Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả khoan nổ mìn đường hầm dẫn nước thủy điện Nậm Củn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 44 trang )

Mục lục

1


Lời nói đầu
Bước sang thế kỉ XXI, Đảng và Nhà nước ta quyết tâm thực hiện sự nghiệp “Công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Để thực hiện được sự nghiệp này ta cần có một
hệ thống cơ sở hạ tầng thật tốt. Nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển, trong đó có sự
phát triển của ngành năng lượng thủy điện nhờ khai thác được dòng chảy của mạng
lưới sông ngòi dày đặc trên đất nước. Lào Cai là một trong những tỉnh được xây dựng
nhiều nhà máy thủy điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng của khu vực cũng
như đóng góp vào mạng lưới điện quốc gia.
Được sự phân công của Bộ môn Xây dựng công trình Ngầm và Mỏ tôi được cử về
thực tập tại công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Ngầm Vinavico và thực hiện đề tài
“Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả khoan nổ mìn đường hầm dẫn nước
thủy điện Nậm Củn”.
Đồ án của tôi gồm những phần chính sau:
Chương 1: Khái quát chính về nhà máy thủy điện Nậm Củn
Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khoan nổ mìn
Chương 3: Công nghệ thi công và thực trạng công tác khoan nổ mìn trong
thi công đường hầm dẫn nước thủy điện Nậm Củn
Chương 4: Đề xuất biện pháp khoan nổ mìn
Mặc dù trong quá trình thực hiện đồ án tôi đã gặp nhiều khó khan, nhưng với sự
hướng dẫn nhiệt tình và tận tụy của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô trong bộ
môn cũng như sự cố gắng nỗ lực của bản thân đến nay tôi đã hoàn thành bản đồ án
này. Do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót , vì vậy tôi trân thành
nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
tới thầy giáo TS. Ngô Doãn Hào cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn Xây dựng
công trình Ngầm và Mỏ, đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, cán bộ, công
nhân viên công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Ngầm Vinavico đã tạo điều kiện tốt


nhất cho tôi được học hỏi thực tế trong quá trình thực tập để tôi hoàn thành bản đồ án
này.

Hà nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Tiến Thành

2


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM CỦN
1.1 Vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện hạ tầng giao thông, dân cư và xã hội nhân văn
1.1.1 Vị trí địa lí
Khai trường công trình

Hình 1.1 Tổng quan khai trường của công trình
Thủy điện Nậm Củn được triển khai xây dựng tại xã Thanh Phú, huyện Sapa, tỉnh
Lào Cai. Nằm cách thành phố Lào Cai 50km về phía Nam, cách thị trấn Sapa 25km về
hướng Tây Nam. Để đi vào vị trí khai trường có thể đi theo 2 lối, đi từ thị trấn Sapa đi
xuống và đi từ ngã 3 Xuân Giao, huyện Bảo Thắng đi lên.
Phía Đông giáp với xã Suối Thầu và Bản Phùng, huyện Sapa
Phía Tây là dãy núi Phan Xi-Păng
Phía Nam là Rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn
Phía Bắc là sông Ngòi Bo.
Địa bàn khai trường thuộc vùng núi cao, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, có
suối chảy dọc theo hướng Tây đổ về sông Hồng. Phía tây là dãy núi Phan Xi-Păng nên
địa hình dốc, độ cao trung bình 600m.
3



1.1.2 Điều kiện khí hậu
Thủy điện Nậm Củn thuộc khu vực khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới nên quanh
năm mát mẻ, nhiệt độ không khí trung bình khoảng 15C, mùa hè không nóng. Nhiệt độ
ban ngày từ 20C - 25C, nhiệt độ ban đêm từ 10C-15C. Mùa đông thường có mây mù
bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0C.

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, lượng mưa trung bình từ 400mm
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4, lương mưa trung bình khoàng 90mm.
1.1.3 Điều kiện hạ tầng giao thông
Khai trường nằm trên đường giao thông TL152 từ ngã ba Xuân Giao, huyện
Bảo Thắng đi thẳng lên thị trấn Sapa, huyện Sapa
Nguồn cung cấp điện là 2 đường dây trên không 35kV, dây dẫn AC-70. Bố trí
trên trạm biến áp 400+560KVA-35/0,4KV
Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của khai trường là
nước suối và nước khe trên núi.
1.1.4 Tình hình dân cư, văn hóa, xã hội
Dân cư chủ yếu sinh sống trong khu vực là công nhân của các thủy điện, xí
nghiệp khai thác, người dân tộc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ chủ yếu sống
dọc theo tuyến giao thông chính.
1.2 Quy mô quy hoạch công trình
Thủy điện Nậm Củn được triển khai xây dựng tại xã Thanh Phú, huyện Sapa, tỉnh
Lào Cai. Công suất lắp máy 40MW. Sản lượng điện hàng năm: 167 triệu Kwh, dự định
hoàn thành phát điện vào Quý I năm 2018, hòa vào mạng lưới điện quốc gia.

