Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Học thuyết giá trị lao động mới (tt) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.14 KB, 10 trang )

HỌC THUYẾT “GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG” MỚI!
(tiếp theo)
Đàm Văn Vĩ
Theo triết học của Marx: thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Vì vậy chúng ta hãy nhìn vào thực tiễn để đánh giá lý luận của Marx, cũng như
xây dựng lý luận mới. Chúng ta sẽ bắt đầu từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá giản đơn, nền sản xuất mà ở đó có sự trao đổi trực tiếp các loại hàng hoá
với nhau theo phương thức hàng đổi hàng. Đó là trường hợp trao đổi hàng hoá của một người nông dân và một người thợ rèn theo tỷ lệ: 2 cân gạo = 1
con dao. Tại sao hai hàng hoá khác nhau với số lượng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau? Câu trả lời là hai loại hàng hoá này có cùng một
lượng giá trị hay công sức (sức lao động) mà mỗi người bỏ ra để sản xuất hàng hoá của họ là giống nhau. Thời gian lao động - lượng giá trị của hàng
hoá - để làm ra hàng hoá là một đại lượng tương đối, hay đó là một sự "trừu tượng hoá".
Như Marx đã viết: "Việc quy như thế là một sự trừu tượng hoá, nhưng đó là sự trừu tượng hoá diễn ra hàng ngày trong quá trình sản xuất xã
hội. Việc quy mọi hàng hoá thành thời gian lao động không phải là một sự trừu tượng hoá lớn hơn, đồng thời nó cũng không phải là một sự trừu tượng
hoá kém hiện thực hơn việc quy mọi thể hữu cơ thành không khí. Thực ra lao động được đo bằng thời gian như thế không thể hiện ra như là lao động
của những chủ thể khác nhau, mà ngược lại, những cá nhân lao động khác nhau thể hiện ra là những khí quan giản đơn của lao động đó. Nói cách
khác, lao động như nó biểu hiện ra trong các giá trị trao đổi, có thể gọi là lao động chung của con người. Sự trừu tượng hoá đó của lao động nói chung
của con người tồn tại trong thứ lao động trung bình mà mỗi cá nhân trung bình của xã hội nhất định có thể thực hiện được, đó là sự chi phí sản xuất
nhất định về bắp thịt, thần kinh, óc… của con người. Đó là thứ lao động giản đơn mà mỗi cá nhân trung bình có thể học được và phải được thực hiện
dưới một hình thức này hay hình thức khác. Bản thân tính chất của thứ lao động trung bình đó thay đổi tuỳ theo các nước và các thời đại văn minh,
nhưng trong mỗi xã hội đang tồn tại thì nó thể hiện ra như là cái đã được xác định. Lao động đơn giản là bộ phận lớn hơn cả trong toàn khối lượng lao
động của xã hội tư sản, như người ta có thể tham khảo bất kỳ thống kê nào. A sản xuất Sắt trong 6 giờ và Vải trong 6 giờ, và B cũng sản xuất Sắt
trong 6 giờ và Vải trong 6 giờ, hay A sản xuất Sắt trong 12 giờ và B sản xuất Vải trong 12 giờ, thì đấy rõ ràng chỉ là cách sử dụng khác nhau của cùng
một thời gian lao động giống nhau mà thôi" và "Việc quy định giá trị trao đổi bằng thời gian lao động còn giả định một lượng lao động ngang nhau, đã
được vật hoá trong một hàng hoá nhất định, ví dụ một tấn Sắt, không kể là lao động của A hay của B, hoặc là những cá nhân khác nhau dùng một số
lượng thời gian lao động bằng nhau để sản xuất ra cùng một giá trị sử dụng nhất định giống nhau về lượng và chất. Nói cách khác, người ta giả định là
thời gian lao động chứa đựng trong một hàng hoá là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó, nghĩa là thời gian lao động cần có để sản xuất ra
cùng một loại hàng hoá giống như thế trong các điều kiện sản xuất chung đó"[30]. Những luận điểm này là hoàn toàn đúng trong nền kinh tế hàng hoá
giản đơn, và lượng giá trị của hàng hoá đúng bằng thời gian để sản xuất ra hàng hoá đó. Người nông dân và người thợ cơ khí thủ công sản xuất ra hàng
hoá bằng các công cụ sản xuất giản đơn, họ đem ra chợ trong làng, xã của mình để trao đổi và việc trao đổi là hợp lý với họ khi họ nhận thấy rằng giá
trị của hàng hoá (sức lao động, hay thời gian lao động mà họ đã bỏ ra để làm nó) của 2 kg gạo bằng giá trị của 1 con dao. Họ thực hiện việc trao đổi
này như là việc tất yếu, đã có từ trước do thế hệ cha ông để lại. Nhưng vấn đề chủ yếu là họ chưa phải suy nghĩ về thị trường tiêu thụ, về vấn đề lưu
thông.
