Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

giáo án nước Trò chuyện về vai trò của nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.43 KB, 13 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ

ngày

tháng

năm

Hoạt động : Nhận biết
Đề tài

: Trò chuyện về vai trò của nước

I.Mục đích - yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước
- Biết các nguồn nước, ích lợi của nước
* Kỹ năng:
- Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi…
- Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán của trẻ
- Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô :
- 2 cốc thủy tinh, 2 cái thìa
- Nước, 2 tấm mi ca
- Sữa, màu , muối
* Đồ dùng của trẻ: - 2 chai nước, phễu nhựa, ly


* Địa điểm:

- Trong lớp

III.Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu
- Cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với”
* Trò chuyện:


- Các con vừa hát bài gì?
- Mưa màn đến cho chúng ta cái gì?
- Con nhìn thấy nước có ở những đâu?
2.Hoạt động trọng tâm
*Hoạt động 1: Giới thiệu các nguồn nước, ích lợi của nước:
- Các con cùng nhìn lên màn hình và chú ý quan sát xem nước có ở những đâu?
Cho trẻ quan sát đoạn phim ở biển, ở sông, ở hồ.
Hỏi trẻ: Vừa rồi các con xem thấy nước có ở những đâu?
-

Các con rửa tay bằng nước ở đâu?

-

Nước ở vòi đã uống được chưa? Vì sao?

Nước có ở khắp nơi, nước còn mạng lại cho chúng ta rất nhiều kì diệu. Cô mời các con
cùng cô khám phá.
*Hoạt động 2: Khám phá tính chât đặc điểm của nước:
- Cô rót nước sôi từ phích nước ra

- Các con quan sát thấy cô rót nước từ cái gì ra?
- Là nước gì?
- Tại sao con biết là nước sôi?
Cô đưa tấm mica ra, các con nhìn xem có gì trên tấm mi ca này không?
- Các con nhìn rõ mặt cô không?
Cô đưa tấm mi ca lên miệng cốc nước nóng.
- Các con đoán xem điều gì xảy ra?
Bây giờ các con nhìn rõ mặt cô không? Vì sao?
Cô đưa tấm mi ca cho trẻ quan sát.
- Con thấy gì trên tấm mi ca?
- Tại sao lại có những hạt nước trên tấm mi ca?
Nước owr nhiệt độ cao sẽ biến thành hơi.
- Cô đưa chai nước lọc ra.


- Mỗi bạn lấy 1 cái cốc.
- Nhóm 1 cô rót nước vào cốc, nhóm 2 cô rót sữa vào cốc
- Các con nhìn xem màu của nước và màu của sữa như thế nào? Có gì khác nhau?
- Nước có màu không?
- Nếu cô cho chiếc thìa vào cốc nước các con có thấy thìa không?
Nước không màu, trong suốt nên khi cho thìa vào các con vẫn nhìn thấy thìa.
- Thế cho thìa vào cốc sữa thì như thế nào?
- Hằng ngày, các con uống nước , các con thấy mùi gì? Có vị gì?
- Cô cho trẻ ngửi cốc nước
- Nước có mùi gì?
- Nhấp một ngụm nước, con thấy có vị gì?
Nước không mùi, không vị
- Cô đổ một ít phẩm màu vào ly nước
- Cô đổ muối vào ly nước.
- Hỏi trẻ nước như thế nào? Vì sao lại chuyển màu? Có màu gì?

- Vậy nước trong suốt không màu, không mùi và không vị. Nước có thể hòa tan một số chất.
* Giáo dục:
- Nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra?
- Hằng ngày, chúng ta dùng nước để làm gì?
- Theo các con phải làm gì để có nguồn nước sạch?
- Để tiết kiệm nước, chúng ta phải làm gì?
*Hoạt động 3: Trò chơi: “ Đong nước vào chai”
- Cách chơi: Cô chia làm 2 đội, bạn đầu tiên chạy lên đong nước vào chai rồi chạy về đập tay bạn
tiếp theo sau đó chạy về cuối hàng. Bạn tiếp theo chạy lên đong nước vào chai, cứ như vậy cho
đến khi nghe hiệu lệnh trò chơi kết thúc.
- Luật chơi: Đội nào đong nước nhiều hơn, đội đó sẽ chiến thắng.
3.Hoạt động kết thúc:
- Cho vận động theo nhạc bài thơ“ Cho tôi đi làm mưa với”.


*Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ngày tháng năm

Hoạt động : Làm quen văn học
Đề tài

: Truyện “Mưa từ đâu đến”


I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện. Hiểu được một số hiện tượng thiên nhiên: mây, hơi
nước, mưa, biết được mưa từ đâu đến.
- Biết sử dụng ngôn ngữ để trả lời câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết uống nước sạch, uống nước đun sôi
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ truyện.
- Tranh rời: ông mặt trời, các giọt nước, hơi nước, mây, mưa
III. Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
-Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt”
- Chơi và làm động tác minh hoạ theo lời nói.
-Cô mở máy có tiếng mưa rơi và hỏi trẻ:


- Có tiếng gì thế hả con? (trơi mưa)
- Các con thấy trời mưa bao giờ chưa?
2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Giới thiệu, cô kể chuyện:
+ Giới thiệu: - Muốn biết mưa từ đâu đến, vì sao lại có mưa, các con nghe cô kể chuyện “Mưa từ
đâu đến” nhé!
+ Cô kể chuyện:
-Kể lần 1: Dùng tranh minh hoạ nội dung truyện.
- Cô vừa kể chuyện gì? Trong truyện có ai?
- Cô kể lần 2 kết hợp mô hình và nhân vật rời.

Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn.
Cô kể trích dẫn:
- “Buổi sáng khi ông……..cho chúng cháu lên với ông luôn nhé!”
- Ông mặt trời gọi ai? Ông gọi như thế nào?

- Nghe tiếng gọi của ông giọt nước bay vội lên trời đúng không?
- Vì sao giọt nước không bay lên được?
À giọt nước muốn bay lên cùng ông mặt trời, nhưng lúc này giọt nước mới nghĩ ra rằng chúng
không thể bay được.
Cô dẫn tiếp: “Ông mặt trời vừa vén mây………giọt nước rơi xuống đất gọi là mưa”
- Ông mặt trời nghĩ ra cách gì?
- Lên trời những giọt nước chụm lại thành gì?
- Những đám mây trĩu nặng chuyển sang màu xám thì chuyện gì sẽ xảy ra?
- Đố các con biết mưa từ đâu đến?
- Mưa có ích lợi gì?
Cô tóm ý nội dung truyện.
* Trò chơi: “Đội nào nhanh nhất”
Cách chơi: Mỗi đội một tấm bìa cứng và một số tranh vẽ về nội dung của câu chuyện “Mưa từ
đâu đến”. Cô chia trẻ thành hai đội đứng trước vạch kẻ. Khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu tiên của


mỗi đội chạy lên chọn bức tranh đầu tiên của câu chuyện, gắn lên. Sau đó chạy về cuối hàng, đến
bạn thứ hai chạy lên chọn tranh thứ hai theo nội dung câu chuyện, cứ như thế cho đến hết câu
chuyện. Đội nào gắn nhanh, gắn đúng theo nội dung câu chuyện thì đội đó sẽ thắng trong trò chơi
này. Cô kiểm tra và tóm tắt nội dung câu chuyện theo nội dung các bức tranh
3.Kết thúc hoạt động
- Củng cố, giáo dục trẻ.
-Cả lớp hát bài “Trời nắng, trời mưa” và nghỉ.
*Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ

ngày

tháng

năm

Hoạt động : Thể dục
Đề tài

: Chuyền bóng qua đầu, chân.

