Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn (56 tuổi) việc học đọc,viết ở trường phổ thông.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.64 KB, 10 trang )

Đề tài: Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu
giáo lớn (5-6 tuổi) việc học đọc,viết ở trường
phổ thông.
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,chịu trách
nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi.Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan
trọng của nhân cách con người.Nếu không làm tốt việc chăm sóc –giáo dục trẻ trong
những năm này thì việc giáo dục sẽ hết sức khó khăn, phức tạp.Vì vậy,nghị quyết
TW2,khóa VIII của Dảng Cộng sản Việt Nam về “Định hướng chiến lược giáo dục – đào
tạo trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa và nhiệm vụ năm 2000” đã đề ra mục tiêu
giáo dục mầm non là “ đưa hầu hết trẻ từ 5 tuổi đi mẫu giáo,chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp
1”.
Một trong những mục tiêu cụ thể của giáo dục mầm non là làm cho trẻ “thông minh
,ham hiểu biết,thích khám phá, tìm tòi,có một số kĩ năng sơ đẳng cần thiết để vào trường
phổ thông”.Để thực hiện mục tiêu đó và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ là việc hết
sức cần thiết và quan trọng.Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi),là lứa tuổi phát triển tương
đối hoàn thiện hơn những lứa tuổi khác ở nhà trẻ về trí nhớ ,tư duy,tưởng tượng,và khả
năng chú ý càng tập trung hơn,và đây là lứa tuổi chuẩn bị bước vào trường phổ thông,có
sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ( ở trường mầm non ) sang hoạt động học tập
( khi bước vào trường tiểu học ). Học tập là một hoạt động khó khăn, phức tạp.Trẻ phải
lĩnh hội những ttri thức trừu tượng, phải thực hiện những hành động phức tạp khó khăn
trong học tập và phải có nghĩa vụ hoàn thành , không thích cũng phải học.Quan hệ giữa cô
giáo với trẻ ở trường mầm non là quan hệ theo kiểu mẫu tử.trẻ được cô chăm lo chu đáo
trong mọi hoạt động.Vào lớp một quan hệ thầy cô với trẻ là quan hệ thầy trò (quan hệ giữa
người dạy và người học ), đòi hỏi trẻ phải hoàn toàn độc lập tự chủ thực hiện tốt vai trò
người học của mình đươi sự hướng dẫn của giáo viên.Để thưc hiện tốt vai trò học đó ở
trường phổ thông thì việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn học đọc, viết ở trường phổ thông
là cần thiết.
Khi trẻ ở trường mầm non được trang bị chuẩn bị tốt việc đọc, viết thì việc học ở
trường phổ thông đối với trẻ dễ dàng hơn,trẻ tiếp thu bài tốt hơn và trẻ viết dễ dàng hơn
khi đã có sẵn những kĩ năng học đọc viết của cô giáo ở trường mầm non hướng dẫn.




2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi ):
 Tri giác: Tri giác của trẻ mẫu giáo lớn mang sắc màu tươi sáng và mang tính chất trực









quan, đại thể và nặng về tính không chủ định, do đó mà trẻ phân biệt các đối tượng còn
chưa chính xác, hay mắc phải những sai lầm, hay nhầm lẫn các biểu tượng. Tính xúc cảm
được thể hiện rõ ràng, nên cái trực quan, rực rỡ, sinh động được trẻ tri giác tốt hơn, rõ ràng
hơn và có xúc cảm nhiều hơn. Tri giác về thời gian và không gian cũng như việc ước
lượng về thời gian và không gian của trẻ còn nghèo nàn và hạn chế.
Chú ý: Ở giai đoạn lứa tuổi này, phạm vi chú ý của trẻ được mở rộng rất nhiều so với giai
đoạn trước nhưng chú ý vô thức vẫn chiếm ưu thế. Sự tập trung của trẻ còn yếu và thiếu
tính bền vững, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Trẻ thường dễ bị phân
tán bởi sự kiện diễn ra xung quanh trẻ, quan tâm đến những đồ dùng trực quan sinh động,
hấp dẫn, có nhiều tranh ảnh ,màu sắc,trò chơi hoặc cô giáo xinh đẹp, dịu dàng...... Chú ý
những cái mới lạ, hấp dẫn.Chú ý không chủ định, các phẩm chất chú ý như khả năng tập
trung, sự bền vững chú ý tăng lên, điều đó phụ thuộc vào cách tổ chức hoạt động của cô
giáo hấp dẫn ở mức độ nào. Nhiều công trình nghiên cứu chú ý đã khẳng định trẻ mẫu giáo
lớn thường chỉ tập trung và duy trì sự chú ý liên tục kéo dài tối đa từ 15 – 20 phút.
Trí nhớ: Ở giai đoạn này, các loại trí nhớ hình ảnh, trí nhớ hành động, trí nhớ xúc cảm, trí