Nền kinh tế hàng hoá hiện nay thì không phải hoàn toàn như vậy. Trao đổi không chỉ diễn ra giữa từng cá nhân tự mình sản xuất, tự mình trao đổi trực


tiếp hàng lấy hàng trong một không gian hẹp của làng xã nữa mà sự phân công lao động cùng với việc mở rộng không gian trao đổi đã làm cho nền
kinh tế hàng hoá hiện nay khác hẳn về bản chất với nền sản xuất hàng hoá giản đơn. Trong nền sản xuất hàng hoá, để cho ra đời một loại hàng hoá và
bán được nó (thực hiện được giá trị của hàng hoá), thì nhà tư bản phải trả lời hàng loạt câu hỏi như: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế
nào? vận chuyển và tiêu thụ ra sao? … Đó việc tìm ra loại hàng hoá nào để sản xuất, sản xuất cho đối tượng tiêu dùng nào, sản xuất như thế nào
(thành lập công ty, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, chọn công nghệ, tuyển dụng lao động, xây dựng hệ thống quản trị và quản lý hệ thống đó…),
tiêu thụ hàng hoá đó như thế nào, vận chuyển ra sao, cạnh tranh như thế nào… Trong khi nền kinh tế hàng hoá giản đơn thì thời gian lao động sản xuất
trực tiếp là yếu tố duy nhất để tạo nên và đóng góp vào giá trị của hàng hoá (vì các lao động khác như lưu thông hay nhà tư bản chưa hề phải tính tới
và do đó không được tính vào giá trị của hàng hoá) còn trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, sản xuất trực tiếp (lao động của công nhân) chỉ là một bộ
phận trong hệ thống các bộ phận khác nhau đóng góp sức lao động của mình để làm ra và thực hiện được giá trị của hàng hoá. Ngoài công nhân sản
xuất trực tiếp ra chúng ta còn có sự đóng góp sức lao động của các bộ phận khác như là đội ngũ quản lý, kỹ thuật, kế toán, nhân sự, kinh doanh, vận
chuyển, bảo vệ, bán hàng, giám đốc… và cả chủ sở hữu, tức là nhà tư bản nữa. Không có sự đóng góp sức lao động của tất cả các bộ phận khác nhau
trong một công ty thì không bao giờ cho ra đời được hàng hoá chứ chưa nói đến thực hiện giá trị của nó. Nếu chỉ riêng có bộ phận sản xuất trực tiếp mà
không có các bộ phận khác cùng bỏ sức lao động, thì không thể sản xuất ra hàng hoá hoặc có sản xuất một sản phẩm nào đó thì cũng không thể thực
tiêu thụ được nó tức là không thể biến sản phẩm đó thành hàng hoá, mà một sản phẩm không trở thành hàng hoá, không trao đổi được thì lấy đâu ra
giá trị của hàng hoá đó, hay lao động của người sản xuất trực tiếp không tạo ra được hàng hoá và lao động của riêng những người sản xuất trực tiếp
không tạo ra giá trị. Không sản xuất ra được hàng hoá và không thực hiện được giá trị của nó thì nền kinh tế hàng hoá sẽ không tồn tại được chứ chưa
nói gì đền nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, hay lý luận giá trị của Marx trở thành vô giá trị.
