Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

giáo án tuần Những món ăn trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.85 KB, 11 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ

ngày

tháng

năm

Hoạt động : Nhận biết
Đề tài

:Những món ăn trong gia đình

I.Mục đích yêu cầu:
-Dạy trẻ biết một số món ăn và bữa ăn trong gia đình.
-Trẻ biết phân biệt và gọi tên được từng bữa ăn, món ăn.
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
II.Chuẩn bị:
-Tranh vẽ các món ăn.
-Một số món ăn thật.
-Ti vi, đầu đĩa, băng nhạc.
-Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô về đồ dùng gia đình từ 4-6 chiếc.
III.Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:

- Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát.
2. Hoạt động trọng tâm:
*Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài “ Qủa gì.”
-Bài hát nói về quả gì?


-Các loại quả ấy cung cấp cho chúng ta những chất gì ?
-Ngoài rau quả ra, cơ thể chúng ta cần những chất gì nữa?
-Để cơ thể phát triển khỏe mạnh cân đối chúng ta cần ăn uống đầy đủ. Hôm nay, cô sẽ cho các con
biết một số món ăn và bữa ăn nhé.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.
*Cho trẻ tham quan bữa ăn sáng do cô chuẩn bị sẵn (bánh mỳ, bơ, bánh canh, xôi muối đậu).
-Đây là những món ăn gì? Và thường ăn vào buổi nào?
-Tiếp theo cho trẻ xem tiếp bàn ăn( cơm, tôm kho, canh rau dền ).


-Những món ăn thường dung vào buổi nào? Canh rau có chất gì? Cơm giàu chất gì? Tôm kho cho
chúng ta chất gì?
-Ngoài buổi ăn sáng, ăn trưa, còn ăn xế và ăn tối nữa.
*Giáo dục trẻ: Một ngày có 4 bữa ăn nhưng buổi sáng rất quan trọng nên chúng ta phải cần ăn sáng
đàng hoàng.
*Hoạt động 3: Trò chơi:’’ Thi ai nhanh’’
-Cô nói tên món ăn gì các con chọn thực phẩm đưa lên nhanh
-Luật chơi cô có tranh lô tô ( Thực phẩm ) một đội chế biến món ăn, đội nào sau 1 phút chế biến
nhanh sẽ thắng.
3. Hoạt động kết thúc:
-Cô nhận xét và tuyên dương.
-Cho trẻ hát bài “ nhà của tôi”
*Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………



KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ
Hoạt động

: Làm quen văn học

Đề tài

: Vè “ các loại quả”

ngày tháng năm

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đọc thuộc bài vè : "Các loại quả ".
-Trẻ trả lời được 1 số câu hỏi .Giúp trẻ phát triển vốn từ.
- Rèn kỹ năng đọc vè rõ lời , thể hiện cảm xúc khi đọc vè.
-Giáo dục trẻ trước khi ăn quả phải rửa tay ,rửa quả nên ăn vừa đủ giúp cho cơ thể khỏe mạnh
và chóng lớn ..
II. Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh tranh theo nội dung bài vè .
-Phương pháp : Đàm thoại ,quan sát .
III. Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
- Chơi: Gieo hạt.Theo con gieo hạt để làm gì nàò?.
-À?gieo hạt có ích lợi cho bóng mát ,cho quả các cháu ăn .Cô cũng có một bài thơ nói về các loại
quả ,giờ học hôm nay cô sẽ dạy các cháu học .
2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1:
*Cô đọc mẫu bàì vè :"Các loại quả "
-Cô giới thiệu bàì vè : '"Các loại quả " .

-Cô đọc bài vè 1 lần nhắc lại tên đề tài ..
-Trước khi ăn con có mời người lớn không ? Lớp hát bài :"Mời bạn ăn " đến màn hình .
- Cô đọc bài vè lần 2,3 cho trẻ xem tranh.
Hoạt động 2: Đọc, trích dẫn, đàm thoại:
+Bài vè có tên gì?
+Trong bài vè có quả gì ?.


