Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

LỊCH SỮ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ 80 câu đúng sai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.11 KB, 8 trang )

/>


Những người “Đầu tiên”
1. W. Petty
- đề cập giá trị lao động, quy luật sắt về tiền lương
- đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ M = PQ / V
2. A. Smith: phát hiện 2 thuộc tính của hành hóa: gtri sd và gtri trao đổi
3. D. Ricardo: phân biệt lđ cá biệt – lđ xã hội
4. Quesnay: chia TB  TB ứng trước (cố định) + hàng năm (lưu động)
5. Trường phái cổ điển:
- dùng lý luận
- sd phương pháp trừu tượng hóa
- chuyển từ ng/cứu lưu thông  SX
6. Tân cổ điển
- sd công cụ toán
- tách KT ra khỏi Chính trị
- hình thành KT vi mô
7. Marx: chia TB  TB bất biến + khả biến
8. Keynes: KT vĩ mô

Đúng – Sai – giải thích
1. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: Bất cứ hoạt động kinh tế nào mà không
dẫn đến tích luỹ tiền tệ là hoạt động kinh tế tiêu cực?
Đúng. Chủ nghĩa trọng thương khẳng định rằng: bất cứ hoạt động kinh tế nào mà
không dẫn đến tích luỹ tiền tệ là hoạt động kinh tế tiêu cực.
2. Chủ nghĩa trọng thương coi hoạt động ngoại thương và công nghiệp mới là
nguồn gốc thật sự của của cải?
Sai. Chủ nghĩa trọng thương chỉ coi hoạt động ngoại thương là nguồn gốc thật sự
của của cải.
3. Quan điểm kinh tế của Chủ nghĩa trọng thương nhấn mạnh rằng trong


hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu.
Đúng. Chủ nghĩa trọng thương nhấn mạnh rằng để tăng của cải cho quốc gia, trong
hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu.
4. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng lợi nhuận thương nghiệp là các khoản
tiết kiệm chi phí thương mại.
Sai. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự
trao đổi không ngang giá, mua rẻ bán đắt, mua ít bán nhiều
5. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng cho rằng lợi nhuận thương nghiệp chính là
kết qủa của sự trao đổi không ngang giá.
Sai. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được là do tiết
1


/>


kiệm các khoản chi phí thương mại
6. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng trao đổi không làm cho tài sản tăng lên vì
tài sản chỉ được tạo ra trong sản xuất
Đúng. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng trao đổi không làm cho tài sản tăng lên vì
tài sản được tạo ra trong sản xuất.
7. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng sản phẩm thuần tuý (sản phẩm ròng) chỉ
được tạo ra trong nông nghiệp và công nghiệp.
Sai. Sản phẩm thuần tuý (sản phẩm ròng) chỉ được tạo ra trong nông nghiệp. Còn
công nghiệp chỉ tiêu dùng chứ hoàn toàn không có sản xuất.
8. William Petty cho rằng giá cả tự nhiên (tức giá trị) là do cung - cầu thị
trường quyết định.
Sai. William Petty cho rằng: giá cả tự nhiên (tức giá trị) là do hao phí lao động
quyết định.
9. Wiliam Petty cho rằng: Đánh giá quá cao tiền là một sai lầm.

Đúng: Ông cho rằng tiền tệ không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có.
Vì vậy đánh giá cao tiền là một sai lầm.
10. William Petty xác định tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần
thiết tối thiểu cho công nhân.
Đúng. William Petty xác định tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết
tối thiểu cho công nhân.
11. William ủng hộ việc tăng tiền lương cao cho công nhân để khuyến khích
họ lao động hăng say hơn.
Sai. William phản đối việc tăng tiền lương quá cao cho công nhân.
12. Theo Adam Smith, “Bàn tay vô hình” chính là các quy luật khách quan tự
phát hoạt động, chi phối hành vi của con người.
Sai. Vì theo Adam Smith, “Bàn tay vô hình” là các quy luật KT khách quan tự
phát hoạt động chi phối hành vi của con người
13. Adam Smith cho rằng để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động
không cần đến sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá và tự do kinh tế,
tự do trao đổi.
Sai. Adam Smith cho rằng để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động cần
đến sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá và tự do kinh tế, tự do trao đổi.
14. Adam Smith cho rằng Nhà nước phải can thiệp vào tất cả các hoạt động
kinh tế, đặc biệt là các hoạt kinh tế vượt quá sức của một doanh nghiệp.
2


/>


Sai. Adam Smith cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào các hoạt động kinh
tế, trừ những hoạt động kinh tế vượt quá sức của một doanh nghiệp. Hãy để “bàn
tay vô hình” điều tiết nền kinh tế.
15. Adam Smith không đánh giá đúng về tiền tệ, coi tiền là môi giới giản đơn.