Hơn thế nữa học thuyết của Marx là rất phiến diện, không đầy đủ khi nó đã không tính đến hàng hoá công cộng và lao động tạo ra giá trị
trong lĩnh vực hàng hoá công cộng. Bản thân hàng hoá tư nhân (hàng hoá do doanh nghiệp tư nhân làm ra) và bản thân doanh nghiệp tư nhân chưa đủ
để tạo nên nền kinh tế hàng hoá tư bản. Tự bản thân mình, các doanh nghiệp tư nhân không thể làm nên được điều gì cả, các doanh nghiệp tư nhân và
hàng hoá tư nhân chỉ là điều kiện cần cho sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá tư bản. Các doanh nghiệp tư nhân (hiểu theo nghĩa là có một hoặc một
vài chủ sở hữu nhưng không phải là sở hữu toàn xã hội như doanh nghiệp nhà nước) đã và đang tồn tại trong một hệ thống Nhà nước nhất định, trong
một thể chế nhất định. Không có hệ thống Nhà nước với các luật lệ, các điều kiện cơ sở vật chất, xã hội được Nhà nước nhất định cung cấp thì không
thể có hàng hoá tư nhân và doanh nghiệp tư nhân (tức là không tồn tại Chính phủ với các luật lệ, các cơ sở vật chất xã hội do Chính phủ cung cấp). Mà
không có doanh nghiệp tư nhân và hàng hoá tư nhân, không có sự trao đổi tự do trong một hệ thống luật lệ nhất định thì cũng không có nền kinh tế
hàng hoá hiện nay. Nhà nước, thể chế xã hội là điều kiện đủ để có nền kinh tế hàng hoá tư bản. Như vậy, ngoài những lao động trong doanh nghiệp tư
nhân (cả lao động trực tiếp và gián tiếp trong doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ) đóng góp sức lao động vào giá trị của hàng hoá thì những
lao động trong lĩnh vực hành chính công như nhà làm luật, nhà quản lý xã hội, ngân hàng, bác sĩ công, giáo viên công, nhà khoa học… cũng đóng góp
sức lao động của mình vào giá trị của hàng hoá. Mỗi công chức, viên chức trong các lĩnh vực làm việc của mình sẽ đóng góp sức lao động vào một
khâu, một công đoạn nhất định để vận hành nền kinh tế thị trường và qua đó đóng góp vào giá trị của hàng hoá, tất nhiên sự đóng góp này là gián

tiếp. Từ việc đảm bảo An ninh, Quốc phòng, luật lệ, cung cấp sức khỏe thể chất, tinh thần, kiến thức cho người lao động, khoa học kỹ thuật công nghệ
cho sản xuất đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất và trao đổi hàng hoá. Sức lao động của họ đóng góp cho giá trị của hàng hoá sẽ được
tính gián tiếp vào chi phí thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân liên quan đến lĩnh vực hành chính công, đóng góp cho sức khỏe thể chất,
tinh thần và kiến thức của người lao động… Và giá trị do họ đóng góp vào giá trị của hàng hoá sẽ được họ nhận lại bằng tiền lương từ các khoản thuế,
lệ phí, bảo hiểm,… mà doanh nghiệp tư nhân phải trả và đóng góp cho Chính phủ. Marx cho rằng chỉ lao động trực tiếp mới đóng góp sức lao động vào
giá trị của hàng hoá và các bộ phận khác chỉ nhận phần giá trị được phân phối lại do bộ phận sản xuất tạo ra. Nhưng nếu nhìn một cách hệ thống, tổng
thể như ở trên thì lao động của những người được hưởng lương (cả tư nhân và chính phủ) và nhà tư bản đều đóng góp sức lao động vào giá trị của
hàng hoá.
Việc Marx hiểu một cách không đầy đủ về hàng hoá và việc xây dựng khái niệm giá trị của hàng hoá trên khái niệm hàng hoá không đầy đủ, việc áp
dụng lý luận giá trị trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn cho nền kinh tế hàng hoá tư bản đã dẫn đến sai lầm, theo logic, cho khái niệm giá trị thặng
dư và lợi nhuận. Để hiểu được lý luận về giá trị thặng dư của Marx chúng ta cần bắt đầu từ công thức chung của tư bản. Tiền tệ trong nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa sẽ vân động theo công thức:
- H … Sx … H’ - T’
Như Ông đã viết: “Quá trình tuần hoàn của tư bản trải qua ba giai đoạn; căn cứ vào sự trình bày ở tập thứ nhất, thì các giai đoạn ấy hình thành nên
chuỗi sau đây:
Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản, với tư cách là người mua, xuất hiện trên thị trường hàng hoá và thị trường lao động; tiền của hắn chuyển hoá thành
hàng hoá, hay thông qua hành vi lưu thông T – H.
