Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ TIẾP cận một số nội DUNG KINH tế QUÂN sự TRONG tác PHẨM hải CẢNG lữ THUẬN THẤT THỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.85 KB, 20 trang )

TiÕp cËn Mét sè néi dung kinh tÕ qu©n sù trong
t¸c phÈm “h¶i c¶ng l÷ - thuËn thÊt thñ”
Tác phẩm “Hải cảng Lữ - thuận thất thủ” là một trong những tác
phẩm kinh điển của Lênin khi người đề cập đến những luận điểm kinh
điển về mối quan hệ giữa kinh tế và quân sự. Mặc dù dung lượng của tác
phẩm không dài (trong phạm vi 10 trang) nhưng tác phẩm đã phân tích và
luận giải hết sức sâu sắc những tư tưởng đặc sắc của Lênin khi bàn về
nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của quân đội Nga hoàng trước quân
Nhật trong trận chiến Hải cảng Lữ - thuận. Nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng, trong tác phẩm Hải cảng Lữ - thuận thất thủ là sự thể hiện tài tính
những tư tưởng thiên tài của Lênin về kinh tế quân sự thì việc luận giải
thành công mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và quân sự là một sợi chỉ
đỏ xuyên suốt tác phẩm. Vì vậy, trong bài thu hoạch này, ngoài việc
nghiên cứu nhận thức các tư tưởng nói chung về kinh tế quân sự người
viết cũng cố gắng nhận thức và chuyển tải một phần quan điểm mối quan
hệ giữa kinh tế và chiến tranh của Lênin.
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1.1. Sơ lược diễn biến cuộc chiến Hải cảng Lữ thuận
Chiến tranh Nga-Nhật mở đầu bằng cuộc tấn công bất ngờ của Hải
quân Đế quốc Nhật Bản vào Hạm đội Thái Bình Dương Nga đóng tại
cảng Lữ Thuận (còn gọi là cảng Athur) và cảng Chemulpo (nay là cảng
Incheon).
Kế hoạch ban đầu của Đô đốc Togo là đột kích vào cảng Lữ Thuận
với Sư đoàn 1 của Hạm đội liên hợp, bao gồm các thiết giáp hạm
Hatsuse, Shikishima, Asahi, Fuji và Yashima, dẫn đầu là kỳ hạm Mikasa,
và Sư đoàn 2, bao gồm các tuần dương hạm Iwate, Azuma, Izumo,
Yakumo và Tokiwa. Những tàu chính yếu này được hộ tống bởi 13 khu
trục hạm và nhiều tàu phóng lôi nhỏ. Lực lượng Dự bị bao gồm các tuần


dương hạm Kasagi, Chitose, Takasago và Yoshino. Với sức mạnh vượt trội


và yếu tố bất ngờ, ông hy vọng có thể giáng một đòn chí tử vào hạm đội Nga
trước khi quan hệ ngoại giao giữa 2 chính phủ Nga - Nhật bị cắt đứt.
Về phía Nga, Phó đô đốc Oskar Victorovich Stark có các thiết giáp
hạm Petropavlovsk, Sevastopol, Peresvet, Pobeda, Poltava, Tsesarevich
và Retvizan, trợ lực bằng các tuần dương hạm Pallada, Diana, Askold,
Novik, và Boyarin, tất cả đều thả neo trong sự bảo vệ ở căn cứ hải quân
Lữ Thuận. Tuy nhiên, việc phòng thủ cảng Lữ Thuận không xứng với tầm
cỡ của nó, vì chỉ có một số ít pháo bờ biển được triển khai, ngân quỹ để
tăng cường phòng thủ được chia cho cảng Đại Liên ở gần đó, và phần lớn
giới sĩ quan đang tổ chức một bữa tiệc tại nhà Đô đốc Stark vào đêm ngày
9 tháng 2 năm 1904.
Vì Đô đốc Togo đã nhận được thông tin sai lầm từ điệp viên địa
phương ở trong và xung quanh cảng Lữ Thuận rằng lính giữ cảng trong
đồn đang ở trong tình trạng báo động cao, ông không muốn mạo hiểm
những chiến thuyền quý giá của mình với pháo bờ biển Nga và do đó giữ
hạm đội chính của mình ở lại. Thay vào đó, lực lượng khu trục hạm được
chia làm hai thê đội tấn công, một thê đội với các đội tàu nhỏ số 1, 2 và 3
tấn công cảng Lữ Thuận, và thê đội kia với đội tàu nhỏ số 4 và 5 tấn công
căn cứ Nga ở Đại Liên. Vào khoảng 22 giờ 30 ngày 8 tháng 2 năm 1904,
thê đội tấn công cảng Lữ Thuận gồm 10 khu trục hạm giáp mặt với các
khu trục hạm Nga đi tuần. Người Nga được lệnh không được bắt đầu trận
đánh, và báo cáo với với sở chỉ huy. Tuy vậy, vì cuộc chạm trán này mà 2
khu trục hạm Nhật Bản đụng nhau và rớt lại phía sau, những tàu còn lại
trở nên phân tán. Khoảng 00 giờ 28 ngày 9 tháng 2 năm 1904, 4 khu trục
hạm Nhật Bản đầu tiên tiếp cận cảng Lữ Thuận mà không bị phát hiện,
phóng ngư lôi tấn công tàu Pallada (trúng giữa thân tàu, bốc cháy và lật
úp) và tàu Retvizan (bị thủng một lỗ ở mũi tàu). Các khu trục hạm khác