Đúng. Adam Smith không đánh giá đúng về tiền tệ, coi tiền chỉ là môi giới giản
đơn: Là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được thuận tiện.
16. Adam Smith coi tiền có vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hoá.
Đúng. Adam Smith coi tiền là “bánh xe vĩ đại của lưu thông”
17. Trong lý luận về giá trị lao động, Adam Smith cho rằng giá trị sử dụng
quyết định giá trị trao đổi.
Sai. Adam Smith cho rằng giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi.
18. Adam Smith cho rằng: Không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động
công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận.
Đúng. Adam Smith cho rằng: Không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động
công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận.
19. Theo Adam Smith, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng
cao
Sai. Theo, Adam Smith tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm
20. Theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, thì quốc gia không có lợi
thế tuyệt đối nào trong việc sản xuất ra các sản phẩm so với quốc gia khác thì
không nên tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá vì không có lợi.
Sai. Vì theo lý thuyết lợi thế so sánh của D.R, các quốc gia phải gắn mình với
phần còn lại của thế giới để lựa chọn chuyên môn hóa những sản phẩm có lợi thế
so sánh.
21. CNTT ở Pháp triệt để hơn ở Anh
Sai. Anh chú trọng cả nông nghiệp, cấm chế độ xuất khẩu vàng và chủ trương thực
hiện chế độ lưu thông vào tự do, còn nước Pháp chỉ chú trong công nghiệp (Trang
57-58 sách giáo trình)
22. CNTT nghiên cứu lĩnh vực SX và đã biết đến các quy luật KT
Sai. CNTT chỉ nghiên cứu lĩnh vực lưu thông và k biết đến các quy luật KT
33. Quan điểm của Petty thể hiện sự quá độ từ CNTT sang KTCTTSCD
Đúng. (trang 67-68) Tư tưởng của ông là mầm mống của tư tưởng tự do cạnh
tranh mà các đại biểu sau này của phái cổ điển và những nguời kế tục họ đã phát
triển.

3


/>


34. Quan niệm tiền lương của Petty là đúng?
Sai. Petty ủng hộ việc trả tiền lương tối thiểu. Có nhiều tiền lương, công nhân sẽ
gây ra nhiều tệ nạn như cờ bạc rượu chè.
35. CT tính giá ruộng đất của Petty là đúng?
Sai. Công thức tính giá cả ruộng đất = địa tô*20. con số 20 là sự chênh lệch độ
tuổi giữa 2 thế hệ trong 1 gia đình và số năm chung sống sau đó. Do vậy ông đã
lấy 20 để tính giá ruộng đất. Đây là điều không đúng
36. ND cơ bản của thuyết trật tự tự nhiên của CNTN là đúng đắn
Đúng. Nội dung cơ bản của thuyết trật tự tự nhiên của CNTN là đúng đắn.
37. Học thuyết về giai cấp của CNTN là đúng
Sai. Vì CNTN dựa vào lí thuyết sản phẩm thuần túy để phân chia giai cấp là không
đúng. Phân chia giai cấp cần dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
38. PP nghiên cứu tái SX của A.Smith là hoàn toàn khoa học
Sai. Vì ông đã bỏ qua yếu tố tư bản bất biến trong khi phân tích tái sản xuất tư bản
xã hội.
39. A.S có 1 định nghĩa về LĐ
Đúng. Theo A. Smith: “Lao động là thước đo cuối cùng của giá trị”
40. Quan điểm về TB của A.S là đúng đắn
Sai. A. Smith không phân biệt tư bản sản xuất và tư bản lưu thông dẫn đến nhầm
lẫn trong việc xác định các yếu tố của tư bản cố định và tư bản lưu động; bỏ qua
bộ phận tiền lương của công nhân khi phân tích tư bản lưu động.
41. D.R là nhà KT học của thời kỳ công trường thủ công
Sai . Vì D.R sống trong thời kì cách mạng công nghiệp
42. D.R đã hoàn thiện kết cấu gtri hàng hóa và chức năng tiền tệ

Sai. D. Ricardo chưa phân tích được sự chuyển dịch C vào sản phẩm mới như thế
nào và cũng chưa phân tích đầy đủ các chức năng của tiền tệ.
43. A.S đã hiểu vì sao hàng hóa lại biến thành tiền:
Đúng: Khi phân tích giá trị hàng hóa, ông cho rằng, giá trị được biểu hiện ở giá trị
trao đổi của hàng hóa, trong quan hệ số lượng với hàng hóa khác, còn trong nền
sản xuất hàng hóa phát triển, nó được biểu hiện bằng tiền
44. Học thuyết KT của Mac kế thừa trực tiếp quan điểm KT của các học giả
cổ điển Pháp
4