nhớ từ ngữ - logic… nhưng trí nhớ trực quan hình ảnh tốt hơn cả. Trí nhớ không chủ định
chiếm ưu thế nên trẻ dễ nhớ, dễ quên, ghi nhớ máy móc. Trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm
xúc và điều gì gây xúc động mạnh trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Trẻ biết quan sát các sự vật hiện
tượng, so sánh, đặt câu hỏi và tự trả lời theo suy nghĩ của mình.
Tưởng tượng: Thế giới tưởng tượng phản ánh sự hiểu biết của trẻ về thế giới thực. Ở
lứa tuổi này, trẻ đã phân biệt được thế giới tưởng tượng và thực tế. Nhưng trẻ
không xem cái nào quan trọng hơn cái nào. So với lứa tuổi trước thì ở giai đoạn mẫu giáo
lớn trí tưởng tượng phong phú, rõ ràng và độc đáo. Đã xuất hiện tưởng tượng có
chủ đích trước ý tưởng chơi và hoạt động nhận thức, ý thức chơi, nhận thức cũng tốt hơn.
Tính chủ đích còn cho phép trẻ điều chỉnh hành động của mình bằng ngôn ngữ trong
những hoạt động ấy.
Tư duy: Ở lứa tuổi này xuất hiện tư duy trực quan hình tượng. Loại tư duy này phát triển
trên cơ sở tư duy trực quan hành động và theo cơ chế nhập tâm. Chức năng kí hiệu tượng
trưng của ý thức được hình thành. Trẻ có thể dùng những đường nét đơn giản để thể hiện
quan hệ giữa các vật. Tư duy hình tượng của trẻ được thể hiện trong tranh ảnh, kể chuyện,
lao động thủ công, hoạt động âm nhạc. Các loại tư duy trừu tượng, tư duy phân loại, tư
duy so sánh, tư duy logic ở lứa tuổi này cũng đã xuất hiện và phát triển mạnh theo thời
gian. Trẻ có thể quan sát tốt và có thể giải thích được một số hiện tượng tự nhiên đơn giản
và gần gũi. Khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ cũng phát triển khá tốt.


 Hứng thú nhận thức: Ở trẻ mẫu giáo lớn, những chức năng tâm lý người được hoàn thiện,

ý thức bản ngã được xác định rõ ràng, nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định. Sự
phát triển tâm lý của trẻ biểu hiện của sự phát triển sớm về mặt trí tuệ và sự gia tăng về
mặt khối lượng tri thức, ở sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức và
các biểu hiện khác của nhân cách trẻ em. Nguyên nhân của sự phát triển đó ở trẻ em ngày
nay là do các yếu tố xã hội - lịch sử, do các quan hệ sản xuất, do đặc điểm của nền văn hoá
và các đặc điểm sinh học. Sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn biểu hiện ở sự phát
triển sớm về trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, ở sự phong phú đa dạng của các

