Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận tốt nghiệp chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.55 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Thực tiễn đất nước ta đã trải qua một quá trình chiến tranh lâu dài, gian khổ
chống xâm lược. Cán bộ và nhân dân ta phải chịu đựng nhiều khó khăn, thiếu thốn
cả vật chất và tinh thần. Đến nay, thời thế cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới
- hoà bình và phát triển, đòi hỏi người cán bộ phải có ý chí nghị lực và tinh thần
mới, đấu tranh với kẻ thù nghèo nàn, lạc hậu. Trong bối cảnh đan xen giữa yếu tố
tích cực và tiêu cực, vấn đề phải có thời gian và tinh thần kiên quyết, một nghị lực
mới, phát huy bản chất của người cộng sản - không bị cám dỗ bởi những tiêu cực
và vững vàng vượt qua được quá trình chọn lọc, thử thách để đảm bảo được tiêu
chuẩn người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng với yêu cầu mới hiện nay. Làm thế nào
để đánh giá đúng được cán bộ một cách chân thực, khách quan và đúng bản chất
người cán bộ không phải dễ. Thưc tiễn hoạt động đấu tranh cách mạng của Đảng đã
cho thấy việc cần thiết phải nhận xét, đánh giá và phải đánh giá nhận xét đúng cán
bộ là rất hệ trọng.
Công tác cán bộ gồm nhiều khâu như: đánh giá, quy hoạch, luân chuyển,
đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ. Mỗi khâu có một vị trí nhất định và
các khâu có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đánh giá là khâu tiền đề đầu tiên,
có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của các khâu khác. Cụ thể là, nếu đánh giá đúng
thì sẽ có cơ sở cho lựa chọn, quy hoạch, bố trí cán bộ đúng; ngược lại, nếu đánh giá
sai thì sẽ lựa chọn, quy hoạch, bố trí sai cán bộ và hậu quả thật khôn lường.
Xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận nơi tôi đang công tác là
một địa phương còn khó khăn hơn nhiều so với một số xã có cùng điều kiện đặc thù
trong huyện. Hơn nữa trong thời gian gần đây có một số tiêu cực và sai phạm
nghiêm trọng xảy ra trong cấp ủy gây mất lòng tin trong nhân dân. Điều đó đòi hỏi
chúng ta phải “Mua máy móc hiện đại gì? Sắm kính hiển vi hiện đại đến đâu” để
nhìn thấy và chọn được cán bộ.
1
Từ xa xưa, Ông cha ta đã đúc kết được:
“Họa Hổ họa bì, nan họa cốt,
Tri nhân tri diện, bất tri Tâm”
Hay:


“Dò sông dò biển dễ dò,
Mấy ai lấy thước mà đo lòng người.”
Vậy làm sao để tìm ra cho Đảng một người lãnh đạo tài, nhân dân địa
phương một cán bộ giỏi có đủ đức đủ tài như Bác Hồ kính yêu hằng mong? Chỉ có
quá trình đánh giá cán bộ mới giúp ta một số yêu cầu trên.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Công tác đánh giá cán bộ ở Đảng bộ xã La
Dạ - Thực trạng và giải pháp” để làm Tiểu luận cuối khóa của lớp Trung cấp lý
luận - hành chính, hệ tập trung khóa 12, niên khóa 2009 – 2010.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đở tận tình của
Thầy Trần Nhật Nghĩa: trưởng khoa dân vận trường chính trị Bình Thuận, Anh
Huỳnh Thúc Mẫn: phó Bí thư Đảng ủy xã La Dạ, và một số cán bộ lãnh đạo xã La
Dạ - Xin chân thành biết ơn.
2
Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Cán bộ.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chưc danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách
của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành đồng thời đem
tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ, để đặt chính
sách cho đúng”.(HCM toàn tập)
1.1.2. Đánh giá.
Đánh giá là hoạt động có hệ thống và mục tiêu về một chương trình hay một