/>


Sai. Vì học thuyết KT của Mác kế thừa quan điểm học thuyết CNXH k tưởng của
Pháp chứ k phải là cổ điển Pháp
45. Học thuyết GTTD là học thuyết quan trọng nhất của Mac
Đúng: Lt gttd được coi là hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác
46. Lenin đã nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm của CNTB trong giai đoạn tự do
cạnh tranh
Sai. Vì Lenin đã nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm của CNTB trong giai đoạn chuyển
từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTBĐQ và CNTBĐQNN
47. Các nhà KTCTTSCD đã đề cập đến cấu tạo hữu cơ của TB, TB bất biến
và TB khả biến
Sai. Các nhà KTCTTSCĐ chưa đề cập được cấu tạp hữu cơ của TB, TB bất biến,
TB khả biến. Mặc dù D. Ricardo đã đưa ra được công thức G=c+v+m nhưng ông
chưa phân tích được c được chuyển vào sản phẩm như thế nào.
48. Mac đã nêu ra chính sách KT mới
Sai: Vì Chính sách kinh tế mới là chương trình cải cách kinh tế diễn ra tại Liên Xô
từ năm 1921 đến năm 1929 do Lê nin đưa ra.

49. Trường phái cổ điển lấy gtri LĐ làm cơ sở
Sai: Vì chỉ trong giai đoạn phát triển của KTCT TSCĐ thì gtri-lđ mới được coi là
cơ sở. Còn giai đoạn ra đời và hậu cổ điển thì coi lý thuyết gtri-các yếu tố SX và
gtri-ích lợi là cơ sở.
50. Lý thuyết năng suất giới hạn là của Leon Walras
Sai: Vì lý thuyết năng suất giới hạn là của Clark
51. Trg phái Keynes nhấn mạnh vai trò thị trường
Sai. Vì trường phái Keynes nhấn mạnh vai trò của Nhà nước
52. Theo Samuelson thì vai trò điều tiết nền KT của nhà nước trong nền
KTTT chỉ có 2 chức năng
Sai: Chính phủ có 4 chức năng trong nền kinh tế thị trường:
- Thiết lập khuôn khổ pháp luật
- Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động hiệu quả
- Đảm bảo sự công bằng
- Ổn định kinh tế vĩ mô
53. D.R cho rằng CNTB k có khủng hoảng toàn bộ
Đúng. Theo D.R thì vấn đề sống còn của CNTB là tích lũy TB, mở rộng sản xuất
vượt quá tiêu dùng sẽ tạo ra thị trường. Vì thế trong CNTB k có khủng hoảng
thừa.
5


/>


54. Học thuyết của Keynes là học thuyết trọng cung
Sai. Lý thuyết Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng và trao đổi. Lý thuyết
Keynes bởi vậy còn có tên gọi "lý thuyết trọng cầu"
55. CN tự do mới chỉ nhấn mạnh vai trò nhà nước
Sai. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa tự do mới là cơ chế thị trường có sự điều tiết

của nhà nước ở một mức độ nhất định. Khẩu hiệu của họ là thị trường nhiều hơn,
nhà nước can thiệp ít hơn.
56. Mác là người đầu tiên chỉ ra tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Đúng. Công lao to lớn của Marx là đã phát hiện ra tính 2 mặt của lao động sản
xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
57. Samuelson là người nêu ra lý thuyết về nền KT hỗn hợp và ND khái quát
của lý thuyết này
Đúng. Samuelson chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả 2 bàn tay, là cơ
chế thị trường và nhà nước.
58. Trong CNTB chỉ có 2 hình thức thất nghiệp là tự nhiên và ko tự nguyện
Sai. Người ta chia thất nghiệp ra làm nhiều loại: Thất nghiệp tự nguyện và thất
nghiệp không tự nguyện. Thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp theo chu kì
59. Lạm phát nước ta giai đoạn 86-89 là do cầu kéo
Sai. Vì giai đoạn này lạm phát do KT khủng hoảng, tăng trưởng thấp làm cho
thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng.
60. Trọng thương đề cao lưu thông và cơ chế thị trường?
Sai. Vì trọng thương đề cao lưu thông nhưng k đề cập đến cơ chế thị trường.
61. D. R là ng đầu tiên phát hiện tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Sai. Vì Mác mới là người đầu tiên phát hiện ra tính 2 mặt của lao động sản xuất
hàng hóa.
62. Mác bảo A.Smith là ng của thế hệ tích lũy tư bản
Sai. Vì theo Mác, A.S là nhà KT thời kỳ công trường thủ công.
63. Theo Samuelson, nhiệm vu quan trọng nhất của nhà nước là sửa chữa sai
lầm của kinh tế thị trường
Sai. Vì 4 chức năng của nhà nước là như nhau. K cái nào quan trọng nhất cả
64. Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của tiền tệ nên đã tìm ra biện pháp
tích lũy tiền tệ của 2 giai đoạn là giống nhau
6