+Theo con vì sao phải ăn quả ?
-Trẻ đọc thơ cùng cô bằng nhiều hình thức: Lớp, tổ, cá nhân.
-Các con nên ăn nhiều loại quả, và ăn vừa đủ trước khi ăn phải rửa quả ,rửa tay để có một cơ thể
khỏe mạnh .
-Cô đọc lại bài vè 1 lần
-Ngoài những quả mà cô cho xem trong bài thơ ,còn có rất nhiều loại quả chứa chất dinh dưỡng ,
đó là quả gì .
-Lớp hát bài ":Qủa gì "chuyển thành 2 hàng dọc .
- Trẻ đọc thơ cùng cô bằng nhiều hình thức: Lớp, tổ, cá nhân.
*Giáo dục: Muốn có nhiều quả để chúng ta ăn thì phải trồng cây ,nhưng các cháu còn nhỏ không
làm được nên các cháu giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như nhổ cỏ ,không bẻ cành, tưới nước,
bắt sâu…..
* Trò chơi: “ đi chợ”
-Cách chơi: Cô có rất nhiều loại quả để giữa lớp ,mỗi cháu một cái rổ ,cháu vừa đi xung quanh lớp .
Cô nói đi chợ ,đi chợ :
+ Cháu trả lời mua gì ,mua gì ?
+ Cô nói mua quả theo yêu cầu của cô ,mỗi cháu mua 1 quả . Cháu nào mua đúng quả theo yêu
cầu của cô thì được cô tuyên dương .
3.Kết thúc hoạt động
- Củng cố, giáo dục trẻ.
-Cả lớp hát bài “trồng cây” và nghỉ.
* Nhận xét cuối ngày:

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ

ngày

tháng

năm

Hoạt động : Thể dục
Đề tài

: Chuyền bóng qua đầu, chân.

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thực hiện đúng động tác của bài tập phát triển chung.Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay, mắt
để thực hiện vận động “Chuyền bóng qua đầu, qua chân”.
- Rèn kỉ năng khéo léo qua trò chơi “Mèo đuổi chuột”
- Trẻ mạnh dạn tự tin và biết phối hợp tốt với bạn trong hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Bóng đủ cho trẻ. Máy catset, băng nhạc.
III. Hoạt động trọng tâm:
1. Khởi động:


Cô cho trẻ đi tự do theo cô trên nền nhạc, kết hợp với các kiểu đi, chạy. Sau đó về xếp thành 4 hàng
ngang.
2. Trọng động:

a.BTPTC: Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung:
HH: Gà gáy ò..ó..o...
TV: Đưa tay dang ngang lên cao.
BL: Tay đưa cao nghiên người sang phải, sang trái. (2 lần x 6 nhip)
Chân: Tay chống hông từng chân đưa ra trước.
Bật: Bật tại chỗ
Mỗi động tác tập 4 lần x 4 nhịp
b.VĐCB:
+ Trải nghiệm: Trẻ chơi với bóng theo kinh nghiệm của trẻ, cô quan sát trẻ.
+ Vận động cơ bản:
Cô giới thiệu vận động “ Chuyền bóng qua đầu qua chân”.
Cho 1 trẻ lên làm mẫu cùng cô.
- Trẻ quan sát và nhận xét.


- Lần hai cô vừa chuyền vừa phân tích động tác: Đứng thẳng người 2 tay cầm bóng đưa lên đỉnh
đầu khi có hiệu lệnh người ở phía sau bắt bóng bằng 2 tay vào khoảng trống cứ như vậy cho đến
hết hàng. Đứng cuối người 2 tay cầm bóng đưa xuống chân khi có hiệu lệnh người ở phía sau
bắt bóng bằng 2 tay vào khoảng trống cứ như vậy cho đến hết hàng.
- Trẻ luyện tập: Lần lượt cô cho trẻ thực hiện “chuyền bóng qua đầu qua chân” sau đó thi đua
giữa 2 đội
Cô bao quát, khuyến khích động viên các cháu thực hiện chưa được.
c. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”.
- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành một vòng tròn to, cô mời 2 trẻ ra giữa vòng tròn to, một trẻ
làm mèo, một trẻ làm chuột. Mèo đuổi chuột. Mèo bắt được chuột thì chuột bị phạt nhảy lò cò

hoặc theo yêu cầu của các bạn trong lớp yêu cầu gì thì chuột phải làm theo
Cho trẻ chơi nhiều lần.
d. Hồi tĩnh:
Cô cùng trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp.
* Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ

ngày

tháng

năm

Hoạt động : Tạo hình
Đề tài

: Tô màu chiếc bánh.

I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cầm bút màu tô màu được những chiếc bánh .
- Trẻ hát ,thuộc lời bài hát,bài trong chủ điểm :Gia đình ".
- Trẻ biết nhập vai trong các trò chơi. .