Giai đoạn thứ hai: Nhà tư bản tiêu dùng một cách sản xuất những hàng hoá mà hắn đã mua. Hắn hoạt động với tư cách là người sản xuất hàng hoá tư
bản chủ nghĩa; tư bản của hắn thực hiện quá trình sản xuất. Kết quả là có một hàng hoá có giá trị lớn hơn giá trị của các yếu tố sản xuất ra hàng hoá
đó.
Giai đoạn thứ ba: Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán; hàng hoá của hắn chuyển hoá thành tiền, hay thực hiện hành vi lưu thông H –
T.
Do đó, công thức có thể ứng dụng cho tuần hoàn của tư bản tiền tệ là:
T – H … Sx – H’ … T’, đường chấm chỉ ra rằng quá trình lưu thông bị đứt quãng, còn H’ và T’ là H và T đã tăng thêm giá trị thặng dư”[31]. Với T là số
tiền – tư bản (với tư bản được hiểu là giá trị đem lại giá trị thặng dư bị nhà tư bản bóc lột) ban đầu được dùng vào việc thành lập công ty, thuê đất đai,
xây nhà xưởng, mua máy móc, nguyên vật liệu, mua sức lao động của người làm thuê… (tất cả các hàng hoá này đều là H). Sau đó nhà tư bản sẽ sản
xuất ra hàng hoá mới là H’. Khi nhà tư bản bán được hàng hoá H’ và thu được số tiền mới là T’, và lợi nhuận là: P = T’ – T. Và P là số tiền dôi ra so với
số tiền ban đầu nhà tư bản đã đầu tư, và Marx gọi đó là giá trị thặng dư. Nếu tính trên quy mô toàn xã hội và nếu giá trị của hàng hoá bằng với giá cả
của nó thì lợi nhuận P cũng chính là giá trị thặng dư m, hay P = m. Karl Marx đã viết: “Giá trị thặng dư được quan điểm là con đẻ của toàn bộ tư bản
ứng trước, mang hình thái chuyển hoá là lợi nhuận”[32].

Từ lý luận giá trị và giá trị thặng dư của mình, Marx đã đưa ra công thức về lượng giá trị của hàng hoá:
W = C + V + m (1) [33]
Với W là lượng giá trị của hàng hoá.
C là tư bản bất biến, là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển hoá vào sản phẩm, tức là giá trị không
biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất.
V là tư bản khả biến, là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động của những người làm thuê. Những người làm thuê được Marx hiểu là những
người làm việc trong lĩnh vực sản xuất trực tiếp (chủ yếu là công nhân) chứ không phải là những người làm việc trong lĩnh vực ngoài sản xuất trực tiếp
như là lưu thông… và những người làm việc trong lĩnh vực hành chính công thì càng không được tính.
Còn m là giá trị thặng dư của người công nhân và nó bị nhà tư bản chiếm không, hay m là lượng giá trị dôi ra mà nhà tư bản đã bóc lột từ người công
nhân.
Bây giờ chúng ta sẽ làm rõ hơn những hạn chế trong lý luận của Marx về giá trị và giá trị thặng dư. Trong khái niệm giá trị của hàng hoá, Marx cho
rằng chỉ lao động tham gia vào quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị của hàng hoá, nên Ông cho rằng các lao động khác không tạo ra giá trị, hay giá trị
thặng dư chỉ là lượng giá trị lao động dôi ra trong lĩnh vực sản xuất; hay giá trị thặng dư không nảy sinh trong quá trình lưu thông mà nảy sinh trong
quá trình sản xuất. Marx viết: “nếu chúng ta so sánh quá trình tạo ra giá trị với quá trình làm tăng giá trị, thì chúng ta sẽ thấy rằng, quá trình làm tăng
giá trị chẳng qua cũng là quá trình tạo ra giá trị được kéo dài quá một thời điểm nào đó mà thôi. Nếu quá trình tạo ra giá trị kéo dài đến thời điểm ở đó
giá trị sức lao động do tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới thì đó là quá trình giản đơn tạo ra giá trị. Còn nếu như quá trình tạo ra giá
trị vẫn tiếp diễn quá thời điểm đó, thì nó trở thành một quá trình làm tăng giá trị”[34]. Và nguyên nhân cơ bản của việc tăng giá trị là do hàng hoá sức
lao động có một thuộc tính cơ bản là khi được đưa vào tiêu dùng thì nó có thể tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị ban đầu được mua.