4


Hình 1.2 Mặt cắt ngang của khai trường

5



Đ iểm nối 1

Cao độ (m)


NC17



ch27m

IV-5

Lneo=5m, b ớ c neo 60cm, b ớ c dọc trục hầma=2.5m

Đ iểm nối 2

5 hàng neo v ợ t tr ớ c phần vòm, thép neo 32CIII

V-9

Hầm phụ 1



ps

NC21


V-8

HK3

IV-4

70

NC16
chi?u 44m

IV-1
V-7

ch15m ch8m ch36m

V-1
2

IV-3

V -5

35

NCT27HK7 NCT29

ch22m


45

8.0%

ch32m

NCT26

V-10

ch 20m



30

ps

HK8

30 40 40

Bẫy đá

0.7%

chvg8m

60
V-11


IV-6

IV-2

V-6

21 vòm thép I200 K-2
B ớ c vòm a=0.5m

ps

2.5%

IV -7
IV -8



30

Cao độ tự nhiên (m)
Khoảng cách (m)
Cao độ tim hầm thiết kế (m)
Khoảng cách thiết kế(m)

50.00

224.16


176.00

152.72

194.16

152.77

334.68

228.04

214.02

285.54

50.00

150.00

50.00

477.78

325.74

55.00

114.88 25.93 37.08


100.00 10.00

Khoảng cách cộng dồn (m)
Kiểu mặt cắt
8.0%

Đ ộ dốc (%)

Sơhọa tuyến

H1Đ oạn 1
L =25m

Đ oạ n 2: Hầm không áo
L =3150.60m

0.7%
H2
= 15426'6", R=30
T=11.34, L=22.31, b=1.27

0.7%

0.7%
Đ oạ n 2: Hầm không áo
L =3150.60m

Đ oạ n 2: Hầm không áo
L =3150.60m


Hỡnh 1.3 Mt ct dc ca cụng trỡnh

6

2.5%

2.5%
H3
= 17533'29"

Đ oạ n 2: Hầm không áo
L =3150.60m

H4

Đ oạ n 3: Hầm có áo Đ oạ n 4 :Thép lót
= 12155'3 8", R=30 L =232.90m L =110.00m
T=16.65, L=30.41, b=4.31


Hình 1.4 Mặt cắt ngang của toàn bộ công trình

7


1.3 Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình của khu vực
1.3.1 Khái quát chung
Công trình thủy điện Nậm củn nằm trên Suối Bo, thuộc địa phận xã Thanh Phú
huyện Sapa tỉnh Lào Cai, có toạ độ địa lý như sau:
-


Toạ độ địa lý tuyến đập: 104012'32" kinh độ Đông, 22006'43" vĩ độ Bắc.

-

Toạ độ địa lý nhà máy: 104013'13" kinh độ Đông, 22007'30" vĩ độ Bắc

Công trình thuỷ điện Nậm Củn có công suất lắp máy 40MW, phía thượng lưu là
công trình thuỷ điện Sử Pán 2 có công suất lắp máy là 37MW, phía hạ lưu là công trình
thuỷ điện Tà Thàng với công suất lắp máy là 60MW.
Những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đời
sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu con người cũng vì thế mà ngày càng tăng.
Song, một số vùng nhân dân vẫn còn khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt: điện, nước,
giao thông. Cùng với đó là thiên tai, hạn hán vẫn còn nhiều gây không biết bao nhiêu
thiệt hại cho con người. Do đó, đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có những chính sách,
dự án kịp thời để đời sống nhân dân được cải thiện đồng đều, giảm bớt những thiệt hại
do thiên tai, góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển.
Dự án xây dựng thuỷ điện Nậm Củn là một trong nhiều dự án xây dựng thuỷ điện
nói riêng và xây dựng các ngành nghề nói chung. Nhiệm vụ Công trình thuỷ điện Nậm
Củn được xây dựng với nhiệm vụ khai thác dòng chảy trên Suối Bo, kết hợp dâng đập
và tận dụng cột nước địa hình để phát điện với công suất 40W và điện lượng trung
bình hàng năm Eo = 167KWh cùng với đó là tạo nguồn điện cung cấp cho phát triển
kinh tế và đời sống nhân dân từ lưới điện quốc gia, tạo nguồn nước bổ xung cho khu
vực hạ lưu vào mùa kiệt, đáp ứng nhu cầu phục vụ nước sinh hoạt, công nghiệp và đẩy
mạnh tham gia chống lũ tiểu mãn, giảm lũ đầu vụ cho vùng hạ lưu.
Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng thuỷ điện Nậm Củn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Sau khi kết thúc xây dựng công trình, khu vực
công trình Nậm Củn với các cơ sở dân cư, văn hoá, xã hội sẽ trở thành một điểm tập
trung dân cư với cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. Hệ thống giao thông phục vụ thi công
vận hành công trình sẽ tạo ra khả năng giao lưu về kinh tế và xã hội của khu vực xây

dựng công trình với các trung tâm kinh tế, xã hội của địa phương.

