Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Trên cơ sở lý luận văn hoá chính trị, hãy phân tích các nội dung giải pháp để nâng cao văn hoá chính trị của tổ chức Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.63 KB, 5 trang )

Vấn đề 5: Trên cơ sở lý luận văn hoá chính trị, hãy phân tích các nội dung giải pháp
để nâng cao văn hoá chính trị của tổ chức Đảng ?
Chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, trong xã hội có giai cấp
và nhà nước. Là một sản phẩm tất yếu của chế độ xã hội có giai cấp và nhà nước, chính trị có
quan hệ mật thiết với kinh tế, là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Chính trị
còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá, của môi trường xã hội và những điều kiện hoàn cảnh
lịch sử cụ thể xác định khác. Văn hoá nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và quan hệ
của con người văn hoá nhập vào kinh tế và chính trị. Hoạt động chính trị, nhất là trong chính trị
xã hội liên hệ mật thiết với văn hoá và càng phải đạt tới một trình độ văn hoá chính trị. Văn hoá
là toàn bộ hoạt động của con người mang lại các giá trị vật chất lẫn tinh thần hướng tới Chân Thiện - Mỹ. Văn hoá chính trị là văn hoá trong lĩnh vực chính trị của xã hội có giai cấp với
nhiều quan hệ chính trị khác nhau. Văn hoá chính trị chính là sự thẩm thấu của văn hoá vào
chính trị để nâng chính trị lên tầm văn hoá. Có văn hoá là có chính trị nhân văn, chính trị không
có văn hoá là chính trị trị tàn bạo, thô thiển. Chính trị định hướng cho văn hoá phát triển hạn
chế những sản phẩm không phục vụ cho con người, phát huy những mặt tích cực để xây dựng
xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Văn hoá chính trị là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần
được hình thành trong thực tiễn chính trị, là một trong những cơ sở quan trọng chi phối định
hướng hoạt động của các chủ thể chính trị, các phong trào chính trị, từng nền chính trị khác
nhau trong lịch sử chính trị.
Nội dung của văn hoá chính trị thể hiện ở các phương diện khác nhau. Đó là tổng hoà của
những giá trị do chủ thể chính trị sáng tạo ra. Trong đó tri thức chính trị là những hiểu biết một
cách có hệ thống về lĩnh vực chính trị, biểu hiện của nó bằng trình độ học vấn về chính trị, trình
độ kinh nghiệm trong hoạt động chính trị thực tiễn, là sự thống nhất hữu cơ giữa tri thức lý luận
chính trị và tri thức kinh nghiệm chính trị. Để có văn hoá chính trị, tri thức không chỉ trở thành
phương pháp mà còn phải chuyển hoá thành xúc cảm, tình cảm nữa. Đó phải là trạng thái tích
cực, là tình cảm cách mạng mà người hoạt động chính trị cần phải có. Đó là những văn hoá
chính trị truyền thống được đúc kết từ trong lịch sử chính trị của dân tộc và nhân loại, làm nên
nét đặc sắc riêng cho văn hoá chính trị cho dân tộc và thời đại ấy. Đó là hệ tư tưởng - đường lối
chính sách, đây là bộ phận cốt lõi nhất của văn hoá chính trị, phản ánh khái quát lợi ích giai
cấp, phương thức và con đường để thực hiện được lợi ích của giai cấp, mục tiêu của chủ thể
chính trị. Tính chất, trạng thái của chủ thể chính trị là sự ngày càng hoàn thiện thể chế chính trị,
biểu hiện ở sức mạnh, tính hiện thực của thiết chế - pháp chế, là sự kiện toàn của hệ thống tổ


