Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

LỊCH SỮ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ LSHTKT lý thuyết giá trị lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.93 KB, 3 trang )

LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG
W.Petty:
+ W.Petty không trực tiếp trình bày lý luận về giá trị nhưng thông qua những
luận điểm của ông về giá cả có thể khẳng định ông là người đầu tiên đưa ra
nguyên lý về giá trị lao động
+ Nghiên cứu về giá cả, ông cho rằng có hai loại giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả
chính trị. Giá cả chính trị (giá cả thị trường) do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi
phối, nên rất khó xác định chính xác. Giá cả tự nhiên (giá trị) do hao phí lao
động quyết định, và năng suất lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó.
+ Ông xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá bằng cánh so sánh lượng lao động
hao phí để sản xuất ra hàng hoá với lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay
vàng.
+ Theo ông giá cả tự nhiên (giá trị của hàng hoá) là sự phản ánh giá cả tự nhiên
của tiền tệ, cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của mặt trời. Nhưng
ông lại chỉ thừa nhận lao động khai thác vàng là lao động tạo ra giá trị còn giá trị
của hàng hoá chỉ được xác định khi trao đổi với tiền.
+ Khi trình bày về mối quan của năng suất lao động đối với lượng giá trị hàng
hoá: Ông khẳng định giá cả tự nhiên (giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động
khai thác vàng bạc.
+ Một lý luận quan trọng của ông đó là: ông khẳng định: “lao động là cha của
của cải còn đất đai là mẹ của của cải”, luận điểm này đúng nếu xem của cải là
giá trị sử dụng, song sẽ là sai nếu hiểu lao động và tự nhiên là nhân tố tạo ra giá
trị. Ông đã tìm thước đo thống nhất của giá trị là thước đo chung đối với tự
nhiên và lao động, ông đưa ra quan điểm “thước đo thông thường của giá trị là
thức ăn trung bình hàng ngày của mỗi người, chứ không phải là lao động hàng
ngày của người đó”. Với luận điểm này đã chứng tỏ ông chưa phân biệt được rõ
giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội của giá trị.
Ngoài ra ông còn có ý định giải quyết mối quan hệ giữa lao động phức tạp và
lao động giản đơn nhưng không thành công.

Adam Smith:


+
Adam
Simith
đã
đưa
ra
thuật
ngữ
khoa
học
là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi , khi phân tích về giá trị trao đổi ông đã tiến
hành phân tích qua các bước:


- Xét hàng hoá trao đổi với lao động: Ông cho rằng, thước đo thực tế của giá trị
hàng hoá là lao động nên giá trị hàng hoá là do lao động sống mua được. Như
vậy là ông đã đồng nhất giá trị là lao động kết tinh trong hàng hoá với lao động
mà hàng hoá đó đổi được.
- Xét trao đổi hàng hoá với hàng hoá: Ông viết: “giá trị trao đổi của chúng bằng
một
lượng
hàng
hoá
nào
đó”.
Như
vậy giá trị trao đổicủa hàng hoá là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa các
hàng
hoá.
- Xét trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ: Theo ông, khi chấm dứt nền thương

nghiệp vật đổi vật thì giá trị hàng hoá được đo bằng tiền và giá cả hàng hoá là
biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả hàng hoá có hai loại thước đo đó là lao
động và tiền tệ, trong đó thước đo là lao động là thước đo chính xác nhất của giá
trị, còn tiền tệ chỉ là thước đo trong một thời gian nhất định mà thôi.
+ Adam Simith là người đưa ra quan niệm đúng đắn về giá trị hàng hoá đó
là: giá trị hàng hoá là do lao động hao phí tạo ra, ông còn chỉ rõ giá trị hàng
hoá bằng số lượng lao động đã chi phí bao gồm lao động quá khứ và lao động
sống.
Tóm lại trong lý luận giá trị lao động A.Smith đã c ó những bước tiến đáng kể s
o với chủ nghĩa trọng nông và W. P etty. cụ thể là:
- Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị, thực thể của giá trị chính là do lao động. Lao
động là thước đo giá trị (theo ông: lao động là nguồn gốc của sự giàu có của các
quốc gia, là thực thể giá trị của hàng hoá. Không phải vàng hay bạc mà sức lao
động mới là vốn liếng ban đầu và có khả năng tạo ra mọi của cải cần thiết).
- Ông khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra giá
trị hàng hoá (đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa
trọng nông).
- Trong khi phân biệt hai phạm trù giá trị sử dụng và giá trị, ông bác bỏ quan
niệm cho rằng giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi. Khi phân tích về giá trị,
ông cho rằng giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi trong mối quan hệ về số
lượng với các hàng hoá khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển nó
được biểu hiện ở tiền.
- Lượng giá trị: là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định, không
phải do lao động chi phí thực tế để sản xuất hàng hoá. Ở đây đã có sự trừu tượng
hoá các dạng lao động cụ thể, các chi phí lao động cá biệt để xem xét giá trị do
lao động tạo ra như một đại lượng xác định mang tính chất xã hội. Đã có sự
phân biệt lao động giản đơn, lao động phức tạp trong việc hình thành lượng giá
trị hàng hoá.



- Về giá cả: theo A.Smith, giá trị là cơ sở của giá cả và có giá cả tự nhiên và giá
cả thị trường. Giá cả tự nhiên là giá trị thực của hàng hoá do lao động quyết
định. Giá cả thị trường (hay giá cả thực tế) thì khác với giá cả tự nhiên, phụ
thuộc vào quan hệ cung cầu và các loại độc quyền khác (ông đã sớm nhận ra
nhân tố độc quyền tư bản).
Lý luận giá trị - lao động của A.Smith còn có hạn chế, đó là:
- Quan niệm về lượng giá trị chưa nhất quán: trên cơ sở lý luận giá trị lao động
ông đã có định nghĩa đúng giá trị là lao động hao phí để sản xuất hàng hoá.
Nhưng có lúc ông lại định nghĩa giá trị là do lao động mà người ta có thể mua
được bằng hàng hoá này quyết định (gồm v+m), tức là không thấy vai trò của
lao động quá khứ. Vì vậy dẫn đến sự bế tắc khi phân tích tái sản xuất.
-Một quan điểm sai lầm của Adam Smith khi ông cho rằng: “tiền công, lợi
nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của thu nhập cũng như của mọi giá trị
trao đổi, là ba bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá”. Do đó giá trị do lao động tạo
ra chỉ đung trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn còn trong kinh tế tư bản chủ
nghĩa thì nó do các nguồn thu nhập tạo thành là tiền công, lợi nhuận và địa tô.
Điều này biểu hiện sự xa rời học thuyết giá trị - lao động.
- Ông cũng đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá trị thị trường, nhưng ông lại
chưa chỉ ra được giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình
quân.



×