Marx lập luận rằng: “Các giá trị chỉ có thể tăng lên nhờ giá trị nào đó xuất hiện, có nghĩa là được tạo ra trội thêm ngoài vật ngang giá” và “Giá trị thặng
dư – xét chung đó là giá trị trội thêm ngoài vật ngang giá.
Xét theo đúng định nghĩa thì vật ngang giá chỉ đồng nghĩa với chính nó. Vì vậy giá trị thặng dư không bao giờ có thể xuất hiện từ vật ngang
giá; có nghĩa là giá trị thặng dư thoạt đầu không thể xuất hiện từ lưu thông được; nó phải xuất hiện từ chính quá trình sản xuất của tư bản”[35]. Suy
luận của Marx ở đoạn trích này có vấn đề về mặt logic, đó là sự lẫn lộn vấn đề trao đổi trong nền kinh tế hàng hoá giản đơn với vấn đề lưu thông trong
nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Đúng là các giá trị chỉ có thể tăng lên nhờ giá trị nào đó xuất hiện, đó là sự bảo toàn giá trị của hàng hoá,
chẳng có gì tự nhiên sinh ra cũng chẳng có gì tự nhiên mất đi - một quan điểm duy vật biện chứng. Và giá trị thặng dư chẳng bao giờ có thể xuất hiện
từ vật ngang giá được, bởi vì vật ngang giá chỉ là một hàng hoá biểu hiện giá trị của một hàng hoá khác - hàng hoá mang hình thái tương đối của giá
trị. Nó chỉ là chính nó. Và khi trao đổi ngang giá thì chẳng bao giờ có chuyện giá trị tự tăng lên được, khi một anh được lợi thì tất có anh bị thiệt nhưng
tính tổng giá trị thì nó vẫn thế. Đó là lý do giải thích tại sao giá trị thặng dư không xuất hiện từ trao đổi. Nhưng trao đổi hàng hoá không phải là lưu
thông hàng hoá, trao đổi chỉ là một hành vi trong quá trình lưu thông hàng hoá của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa mà thôi. Vì vậy Marx kết
luận theo kiểu suy diễn “có nghĩa là giá trị thặng dư thoạt đầu không thể xuất hiện từ lưu thông được; nó phải xuất hiện từ chính quá trình sản xuất tư

bản” là sai. Kết luận đúng phải như thế này: có nghĩa là giá trị thặng dư thoạt đầu không thể xuất hiện từ trao đổi được; nó phải xuất hiện trước quá
trình trao đổi hàng hoá. Và trước quá trình trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất cộng với quá trình lưu
thông, nhưng quá trình lưu thông ở đây chỉ tính đến thời điểm trao đổi hàng hoá. Sản xuất hàng hoá giản đơn hay sản xuất hàng hoá tư bản ở đây
không phải là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Vấn đề quyết định ở đây là hàng hoá và trao đổi hàng hoá là cơ sở của nền kinh tế hàng hoá chứ không
phải chỉ là cơ sở của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Phạm trù hàng hoá, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, giá trị của hàng hoá và giá trị
thặng dư là phạm trù của nền kinh tế hàng hoá chứ không phải là phạm trù của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Chỉ có phạm trù Tư
bản là phạm trù của riêng nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, với mối quan hệ đặc trưng tư bản – lao động mà thôi. Giá trị thặng dư đơn
giản là do lao động thặng dư tạo ra ngoài lao động cần thiết. Giá trị thặng dư là do lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết. Khi hàng hoá được
trao đổi với nhau, và giá trị của hàng hoá được thực hiện, thì giá trị của hàng hoá đó chứa đựng cả giá trị thặng dư. Như ở trên đã phân tích về lao
động của người nông dân không có lao động làm thuê, họ vẫn làm ra giá trị thặng dư và tự mình nhận một phần giá trị thặng dư đó thông qua trao đổi
hàng hoá. Và rõ ràng việc trao đổi đó là ngang giá, trao đổi với đúng giá trị của nó. Luận điểm này cũng không làm thay đổi khái niệm bóc lột của Marx,
mà nó củng cố thêm khái niệm bóc lột của Marx, đó là việc nhà tư bản mua sức lao động của người làm thuê với đúng đúng giá trị của nó, nhưng hàng