/>


Sai. Vì giai đoạn đầu dựa vào biện pháp hành chính. Giai đoạn sau dựa vào biện
pháp KT là chủ yếu.
65. Petty là ng đầu tiên chỉ ra sự ảnh hưởng của thời gian thanh toán đối với
khối lượng tiền tệ trong lưu thông
Đúng. Petty là người đầu tiên đã chỉ ra được thời gian thanh toán càng dài thì số
lượng tiền tệ cần trong lưu thông càng lớn.
66. D. Ricardo đã nhất quán khi nghiên cứu về tiền tệ
Sai. Vì D.R vẫn chưa phân biệt được tiền giấy với tiền tín dụng, lưu thông tiền
giấy và tiền kim loại.
67. Keynes cho rằng để tăng việc làm thì phải gia tăng đầu tư thông qua việc
sử dụng chủ yếu nhân tố lãi suất
Sai. Keynes cho rằng để tăng việc làm thì phải gia tăng đầu tư nhưng k phải sử
dụng chủ yếu nhân tố lãi suất mà chỉ tùy thuộc một phần (SGT 241)
68. Hiệu quả giới hạn của TB có xu hướng giảm khi thị trường hh và thị
trường đầu tư cân bằng.
Sai. Vì hiệu quả giới hạn của TB giảm khi vốn đầu tư tăng chứ k liên quan đến sự
cân bằng giữa thị trường hh và thị trường đầu tư.
69. Biểu kinh tế của F.Quesnay miêu tả quá trình tái sx mở rộng
Sai. Vì biểu KT của Quesnay mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả quá trình tái sản xuất
giản đơn.
70. Theo lý thuyết phái thành Viene, 1 vật đc coi là sản phẩm kinh tế khi nó
có ích.
Sai. Vì nó phải có ích đối với con người, trong tình trạng khan hiếm thì mới được
coi là sf KT
71. Theo Mác, tiền lương là giá cả (giá trị) của lao động.
Sai. Vì theo Mác, tiền lương là giá cả (giá trị) của sức lao động.
72. Theo trường phái trọng tiền, tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vào thu

nhập thường xuyên là chính?
Sai. Vì tiêu dùng phụ thuộc vào I (tỷ suất lợi tức) ,u (phân chia thu nhập cho td và
tk), w (tương quan giữa tài nguyên vật chất và thu nhập thường xuyên) là chính
73. Keynes và trường phái trọng tiền đều coi cầu tiền là biến nội sinh của sản
xuất?
Sai. Vì Keynes coi cầu tiền là biến nội sinh của sản xuất nhưng trường phái trọng
tiền lại coi cầu tiền là biến ngoại sinh
7


/>


74. Theo trường phái trọng cung, giảm thuế sẽ tăng thu NSNN?
Đúng. Trường phái trọng cung cho rằng giảm thuế sẽ tăng thu NSNN.
75. Mác là người nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Sai. Vì Mác là người nghiên cứu CNTB tự do cạnh tranh. Lenin mới là người
nghiên cứu CNTBĐQ và CNTBĐQNN
76. D. Ricardo coi tư bản là tư liệu sản xuất dc mua bằng tiền
Sai. Vì D. Ricardo coi TB la tư liệu sx và vật phẩm tiêu dùng
77. D. Ricardo và Petty đều ủng hộ trả tiền lương tối thiểu
Đúng. D. Ricardo và W. Petty đều ủng hộ trả tiền lương tối thiểu.
78. Bản chất trả tiền lương của D. Ricardo và Petty là giống nhau
Sai. Vì theo W. Petty: Tiền lương là giá trị TLSH cần thiết của ng công nhân. Còn
theo D. Ricardo: Tiền lương là gtrị TLSH cần thiết để nuôi sống ng CN và gia
đình của họ
79. CNTT đề cao vai trò của nhà nước tư sản trong việc tích lũy nguyên thủy
cho CNTB
Sai. Vì CNTT đề cao vai trò của nhà nước Phong kiến chứ không phải nhà nước
Tư sản.

80. Trường phái trọng tiền cho rằng mức cầu tiền là yếu tố tăng sản lượng
quốc gia
Sai. Vì theo trường phái trọng tiền, mức cung tiền mới là yếu tố tăng sản lượng
quốc gia.

8



×