của Nhật Bản không thành công được như thế, vì họ đến quá muộn và

mất đi yếu tố bất ngờ, và tấn công đơn lẻ thay vì theo nhóm. Tuy vậy, họ
cũng có thể vô hiệu hóa tàu chiến mạnh nhất của hạm đội Nga, thiết giáp
hạm Tsesarevitch. Khu trục hạm Nhật Bản Oboro tấn công lần cuối,
khoảng 2 giờ sáng, lúc này người Nga đã thức dậy hết, đèn pha rọi và hỏa
lực giúp việc tấn công bằng thủy lôi thực hiện được ở tầm gần và tăng độ
chính xác. Cho dù có được điều kiện lý tưởng của một cuộc tấn công bất
ngờ, kết quả tương đối nghèo nàn. Trong số 16 thủy lôi được phóng ra,
chỉ có 3 cái trúng đích và phát nổ. Nhưng thần may mắn không đứng về
phía người Nga vì 2 trong số 3 thủy lôi bắn trúng những thiết giáp hạm
tốt nhất: Retvizan và Tsesarevich, cũng như tuần dương hạm hộ vệ
Palladaphải nằm bất động đến hàng tuần lễ.
Sau cuộc tấn công đêm, lúc 8 giờ sáng, Đô đốc Togo cử thuộc cấp
của mình, Phó Đô đốc Shigeto Dewa, với 4 tuần dương hạm làm nhiệm
vụ trinh sát khu thả neo của cảng Arthur và đánh giá thiệt hại. Cho đến 9
giờ, Phó Đô đốc Dewa đã đến đủ gần để nhìn thấy hạm đôi Nga qua làn
sương mờ buổi sáng. Ông thấy có 12 thiết giáp hạm và tuần dương hạm,
3 hay 4 chiếc dường như bị hư hại nặng hay bị mắc cạn. Các tàu nhỏ ở
ngoài đường vào cảng lộn xộn thấy rõ. Dewa tiến đến cách vịnh khoảng
7.500 yard (6.900 m), nhưng không có tàu Nhật nào bị phát hiện, ông tự
cho rằng cuộc tấn công đêm đã làm tê liệt thành công hạm đội Nga, và
giảm tốc để báo cáo với Đô đốc Togo. Khi Dewa tiến đến gần hơn 3 hải
lý (6 km), không nghi ngờ gì nữa, kết luận của ông là sai.
Không biết rằng Hạm đội Nga đã sẵn sàng chiến đấu, Dewa hối
thúc Đô đốc Togo rằng thời điểm này đặc biệt thuận lợi cho hạm đội
chính tấn công chớp nhoáng. Mặc dù Togo thích lừa Hạm đội Nga ra khỏi
sự bảo vệ của pháo bờ biển, kết luận lạc quan sai lầm của Dewa có nghĩa
là sự mạo hiểm đã bị phủ nhận. Đô đốc Togo ra lệnh cho Sư đoàn 1 tấn


công cảng, với Sư đoàn 3 dự bị ở cánh. Khi tiến gần đến cảng Lữ Thuận,

người Nhật gặp tuần dương hạm Nga Boyarin, lúc này đang đi tuần.
Boyarin bắn vào tàu Mikasa ở khoảng cách rất xa, rồi quay đầu bỏ chạy.
Vào lúc 11 giờ sáng, ở khoảng cách khoảng 8.000 yard (7.000 m), trận
chiến giữa hai Hạm đội Nga Nhật bắt đầu. Quân Nhật tập trung pháo hỏa
lực cỡ 12 inch vào tấn công các pháo bờ biển trong khi dùng các pháo cỡ
nòng 8 inch và 6 inch bắn vào các con tàu Nga. Cả hai bên đều bắn kém,
nhưng người Nhật đánh trọng thương các tàu Novik, Petropavlovsk,
Poltava, Diana và Askold. Tuy vậy, sớm có bằng chứng để nói Dewa đã
phạm một lội nghiêm trong. Trong 5 phút đầu của trận đánh, tàu Mikasa
bị trúng một quả đạn nẩy, nổ tung trên tàu, làm bị thương kỹ sư trưởng, sĩ
quan cận vệ đô đốc, và 5 thủy thủ và sĩ quan khác, phá hỏng đài chỉ huy
thuyền trưởng ở cuối tàu.
Lúc 12 giờ 20, Đô đốc Togo quyết định thu nhặt xác chết và thoát
khỏi cái bẫy. Đây là một bước đi vô cùng nguy hiểm khi phơi cả hạm đội
ra trước họng pháo bờ biển của quân Nga. Bất chấp hỏa lực mạnh, các
thiết giáp hạm Nhật Bản vẫn hoàn thành được cuộc tấn công và nhanh
chóng rút ra khỏi tầm bắn. Các tàu Shikishima, Iwate, Fuji và Hatsuse
đều trúng đạn. Các tuần dương hạm của Phó Đô đốc Hikonojo Kamimura
cũng bị trúng đạn khi chúng đến điểm ngoặt. Vào lúc này, chiếc Novik chỉ
cách các tuần dương hạm Nhật Bản khoảng 3300yard (3.000m) và bắn
một loạt ngư lôi. Tất cả đều trượt và chiếc Novik lãnh lại một đòn nặng ở
dưới mực nước.
Kết quả: Theo các báo cáo thì phía Nga có 47.400 người chết,
146.032 bị thương, 12.128 chết bệnh. Phía bên kia chiến tuyến, người
Nhật có 47.152 người chết trận, 11.424 chết vì những vết thương, 21.802
chết vì bệnh. Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của một nước châu Á trước
một cường quốc châu Âu trong thời hiện đại. Uy thế của Nhật Bản tăng


lên nhanh chóng và bắt đầu được coi là một cường quốc hiện đại. Đồng

thời, Nga mất gần như toàn bộ Hạm đội Viễn Đông và Ban Tích, và cũng
mất luôn sự kính trọng trên trường quốc tế. Điều này đặc biệt đúng trong
mắt của Đức và Áo-Hung; Nga là đồng minh của Pháp và Serbia, và việc
mất thanh thế này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của nước Đức
khi lên kế hoạch gây chiến với Pháp, và chiến tranh của Áo-Hung với
Serbia.
1.2.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Sau chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). V.I.Lênin đã viết tác
phẩm "Hải cảng Lữ Thuận thất thủ”. Trong hoàn cảnh những năm đầu
của thế kỷ XX khi chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Lúc
này, chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ rõ bản chất về kinh tế và chính trị của nó.
Ở nước Nga, giai cấp tư sản đã cấu kết chặt chẽ với chế độ Nga hoàng,
bóc lột thậm tệ nhân dân. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 – 1903, đặc
biệt cuộc chiến tranh Nga - Nhật (tháng 1/1904) làm cho tình cảnh người
lao động trở lên cơ cực. Các cuộc bãi công, biểu tình củ quần chúng dưới
sự lãnh đạo của giai cấp vô sản xảy ra và phát triển hết sức mạnh mẽ.
Nước Nga lúc này trở thành điểm nút, tập trung tất cả những mâu thuẫn,
hội tụ đầy đủ những điều kiện, tiền đề cả kinh tế và chính trị cho một
cuộc cách mạng vô sản nổ ra.
Tháng 1/1904, cuộc chiến tranh Nga - Nhật nổ ra, mục đích của
Nga hoàng khi tiến hành cuộc chiến tranh này là nhằm đạt được mục tiêu
kép, vừa có thể mở rộng được thị trường, vừa nâng cao uy tín của chế độ
Nga hoàng trước quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, trong trận đánh này
quân đội Nga hoàng đã bị thất bại thảm hại. Tác phẩm “Hải cảng Lữ thuận thất thủ đã tập trung luận giải nguyên nhân vì sao Hải cảng lại bị



