vụ bất động sản; dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và
triển khai; dịch vụ quốc tế; dịch vụ y tế (đặc biệt là dịch vụ y tế kỹ thuật cao);
dịch vụ giáo dục đào tạo.
- Gắn mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quy mô mở rộng không
gian đô thị vùng TPHCM, trước hết là quy hoạch, bố trí các KCN; hệ thống
cảng biển, cảng sông; các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch
chung về bảo vệ môi trường.
- TPHCM phát triển theo hướng đa trung tâm, nối kết với các tỉnh trong
khu vực như những hành lang đô thị. Xây dựng các đô thị vệ tinh xung quanh
các thành phố lớn gắn với các KCN. Hình thành các đô thị mới có quy mô dân


15
số hợp lý ở Phú Mỹ, Long Sơn, Long Hải (Bà Rịa- Vũng Tàu), Dĩ An–Tân
Uyên (Bình Dương), Tam Phước, Nhơn Trạch (Đồng Nai),… Xây dựng khu đô
thị mới tại vùng giáp ranh giữa TPHCM (huyện Củ Chi), tỉnh Tây Ninh (huyện
Trảng Bàng) và tỉnh Long An (huyện Đức Hòa). Rà soát quy hoạch xây dựng
ở các đô thị lớn. Xây dựng thiết kế đô thị để kiểm soát được bộ mặt kiến
trúc đô thị đảm bảo mỹ quan, dân tộc và hiện đại.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
và xã hội then chốt của Vùng trên địa phận Thành phố (các tuyến trục và
tuyến vành đai, cải tạo các đầu mối đường sắt; hiện đại hóa hệ thống sân bay,
bến cảng, kho bãi; cải tạo và hoàn thiện hệthống cấp, thoát nước, hệ thống
công trình dịch vụ, các trung tâm y tế, bệnh viện, hệ thống trường đại học…),
ưu tiên trước hết là các tuyến trục và tuyến vành đai nhằm củng cố mối liên
kết giữa trung tâm với ngoại vi và giải tỏa ách tắc,…
- Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao

phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa– hiện đại hóa cho cả Vùng.
- Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ cao–các công nghệ mới
trong các ngành sản xuất và dịch vụ.
- Tập trung công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các lĩnh vực trọng điểm theo định hướng của Thành phố trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cụ thể: công nghệ kỹ thuật cao, công nghệ điện
tử, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo máy; vật liệu mới, hóa dược; công
nghệ sinh học trong chọn giống và nhân giống nông nghiệp, sản xuất chế
phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng vật liệu
mới và công nghệ thông tin trong canh tác. Phát triển dịch vụ trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải và kho bãi, viễn thông, y tế, giáo dụcđào tạo, khoa học-công nghệ, du lịch. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các dự án
phát triển hạ tầng KCN, các dự án về cầu đường, giao thông như cầu Bình
Khánh, cầu đường Nhơn Trạch, các dự án bãi đậu xe ngầm, các dự án giao
thông bánh sắt. Phát triển các khu đô thị mới: khu đô thị Thủ Thiêm, khu đô thị
và công nghiệp tây bắc Thành phố, khu dân cư và du lịch Bình Quới– Thanh
Đa, khu du lịch sinh thái Cần Giờ.


16

KẾT LUẬN
Thực tế đã chứng minh, nhờ vị thế địa kinh tế quan trọng đã giúp ĐNB
trở thành vùng kinh tế mở cửa năng động, đóng vai trò là cửa ngõ kinh tế và cầu
nối Việt Nam với thế giới.Đến nay, vùng ĐNB chiếm 38% GDP, đóng góp gần
60% ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gần gấp 2,5 lần mức bình
quân cả nước, hơn 2,5 lần so với vùng đồng bằng sông Hồng (vùng có GDP đầu
người cao thứ 2 cả nước), là vùng có hạ tầng cơ sở tốt nhất, có ty lệ đô thị hóa
cao nhất nước. Thực tế, 6 trên 13 địa phương có đóng góp cho ngân sách trung
ương đều thuộc các tỉnh ĐNB, đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế
khu vực này…




×