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thực hiện đúng động tác của bài tập phát triển chung.Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay, mắt
để thực hiện vận động “Chuyền bóng qua đầu, qua chân”.
- Rèn kỉ năng khéo léo qua trò chơi “Mèo đuổi chuột”
- Trẻ mạnh dạn tự tin và biết phối hợp tốt với bạn trong hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Bóng đủ cho trẻ.
-Máy catset, băng nhạc.
III. Hoạt động trọng tâm:
1. Khởi động:

Cô cho trẻ đi tự do theo cô trên nền nhạc, kết hợp với các kiểu đi, chạy. Sau đó về xếp thành 4
hàng ngang.
2. Trọng động:

a.BTPTC: Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung:

HH: Gà gáy ò..ó..o...


TV: Đưa tay dang ngang lên cao.
BL: Tay đưa cao nghiên người sang phải, sang trái. (2 lần x 6 nhip)
Chân: Tay chống hông từng chân đưa ra trước.
Bật: Bật tại chỗ
Mỗi động tác tập 4 lần x 4 nhịp
b.VĐCB:
+ Trải nghiệm: Trẻ chơi với bóng theo kinh nghiệm của trẻ, cô quan sát trẻ.
+ Vận động cơ bản:
Cô giới thiệu vận động “ Chuyền bóng qua đầu qua chân”.
Cho 1 trẻ lên làm mẫu cùng cô.
- Trẻ quan sát và nhận xét.
- Lần hai cô vừa chuyền vừa phân tích động tác: Đứng thẳng người 2 tay cầm bóng đưa lên đỉnh
đầu khi có hiệu lệnh người ở phía sau bắt bóng bằng 2 tay vào khoảng trống cứ như vậy cho đến
hết hàng. Đứng cuối người 2 tay cầm bóng đưa xuống chân khi có hiệu lệnh người ở phía sau
bắt bóng bằng 2 tay vào khoảng trống cứ như vậy cho đến hết hàng.
- Trẻ luyện tập:Lần lượt cô cho trẻ thực hiện “chuyền bóng qua đầu qua chân” sau đó thi đua
giữa 2 đội
Cô bao quát, khuyến khích động viên các cháu thực hiện chưa được.
c. Trò chơi vận động:“Mèo đuổi chuột”.
- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành một vòng tròn to, cô mời 2 trẻ ra giữa vòng tròn to, một trẻ
làm mèo, một trẻ làm chuột. Mèo đuổi chuột. Mèo bắt được chuột thì chuột bị phạt nhảy lò cò
hoặc theo yêu cầu của các bạn trong lớp yêu cầu gì thì chuột phải làm theo
Cho trẻ chơi nhiều lần.
d. Hồi tĩnh:
Cô cùng trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp.
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ngày

tháng

năm

Hoạt động :Tạo hình
Đề tài

: Vẽ mưa

I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết xổ thẳng những nét dài và những nét thẳng ngắn từ trên xuống dưới làm mưa.
- Ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút vẽ các nét thẳng dài, ngắn tạo thành mưa.
- Giữ gìn sản phẩm, không bôi bẩn.
II.Chuẩn bị:
- Tranh vẽ cảnh trời mưa
- Bảng, phấn cho cô vẽ mẫu.
- Vở trẻ và sáp màu, bàn ghế đủ cho trẻ.
- Máy catset, băng nhạc
III.Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Mưa”



Mưa ở đâu rơi xuống? Các con thấy giọt mưa như thế nào? Mưa to, mưa nhỏ.
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ.
2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động1: Quan sát tranh: Cho trẻ xem tranh cảnh trời đang mưa.
- Bức tranh vẽ gì?
- Khi trời mưa em bé đi phải cầm gì?
- Những giọt mưa như thế nào?
- Bầu trời khi mưa có màu gì?
Cho trẻ miêu tả những hạt mưa “lộp bộp” “lộp bộp”, tí tách, tí tách, dùng tay kéo những nét xiên
từ trên xuống dưới.
Hoạt động 2: Cô vẽ mẫu
- Vừa vẽ vừa giải thích: Cách cầm bút và vẽ mưa nhỏ là những nét ngắn hơn từ trên xuống. Mưa
to là những nét dài hơn vẽ từ trên xuống.