chức quyền lực chính trị trong việc hiện thực hoá mục tiêu chính trị.
Văn hoá chính trị có những đặc điểm cơ bản đó là:
+ Văn hoá chính trị mang tính giai cấp, đây là tính chất nổi bật thuộc bản chất văn hoá
chính trị. Nó phục vụ trực tiếp cho lợi ích, quyền lực của giai cấp thống trị, bảo vệ và truyền bá
hệ tư tưởng của giai cấp đó trong XH, trong cuộc đấu tranh giai cấp. Do vậy, phải luôn luôn
thấm nhuần quan điểm lịch sử - cụ thể để nhận thức và đánh giá văn hoá chính trị ở mỗi chế độ
xã hội, mỗi một thời đại nhất định, không phạm phải sai lầm trừu tượng, phi lịch sử, phi chính
trị, phi giai cấp.
+ Văn hoá chính trị còn mang tính dân tộc và tính nhân loại. Điều đáng chú ý là, tính giai
cấp giữ vị trí chủ đạo, chi phối. Nó là khuynh hướng chính trị, quan điểm chính trị để nhận
thức, đánh giá, sử dụng, thừa kế và phát huy tính dân tộc cũng như tiếp thu những tinh hoa văn
hoá các thời đại của nhân loại.
+ Văn hoá chính trị bao giờ cũng mang tính lịch sử. Chính trị và văn hoá là những phạm
trù động, biến đổi trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Trình độ chuẩn mực văn hoá chính trị
của mỗi người, mỗi giai cấp không cố định, bất biến mà luôn có sự thay đổi. Các nhân tố khách
quan và chủ quan qui định văn hoá chính trị cũng thường xuyên vận động và biến đổi.
1


+ Trong xã hội có giai cấp, văn hoá chính trị luôn có tính đa dạng, phản ánh tính đa dạng,
khác biệt của văn hoá.
Văn hoá chính trị trong chính trị xã hội ngoài các đặc điểm nêu trên còn bao hàm một số
đặc điểm khác. Văn hoá chính trị XHCN vừa là nội dung vừa là động lực vừa là biểu hiện chất
lượng của nền dân chủ, là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu CNXH. Văn hoá chính
trị XHCN còn là phương thức và trình độ làm chủ của quần chúng, làm cho nhân dân lao động
trở thành chủ thể của quyền lực chính trị.
Vai trò to lớn của văn hoá chính trị trong hoạt động của cá nhân, của quần chúng nhân
dân, của chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội để thực thi quyền lực được thể hiện qua những chức
năng của văn hoá chính trị như sau:
+ Văn hoá chính trị góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội – chính trị, nâng cao chất

lượng lãnh đạo và quản lý của chủ thể quyền lực. Với những ảnh hưởng của văn hoá chính trị,
giới cầm quyền kịp thời phát hiện ra những mâu thuẫn trong các quan hệ chính trị - xã hội và từ
đó đưa ra các giải pháp; biện pháp để tháo các ngòi nổ đó làm dịu bớt những xung đột xã hội.
Và ngược lại nếu thiếu văn hoá chính trị người ta có thể làm cho những quan hệ xã hội – chính
trị vốn bình thường trở nên căng thẳng, phức tạp thậm chí trong cách thức giải quyết cũng mắc
phải sai lầm như chủ quan nóng vội, thiếu tinh tế nhiều lúc dẫn tới đối đầu ảnh hưởng rất xấu
tới ổn định xã hội.
+ Văn hoá chính trị hướng năng lực và phẩm chất con người vào những hoạt động tích
cực, sáng tạo để thực hiện các giá trị lý tưởng đã lựa chọn. Sự phát triển văn hoá chính trị ở
một trình độ cao, với niềm tin sâu sắc dựa trên cơ sở khoa lý vào lý tưởng chính trị đã lựa chọn,
có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thậm chí có thể hy sinh để thực hiện
lý tưởng chính trị cao đẹp.
+ Văn hoá chính trị thông qua sự giáo dục, tuyên truyền, quảng bá trong xã hội, thông qua
rèn luyện và thực hành của cá nhân, tập thể, cộng đồng góp phần thúc đẩy tính tích cực chính
trị của công dân, thái độ quan tâm tới đời sống chính trị, nâng cao trách nhiệm của từng người,
từng tổ chức trong hệ thống chính trị.
+ Văn hoá chính trị góp phần bảo đảm thực hiện phát huy dân chủ, đấu tranh chống quan
liêu tham nhũng và mọi biểu hiện của thoái hoá chính trị; góp phần giáo dục ý thức chính trị
cho quần chúng, đào tạo và rèn luyện những nhân cách chính trị, những tài năng chính trị xuất
hiện và trưởng thành trong phong trào quần chúng và trong thực tiễn chính trị.
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, đây là một thời cơ lớn nhưng cũng gặp phải
những thách thức lớn. Thời cơ biểu hiện ở chổ, đổi mới là thời cơ chúng ta thay đổi cách nghỉ
cách làm, tầm nhìn cách ứng xử, đánh gía trước tình hình thời cuộc đang biến chuyển sôi động.
Đổi mới mang tầm vóc của một cuộc cách mạng sâu xa và trên quy mô xã hội. Đổi mới còn là
một thời cơ lớn để đào tạo và rèn luyện cán bộ để thực hiện những cuộc cải cách trước hết là
hai lĩnh vực quan trọng đó là kinh tế và chính trị. Thách thức lớn đồng thời những nguy cơ
cũng dần dần xuất hiện và lộ rõ trong đà phát triển của KT thị trường, trong mở cửa hội nhập.
Đó là nguy cơ về chệch hướng XHCN, về tụt hậu và lạc hậu ngày một xa hơn; quan liêu tham
nhũng đã trở thành “quốc nạn”, là âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo lực lật đổ của các thế lực
thù địch. Với những thời cơ và thách thức như trên tác động, chi phối sự hình thành văn hoá