nhu cầu, hứng thú nhận thức và các biểu hiện khác của nhân cách trẻ em. Trẻ lĩnh hội được
các kinh nghiệm xã hội thông qua các hoạt động ở trường và do người lớn mang lại. Dần
dần trẻ ý thức được vai trò của mình trước xã hội.
Ở lứa tuổi này, đặc điểm tâm sinh lí phát triển, tính chủ định các quá trình nhận
thức hoàn thiện,trẻ nhận thức được nhiệm vụ của mình qua các trò chơi, biết hành động
theo sự hướng dẫn của cô.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ngày càng hoàn thiện hơn, khả năng
biểu hiện cảm xúc của mình qua ngữ điệu lời nói được hoàn thiện, biết kể chuyện khá diễn
cảm.Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn là ngôn ngữ mạch lạc, trẻ không chỉ có khả năng diễn
đạt rõ ý nghĩ của mình trong quá trình giao tiếp với người khác mà còn mô tả, kể lại khá
mạch lạc những sự kiện mà mình đã chứng kiến trong quá khứ.Trẻ đã hình thành kiểu
ngôn ngữ giải thích, trẻ có khả năng giải thích về trò chơi, cách hành động trong vui
chơi.Trẻ đã thể hiện khả năng ngôn ngữ của bản thân thông qua sự hứng thú và sáng tạo
khi cảm thụ những tác phẩm thơ truyện.Ngôn ngữ trẻ phát triển từ mọi phương tiện: từ
vựng, phát âm,, ngữ điệu, và khả năng diễn đạt, phụ thuộc vào giao tiếp của trẻ và ý thức
rèn luyện ngôn ngữ của người lớn, giáo viên cho trẻ.
Sang tuổi mẫu giáo lớn , hoạt động vui chơi của trẻ phát triển lên một trình độ
mới.Trong vui chơi việc đặt mục đích cho hành động và lập kế hoạch hành động chơi được
thể hiện rõ nét.Hoạt động vui chơi ở tuổi MGL có sự biến dạng.Trước đây khi tham gia
vào trò chơi, động cơ của trẻ nằm ở chính quá trình chơi.Sang tuổi MGL , bên cạnh trò
chơi đóng vai theo chủ đề đã xuất hiện khá nhiều trò chơi có luật, tuân theo luật để dành
chiến thắng.Như vậy, động cơ vui chơi không chỉ nằm ở quá trình chơi mà còn nằm ở kết
quả của việc vui chơi.Việc tham gia vào những trò chơi có luật làm cho hoạt động của trẻ
trở nên có chủ tâm hơn.Các quá trình tâm lí bên trong được biến đổi từ không chủ định
sang có chủ định, đó là tiền đề nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập.
Ở lứa tuổi này, cơ quan thần kinh chưa phát triển toán diện, cơ xương tay còn yếu
nên việc dạy trẻ viết chưa phù hợp.Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bán cầu não phải
của trẻ phát triển rất mạnh, giúp trẻ phát huy những môn năng khiếu như múa, hát, kể
chuyện, đọc thơ,còn bán cầu trái, nơi tiếp thu những quuy định những kiến thức về văn
hóa châm hơn.



2.1.2. Sự cần thiết của việc chuẩn bị học đọc viết ở trẻ MGL:
Mục tiêu giáo dục Mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt ngôn ngữ, thể
chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm, quan hệ xã hội. Một trong những mục tiêu quan trọng
nhất để phát triển toàn diện cho trẻ là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ có vai trò
vô cung quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ngôn ngữ giúp trẻ thể hiện tư duy, nhận
thức, thái độ, cảm nhận về sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là
phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.Trẻ MGL bắt đầu học ngôn ngữ chủ yếu dưới hình
thức nghe, hiểu, nói và làm quen với chữ viết. Đây là lứa tuổi chuẩn bị bước vào trường
phổ thông,có sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ( ở trường mầm non ) sang hoạt
động học tập ( khi bước vào trường tiểu học ).Để trẻ khỏi bỡ ngỡ, tiếp thu và học tập được
dễ dàng, thì việc chuẩn bị học đọc ,viết cho trẻ là hết sức cần thiết.

2.1.3. Chuẩn bị học đọc học viết ở trường mầm non (hay còn gọi là tiền học
đọc học viết):
Chuẩn bị tiền học đọc viết cho trẻ không phải là dạy trẻ biết đọc, biết viết mà cần
phải quan tâm đến việc phát triển các kĩ năng nghe, nói, phát âm, và khả năng phối hợp
vận động nhịp nhàng của tay, mắt,vì đây à những kĩ năng không thể thiếu để trẻ đọc tốt,
viết tốt. Tại trường mầm non giáo viên cần thường xuyên tổ chức tốt các công tác chuẩn
bị cho trẻ học đọc viết thông qua các hoạt động, qua trò chơi và cho trẻ tiếp xúc với môi
trường chữ viết. Có kế hoạch tuyên truyền,phối hợp với phụ huynh giúp phát triển cho trẻ
các kĩ năng nghe, nói, phối hợp vận động tay mắt của trẻ.Bên cạnh đó, giáo viên cần tiến
hành tổ chức các hoạt động có chủ đích, cũng như hoạt động vui chơi tại trường cho trẻ
một cách hợp lí, khoa học nhawfmnaaang cao các kĩ năng tiền học đọc, học viết và nuôi
dưỡng hứng thú học tập của trẻ 5-6 tuổi.Đồng thời giúp trẻ làm quen với hoạt động học ở
trường Phổ thông. Ngược lại, vệc hình thành các kĩ năng học đọc viết cho trẻ không đúng
có ảnh hưởng rất lớn đến việt học của trẻ ở Phổ thông và gây khó khăn không nhỏ trong
công tác giáo dục, cũng như uốn nắn của giáo viên bậc Tiểu học.