thất thủ, trong các nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của quân đội Nga
hoàng thì mối quan hệ giữa kinh tế và chiến tranh giữ vai trò như thế nào?
Tác phẩm được đăng trên tờ báo Tiến lên, số 02 ngày 14 tháng
01/1905 dưới hình thức một bài xã luận ngắn gọn. Bằng cách tiếp cận
trực diện, với những lí luận, luận cứ xác đáng, tác phẩm không chỉ phân
tích rõ sự phá sản quân sự, sự khủng hoảng về chính trị của một chế độ
chuyên chế, nhấn mạnh tính tất yếu một cuộc cách mạng vô sản đang đến
gần ở nước Nga mà còn luận giải một cách sâu sắc, đầy đủ về mối quan
hệ giữa kinh tế và chiến tranh trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
2. Tiếp cận một số luận điểm của Lênin về mối quan hệ Kinh tế
và chiến tranh trong tác phẩm
Kinh tế và chiến tranh là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau của con
người nhưng chúng lại có quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau. Trong đó
kinh tế đóng vai trò quyết định.
2.1. Kinh tế quyết định nội dung, nguồn gốc, bản chất của chiến tranh
* Bản chất của chế độ chính trị xã hội quyết định đến bản chất và
khả năng huy động mọi nguồn lực cho chiến tranh.
Lênin khẳng định, bản chất của chế độ chính trị xã hội giữ vai trò
quyết định đến bản chất chính nghĩa hay phi nghĩa của một cuộc chiến
tranh, đến khả năng huy động được nhiều hay ít các nguồn lực cho cuộc
chiến. nếu chế độ chính trị mà tốt đẹp, tiên tiến và tiến bộ hơn thì sẽ có
điều kiện tốt hơn để huy động tối đa các nguồn lực cho chiến tranh một
cách nhanh chóng. Qua phân tích Lênin chỉ rõ: nhưng việc chế độ
chuyên chế bị phá sản về quân sự còn có một ý nghĩa trọng đại hơn,
đấy là dấu hiệu sụp đổ của toàn bộ chế độ chính trị ở nước ta. Thời
đại mà bọn đánh thuê hay bọn đại biểu các đẳng cấp bán thoát ly
khỏi nhân dân, tiến hành chiến tranh, – thời đại ấy đã vĩnh viễn qua
hẳn rồi. Chiến tranh ngày nay là do nhân dân tiến hành, – theo như
Nê-mi-rô-vích - Đan-tsen-cô xác nhận, thì ngay cả Ku-rô-pát-kin bây



giờ cũng bắt đầu hiểu rằng chân lý ấy không phải chỉ là điều viển
vông. Hiện nay chiến tranh là do nhân dân tiến hành, và vì vậy đặc
tính vĩ đại của chiến tranh ngày nay thể hiện đặc biệt rõ rệt: trên thực
tế, chiến tranh vạch ra trước mắt cho hàng chục triệu người thấy rõ
sự không nhất trí giữa nhân dân và chính phủ, điều mà từ trước đến
nay chỉ có một số ít người giác ngộ mới thấy được. Sự phê phán của
tất cả những người Nga tiến bộ, của Đảng dân chủ - xã hội Nga, của
giai cấp vô sản Nga đối với chế độ chuyên chế, hiện nay đã được sự
phê bình bằng vũ khí của Nhật xác nhận, xác nhận đến nỗi ngay cả
những kẻ không biết thế nào là chế độ chuyên chế, ngay cả những kẻ
biết điều đó và hết lòng muốn giữ gìn chế độ ấy, cũng cảm thấy
không thể sống được dưới chế độ ấy nữa. Chỉ cần trên thực tế, nhân
dân buộc phải đổ máu để trả nợ cho chế độ chuyên chế, là tình trạng
xung khắc giữa chế độ chuyên chế với lợi ích của toàn bộ sự phát
triển của xã hội, với lợi ích của toàn thể nhân dân (trừ một nhóm
quan lại, và bọn quyền quý) biểu hiện rõ ra ngoài. Do tiến hành
chính sách thực dân phiêu lưu tội lỗi và ngu xuẩn nên chế độ chuyên
chế đã tự dẫn mình đến con đường bế tắc, mà chỉ có nhân dân mới có
thể tự mình thoát ra được, và chỉ có đánh đổ chế độ Nga hoàng mới
thoát ra được.
Theo đó, kinh tế chính trị chính là cơ sở làm nảy sinh các mâu
thuẫn, xung đột trong xã hội. Vì lợi ích kinh tế, vì mưu đồ thôn tính mà
dẫn đến cuộc chiến tranh. Khởi đầu cho cuộc chiến chính là tư tưởng lo
sợ tư bản trẻ châu Á xâm nhập vào nước Nga: “Châu á tiến bộ và tiền
tiến đã giáng cho châu Âu phản động và lạc hậu một đòn không thể
cứu vãn nổi. Mười năm về trước, châu Âu phản động ấy, cầm đầu là
nước Nga, đã lo âu trước việc Trung-quốc bị nước Nhật trẻ tuổi
đánh bại, nên đã đoàn kết lại để đoạt khỏi tay Nhật những thành quả
tốt nhất của chiến thắng. Châu Âu đã bảo vệ những quan hệ và đặc