hoá sức lao động lại có một giá trị sử dụng rất đặc biệt đó là: nó sản sinh ra một lượng giá trị lớn hơn bản thân nó trong quá trình lao động. Nhà tư bản
mua nó và bắt nó tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị được trả và chỉ trả cho nó giá trị sau khi giá trị sức lao động đã được vật hoá vào sản phẩm nhất định
(lĩnh lương sau khi làm việc), và sản phẩm đó là những hàng hoá trong tương lai. Khi hàng hoá được bán, nhà tư bản bán hàng hoá đúng với giá trị của
nó và phần giá trị dôi ra của lao động làm thuê, là giá trị thặng dư – cái sinh ra do thời gian lao động thặng dư của người làm thuê - bị nhà tư bản
chiếm không (tất nhiên là còn tính đến vấn đề nộp thuế và chia chác nữa nhưng để cho đơn giản hơn tạm thời chúng ta chưa tính đến). Trong nền kinh
tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, lưu thông là cả một quá trình gồm nhiều công đoạn và có nhiều người lao động tham gia, còn việc trao đổi chỉ là sự việc
kết thúc của quá trình lưu thông sau sản xuất (quá trình tiêu thụ hàng hoá hay là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá). Trước việc trao đổi hàng
hoá là quá trình lao động trong các lĩnh vực khác của lưu thông để thực hiện được hành vi trao đổi – hành vi thực hiện giá trị của hàng hoá. Các lao
động đó đều đóng góp vào giá trị của hàng hoá. Nếu lưu thông ở đây chỉ là đơn thuần là trao đổi trực tiếp hàng hoá lấy hàng hoá như trong nền sản
xuất hàng hoá giản đơn thì không bao giờ giá trị thặng dư có thể xuất hiện từ lưu thông được. Nhưng trong nền kinh tế hàng hoá tư bản thì lưu thông là
một quá trình có sự đóng góp sức lao động của nhiều người lao động. Không có sự đóng góp sức lao động của họ thì hàng hoá không thể thực hiện
được giá trị. Họ “tạo ra” giá trị và “làm tăng” giá trị như lao động trong lĩnh vực sản xuất vậy. Trong lưu thông giá trị của hàng hoá sẽ tăng lên chứ
không phải là sự bảo toàn giá trị của hàng hoá như trong lưu thông của nền sản xuất hàng hoá giản đơn – khi mà lưu thông không có gì khác hơn là
việc trao đổi trực tiếp hàng hoá – hàng hoá, hành động không cần đóng góp của lao động nào khác ngoài người trực tiếp sản xuất hàng hoá đó (trao
đổi của người nông dân và người thợ rèn). Với lưu thông ở đây được hiểu là quá trình chuẩn bị sản xuất T – H và quá trình tiêu thụ hàng hoá H’ – T’.
Marx đã liên tiếp mắc phải sai lầm khi Ông viết: “Giá trị thặng dư mà nhà tư bản có được vào giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, - là giá trị thặng
dư, với tư cách là giá cả đã tăng lên của sản phẩm, chỉ được thực hiện trong lưu thông, song chỉ được thực hiện như kiểu tất cả các giá cả đã được thực
hiện trong lưu thông chỉ vì lý do những giá cả ấy đã có trước lưu thông trên ý niệm, đã được quyết định từ trước khi chúng được ném vào lưu

thông”[36]. Marx đã không hiểu bản chất của vấn đề khi cho rằng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được là ở cuối giai đoạn sản xuất. Ở cuối giai
đoạn sản xuất, một sản phẩm chưa trở thành hàng hoá, tức là chúng chưa thực hiện được giá trị (chưa được bán đi); một sản phẩm mà chưa được bán
thì lấy đâu ra giá trị của nó, chứ chưa nói đến giá trị thặng dư. Marx đã nhìn vào hiện tượng mà chưa hiểu bản chất của vấn đề, việc “giá cả đã có từ
trước lưu thông trên ý niệm” và “được quyết định từ trước khi chúng được ném vào lưu thông” (trước khi đưa vào tiêu thụ) không đồng nghĩa với việc
lưu thông không đóng góp vào quá trình “tạo ra” và “làm tăng” giá trị. Tất cả những người hiểu biết về kinh tế thị trường ngày nay đều biết rằng, khi