2.2. Thực trạng:
Nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm trong việc dạy cho con học viết là dạy con tập
viết đúng 24 chữ cái ,dậy con biết đọc được các bài thơ câu chuyện trước khi vào lớp
một,muốn con mình phải giỏi, không thua kém bạn bè ,và muốn con mình khỏi bỡ ngỡ khi
vào trường phổ thông.Cách dạy như vậy là sai lầm, không nên dạy trước trẻ tập viết mà
chỉ dừng cho trẻ làm quen với các chữ cái thông qua chuyên đề “làm quen với văn học và
chữ viết”.
Hiện nay, nhiều trường vẫn dạy trẻ viết.Điều này xuất phát từ thực tế, nếu trường đó
không dạy trẻ học đọc, biết viết thì ngay lập tức bố mẹ sẽ chuyển con sang trường khác
học, bất kể ở đâu, miễn là con mình được học viết.Trên thực tế, nếu trẻ đã biết được đọc,


biết viết trước thì sẽ cảm thấy tự tin và đỡ vất vả trong việc học các chữ cái khi vào
chương trình chính thức ở trường phổ thông.Bên cạnh đó, gây một tác hại rất lớn là hình
thành ở trẻ một số bệnh khi lên lớp 1 như : bệnh chủ quan, sợ học, lơ là trong giờ học ( vì
trẻ đã biết trước ) , vô tình đã làm cho trẻ không cần phải tư duy, ghi nhớ trong giờ học,
làm mai một đi khả năng tiếp cận tri thức, sáng tạo của trẻ.
Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Nhiều bậc phụ huynh luôn tin rằng: “ Bây giờ ,
phụ huynh nào cũng cho con mình đi học trước khi vào lớp một, nếu con mình không đi
học trước, sợ khi vào học lớp một con mình sẽ bị tụt hậu so với các bạn”. Tuy nhiên, niềm
tin này khong có cơ sở khoa học, thậm chí sẽ là sai lầm đáng tiếc nếu việc đi học trước đó,
chỉ là ý muốn của cha mẹ,mà không xuất phat từ nhu cầu của chính đứa trẻ, làm thui chọt
hứng thú học đường, vì những trẻ em học trước chương trình, biết đọc biết viết trước khi
vào lớp một dễ chủ quan, không còn hứng thú với những bài học mình đã biết rồi.
Nhu cầu của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn vẫn là ham chơi,vui chơi là chủ yếu.Trò
chơi vốn hấp dẫn nhưng lại mang tính thoải mái, tự do, thích thì chơi không thích thì
thôi.Trong vui chơi,trong sinh hoạt ở trẻ đã có những yếu tố của hoạt động học.Trẻ có
hứng thú , nhận thức, ham tìm tòi, khám phá những điều mới lạ thông qua hoạt động vui
chơi khám phá môi trương xung quanh,trẻ chơi tự do, không bị bắt buộc.Nhưng khi người
lớn bắt buộc, ép trẻ học viết cho đúng chữ cái, đọc cho đúng từ,...trẻ sẽ nhàm chán và mệt