quyền đã được xác định của thế giới cũ, quyền ưu huệ của thế giới
đó, cái quyền cổ truyền thiêng liêng hằng bao thế kỷ được bóc lột
các dân tộc châu Á”. Lời lẽ của báo ấy còn nói lên cái bản năng giai
cấp thực sự của giai cấp tư sản thế giới cũ đang lo âu trước những
thành công của thế giới tư sản mới, đang lo sợ trước sự phá sản của
lực lượng quân sự Nga mà từ lâu đã được họ xem như là thành trì
đáng tin cậy nhất của lực lượng phản động châu Âu. Theo đó, không
phải nhân dân Nga, mà là chính phủ chuyên chế Nga hoàng đã mở cuộc
chiến tranh thực dân ấy: một cuộc chiến tranh đã biến thành cuộc chiến
tranh giữa thế giới tư sản cũ và thế giới tư sản mới. Không phải nhân dân
Nga, mà là chính phủ chuyên chế đã đi đến thất bại nhục nhã ấy.
Lênin khẳng định, bản chất kinh tế - chính trị tiến bộ hơn thì sẽ có
điều kiện để phát huy các nhân tố tích cực trong cuộc chiến tranh và
ngược lại. Các sĩ quan đều không có học thức, lạc hậu, không được
rèn luyện, thiếu liên hệ chặt chẽ với binh sĩ và không được binh sĩ
tin cậy. Tình trạng tối tăm, dốt nát, mù chữ, khiếp nhược của quần
chúng nông dân, đã lộ ra một cách công khai khủng khiếp trong khi
xung đột với một dân tộc tiến bộ trong cuộc chiến tranh hiện đại, mà
cuộc chiến tranh hiện đại cũng như kỹ thuật hiện đại thì đòi hỏi phải
có nhân lực có chất lượng cao. Trong chiến tranh hiện đại không có lục
quân và thủy quân có sáng kiến và giác ngộ thì không thể có thắng lợi
được. Trong thời đại sử dụng vũ khí bắn nhanh cỡ nhỏ, trọng pháo cơ
giới, thuyền hạm trang bị kỹ thuật phức tạp, trong thời đại dùng đội
hình tản khai trong các cuộc chiến đấu ở trên bộ, – trong thời đại như
thế thì chẳng có sự dẻo dai nào, chẳng có thế lực nào, chẳng có hình
thức chiến đấu ồ ạt tập trung đông người nào có thể đem lại ưu thế
được. Uy lực quân sự của nước Nga chuyên chế chỉ là hào nhoáng bề
ngoài. Chế độ Nga hoàng đã trở thành chướng ngại cho việc tổ chức

quân sự hiện đại phù hợp với yêu cầu tối tân. Chế độ Nga hoàng đã


trút hết tâm lực vào chính cái sự nghiệp quân sự đó, vào cái sự
nghiệp mà nó tự hào hơn cả, và vì sự nghiệp ấy, chế độ Nga hoàng
đã hy sinh khôn xiết, không e ngại một sự phản đối nào của nhân dân
cả. Chiếc áo quan tô son thiếp vàng – đó là chế độ chuyên chế trong
lĩnh vực phòng vệ đối ngoại, lĩnh vực thân thuộc và gần nhất của nó,
có thể nói là lĩnh vực chuyên nghiệp của nó. Sự kiện xảy ra đã chứng
thực lối nhìn của một số người nước ngoài là đúng, họ cười khi thấy
hàng chục hàng trăm triệu rúp được tung ra để mua và đóng những
chiến hạm tuyệt đẹp, họ nói rằng trong lúc không biết sử dụng các
chiến hạm hiện đại, trong khi không có người có khả năng sử dụng
thành thạo kỹ thuật quân sự tối tân đã được hoàn thiện, thì những
món tiêu phí ấy đều vô ích. Cả hạm đội và pháo đài, cả công sự dã
chiến và lục quân đều lạc hậu và vô dụng cả.
Bản chất kinh tế - chính trị của một chế độ xã hội đã trực tiếp quyết
định, ảnh hưởng tới tư tưởng của sĩ quan và binh sĩ trên chiến trường. Khi
mà Cũng giống như ở thời kỳ chế độ nông nô, giới quan liêu dân sự
và quân sự đều là một bọn ăn bám và tham nhũng. Các sĩ quan đều
không có học thức, lạc hậu, không được rèn luyện, thiếu liên hệ chặt
chẽ với binh sĩ và không được binh sĩ tin cậy. Tình trạng tối tăm, dốt
nát, mù chữ, khiếp nhược của quần chúng nông dân, đã lộ ra một cách
công khai khủng khiếp trong khi xung đột với một dân tộc tiến bộ
trong cuộc chiến tranh hiện đại, mà cuộc chiến tranh hiện đại cũng
như kỹ thuật hiện đại thì đòi hỏi phải có nhân lực có chất lượng cao.
Trong chiến tranh hiện đại không có lục quân và thủy quân có sáng
kiến và giác ngộ thì không thể có thắng lợi được. Trong thời đại sử
dụng vũ khí bắn nhanh cỡ nhỏ, trọng pháo cơ giới, thuyền hạm trang
bị kỹ thuật phức tạp, trong thời đại dùng đội hình tản khai trong các

cuộc chiến đấu ở trên bộ, – trong thời đại như thế thì chẳng có sự
dẻo dai nào, chẳng có thế lực nào, chẳng có hình thức chiến đấu ồ ạt


tập trung đông người nào có thể đem lại ưu thế được. Uy lực quân sự
của nước Nga chuyên chế chỉ là hào nhoáng bề ngoài. Chế độ Nga
hoàng đã trở thành chướng ngại cho việc tổ chức quân sự hiện đại
phù hợp với yêu cầu tối tân. Chế độ Nga hoàng đã trút hết tâm lực
vào chính cái sự nghiệp quân sự đó, vào cái sự nghiệp mà nó tự hào
hơn cả, và vì sự nghiệp ấy, chế độ Nga hoàng đã hy sinh khôn xiết,
không e ngại một sự phản đối nào của nhân dân cả. Chiếc áo quan tô
son thiếp vàng – đó là chế độ chuyên chế trong lĩnh vực phòng vệ
đối ngoại, lĩnh vực thân thuộc và gần nhất của nó, có thể nói là lĩnh
vực chuyên nghiệp của nó. Sự kiện xảy ra đã chứng thực lối nhìn của
một số người nước ngoài là đúng, họ cười khi thấy hàng chục hàng
trăm triệu rúp được tung ra để mua và đóng những chiến hạm tuyệt
đẹp, họ nói rằng trong lúc không biết sử dụng các chiến hạm hiện
đại, trong khi không có người có khả năng sử dụng thành thạo kỹ
thuật quân sự tối tân đã được hoàn thiện, thì những món tiêu phí ấy
đều vô ích. Cả hạm đội và pháo đài, cả công sự dã chiến và lục quân
đều lạc hậu và vô dụng cả.
* Kinh tế là cơ sở làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột xã hội; vì lợi ích
kinh tế, mưu đồ thôn tính giữa các quốc gia mà dẫn đến chiến tranh.
Theo Lênin, chiến tranh nảy sinh hoàn toàn không phải là tự nhiên
hoặc do sự sắp đặt của một lực lượng siêu nhiên nào, mà nó có nguyên
nhân từ kinh tế. Lênin có viết:“Đối với giai cấp tư sản Châu Âu, uy tín của
giống nòi Nga trẻ trung gắn liền với uy tín của chính quyền Nga hoàng
mạnh mẽ không gì lay chuyển nổi, đang kiên quyết bảo vệ “trật tự” hiện
đại. Chẳng lấy gì làm lạ là toàn thể giai cấp tư sản châu Âu đều cho rằng
tai hoạ của nước Nga đang thống trị và chỉ huy, thật là “đáng sợ”: tai hoạ