- Trẻ biết yêu thương kính trọng những người trong gia đình . Tự hào về ông , bà, cha, mẹ và những
người thân trong gia đình
II.Chuẩn bị:
- Tranh :Chiếc bánh
- Giấy, chì màu cho trẻ.
III.Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
- Cô cho trẻ về góc khám đồ chơi của lớp .
- Cô hỏi :Con về góc khám được những gì ?
2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động1:
* Giới thiệu tranh mẫu .
- Cô giới thiệu chiếc bánh .
Đàm thoại theo nội dung tranh .
-Theo con có nhận xét gì về chiếc bánh ?.
-Chiếc bánh có dạng hình gì ?
-Theo con trước khi ăn bánh con phải làm gì ?
-Giáo dục các con trước khi ăn bánh con phải rửa tay ,ăn xong phải xúc miệng ,uống nước .
Hoạt động 2:
*Dạy trẻ tô màu chiếc bánh:


-Muốn tô chiếc bánh trước hết cô chọn màu để tô , tô từ trong ra ngoài ,chú ý khi tô không để lem ra
ngoài và tô đều tay.
- Trẻ hát bài : Tổ ấm gia đình , về vị trí tô .
-Cô cho trẻ nhắc lại cách tô .
-Cháu thực hiện tô ,cô quan sát nhắc nhỡ cháu tô không lem ra ngoài .
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ .
- Trẻ nhận xét bài bạn dưới sự hướng dẫn của cô
*Trò chơi: “Về đúng nhà ”

Cách chơi :Cháu vừa đi vừa hát xung quanh lớp .Khi có hiệu lệnh của cô trời mưa thì cháu cầm thẻ
bài 1 chấm tròn về nhà số 1 ,bạn có 2 chấm tròn về nhà số 2 .Cháu nào không tìm được nhà của
mình thì cháu đó thua cuộc trong chơi này .
3.Hoạt động kết thúc:
Cho trẻ hát bài “ quà của ba” và thu dọn đồ dùng.
*Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ

ngày

tháng

năm

Hoạt động : Làm quen với Toán
Đề tài
: Phân biệt rộng hẹp
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết phân biệt rộng hẹp của đối tượng
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, to rõ, tự tin.Tham gia trò chơi nhanh nhẹn.
- Trẻ ham thích học toán tích cực tham gia các hoạt động, biết đoàn kết với bạn.
II.Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: 1 cái chén, 1 cái tô thật.

- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 cái chén, 1 cái tô bằng xốp, rổ nhựa.
- Một số đồ dùng để trẻ chơi trò chơi.
III.Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
- Cả lớp cùng chơi trò chơi “Trốn cô”
Các con nhìn xem lớp mình có gì mới nào?
- Cô giới thiệu 1 cái chén và 1 cái tô
Chén và tô là đồ dùng để làm gì?
- Các con có nhận xét gì về cái chén và cái tô này? Cái nào rộng hơn, cái nào hẹp hơn?
2.Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: trẻ quan sát và nhận xét rộng hẹp của cái chén và cái tô
- Vì sao con biết cái tô rộng hơn, cái chén hẹp hơn.
- Cho 1 trẻ lên xếp cả lớp nhận xét.
- Bây giờ cô muốn 1 bạn lên xếp theo qui tắc rộng, hẹp nhé
- Đó là cách sắp xếp theo qui tắc rộng- hẹp
Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.
- Cho trẻ nhận rổ ngồi thành 2 hàng ngang.
- Các con quan sát xem trong rổ của các con có những gì ?
- Cho trẻ sắp xếp qui tắc theo yêu cầu cô.
+ Lần 1: Cho trẻ xếp tô và chén.
Cô kiểm tra kết quả trẻ.


+ Lần 2: Cho trẻ xếp rộng – hẹp giữa áo ba và áo mẹ
Cô kiểm tra kết quả trẻ.
Hoạt động 3: Trò chơi.
+ Trò chơi 1 “ Thi xem đội nào nhanh”
Luật chơi: Mỗi lần lên trẻ chỉ được chọn 1 đồ dùng.
Cách chơi: Trẻ chia thành 2 đội, từng trẻ của mỗi đội thi nhau lên chọn và gắn đồ dùng rộng - rồi
đến trẻ khác lên chọn và gắn 1 đồ dùng hẹp sao cho phù hợp theo qui tắc rộng – hẹp. Sau 1 bài

hát kiểm tra kết quả đội nào xếp đúng và nhiều hơn là đội đó thắng.
+ Trò chơi 2: “ tô màu theo yêu cầu”
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi, sau đó cho trẻ tham gia chơi
3.Kết thúc hoạt động:
-GD trẻ biết yêu quý kính trọng những người thân trong gia đình.
- Ham thích học toán
- Hát: “Có ông bà có ba má” và nghỉ.
* Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………….




×