dự án đang thực hiện hoặc đã hoàn thành. Đánh giá có tính định kỳ về tính phù
hợp, tiến độ thực hiện, hiệu suất, hiệu quả và tác động của một hạng mục đầu tư.
Đánh giá nhằm để đo lường những thay đổi.
1.1.3. Đánh giá cán bộ.
Đánh giá cán bộ là một quá trình xem xét, theo dõi nhằm làm rõ ưu điểm,
khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực
và hiệu quả công tác, chiều hướng phát triển của cán bộ. Nhằm Không ngừng nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán
bộ. Làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng,
3
bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ,
chính sách đối với cán bộ.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đánh giá cán bộ.
Về chính sách cán bộ. Bác căn dặn phải chú ý mấy việc dưới đây: “Hiểu biết
cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ".
“Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết
phải sửa chữa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách
xem xét cán bộ càng đúng”
Vấn đề “Khéo dùng cán bộ”, Bác viết: “Lúc dùng cán bộ, nhiều người phạm
vào những chứng bệnh sau đây:
Một là, ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc
chắn hơn người ngoài.
Hai là, ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người
chính trực.
Ba là, ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người
tính tình không hợp với mình”
Về vấn đề “Cất nhắc cán bộ”, Bác nhấn mạnh: “Khi cất nhắc một cán bộ,
cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và
mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà
dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận,

không thể đem người bô lô ba la, chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh
đạo, như thế rất có hại”
1.3. Chủ trương, nội dung, nguyên tắc, quan điểm của Đảng về công tác
đánh giá cán bộ.
1.3.1. Nghị quyết Trung Ương 3 khóa VIII
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố
quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước.
4
Có biện pháp thực hiện tốt các chủ trương về xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức đã nêu trong Nghị quyết Trung ương tám (khoá VII) và các điểm bổ sung sau
đây:
Cán bộ lãnh đạo phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết
và đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; được bố trí,
điều động theo nhu cầu và lợi ích của đất nước, có thể được luân chuyển từ Trung
ương về địa phương, từ địa phương lên Trung ương và từ địa phương này qua địa
phương khác. Nghiên cứu bổ sung cơ chế chọn cử, điều động các chức danh cán bộ
lãnh đạo chủ chốt các cấp cho phù hợp. Riêng đối với chức danh chủ tịch uỷ ban
nhân dân, trong trường hợp chưa đến thời điểm bầu cử hội đồng nhân dân mà cần
bố trí một đồng chí không phải là thành viên hội đồng nhân dân làm chủ tịch uỷ
ban nhân dân cùng cấp thì đưa ra hội đồng nhân dân bầu để đồng chí đó làm chủ
tịch uỷ ban nhân dân.
Xúc tiến ban hành thể chế và tổ chức thực hiện việc kê khai và kiểm tra về
tài sản, trước hết là về nhà, đất của cán bộ. Quy định chặt chẽ các chế độ, tiêu
chuẩn của cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về sử dụng ô tô, trang bị nơi làm
việc, nhà và đất ở… với tinh thần tiết kiệm, công bằng, chống lãng phí, chống đặc
quyền, đặc lợi”.
1.3.2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đánh
giá cán bộ phải công khai minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu
quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ”.

1.3.3. Những nguyên tắc trong đánh giá cán bộ.
Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ trước hết phải nắm vững
những nguyên tắc sau đây:
5
Một là, các cấp ủy Đảng mà thường xuyên và trực tiếp là ban thường vụ
huyện ủy, ban thường vụ Đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá
trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
Nguyên tắc này chỉ rõ: đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức Đảng và
lãnh đạo cơ quan đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt. Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp
quản lý cán bộ phân tích đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của cán bộ trong việc thực
hiện nhiệm vụ được giao để kết luận.
Hai là, đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước
đo.
Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan trong đường
lối nhiệm vụ chính trị của đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của nhà
nước phải vươn lên đáp ứng. Tiêu chuẩn cán bộ vì vậy là yếu tố khách quan, là
thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ của Đảng và
nhà nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Đánh giá
cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả
hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ”.
Ba là, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.
Trong quá trình đánh giá cán bộ phải bảo đảm tính dân chủ rộng, tập trung
cao, thể hiện trên những yêu cầu sau: bản thân người cán bộ phải tự phê bình, tự
đánh giá ưu khuyết điểm của mình. Đồng thời tổ chức cho cán bộ đảng viên, quần
chúng trong cơ quan đơn vị tham gia đánh giá cán bộ bằng góp ý trực tiếp hoặc ghi
phiếu nhận xét.
Bốn là, đánh giá cán bộ phải khách quan , toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát
triển.
Nguyên tắc trên đòi hỏi việc đánh giá cán bộ không được phiến diện, hời
hợt, chủ quan, cảm tính; không được định kiến, nhìn sự phát triển của cán bộ theo