chính trị trong đổi mới.
Đổi mới làm xuất hiện những nhân tố tác động tới sự hình thành văn hoá chính trị, tạo ra
những điều kiện văn hoá chính trị phát triển lên một trình độ chất lượng mới , phù hợp với yêu
cầu đổi mới. Chính đổi mới đã khách quan hoá vai trò tầm quan trọng của văn hoá và văn hoá
chính trị. Đồng thời văn hoá chính trị đóng vai trò lực đẩy chính trị - tinh thần quan trọng để

2


thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, để đổi mới thực sự là một quá trình sáng tạo văn hoá theo nghĩa
rộng nhất của nó.
Đảng Cộng sản Việt Nam - sản phẩm của sự kết hợp biện chứng giữa chủ nghĩa Mác-Lê
nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam – là lực lượng chính trị duy nhất
có khả năng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khó khăn
nhưng hết sức vẻ vang của dân tộc: Đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập tự do cho Tổ quốc,
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc đưa cả
nước đi lên CNXH và dạt nhiều thành tựu rực rỡ như ngày nay. Gần 75 năm qua , Đảng thể
hiện tập trung ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của toàn dân tộc. Đường lối của Đảng là sự thể hiện
nhận thức của toàn xã hội về các quy luật khách quan của sự phát triển đất nước . Đảng đã lãnh
đạo cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong sự nghiệp CM XHCN bên cạnh những thành tựu đã đạt được như: KT tăng trưởng
khá, VH-XH có những tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể; tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn định; QP-AN được tăng cường; công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng được chú
trọng; hệ thống chính trị được củng cố; quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội
nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt kết quả tốt. Những năm qua Đảng ta đã có
nhiều cố gắng tiến hành nhiệm vụ then chốt là xây dựng chỉnh đốn Đảng và nhiệm vụ trung
tâm là phát triển kinh tế . Nét nổi bật là trong Đảng đã có sự đổi mới tư duy nhất là tư duy kinh
tế. Những thành tựu đã đạt được trên các lỉnh vực chứng tỏ đường lối và bước đi của Đảng ta là
đúng đắn, năng lực cụ thể hoá NQ và tổ chức chỉ đạo thực hiện của các cấp, các ngành có tiến
bộ. Phương thức lãnh đạo đã có nhiều cải tiến trên cơ sở nhận thức rõ chức năng quản lý nhà
nước và chức năng các đoàn thể, tôn trọng vai trò quyền hạn của cơ quan Nhà nước và các