mỏi.
Nhiều cô ở trường phổ thông phàn nàn về cô ở trường mầm non về dạy trẻ,nhiều cô
gặp khó khăn trong việc dạy trẻ ở phổ thông khi trẻ chậm trong tập viết và đọc.Nguyên
nhân là cô giáo ở trường mẫu giáo vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
chuẩn bị tiền học đọc viết cho trẻ vào lớp một.Là sự thiếu hiệt tình của giáo viên, chưa tâm
huyết với công việc từ đó ít trau dồi kĩ năng sư phạm, hoặc do những áp lực từ công việc
:tỉ số trẻ đông, thiếu trang thiết bị dạy học, sự thiếu hợp tác từ phụ huynh,... từ đó ảnh
hưởng đến công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
Việc cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết vẫn diễn ra theo hai hình thức chính
là trong tiết học và ngoài tiết học những chưa có yếu tố sáng tạo, các hình thức cho trẻ làm
quen với các tác phẩm văn học thường lặp đi lặp lại trong các tiết học dẫn đến việc trẻ ít
hứng thú với việc kể chuyện, đọc thơ. Với hình thức đơn điệu sẽ làm trẻ không chú ý lên
cô, tập trung vào việc khác hoặc buồn ngủ.


2.3. Biện pháp:
2.3.1. Trẻ làm quen với văn học qua đồ dùng trực quan:
2.3.1.1 Mục đích:
Để gây hứng thú cho trẻ , giúp trẻ nhanh chóng hiểu được nội dung truyện, nhớ
truyện, thuộc thơ và đọc kể diễn cảm. Đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, sa
bàn, rối que, rối bóng, trang phục, sân khấu, băng dài...

2.3.1.2 Thực hiện :
 Sử dụng đồ dùng trực quan để giới thiệu:

VD1: Truyện “Cái mồm” - Chủ đề “Bản thân” .Chọn hình thức sử dụng tranh minh
hoạ .Chuẩn bị bức tranh chân dung trong các bộ phận, mắt, mũi, tai, miệng được gắn vào
và cử động được. Giới thiệu bằng cử động cái miệng và nói “Xin chào các bạn, các bạn
hãy đoán tôi là ai nhé! Trên cơ thể của các bạn tôi rất quan trọng, tôi ăn, tôi nói, tôi kể
truyện, đọc thơ, tôi hát, tôi cười và cũng có lúc tôi còn thở nữa đấy. Nào các bạn, hãy đoán

tôi là ai?
Ở câu truyện “Cái mồm” sử dụng hình thức đó vì cái mồm là một bộ phận trên cơ
thể rất gần gũi với trẻ, trẻ hiểu rõ chức năng của bộ phận này nên rất dễ dàng nhận ra đó là
cái mồm và từ đó cô dẫn dắt để buộc vào kể câu truyện “Cái mồm”
 Đồ dùng trực quan còn là hình thức sử dụng để giảng giải từ khó trong nội dung tác phẩm:
thường mỗi bài thơ, câu truyện lại đem đến cho trẻ một vài từ mới và cô sẽ giải thích cho
trẻ để trẻ hiểu ý nghĩa của từ mới đó.
VD1:Thơ “Hoa kết trái” - Chủ đề “Môi trường tự nhiên” Trong bài thơ này có từ “rung
rinh” trong câu thơ: “Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trong gió”
Làm một cành hoa mận bằng giấy mỏng, các cuống hoa nối với một sợi dây đồng rất
mảnh.
Khi đọc đến câu thơ “Rung rinh trong gió” đồng thời khẽ lay động nhẹ làm
nhành hoa rung nhè nhẹ, làm với trẻ “rung rinh” có nghĩa là rung nhè nhẹ, vì cơn gió thổi
nhẹ đã làm cho hoa mận rung rình nhè nhẹ trong gió.
VD2:Truyện “Sự tích cây mía” - Chủ đề “Môi trường tự nhiên” Sử dụng đồ dùng trực
quan là sa bàn và rối. Mở đầu câu truyện là: “Trong một túp lều nhỏ ven sông có hai mẹ
con nhà kia sống bằng nghề trồng rau, ngô, đâu”. Cô giải thích từ “Túp lều” bằng cách chỉ
vào túp lều cô làm bằng chổi đót. Cô nói: túp lều được làm bằng tre nứa, rơm rạ hoặc lá cọ
là nơi ở của gia đình rất nghèo, “Túp lều nhỏ” thì gia đình càng nghèo khổ hơn. Như vậy,
đồ dùng trực quan sẽ giúp cô giảng giải được từ đó còn trẻ thì hiểu được từ khó đó.


 Đồ dùng trực quan còn là hình thức để trẻ kể lại tác phẩm: Khi tiến hành dạy trẻ kể lại

chuyện sẽ có rất nhiều hình thức: kể theo cô, kể toàn bộ câu chuyện kể theo vai... Hình
thức kể chuyện theo tranh được trẻ thích thú.