quan điểm “Tĩnh”, bất biến. Trái lại, phải đặt người cán bộ trong những quan hệ
6
công tác và môi trường hoạt động đa diện, nhiều chiều của họ. Kết hợp theo dõi,
đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ để phản ánh liên tục và kiệp thời sự
phát triển của cán bộ.
1.3.4. Bốn căn cứ trong đánh giá cán bộ.
Tiêu chuẩn cán bộ (tiêu chuẩn chung của cán bộ được xác định trong Nghị
quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về Chiến
lược cán bộ và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ).
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ.
Môi trường và điều kiện cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn đánh giá
cán bộ.
1.3.5. Những nội dung trong đánh giá cán bộ.
Một là, chấp hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật
của nhà nước.
Hai là, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
Ba là, năng lục lãnh đạo điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đoàn kết
quan hệ trong công tác; tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
Bốn là, tinh thần trách nhiệm trong công tác, tinh thần học tập nâng cao
trình độ, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phê bình và tự phê bình.
Năm là, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: khối lượng, chất lượng, hiệu
quả công việc trong từng vị trí, từng thời gian.
1.4. Sự cần thiết của công tác đánh giá cán bộ.
Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, đó là việc
làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán
bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố
trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối
với cán bộ cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ
7

không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực
và hiệu quả công tác của cán bộ. Đánh giá cán bộ đúng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ
phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ
không đúng thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không đúng mà quan trọng hơn
là làm mai một dần động lực phát triển, có khi thui chột những tài năng, làm cho
chân lý bị lu mờ, vàng thau lẫn lộn, xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng
đối với cơ quan lãnh đạo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị của cơ quan, đơn vị.
Trong những năm qua, công tác cán bộ đã có chuyển biến cả về nhận thức
và cách làm, trong đó công tác đánh giá cán bộ có những mặt tiến bộ, nhất là từ khi
Bộ Chính trị ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công tác này nhìn chung đã thực
hiện đúng quy trình và thủ tục theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, mở
rộng dân chủ hơn nên đánh giá cán bộ sát hơn. Tuy vậy, đánh giá cán bộ vẫn là
khâu hạn chế nhưng chậm được khắc phục; Báo cáo kiểm điểm nửa đầu nhiệm kỳ
thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
đánh giá: Đánh giá cán bộ là khâu rất yếu, do chưa xây dựng được phương pháp
đánh giá cán bộ thật sự công tâm, khách quan và đáng tin cậy.
Đánh giá đúng cán bộ thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác,
hiệu quả trong chọn người xếp việc được chính xác, giúp cán bộ phát huy tốt sở
trường, đồng thời không bỏ sót người tốt, chọn nhầm người xấu... Vì vậy sẽ đổi
mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sẽ tốt cho công việc chung. Ngược lại,
nếu đánh giá không đúng cán bộ thì các khâu tiếp theo trong công tác cán bộ sẽ
chệch hướng như sử dụng sai, đề bạt sai, bản thân cán bộ được đánh giá không thực
chất, có thể sinh ra chủ quan, tự cao tự mãn hoặc trái lại sinh ra bất mãn, tự ti, nhụt
chí phấn đấu, làm thiệt cho cán bộ và thậm chí có hại lớn cho Đảng, gây mâu
thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, làm xói mòn lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân
đối với Đảng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá cán bộ cho nên
8
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo
sát đối với công tác này. Nhờ đó, Đảng đã lựa chọn xây dựng được đội ngũ cán bộ

đông đảo có đủ đức, đủ tài để gánh vác hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang
mà lịch sử giao phó. Hội nghị Trung ương 9, khóa IX tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ
đổi mới công tác cán bộ, trong đó “Cần tập trung đổi mới phương pháp đánh giá
cán bộ thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy chế đánh giá cán
bộ”.
Đặc biệt ở xã nhà thời gian gần đây xảy ra nhiều vấn đề gây nhức nhối, xôn
xao trong dư luận, mật lòng tin trong quần chúng nhân dân như: lãnh đạo xã người
thì tham ô bị xử lý thích đáng của pháp luật, người tự ý bỏ việc không có lí do gì
chính đáng, người bỏ việc vì không còn thiết tha với công việc…. Điều đó, đòi hỏi
chúng ta phải mạnh dạng và thẳng thắng đánh giá để xã nhà không mất đi những
cán bộ thật sự thương dân, thật sự là công bộc của dân lời Bác Hồ kinh yêu của
chúng ta đã từng nhắn nhủ.
9

×