ấy có nghĩa là sự phát triển phi thường của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế
giới”. Và: “nhân dân buộc phải đổ máu để trả nợ cho chế độ chuyên chế,
là tình trạng xung khắc của chế độ chuyên chế với lợi ích của toàn bộ sự


phát triển của xã hội, với lợi ích của toàn thể nhân dân…Do tiến hành
chính sách thực dân phiêu lưu tội lỗi và ngu xuẩn nên chế độ chuyên chế
đã tự dẫn mình đến con đường bế tắc”. Qua những lời lẽ này, Lênin muốn
khẳng định chính xác rằng, chính chế độ kinh tế - xã hội của nước Nga sa
Hoàng đương thời và ý đồ thôn tính lẫn nhau vì những lợi ích kinh tế là
nhân tố quyết định nảy sinh của cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Chế độ Nga sa
hoàng, một chế độ đã trở nên lỗi thời, trì trệ, chất đầy mâu thuẫn và các
xung đột lợi ích, đến ngay cả giai cấp tư sản Châu Âu không tham chiến
cũng cảm thấy mình bị làm nhục và bị đè bẹp và đến “ngay cả những kẻ
không biết thế nào là chế độ chuyên chế, ngay cả những kẻ biết điều đó và
hết lòng muốn giữ gìn chế độ ấy, cũng cảm thấy không thể sống được dưới
chế độ ấy nữa”. Kinh tế ở đây được Lênin xem xét chủ yếu dưới góc độ
quan hệ sản xuất xã hội, nghĩa là quan hệ giữa con người với con người
trong nền sản xuất xã hội.
Trong tác phẩm, Lênin cũng đã lấy dẫn chứng trong lịch sử rằng: việc
Nhật đánh chiếm Mãn Châu (Trung Quốc) cũng như Anh và Pháp đánh
chiếm thành Xê-va-xtô-pôn chỉ vì đây là những “vùng béo bở”, một thị
trường rộng lớn, có thể mang lại cho họ những lợi ích to lớn và giúp họ
thực hiện sự thống trị về kinh tế. Còn với chính cuộc chiến tranh Nga Nhật, Lênin đã phân tích và chỉ ra cái nguyên nhân kinh tế sâu xa của nó,
rằng khi mở cuộc chiến tranh, chính phủ chuyên chế hy vọng sẽ giành
được thắng lợi dễ dàng đối với Nhật, vì cho rằng thắng lợi này sẽ mở ra
những thị trường tiêu thụ mới và nâng cao uy tín của chính phủ chuyên
chế Nga hoàng, giúp nó đè bẹp phong trào cách mạng ở trong nước. Từ
việc chỉ rõ nguồn gốc kinh tế của cuộc chiến tranh, Lênin chỉ ra cho
những người cách mạnh rằng: “Giai cấp vô sản cách mạng phải tuyên

truyền không mệt mỏi chống chiến tranh, đồng thời luôn luôn nên nhớ
rằng chừng nào còn sự thống trị của giai cấp nói chung thì chiến tranh là
không thể trừ bỏ được”.


Trong thực tiễn lịch sử phát triển của xã hội loài người, nhất là sự tồn tại
và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng minh tính đúng đắn của luận
điểm mà Lênin nêu ra. Chiến tranh gắn liền với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, với sự đối kháng về lợi ích kinh tế, với xu hướng bành
trướng thế lực tư bản ra thế giới nhằm tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên
liệu và nhân công rẻ mạt. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự phát triển
không đều về kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới sự thay
đổi về so sánh lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa, từ đó xuất hiện
nhu cầu phân chia lại thị trường và khu vực ảnh hưởng có lợi cho các nước
đế quốc trẻ mới mạnh lên. Trên cơ sở kinh tế ấy, hai cuộc chiến tranh thế
giới trong thế kỷ XX nổ ra, rồi tiếp đó là hàng loạt các cuộc chiến tranh khác
diễn ra ở khắp các khu vực mà kẻ khơi mào không phải ai khác, đó chính là
chủ nghĩa đế quốc và nguyên nhân suy đến cùng vẫn lại
* Kinh tế là nhân tố đáp ứng nhu cầu về nhân lực, vật lực, tài lực…phục vụ
chiến tranh.
Theo Lênin, kinh tế không những chỉ là nguyên nhân của chiến tranh
mà còn là nhân tố bảo đảm cơ sở kinh tế cho chiến tranh, quyết định sự
thắng lợi hay thất bại của chiến tranh. Nói đến chiến tranh là nói đến một
cuộc đọ sức toàn diện của các bên tham chiến, đi liền với nó là việc sử
dụng những loại vũ khí phương tiện quân sự khác nhau. Với tư cách là
tổng thể các hoạt động vật chất của con người, kinh tế cung cấp các
phương tiện các trang thiết bị, kỹ thuật để tiến hành chiến tranh; đảm bảo
lương thực, thực phẩm, những đồ dùng thiết yếu cho các lực lượng tham
chiến. Nền kinh tế phát triển càng cao thì khả năng bảo đảm các mặt nêu
trên cho chiến tranh càng tốt, đầy đủ hơn. Và Lênin cũng khẳng định rằng
“Nước Nga chiếm hải cảng Lữ Thuận sáu năm, đã tốn hàng trăm và hàng

trăm triệu rúp để đặt đường sắt chiến lược, để lập các cửa biển, để xây
dựng những thành phố mới, để củng cố pháo đài…”. Sở dĩ, Nhật thắng
nước Nga sa hoàng bởi nền kinh tế của Nhật vững mạnh hơn, do đó việc