đoàn thể.
Tuy vậy Đảng ta còn vấp phải một số khuyết điểm, hạn chế. Đảng ta đã nhìn nhận và
dũng cảm chỉ ra các tồn tại, khuyết điểm của mình, đó là: Tình trạng chủ quan duy ý chí, quan
liêu tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vừa không giữ
đúng kỷ cương phép nước; chức năng của các bộ phận trong hệ thống chính trị vẫn chưa được
làm rõ đặc biệt là ở các cấp cơ sở; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới; chính
sách đào tạo bồi dưỡng chắp vá thiếu đồng bộ nhất là ở cơ sở. Tình trạng đó xảy ra dẫn đến
một bộ phận nhân dân mất niềm tin vào Đảng.
Bên cạnh đó chúng ta còn đứng trước một số mâu thuẫn cần được giải quyết. Đó là mâu
thuẫn giữa yêu cầu cao về mọi mặt của sự đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH với trình độ năng lực
của nhiều cán bộ còn hạn chế, khả năng đào tạo có hạn, bằng cấp không xứng với thực tài; tình
trạng trì trệ kéo dài; đội ngũ cán bộ ngày một già đi, chậm bổ sung sức trẻ; tỷ lệ cán bộ nữ, cán
bộ xuất thân công nông và các gia đình có công với cách mạng còn thấp, sự phân bố cán bộ
trong các cấp, các ngành các lĩnh vực còn bất hợp lý. Công tác tổ chức cán bộ chưa góp phần
đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, chính sách cán bộ còn nhiều thiếu sót, bất hợp lý.
Tất cả những gì làm được và chưa làm được chứng tỏ rằng sự lãnh đạo của Đảng chưa
ngang tầm những nhiệm vụ của giai đoạn mới. Đảng chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc
giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, trong phong cách lãnh đạo và cả trong việc rèn luyện
phẩm chất cán bộ, đảng viên.
Từ những bài học rút ra trong công cuộc phát triển đất nước theo con đường XHCN, ý
thức được vai trò lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo toàn xã hội, Đảng CSVN hiểu rằng, từ
đây Đảng phải là người trước hết chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với vận mệnh của dân tộc, sự
phồn vinh của đất nước, sự tự do hạnh phúc của nhân dân. Để xứng đáng với vai trò đó, bằng
những nỗ lực phấn đấu mang tính cách mạng trong thời kỳ đổi mới, một lần nữa, trình độ nhận
thức lý luận – tư duy, năng lực, phẩm chất, bản lĩnh của Đảng CSVN được nâng lên một tầm
mới.

3



Đổi mới là một quyết định sáng suốt, dũng cảm của Đảng, và quan trọng hơn nữa, trong
quá trình đó Đảng CSVN đã thể hiện rõ trình độ, năng lực, bản lĩnh của một chính đảng
macxit-lêninit, một Đảng hành động cho lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của các tầng lớp
nhân dân lao động và lợi ích của cả dân tộc Việt Nam.
Cả nhân loại đã và đang tiến bước vào thiên niên kỷ mới. Sự nghiệp đổi mới do Đảng
CSVN khởi xướng, lãnh đạo thực hiện cũng đang bước vào giai đoạn có ý nghĩa quyết định.
Hoặc là hoà nhập vào nhịp điệu, xu thế chung của thời đại một cách tự chủ để tự khẳng định vị
thế của mình trong quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới ở tầm cao mới; hoặc là
chúng ta sẽ bị dòng xoáy của những dòng thác cạnh tranh - thị trường khắc nghiệt cuốn trôi,
xoá nhoà bản sắc hay bị nhấn chìm trong tụt hậu. Thời cơ và thách thức cũng ở đó.
Trong cuộc đua tranh được thua này, từ phương diện kinh tế-chính trị nhân tố lãnh đạo
chính trị của quốc gia nào vươn mình lên trình độ văn hoá chính trị tiêu biểu của thời đại, đủ
sức đưa quốc gia dân tộc hoà nhập vượt lên trong cuộc đua tranh về kỹ thuật – kinh tế, năng
suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm phục vụ cho những mục tiêu ngày càng mang
tính nhân văn – vì con người, vì sự tiến bộ chung của nhân loại thì họ sẽ chiến thắng. Trong ý
nghĩa đó, CNXH từ bản chất và khát vọng của nó là một chế độ xã hội hội đủ các điều kiện để
có khả năng hiện thực hoá mục tiêu nói trên.
Tầm cao văn hoá chính trị của Đảng CSVN trong bối cảnh thời đại ngày nay có ý nghĩa
quyết định cho việc khẳng định tính ưu việt của CNXH hiện thực, một chế độ xã hội vì hoà
bình, vì độc lập dân tộc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của mọi người dân Việt Nam chính là khoa
học và nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.
Với ý nghĩa đó, để đạt được tầm cao văn hoá chính trị của đảng cầm quyền ở Việt Nam
hiện nay, cần chú trọng các giải pháp cơ bản sau:
+ Đảng phải được xây dựng củng cố và hoàn thiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tất nhiên chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dược
hiểu với tư cách là một hệ thống mở, cần không ngừng bổ sung và phát triển trên cơ sở thành
quả khoa học mới và hiện thực của tiến hoá nhân loại. Chỉ được xây dựng và hoàn thiện trên
nền tảng khoa học và cách mạng đó, Đảng CSVN mới thực sự đạt đến trình độ trí tuệ thời đại,
và cũng nhờ đó Đảng luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, trung thành với