2.3.2. Cho trẻ làm quen với bảng chữ cái,chữ viết qua các hoạt động vui
chơi,hoạt động học có chủ đích:


2.3.2.1 Mục đích:
Qua trò chơi trẻ bắt chước, nhập tâm vào trò chơi tạo cho trẻ tự khám phá, nuôi dưỡng
sự hứng thú cho trẻ.Từ đó, trẻ nhận biết được tên ,các chữ cái thông qua trò chơi tuy
không biết đọc,hứng thú với ngôn ngữ viết. D ạy trẻ làm quen với chữ cái dưới hình thức
trò chơi sao cho trẻ được sử dụng các giác quan của trẻ như: mắt nhìn, tai nghe và các giác
quan chặc chẽ với nhau. Dạy trẻ biết hướng của chữ viết trước khi học đọc, học viết để trẻ
nhận ra sự nối tiếp nhau giữa các chữ viết trên trang giấy từ trái qua phải, từ trên xuống
dưới, từ dưới lên trên. Dạy trẻ hiểu ý nghĩa của từ chỉ tên trẻ, tên các đồ dùng, đồ chơi gần
gũi với trẻ

2.3.2.2 Thực hiện:
Cho trẻ chơi trò chơi liên quan đến bảng chữ cái như:Tìm con chữ đã học thông qua
bài thơ:Vd: tìm con chữ " u- ư" trong bài thơ: bé làm bao nhiêu nghề. Luyện phát âm
thông qua thơ, đồng dao.VD: Bài " Đi cầu đi quán".Tìm từ phụ hợp với hình.
Viết tên các đồ dùng, đồ chơi, mặc dù trẻ không đọ được nhueng trẻ biết chữ đó ghi
là gì, ghi tên trẻ ở các hồ sơ cá nhân, trên dép, trên các bảng biểu như: bảng phân công
trực bàn ăn, tưới cây...Mặc khác khi cho trẻ vui chơi, chuẩn bị giấy viết ở mỗi góc
chơi,góc bác sĩ trẻ dùng viết ghi tên bệnh nhân, góc bán hàng dùng viết ghi tên các mặt
hàng, góc khoa học ghi lại các kết quả nghiên cứu …., đối với trẻ có thể chỉ là vẽ một vài
nét nguệch ngoạc trên giấy hoặc viết một hai từ . Tuy nhiên ta thấy rằng nhiều trẻ bị cuốn
hút bởi giấy, viết và kỹ năng viết trước khi trẻ biết đọc, trẻ viết tên bệnh nhân ra sau đó
mới gọi bệnh nhân vào khám bệnh.Hình thành ở trẻ tính hiếu kỳ đối với ngôn ngữ viết là
hứng thú với những nét nguệch ngoạc hoặc vẽ gì đó.
Thông qua các giờ chơi hoạt động góc luôn rèn cho trẻ có kỹ năng tự thỏa thuận,
phân vai chơi với nhau. Dạy trẻ giao tiếp giữa các vai chơi với nhau và giữa các góc chơi
với nhau.Cho trẻ chơi các trò như Bán hàng: trẻ đóng vai người bán hàng, người mua
hàng. Trò chơi Bác sĩ: trẻ biết dùng viết ghi tên bệnh nhân, ghi tên thuốc. Góc khoa học:
ghi lại kết quả thí nghiệm, lập bảng.
Cô đọc truyện cho trẻ nghe, áp dụng biện pháp đọc cho trẻ nghe, truyện tới đoạn

hấp dẫn cô dừng lại cho trẻ tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, trẻ sẽ kể tiếp cho cô


và trẻ khác nghe, sau cùng cô đọc tiếp đoạn cuối,hoặc có khi cô dừng lại để ngày mai mới
đọc,sẽ gây sự hứng thú của trẻ là có một số trẻ đến nơi để kể truyện của cô và tự đọc theo
ý mà trẻ suy nghĩ. Đọc sách cho trẻ nghe thường xuyên, sử dụng các giờ như dạo chơi
ngoài trời, trước giờ ăn,….Khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học được
những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý
thức giữ gìn và bảo vệ sách. Tôi lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngoài bìa
nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách. Trẻ nhận ra các từ mới trong truyện, mong muốn
được đọc truyện. Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác
nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ.