bảo đảm nguồn vật chất kỹ thuật cho chiến tranh của họ trở nền đầy đủ hơn
so với Nga. Trong khi nước Nga vốn có nền kinh tế lạc hậu hơn Nhật, mặt
khác việc đáp ứng nhu cầu vật chất khác như: lực lượng, trang bị, vũ khí,
trang thiết bị phục vụ cho cuộc chiến lại không bảo đảm, bởi phải vận
chuyển qua một chặng đường dài đầy khó khăn, vất vả. Lênin viết: “Nhật
đã chiếm một vùng béo bở nhất, đông dân nhất ở Mãn Châu, là nơi mà họ
có thể nuôi quân bằng những phương tiện của nước bị chinh phục và nhờ
vào Trung Quốc. Còn quân của Nga thì ngày càng chỉ có thể dựa vào
quân trang quân dụng chở từ nước Nga đến, và đối với Ku – rô – pát – kin
thì việc tiếp tục tăng viện quân đội chẳng bao lâu sẽ trở thành điều không
thể thực hiện được, vì không thể chở đủ số quân trang quân dụng đến
nữa”. Rõ ràng vai trò của kinh tế (mà trước hết là sự phát triển của lực
lượng sản xuất xã hội) đối với chiến tranh là hết sức quan trọng. Quan
điểm này của Lênin là hoàn toàn đúng với tư tưởng của Mác - Ăngghen:
Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, những điều kiện kinh tế và tài nguyên kinh
tế đều là những cái đã giúp cho bạo lực chiến thắng, nếu không có những
điều kiện và tài nguyên đó thì bạo lực không còn là bạo lực nữa; quan
điểm thể hiện tính duy vật hết sức cách mạng, nó chống lại những luận
điểm sai trái khi nhìn nhận, đánh giá về vấn đề kinh tế, chiến tranh và quốc
phòng. Đồng thời đó là lời chỉ dẫn quan trọng cho những người vô sản
rằng, muốn cho cách mạng thành công thì phải có một đường lối cách
mạng đúng đắn, trong đó nhất thiết phải tạo dựng cho được một nền kinh
tế vững mạnh bảo đảm cung cấp những điều kiện cần thiết cho cách mạng
về nhân tài, vật lực.
* Vai trò quyết định của kinh tế trong xây dựng lực lượng vũ trang,

lựa chọn hình thức và phương pháp tác chiến trong chiến tranh. Người
cho rằng, chất lượng, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang trước hết
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế đạt được.
Thực tiễn lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới đã chứng minh,


do sức sản xuất xã hội phát triển mà những phương tiện đấu tranh vũ
trang mới xuất hiện. Sự xuất hiện các loại vũ khí, trang bị mới đến lượt
mình lại tạo điều kiện, tiền đề làm biến đổi cơ cấu, tổ chức, biên chế của
lực lượng vũ trang; đồng thời làm thay đổi cả hình thức và phương pháp
chiến đấu của quân đội.
Sự ảnh hưởng, tác động của trình độ phát triển kinh tế vào sự biến
đổi thành phần, cơ cấu tổ chức và sức mạnh của lực lượng vũ trang đặc
biệt rõ nét trong thời đại cách mạng công nghiệp. Việc phát minh ra động
cơ diezen đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện các binh chủng như phòng
không, không quân, thiết giáp… trong cơ cấu lực lượng vũ trang các
nước. Rồi việc phát triển ngành công nghiệp hạt nhân cùng với những
thành tựu của công nghiệp vũ trụ đã cho phép ra đời các loại vũ khí tối
tân như tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa điều khiển từ xa… theo
đó quân đội của các quốc gia này có thêm binh chủng tên lửa chiến lược
và ngay trong các quân, binh chủng cũng có những biến đổi sâu sắc trong
tổ chức biên chế theo hướng hiện đại, hiệu quả cao.
* Mối quan hệ kinh tế với chiến tranh trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, những biến đổi mới
của mâu thuẫn, xung đột xã hội mà cụ thể là trong chế độ tư bản chủ
nghĩa, thì chiến tranh cũng có những đặc trưng mới so với lịch sử. Trong
tác phẩm, Lênin đã chỉ ra cái đặc trưng cơ bản đó, Người viết: “Thời đại
mà bọn đánh thuê hay bọn đại biểu các đẳng cấp bán thoát ly khỏi nhân
dân, tiến hành chiến tranh - thời đại ấy đã vĩnh viễn qua hẳn rồi. Chiến

tranh ngày nay là do chiến tranh nhân dân tiến hành, vì vậy, tính chiến
tranh ngày nay thể hiện đặc biệt rõ rệt”.
Chiến tranh hiện đại tiến hành trên cơ sở vật chất kỹ thuật mới về
chất. Do điều kiện phát triển kinh tế nên đã cho phép các nước tham
chiến tiến hành chiến tranh với quy mô lớn, lôi kéo đông đảo lực lượng


tham gia, đòi hỏi phải có nhân lực chất lượng; sử dụng các loại phương
tiện vũ khí tiên tiến, hiện đại như “vũ khí bắn nhanh cỡ nhỏ, trọng pháo
cơ giới, thuyền hạm trang bị kỹ thuật phức tạp”.
Chiến tranh hiện đại đòi hỏi đội ngũ cán bộ quân sự có trình độ
giác ngộ đòi hỏi số lượng lớn: Nếu sĩ quan không có học thức, lạc
hậu, không được rèn luyện, thiếu liên hệ chặt chẽ với binh sĩ và không
được binh sĩ tin cậy, càng làm cho sự khiếp nhược của quần chúng
nông dân ngày một mạnh lên đã cầm chắc thất bại. V.I.Lênin cho
rằng, “không có lục quân, thuỷ quân có sáng kiến và giác ngộ thì không
thể thắng được”. Trong chiến tranh hiện đại ấy, theo Lênin, mối quan hệ
giữa kinh tế với chiến tranh càng trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết. Chiến
tranh càng hiện đại vai trò của kinh tế đối với chiến tranh càng tăng và có
ý nghĩa quyết định.
* Sự tăng lên mối liên hệ giữa tổ chức quân sự và chế độ kinh tế.
Kinh tế quyết định đến tổ chức quân đội
Lênin viết: “Mối liên hệ giữa quân sự của một nước với toàn bộ chế
độ kinh tế và văn hoá của nước ấy chưa bao giờ lại hết sức chặt chẽ như
ngày nay”. Lúc này kinh tế phải cung cấp cho chiến tranh những phương
tiện, trang bị, vũ khí hiện đại nhất. Chiến tranh yêu cầu chi phí hết sức
lớn về vật lực, tài lực và nhân lực; không chỉ có vậy, chiến tranh còn đặt
ra yêu cầu phải nâng cao trình độ chuẩn bị kinh tế, động viên kinh tế và
duy trì sức sống lâu bền của nền kinh tế khi có chiến tranh xảy ra. Lênin
dẫn lại lịch sử: “Từ trước đến nay, sau mỗi trận chiến đấu lớn, Nhật đều