lợi ích của nhân dân lao động và lợi ích của cả dân tộc.
+ Đảng phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm hoạt động chính trị thực tiễn của Đảng,
của đất nước và của các nước trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước có điều kiện
phát triển tương tự như đất nước ta. Từ những bài học kinh nghiệm đó, tìm cách vận dụng sáng
tạo phù hợp với điều kiện đặc thù của hoàn cảnh xã hội Việt Nam, con người Việt Nam trong
từng giai đoạn phát triển.
+ Bằng nhiều phương thức để đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh quốc gia – dân tộc,
trong đó đặc biệt là nguồn lực lao động, nguồn lực trí tuệ. Tìm kiếm những hình thức, cách
thức để khơi dậy, phát huy sức mạnh của các nguồn lực đó phục vụ mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.
+ Mềm dẻo, linh hoạt và tinh tế trong việc tìm kiếm, thực hành các biện pháp khơi dậy và
phát huy tiềm năng của mọi chủ thể kinh tế trên tinh thần các nguyên tắc: tôn trọng tính độc lập
sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể; cùng có lợi trong chiến lược làm
giàu cho Tổ quốc, quê hương và mỗi gia đình, mỗi người. Phải thổi bùng lên trong mỗi con
người và toàn xã hội Việt Nam ý thức về nỗi nhục “đói nghèo”, “tụt hậu” cũng giống như nỗi
nhục mất nước, để mỗi người và cả nước lập nên những “Điện Biên Phủ” trong công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước phồn thịnh, văn minh.

4


+ Tính toán đầy đủ tương quan lợi ích giữa các lực lượng (giai cấp, dân tộc, tầng lớp) để
hoạch định các quyết sách công sao cho những quyết sách đó thực sự trở thành lợi ích-chất keo
kết dính mọi người dân, mọi nhóm xã hội với Đảng, với Nhà nước. Đó cũng chính là phương
thức, điều kiện tạo nên sự đồng thuận xã hội, là động lực kích thích, định hướng tính tích cực
chính trị-xã hội của mọi công dân, mọi nhóm lợi ích.
+ Mỗi Đảng viên Đảng CSVN phải là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai
cấp công nhân, mẫu mực trong tư tưởng, đạo đức, lối sống, luôn luôn hăng hái đi đầu thực hiện
đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, biết đặt lợi ích của Tổ
quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân, từ đó có sức cổ vũ

và tổ chức nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng. Không ngừng học tập thông qua tự
đào tạo và đào tạo để nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng
vận động thuyết phục, nâng cao đạo đức tác phong, lối sống trong sáng lành mạnh. Đảng viên
phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của
nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự
nghiệp cách mạng. Đảng viên phải thực sự cầu thị, phải “nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm
cho dân tin”.
+ Mở rộng dân chủ, đặc biệt là ở cơ sở để nhân dân có điều kiện tham gia xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước.

Trách nhiệm nặng nề, sứ mệnh lịch sử của một Đảng cầm quyền trong thời đại mới đòi
hỏi Đảng ta phải luôn phấn đấu vươn lên tầm cao của sự nghiệp lãnh đạo để xứng đáng với
lòng tin cậy và uỷ thác của giai cấp công nhân , nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Đảng
Cộng sản cầm quyền phải thật sự là “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại” như lời dạy
của Lênin, có như vậy Đảng mới thực sự đạt tới tầm cao văn hoá chính trị của đảng cầm quyền
trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng CNH – HĐH ngày nay, lãnh đạo nhân dân ta thực
hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây
dựng thành công CNXH trên đất nước VN./.

5



×