Tô màu bầu trời, em bé đang đi trong mưa, đám mây.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô mở nhạc trẻ vào bàn ngồi thực hiên. Cô quan sát nhắc nhở trẻ gợi ý trẻ tô màu sáng tạo.
- Hết thời gian cho trẻ dừng bút và chơi trò chơi nhỏ, vừa đọc vừa kết hợp làm động tác:
“Vẽ mãi mỏi tay
Cúi mãi mỏi lưng
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi”
+ Nhận xét, trưng bày sản phẩm .
Cô đến từng nhóm nhận xét, động viên khen trẻ. Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
3.Hoạt động kết thúc:
Giáo dục trẻ phải biết nhanh tay khi thực hiện bài vẽ để hoàn thành sản phẩm và biết tự hào về sản
phẩm của mình tạo ra.
*Đánh giá cuối ngày:

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ

ngày

tháng

năm

Hoạt động : Làm quen âm nhạc
Đề tài

: Cho tôi đi làm mưa với
Nghe hát: Mưa rơi
TCÂN: Hát theo hình vẽ

I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Rèn trẻ kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm bài hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của nước và biết tiết kiệm nước.
II.Chuẩn bị.
Máy cát set, băng nhạc, phách tre, trống lắc.

III.Tiến trình hoạt động.
1.Hoạt động mở đầu
Cho trẻ chơi trò chơi “Trời mưa, che dù”. Đàm thoại nội dung trò chơi
2. Hoạt động trọng tâm.
- Hoạt động 1: Vận động theo tiết tấu chậm bài hát: "Cho tôi đi làm mưa với”.


Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” mà hôm trước cô dạy cho các con hát bây giờ lớp mình hát lại
cô nghe nào!
Nhạc “Cho tôi đi làm mưa với” 2 lần.Cả lớp cùng hát.
Các con vừa hát bài hát gì?
Cô thấy lớp mình đã thuộc và hát rất hay. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động theo tiết tấu
chậm để bài hát “Cho tôi đi làm mưa với thêm sinh động hơn các con thích không?
Các con nhìn và nghe cô hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Cho tôi đi làm mưa với nhé! Cô
hát một lần
Các con có thích đi làm mưa không? Vì sao?
Đúng rồi! Làm mưa để giúp ích cho đời nhất là những ngày hè này rất cần nước phải không nào!
Chúng ta hãy hát và vận động theo tiết tấu chậm thật đều, thật hay cùng chị gió đi làm mưa nhé!
Cả lớp hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” 2 lần. (Đội hình vòng tròn
lớn).
Mời cá nhân hát vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”. Cô chú ý sửa sai.
Để hạt mưa giúp ích cho người các con cần phải sử dụng nước như thế nào?
Đê nhớ hơn những lời dặn đó các con hãy nhận nhạc cụ và xếp cho cô thành hai hàng dọc. Cô
mời lần lượt từng tổ hát, vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
Chia trẻ thành 4 vòng tròn nhỏ vận động theo tiết tấu chậm trên cơ thể.
- Hoạt động 2: Nghe hát: “Mưa rơi”
“Mưa rơi” chỉ hai từ thôi sao nghe mát dịu đến thế. Làm xóa tan đi cái nắng oi bức của mùa hè,
làm dịu đi cơn khát của đất, câu cối hoa lá con người. Mưa rơi cho cây tốt tưới búp chen lá trên
cành. Sự cần thiết của những giọt mưa rơi sẽ thể hiện rỏ hơn qua lời bài hát”Mưa rơi” dân ca Xá
mà cô hát tặng cho các con hôm nay sẽ nói lên điều đó. Trẻ cảm nhận giai điệu bài hát “Mưa rơi”

lần 1.
Lần 2: Nghe ca sĩ hát. Cô mời 4 trẻ múa phụ hoạ cùng cô theo lời bài hát
- Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Hát theo hình vẽ”.
Trẻ chia thành hai đội cử đại diện lên chọn tranh về đội hội ý và tìm ra
nội dung bài hát thể hiện nội dung tranh vẽ, mỗi đội 3 tranh đội nào hát đúng và hát đủ 3 tranh thì
thắng.
3.Hoạt động kết thúc.
Vận động bài “Cho tôi đi làm mưa với”
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..





×