đã tăng viện lực lượng quân sự nhanh hơn nhiều hơn quân của Nga. Mà
hiện nay, sau khi chiếm hoàn toàn ưu thế trên mặt biển và hoàn toàn tiêu
diệt một trong các đạo quân của Nga, họ sẽ gửi được viện binh tăng
cường gấp hai lần nhiều hơn viện binh của Nga”Sở dĩ có được việc làm
ấy là do Nhật đã xây dựng và duy trì một sức sống của nền kinh tế, bảo
đảm khả năng huy động các điều kiện vật chất cho chiến tranh. Theo đó,


quân Nhật có thể chiến đấu trong một thời gian dài mà không gặp nhiều
khó khăn trở ngại.
Theo V.LLênin, Nga Hoàng thất bại trong cuộc chiến tranh này
chính là sự thất bại giữa một bên là chế độ kinh tế - xã hội lạc hậu, lỗi
thời với một bên là chế độ kinh tế - xã hội tiến bộ hơn. Ông viết: “Châu
Á tiến bộ và tiền tiến đã giáng cho châu Âu phản động và lạc hậu một
đòn không thể cứu vãn nổi”. Chính sự lạc hậu, lỗi thời, thối nát của chế
độ kinh tế - xã hội quân chủ chuyên chế Nga hoàng là nguyên nhân dẫn
tới sự yếu kém trong tổ chức quân đội của họ và do đó, thất bại là một
điều không thể tránh khỏi. V.LLênin đã chỉ ra: “Việc Hải cảng Lữ Thuận
thất thủ là một trong những tổng kết lịch sử vĩ đại nhất về các tội ác của
chế độ Nga hoàng”.
* Nhu cầu về kinh tế của chiến tranh ngày càng tăng lên .
Chiến tranh thu hút lực lượng lớn, nghĩa là nhu cầu kinh tế cho
chiến tranh ngày càng lớn. Khi nền kinh tế không vững mạnh, lạc hậu, trì
trệ thì kéo theo là “các sĩ quan không có học thức, không được rèn luyện,
thiếu liên hệ chặt chẽ với binh sĩ và không được binh sĩ tin cậy”, nó cũng
dẫn đến tình trạng tối tăm, thối nát, mù chữ, khiếp nhược của quần chúng
nông dân và trong thời đại như thế thì chẳng có sự dẻo dai nào, chẳng có
thế lực nào, chẳng có hình thức chiến đấu nào có thể đem lại ưu thế được.
Quân đội Nga hoàng thất bại trên chiến trường là do quan hệ sản xuất
phong kiến lạc hậu kết hợp với tư sản đã trở thành chướng ngại cho việc

tổ chức quân sự phù hợp với yêu cầu tối tân. Uy lực quân sự của nước
Nga chuyên chế chỉ là hào nhoáng bề ngoài”. Điều đó sẽ không thể mang
lại những lợi thế và cũng không có được chiến thắng trong chiến tranh.
Quân Nhật thắng trận là chế độ kinh tế tiên tiến hơn đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của chiến tranh, hơn nữa biết dùng phương tiện của nước bị
chinh phục cung cấp cho chiến tranh. Và như vậy, một bằng chứng khẳng
định sự tăng lên về nhu cầu kinh tế của chiến tranh.


2.2. Sự tác động trở lại của chiến tranh đối với kinh tế và đặc
biệt là chế độ chính trị.
Trong tác phẩm “Hải cảng Lữ Thuận thất thủ”, đồng thời với việc chỉ
ra vai trò, tầm quan trọng có tính chất quyết định của nền kinh tế đối với
chiến tranh, Lênin cũng phân tích, khái quát những tác động tiêu cực của
chiến tranh đến kinh tế, thể hiện một cái nhìn biện chứng, khoa học của
bậc thiên tài khi xem xét vấn đề này. Lênin chỉ ra rằng: chiến tranh xảy
ra sẽ gây nên sự tổn thất hết sức nặng nề về con người, kể cả sức lực, trí
lực, xương máu lẫn tính mạng. Chỉ riêng việc thất thủ ở hải cảng Lữ
Thuận trước quân Nhật đã làm cho Nga tổn thất hàng chục nhân viên
phục vụ hạm đội ưu tú và cả một quân đoàn bộ binh. Lênin còn dẫn
chứng: Theo số liệu cuối cùng của Anh, số tù binh lên đến 48.000 người
và trong các chiến dịch Kim - Châu và ngay ở pháo đài đó, còn hy sinh
mất hàng mấy nghìn người. Những mất mát to lớn này mãi mãi không thể
lấy lại được, nó càng làm gay gắt thêm những tai hoạ không sao kể xiết
đang đè nặng lên nhân dân Nga, nỗi ám ảnh đen tối của chiến tranh bám
riết cuộc sống của hàng triệu triệu con người qua các thế hệ, không chỉ
các nước tham chiến, mà với cả các dân tộc khác trên thế giới.
Thực tiễn cũng cho chúng ta thấy những tổn thất hết sức to lớn về
con người mà chiến tranh đã từng mang lại. Cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ nhất đã làm 10 triệu người chết, 20 triệu người khác bị thương tật.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, con số đó tương ứng là 55 triệu và 20
triệu. Chiến tranh sử dụng vũ khí hiện đại thì những tổn thất ấy càng tăng
lên.
Không chỉ gây ra những mất mát nặng nề về con người, trong tác phẩm
“Hải cảng Lữ Thuận thất thủ”, Lênin cũng chỉ rõ chiến tranh còn mang đến
những thiệt hại vô cùng to lớn về kinh tế, tài chính, các nguồn lực xã hội. Là
lĩnh vực đặc biệt, hoạt động quốc phòng trong thời bình cũng như quá trình