hàng hoá được sản xuất và tiêu thụ thì nhà tư bản đã tính toán được trong đầu của mình là họ sẽ sản xuất và tiêu thụ như thế nào, và khi đưa ra giá cả
của hàng hoá thì nhà tư bản đã tính toán được tất cả các chi phí từ giai đoạn chuẩn bị sản xuất (T – H giai đoạn lưu thông trước sản xuất), giai đoạn
sản xuất và giai đoạn tiêu thụ (H’- T’ giai đoạn lưu thông sau sản xuất). Những chi phí được tính đó chính là giá trị sức lao động của các bộ phận khác
nhau đã đóng góp vào giá trị của hàng hoá. Nếu lao động trong lưu thông không tạo ra giá trị thì nhà tư bản chẳng khi nào chịu trả lương cho những
lao động không đóng góp vào giá trị của hàng hoá của ông ta sở hữu, mặt khác giá trị là do lao động tạo ra thì chẳng có lý do nào mà lao động trong
lưu thông lại không tạo ra giá trị (và chẳng khi nào nhà tư bản lại phải chịu bỏ tiền ra để mua các hàng hoá dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông như ví dụ
dưới đây mà tôi sẽ chỉ ra). Lao động trong lưu thông “tạo ra” giá trị thì theo suy luận logic lao động trong lưu thông cũng “làm tăng” giá trị, hay lao
động này cũng đóng góp vào giá trị thặng dư. Như vậy cả lý luận lẫn thực tiễn của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã chỉ ra rằng lý luận của
Marx là không chính xác.
Bây giờ chúng ta hãy đến với một vài ví dụ để xem xét quá trình lưu thông của hàng hoá trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa và để thấy lao
động trong lĩnh vực lưu thông đóng góp vào giá trị của hàng hoá. Tất nhiên là phải sử dụng các khái niệm mới mà tôi đã trình bày trong bài viết này,
chứ không được sử dụng các khái niệm của Marx mà tôi đã phê phán và mở rộng. Ví dụ thứ nhất là giai đoạn lưu thông trước sản xuất: T- H (quá trình
chuẩn bị sản xuất). Trước khi đi vào giai đoạn sản xuất, một công ty phải tuyển dụng lao động. Họ sẽ phải mất tiền để đăng thông tin tuyển dụng trên
mạng, chẳng hạn qua Vietnamworks.com. Họ phải mất tiền để mua hàng hoá dịch vụ đó. Người lập ra trang Web Vietnamworks.com đã tạo ra được
một hàng hoá dịch vụ là kết nối thông tin giữa nhà tư bản và người lao động. Họ làm ra hàng hoá dịch vụ đó và thực hiện được giá trị của hàng hoá
dịch vụ đó, và khi trao đổi thì họ nhận được giá trị của hàng hoá đó - tiền mà nhà tư bản cần lao động trả cho họ. Hàng hoá dịch vụ đó có giá trị sử
dụng của nó đó là cung cấp thông tin tới người lao động, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhà tư bản. Giá trị của hàng hoá dịch vụ đó là do sức lao
động của các lao động tại Vietnamworks.com tạo ra thông qua lao động của họ. Tại sao doanh nghiệp lại không tự làm ra hàng hoá dịch vụ đó để khỏi
phải bỏ tiền ra mua hàng hoá dịch vụ của Vietnamworks.com? Câu trả lời là họ hoặc không thể làm ra hàng hoá dịch vụ đó, hoặc họ có làm ra hàng
hoá dịch vụ đó đi nữa thì họ cũng không thực hiện được giá trị của nó, hoặc nữa nếu thực hiện được giá trị của nó đi nữa thì giá trị hàng hoá dịch vụ do
họ tạo ra sẽ cao hơn giá trị hàng hoá dịch vụ của Vietnamworks.com. Ví dụ thứ hai là quá trình lưu thông sau sản xuất: H’ – T’ (quá trình tiêu thụ hàng
hoá). FPT phân phối điện thoại di động cho Nokia. Nếu Nokia bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì giá trị của điên thoại là x, nếu phân phối thông qua
FPT thì giá trị của nó sẽ là x-∆. Và từ trước đến giờ theo lý thuyết của Marx thì chúng ta vẫn hiểu ∆ là phần cắt ra từ giá trị thặng dư từ giai đoạn sản
xuất của Nokia. Nhưng theo lý luận mới của tôi thì ∆ là do sức lao động của FPT tạo ra thông qua lao động phân phối của họ. FPT tạo ra hàng hoá dịch
