Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra học kì 2 môn văn lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.13 KB, 5 trang )

PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH
TRƯỜNG TH-THCS NHÂN TRẠCH

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
: NGỮ VĂN 8
HỌC KÌ II(2011-2012)

MÔN

CẤP ĐỘ
NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

TỔNG SỐ

KT T.HỢP
I. VĂN BẢN
- Thơ Việt Nam
+ Ngắm trăng
+ Đi dường

Ghi lại bài thơ
theo trí nhớ;
nêu giá trị nội
dung và nghệ
thuật

II. TIẾNG VIỆT


- Hội thoại
- Hành động nói

Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%

- Xác định vai
xã hội và lượt
lời.
- Cho biết số
câu. Chỉ ra câu
thuộc hành
động nói. Xác
định mục đích
nói của mỗi
câu.

III.TẬP LÀM VĂN
- Văn nghị luận
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%

Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1
Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%

Làm bài văn
chủ đề “ Tôn
sư trọng đạo”

Số câu: 1
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%

Số câu: 1
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%

Tổng số câu:3
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%


PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH
TRƯỜNG TH-THCS NHÂN TRẠCH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC: 2011-2012
THỜI GIAN: 90 PHÚT


Mã đề: 01
I/ PHẦN VĂN BẢN
Câu 1 (2đ) : Ghi lại theo trí nhớ bài thơ “Ngắm Trăng” (phần dịch thơ) của Hồ Chí
Minh? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó?
II/ PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 2 (2đ) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :
“ Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi
xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật
đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào.....Thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại.
Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.”
(Nam Cao, Lão Hạc)
2.1. Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai
xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên?
2.2. Xác định mỗi nhân vật có bao nhiêu lượt lời
III/ PHẦN TẬP LÀM VĂN
Câu 3 (6đ): Bài văn
Nhân dân ta vốn có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” . Tuy nhiên, gần đây một số
học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn biết
về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
Mã đề: 02
I/ PHẦN VĂN BẢN
Câu 1 (2đ) : Ghi lại theo trí nhớ bài thơ “Đi đường”(phần dịch thơ) của Hồ Chí
Minh? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó?
II/ PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 2 (2đ) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :
Tiếng chó sủa vang cả xóm.
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt
chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc
sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề như thế, nếu lại phải một
trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.


- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để chóa nguội, cháu cho nhà cháu ăn
lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi
đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn
(Ngô Tất Tố, Tắt Đèn)

2.1. Dựa vào đoạn trích em hãy cho biết đoạn trích trên có mấy câu? Chỉ ra câu nào
thuộc hành động nói ?
2.2. Xác định mục đích nói của mỗi câu là gì?
III/ PHẦN TẬP LÀM VĂN
Câu 3 (6đ): Bài văn
Nhân dân ta vốn có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” . Tuy nhiên, gần đây một số
học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn biết
về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 8
HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2011-2012

Mã đề: 01
Câu 1(2đ)
1.1. Chép đúng bài thơ Ngắm Trăng (phần dịch thơ): (1,0đ)
Ngắm Trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
1.2. Nói đúng gía trị nội dung và nghệ thuật: (1,0đ)
- Bài thơ thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên của tâm hồn con người bất
chấp hoàn cảnh ngục tù; Thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Hồ
Chí Minh.
- Sử dụng phép đối, nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ.
Câu 2 ( 2đ) :
2.1. Xác định đúng vai xã hội của hai nhân vật: (1,0đ)
- Xét về địa vị xã hội: ông giáo có địa vị cao hơn một người nông dân( Lão
Hạc)
- Xét về tuổi tác: thì lão Hạc lại lớn hơn ông giáo.
2.2. Xác định số lượt lời của các nhân vật: (1,0đ)
- ông giáo: 2 lượt
- Lão Hạc: 2 lượt
Câu 3 (6đ) : Bài văn
*1. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận chứng minh, giải thích ;
- Biết cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.


- Nội dung: Làm rõ “ Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,
Biết quý trọng thầy đó là đạo lý ở đời.
* 2. Dàn bài:

A. Mở bài: Giớí thiệu khái quát câu tục ngữ “ Tôn sư trọng đạo”.(1,0đ)
B. Thân bài: Trình bày nội dung giải thích.( 4,0đ)
- giải thích nội dung câu tục ngữ
* Sư nghĩa là thầy- Tôn sư nghĩa là tôn trọng thầy.
* Đạo là đạo đức, lẽ phải- Trọng đạo là coi trọng đạo đức, làm người
Nghĩa bao trùm: người thầy có vị trí quan trọng trong việc giáo dục, nhắc nhở
chúng ta phải biết ơn, quý trọng thầy.
- Tại sao ta phải biết ơn và quý trọng thầy:
* Vì không thầy thì không có hiểu biết về tri thức “ Nhất tự vi sư bán tự vi
sư” - Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy; “ Không thầy đố mày làm nên”
-Không có thầy không có sự nghiệp, không có công danh.
* Thầy còn giáo dục đạo đức, lễ nghĩa....đạo làm người.
- Tình cảm và thái độ với thầy cô:
* Tôn trọng, biết ơn.
*Một số biểu hiện sai trái.
Trong quá trình làm có chú ý sử dụng yếu tố biểu cảm.
C. Kết bài: Khẳng định vai trò của người thầy; Nêu suy nghĩ của bản thân(1,0đ)
* 3. Biểu điểm:
- Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu nêu trên; Trình bày luận điểm rõ ràng, sạch ;
Lập luận chặt chẽ, lý lẽ và dẫn chứng xác thực.
-Điểm 5: Bài làm đáp ứng hai phần ba yêu cầu; Trình bày luận điểm rõ ràng, lập
luận chặt chẽ...
- Điểm 4-3: Bài làm đáp ứng được hơn một nữa yêu cầu, diễn đạt còn mắc một số
lỗi diễn đạt, lỗi chính tả...
- Điểm 2-1: Bài làm chưa đúng đặc trưng của văn nghị luận.
- Điểm 0: Không trình bày được ý nào, để giấy trắng.
* Các thang điểm còn lại giáo viên cho điểm linh hoạt .
Mã đề: 02
Câu 1(2đ)
1.1. Chép đúng bài thơ Đi đường (phần dịch thơ): (1,0đ)

Đi Đường
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
1.2. Nói đúng gía trị nội dung và nghệ thuật: (1,0đ)
- Bài thơ mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí
đường đời, vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Đi đường không thuộc loại thơ tức cảnh hoặc tự sự mà chủ yếu thiên về
suy nghĩ, triết lí.Vì đó là những vần thơ giống như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác
Hồ trong những ngày tù đày. Sử dụng điệp từ, tính đa nghĩa của hình ảnh câu thơ.
Câu 2 ( 2đ) :
2.1. - Đoạn trích trên có : 13 câu ( 0,5đ)


- Câu thuộc hành động nói: Từ câu 2 đến câu 11( Câu 1 và câu 13 không thuộc
câu hành động nói) (0,5đ)
2.2. Xác định mỗi câu có mục đích của hành động nói( 1,0đ)
+ Câu 2: Hỏi
+ Câu 7: Cảm thán, bộc lộ cảm xúc
+ Câu 3: Cảm ơn
+ Câu 8: Tiếp nhận
+ Câu 4 : Trình bày
+ Câu 9: Trình bày
+ Câu 5 : Cầu khiến
+ Câu 10: Cảm thán, bộc lộ cảm xúc
+ Câu 6 : Cảm thán, bộc lộ cảm xúc
+ Câu 11: Cầu khiến
Câu 3 (6đ) : Bài văn
*1. Yêu cầu cần đạt:

- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận chứng minh, giải thích ;
- Biết cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.
- Nội dung: Làm rõ “ Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,
Biết quý trọng thầy đó là đạo lý ở đời.
* 2. Dàn bài:
A. Mở bài: Giớí thiệu khái quát câu tục ngữ “ Tôn sư trọng đạo”.(1,0đ)
B. Thân bài: Trình bày nội dung giải thích.( 4,0đ)
- giải thích nội dung câu tục ngữ
* Sư nghĩa là thầy- Tôn sư nghĩa là tôn trọng thầy.
* Đạo là đạo đức, lẽ phải- Trọng đạo là coi trọng đạo đức, làm người
Nghĩa bao trùm: người thầy có vị trí quan trọng trong việc giáo dục, nhắc nhử
chúng ta phải biết ơn, quý trọng thầy.
- Tại sao ta phải biết ơn và quý trọng thầy:
* Vì không thầy thì không có hiểu biết về tri thức “ Nhất tự vi sư bán tự vi
sư” - Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy; “ Không thầy đố mày làm nên”
-Không có thầy không có sự nghiệp, không có công danh.
* Thầy còn giáo dục đạo đức, lễ nghĩa....đạo làm người.
- Tình cảm và thái độ vứi thầy cô:
* Tôn trọng, biết ơn.
*Một số biểu hiện sai trái.
Trong quá trình làm có chú ý sử dụng yếu tố biểu cảm.
C. Kết bài: Khẳng định vai trò của người thầy; Nêu suy nghĩ của bản thân(1,0đ)
*3. Biểu điểm:
- Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu nêu trên; Trình bày luận điểm rõ ràng, sạch
đẹp; Lập luận chặt chẽ, lý lẽ và dẫn chứng xác thực.
-Điểm 5: Bài làm đáp ứng hai phần ba yêu cầu; Trình bày luận điểm rõ ràng, lập
luận chặt chẽ...
- Điểm 4-3: Bài làm đáp ứng được hơn một nữa yêu cầu, diễn đạt còn mắc một số
lỗi diễn đạt, lỗi chính tả...
- Điểm 2-1: Bài làm chưa đúng đặc trưng của văn nghị luận ,lạc đề…

- Điểm 0: Không trình bày được ý nào, để giấy trắng.
* Các thang điểm còn lại giáo viên cho điểm linh hoạt .
Người ra đề
GV:
Phan Thị Thanh Thủy



×