chuẩn bị và tiến hành chiến tranh thường tiêu tốn một bộ phận lớn các
phương tiện vật chất của xã hội, điều đó làm cho các nguồn lực của nền kinh
tế vốn đã có hạn, lại không được tập trung cho phát triển sản xuất, nâng cao
đời sống của nhân dân. Lênin luận chứng: Chỉ nói thiệt hại vật chất của
Nga về hạm đội thôi, cũng đã lên tới ba trăm triệu rúp, tiêu tốn biết bao phí
bảo hiểm khác, nền kinh tế bị tổn thất, chế độ chuyên chế bị lung lay, sức
mạnh tinh thần của một đế quốc hùng mạnh bị sụp đổ, uy tín của một giống
nòi trẻ trung bị phai mờ. Sự tổn thất về vật chất sẽ càng tăng thêm khi chiến
tranh sử dụng các loại trang bị, vũ khí hiện đại.
Thực tế các cuộc chiến tranh nổ ra sau này trên thế giới, trong đó có
cuộc không kích của mỹ và NATO vào Nam Tư đầu năm 1999 cho thấy luận
điểm mà Lênin đưa ra là hoàn toàn đúng đắn: “Tất cả các nhà máy lọc dầu
và kho chứa dầu, nhiều nhà máy điện và trạm thuỷ điện, hơn 80 nhà máy
khác, 20 bệnh viện, hàng trăm trường học, 12 tuyến đường sắt của Nam Tư
bị phá huỷ. Ước tính để khôi phục lại nền kinh tế thì phải cần đến 52 tỷ
USD”
Có thể thấy rằng, sự phân tích về thất bại quân sự của chế độ chuyên
chế Nga hoàng trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1904 thông qua
“Hải cảng Lữ - Thuận thất thủ”, Lênin đã luận giải một cách khá sâu sắc
và toàn diện mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại giữa hoạt động
kinh tế với chiến tranh. Đây chính là sự kế thừa những luận điểm của

C.Mác và Ph.Ăngghen về mối tương quan giữa kinh tế, chính trị và bạo
lực trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.
Điều này đã làm cho tác phẩm “Hải cảng Lữ Thuận thất thủ” thực sự trở
thành một tác phẩm mẫu mực về sự phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và
chiến tranh trong thời đại đế quốc chủ nghĩa cũng như trong giai đoạn
hiện nay.
Nghiên cứu tư tưởng của Lênin trong tác phẩm có ý nghĩa hết sức to
lớn, nó là cơ sở lý luận khoa học giúp ta nhận thức, xem xét, lý giải những


nội dung về kinh tế quân sự, vấn đề chiến tranh bảo vệ tổ quốc; thấy được
mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa kinh tế và chiến tranh, cũng như vai trò
của kinh tế với chiến tranh trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển.
Phải thấy được kinh tế là nguyên nhân suy đến cùng quyết định chiến
tranh. Song không nên tuyệt đối hóa, phải thấy vai trò của các nhân tố
khác. Đồng thời việc xem xét vai trò của kinh tế không nên chỉ chú ý trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, của vũ khí, của trang bị kỹ thuật mà
cần thấy cả vai trò to lớn của chế độ kinh tế xã hội. Bởi vì, chiến tranh là
một cuộc thử thách toàn diện, ác liệt đối với một dân tộc, nếu biết phát huy
hết sức mạnh tổng hợp của mình mới mong giành được thắng lợi trong
chiến tranh.
1.3. Ý nghĩa của tác phẩm
Việc nghiên cứu và nắm vững những quan điểm cơ bản của Lênin
trong tác phẩm “Hải cảng Lữ Thuận thất thủ” có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn hết sức quan trọng: là cơ sở lý luận để Đảng ta đề ra đường lối,
nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng; đồng thời góp phần nâng cao nhận thức
của cá nhân về các vấn đề kinh tế, chiến tranh, quốc phòng và mối quan
hệ hữu cơ giữa chúng, từ đó có phương pháp tư duy đúng đắn trong nhận
thức quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong đoạn hiện nay, là cơ sở
khoa học đấu tranh chống lại những quan điểm cơ hội, khiêu chiến.

Nghiên cứu tác phẩm “Hải cảng Lữ Thuận thất thủ” giúp chúng ta
nhìn nhận, đánh giá nguồn gốc, bản chất của tất cả các cuộc chiến tranh;
xung đột dân tộc và sắc tộc gần đây trên thế giới như chiến tranh Trung
Đông (1991), chiến tranh vùng vịnh, chiến tranh ở Apganistan và chiến
tranh Irắc gần đây. Những cuộc chiến tranh này, mặc dù Mỹ và liên quân
dựa vào những nguyên cớ khác nhau, nhưng tất cả đều là những cuộc
chiến tranh phi nghĩa do chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ gây
lên, mục đích không có gì khác là quyền lợi kinh tế cho giới tài phiệt và
chứng tỏ vai trò sen đầm quốc tế của mình nhằm làm bá chủ thế giới.


Chúng ta cần hết sức cảnh giác với âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với
cách mạng nước ta.
Tóm lại, tác phẩm “Hải cảng Lữ - thuận thất thủ” là một tác
phẩm ngắn gọn, súc tích và hết sức sâu sắc của Lênin khi luận chứng
về những vấn đề kinh tế quân sự. Tác phẩm ra đời trong thời gian đó
đã vạch rõ cho quần chúng nhân dân thấy được nguyên nhân thất bại
của Nga hoàng trong cuộc chiến với Nhật. Nhưng điều quan trọng
hơn, có ý nghĩa lịch sử vĩ đại là thất bại đó còn là điều kiện, là tiền
đề để cách mạng vô sản nổ ra.
Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta xác định xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Vì vậy khi
nghiên cứu tác phẩm này chúng ta cần quán triệt và vận dụng những
tư tưởng của Lênin về kinh tế quân sự. Đặc biệt khi chúng ta tiến
hành xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để có thể
đối phó và giành chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược
bằng vũ khí công nghệ cao. Vấn đề cốt lõi phải thấy được mối quan
hệ biện chứng giữa kinh tế, chế độ chính trị xã hội với xây dựng lực
lượng vũ trang và tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội

chủ nghĩa. Từ đó ra sức đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, phấn đấu thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời chăm lo xây
dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt.



×