vụ phân phối, hàng hoá dịch vụ này có giá trị sử dụng là tiêu thụ hàng hoá của Nokia, đưa hàng hoá của Nokia đến với người tiêu dùng cá nhân, nó đáp

ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của Nokia và Nokia phải chịu mất đi khoản tiền ∆ để mua hàng hoá đó. Đó là sự trao đổi hàng hoá hàng hoá dịch
vụ phân phối giữa Nokia và FPT. Tại sao Nokia không bán trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân mà lại chịu mất đi một khoản tiền ∆ để mua dịch vụ đó
của FPT. Câu trả lời cũng như trường hợp thứ nhất. Đó là Nokia hoặc không thể làm ra hàng hoá dịch vụ đó, hoặc Nokia có làm ra hàng hoá dịch vụ đó
đi nữa thì họ cũng không thực hiện được giá trị của nó, hoặc nữa nếu thực hiện được giá trị của nó đi nữa thì giá trị hàng hoá dịch vụ do họ tạo ra sẽ
cao hơn giá trị hàng hoá dịch vụ của FPT. Ngoài ra còn rất nhiều hàng hoá dịch vụ khác trong quá trình lưu thông, điều đó nói nên rằng lao động trong
lĩnh vực lưu thông có tạo ra giá trị, chứ không như Marx nghĩ. Còn lập luận vì sao lại như vậy thì tôi đã chỉ ra logic của vấn đề ở đoạn phân tích bên
trên.
Những sai lầm của Marx đã chỉ ra ở trên đây là chưa đủ, Ông còn những sai lầm quan trọng hơn, mà những sai lầm này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết
của Ông về các khái niệm cơ bản của mình và bản thân sự vận động của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Quá trình: T - H … Sx … H’ - T’ không
phải là một quá trình tự thân vận động, nó cần những lao động khác ngoài những lao động trong các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào, đó là lao
động trực tiếp của nhà tư bản trong doanh nghiệp của họ cùng toàn bộ hệ thống Nhà nước hỗ trợ gián tiếp cho quá trình vận động này được thực hiện
và lặp lại trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Như đã chỉ ra ở trên, nếu không có hệ thống Nhà nước, hàng hoá công cộng thì không có nền
kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Những lao động trong lĩnh vực hàng hoá công cộng là những lao động đóng góp gián tiếp cho giá trị của hàng hoá,
được thể hiện qua việc đảm bảo An ninh, Quốc phòng, luật lệ, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật công nghệ, là giáo dục, y tế, văn hoá cho người lao
động… Những đóng góp này được tính vào các chi phí thành lập công ty, lệ phí, thuế, và các chi phí khác liên quan đến lĩnh vực hành chính, chi phí cho
sức khoẻ thể chất và tinh thần, kiến thức của người lao động, chi phí đến cơ sở hạ tầng cho hoạt động sản xuất kinh doanh… Và các chi phí này được
tính vào trong tổng giá trị của hàng hoá mà nhà tư bản đã cho ra thị trường. Những chi phí này được tính vào chi phí sản xuất K = C + V (K là chi phí
để sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, cụ thể sau này chi phí cho hàng hoá công cộng sẽ được tính vào C với khái niệm C đã được mở rộng hơn so
với lý thuyết của Marx). Đồng thời những chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra như thuế nhà đất, thuế thu nhập… lệ phí về xuất nhập khẩu, cơ sở hạ tầng…
bảo hiểm cho người lao động…sẽ được dùng để trả lương cho công chức, viên chức trong bộ máy hành chính; trả cho giá trị sức lao động mà công chức,
viên chức đóng góp vào giá trị của hàng hoá. Marx cho rằng đó chỉ là sự phân phối lại giá trị của người sản xuất trực tiếp; nhưng thực ra đó là việc trả
cho giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra, một sự đóng góp vào giá trị của hàng hoá mang tính gián tiếp, nhưng thực sự cần thiết cho quá trình vận động
của hàng hoá trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa hiện nay. Tóm lại về vấn đề hàng hoá công cộng chúng ta cần lưu ý:

×