2.3.3. Áp dụng vận đông tay, chân, và mắt trong các giờ sinh hoạt trong tiết
học và ngoài tiết học:

2.3.3.1 Mục đích:
Hình thành kĩ năng cầm bút, tư thế ngồi và tinh mắt, kỹ năng biết hoàn tiện nhiệm
vụ, giải quyết vấn đề, sự tự tin.

2.3.3.2 Thực hiện:
Cho trẻ đi chạy, leo trèo, vận động tinh, sự khéo léo đôi tay và các giác quan: như
trẻ tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, trong giờ ăn giờ chơi tập cho trẻ sử dụng các đồ dùng
sinh hoạt một cách khéo léo, gọn gàng. Và những hành động bằng tay của bé càng khéo
léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu. Dạy trẻ
thối quen, khả năng tự phục vụ bản thân như trẻ tự sách cặp vở của mình, tự xúc ưn, tự rử
tay, lau mặt, đánh răng, tự thay quần áo.Cô phân công công việc cho trẻ ở lớp làm việc
theo tập thể.
Tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ tranh, nặn, xé, dán, đồ, in hình vô
giấy....Đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút như làm sách, hoàn thiện bức tranh. Hướng

dẫn trẻ biết làm một số đồ chơi đơn giảng từ nguyên vật liệu thiên nhiên ( quấn kèn từ lá
cây, làm con chuồng chuoogf, gấp tàu máy bay , bè). Cô cầm tay trẻ lúc mới đầu để đạt
đúng tư thế và tô các nét chữ, thậm chí là hãy nói và hỏi trẻ xem cách cầm tay và tô như
thế nào thì bé cảm thấy đỡ mỏi nhất và thấy thuận tiện nhất.Sau đó cô nơi dần tay mình
khỏi tay bé và giám sát động viên khi bé tô.

3. Kết luận:
Đặc điểm trẻ ở lứa tuổi này chủ yếu nhằm khám phá, tìm tòi và chúng không thể
ngồi lâu để nghe giảng.Đây là lứ tuổi chuyển từ hoạt động chủ đạo vui chơi( ở trường


mầm non) sang hoạt động học tập ( ở trường phổ thông ). Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp
1 rất non nớt, bởi vì trẻ đang sống trong một môi
trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non về cả dạy dỗ và nuôi
dưỡng, được các cô chăm sóc chu đáo nhiệt tình như người mẹ thứ hai của mình. Cho nên
trẻ ở trong một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được.
Việc chuẩn bị việc học đọc viết ở trường Phổ thông chô trẻ hết sức cần thiết.

Muốn trẻ phát triển ngôn ngữ tốt thì điều kiện trước hết phải nói đến là cô giáo vì
hàng ngày cô giáo là người trực tiếp nuôi dạy trẻ nên ngôn ngữ của cô phải sử dụng có văn
hóa lịch thiệp, cô không nói tục, nói bậy, cô phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Câu
từ của cô phải chính xác, rõ ràng, không nói lắp, nói ngọng, phát âm phải chuẩn và điều
chỉnh giọng nói cho phù hợp với hoàn cảnh và nội dung câu nói. Mẫu câu là điều kiện
quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi này, khi trẻ chưa xác định được cho mình câu nói theo ý
hiểu thì cô giáo đưa ra mẫu câu chuẩn để trẻ diễn đạt theo. Do vậy cô cần nắm được tâm lý
trẻ,đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, phương pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó giúp trẻ
đỡ lúng túng và khó khăn khi giao tiếp. Đặc biệt với cô giáo Mầm non phải yêu nghề mến
trẻ, có tinh thần trách nhiệm, phải chủ động linh hoạt sáng tạo và giúp trẻ trong mọi hoạt
động. Cô giáo quả thật là quan trọng đối với trẻ song những người xung quanh cũng có
ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Họ cũng cần sử dụng ngôn

ngữ có văn hóa, có ý thức dạy và sửa lỗi ngôn ngữ cho trẻ. Đồng thời ngôn ngữ của họ
phải chính xác cho trẻ học theo nhất là ông, bà, bố, mẹ là những người tiếp xúc nhiều với
trẻ cần giữ vai trò như cô giáo luôn giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn và quan tâm sửa sai,
nói mẫu nếu trẻ nói sai.

MỤC LỤC




×