Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

LỊCH SỮ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ LSHTKT lý thuyết cân bằng tổng quát của leon walras

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.76 KB, 2 trang )

LÝ THUYẾT CÂN BẰNG TỔNG QUÁT CỦA LEON WALRAS
1.




2.

Hoàn cảnh:
Cuối TK 19 – đầu TK 20, sản xuất phát triển mạnh, thị trường ngày càng
lớn, vai trò của cá nhân được khẳng định, nhất là chủ doanh nghiệp.
Giai cấp vô sản có vũ khí tư tưởng sắc bén của mình, đó là chủ nghĩa
Mác.
Giai cấp tư sản phải xây dựng một lý luận kinh tế mới để bảo vệ lợi ích
của mình trong tình hình mới.

Nội dung:

Theo Leon Walras, trong cơ cấu nền kinh tế thị trường, có ba loại thị trường:
thị trường sản phẩm, thị trường tư bản và thị trường lao động. Thị trường sản
phẩm là nơi mua bán hàng hóa, tương quan trao đổi giữa các loại hàng hóa là giá
cả của chúng. Thị trường tư bản là nơi hỏi và vay tư bản, lãi suất tư bản cho vay
là giá tư bản. Thị trường lao động là nơi thuê mướn công nhân, tiền lương hay
tiền công là giá lao động.
Ba thị trường này độc lập với nhau, song nhờ hoạt động của doanh nhân nên
có quan hệ với nhau. Doanh nhân là người sản xuất hàng hóa để bán. Muốn sản
xuất, doanh nhân phải vay vốn trên thị trường tư bản và thuê công nhân trên thị
trường lao động, trên thị trường này doanh nhân là sức cầu. Sản xuất được hàng
hóa doanh nhân mang bán nó trên thị trường sản phẩm, ở đây doanh nhân là sức
cung. Để vay tư bản, doanh nhân phải trả lãi suất, để thuê công nhân doanh nhân
phải trả tiền lương, lãi suất và tiền lương gọi là chi phí sản xuất.


Nếu giá bán hàng hóa trên thị trường sản phẩm của doanh nhân cao hơn chi
phí sản xuất thì anh ta sẽ có lãi, doanh nhân có xu hướng mở rộng sản xuất. Để
mở rộng sản xuất, anh ta phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân. Như vậy,
sức cầu của doanh nhân tăng lên, làm cho giá cả tư bản và lao động tăng lên, tức
là chi phí sản xuất tăng lên. Ngược lại, khi có thêm hàng hóa, doanh nhân sẽ
tăng thêm sản phẩm trên thị trường, do đó giá cả hàng hóa trên thị trường này sẽ
giảm xuống, dẫn đến thu nhập của doanh nhân bị giảm xuống.
Khi thu nhập của những hàng hóa sản xuất tăng thêm giảm xuống ngang với
chi phí sản xuất để sản xuất ra chúng, thì doanh nhân sẽ không có lời trong việc
sản xuất thêm, nên không thuê thêm công nhân và không vay thêm tư bản nữa.
Nhờ vậy, giá cả hàng hóa tư bản và lao động, tức là lãi suất và tiền lương ổn
định, từ đó làm cho giá hàng tiêu dùng ổn định. Ba thị trường đều đạt được trạng
thái cân bằng. Ông gọi đây là sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường.


Điều kiện để có sự cân bằng là cân bằng giữa thu nhập bán hàng và chi phí
sản xuất. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, trạng thái cân bằng này được thực
hiện thông qua sự dao động tự phát của cung cầu và giá cả hàng hóa trên thị
trường.
3.

Ý nghĩa:

Lý thuyết cân bằng tổng quát được các nhà kinh tế học tư sản đánh giá cao.
Trong kinh tế học tư sản, lý thuyết này phản ánh sự phát triển tư tưởng” Bàn tay
vô hình” của Adam Smith về tư tưởng tự do kinh tế.




×