8


1.3.2 Đặc điểm địa chất
a, Đặc điểm thổ nhưỡng và thảm thực vật
Bề mặt lưu vực với tầng phủ là đất sét pha lẫn dăm sạn màu nâu vàng hoặc xám
vàng dày có nguồn gốc phong hoá từ đá phiến thạch anh mica màu xám.
Chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và phần lớn khí hậu ôn đới ở độ cao trên 1000m
đã tạo ra trên khu vực một thảm thực vật đa dạng, rừng cây vùng nhiệt đới cõ xen kẽ
một số cây ôn đới như bạch dương, thông, sa mu, cùng với nhiều loài dược thảo quý
mọc ở tầng dưới. Hiện nay, tuy đã bị khai thác một phần nhưng rừng trong lưu vực vẫn
là nơi tồn trữ quỹ gen của các loại thực vật quý hiếm. Với địa hình đồi núi cao, lượng
mưa lớn cộng thêm thảm phủ tốt nên dòng chảy mùa kiệt của lưu vực Suối Bo là khá
tốt và điều hoà.
b, Nhiệt độ không khí
Chế độ nhiệt trong khu vực biến đổi theo mùa và theo độ cao địa hình một cách rõ
rệt. Tương tự như các vùng miền núi khác ở phía Bắc, mùa hè ở đây thường kéo dài từ
tháng 4 tới tháng 9, và mùa Đông từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau. Lưu vực Nậm Củn
nằm ở vùng thượng lưu nên có mùa đông khá lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 0C
nhưng lại có mùa hè mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm dao động từ (17  20)0C.
c, Chế độ gió
Do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió thịnh hành cho toàn khu vực là hướng Tây
và Tây Nam. Trong năm có hai mùa gió phân biệt: Gió mùa Đông từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau với gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh và khô,
gió mùa hè với hướng gió thình hành Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 tới tháng 10. Tốc
độ gió lớn nhất đã quan trắc được tại các trạm trong khu vực như sau: Than Uyên V max
= 32 m/s, Mù Cang Chải Vmax = 30m/s, Sa Pa Vmax = 37m/s.
d, Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình năm thay đổi không nhiều giữa các vùng dao động
khoảng từ (85 87) %. Độ ẩm tương đối trung bình nhỏ nhất ở Sa Pa là 82% xuất hiện
vào tháng 3, lớn nhất là 91 % vào tháng 10.
e, Bốc hơi
Tương ứng với chế độ nhiệt ẩm, lượng bốc hơi khu vực cũng biến đổi rõ rệt theo
mùa và chịu ảnh hưởng của địa hình.
9


Lượng bốc hơi tiềm năng trên lưu vực thường được đánh giá qua số liệu đo bốc hơi
bằng ống Piche đặt ở các trạm khí tượng. Tại trạm khí tượng Than Uyên, trạm đại biểu
cho các đặc trưng khí hậu của khu vực lượng bốc hơi tương đối lớn, Lượng bốc hơi
trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào tháng 3 đo được tại Than Uyên là 101mm.
Lượng bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất tại Than Uyên vào tháng 7 là 58,6mm.
f, Mưa
Sự biến đổi của mưa theo thời gian và không gian trên khu vực phụ thuộc chặt chẽ
vào sự hoạt động của gió mùa và tác động của địa hình. Lưu vực Suối Bo nằm ở sườn
Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn có lượng mưa thay đổi mạnh theo độ cao của địa
hình và hướng gió, lượng mưa năm ở đây trung bình là 400mm.
Trong năm mưa phân ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trong mùa mưa
chiếm khoảng (77 ÷ 80)% lượng mưa năm. Mưa lớn thường xảy ra vào ba tháng 6, 7, 8
chiếm từ (57 ÷ 60)% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa trong 7 tháng mùa khô chiếm
(20÷23)% tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa nhỏ nhất năm là tháng 12, tháng
1.
1.3.3 Đặc điểm địa hình
Lưu vực thuộc loại điạ hình miền núi cao với độ dốc sườn núi và độ dốc lòng sông
khá lớn, điạ hình bị chia cắt mạnh. Lưu vực có dạng nan quạt, đường phân lưu ở
thượng nguồn đi qua các đỉnh có cao độ 1500m đến 2500m, độ cao thấp dần về hạ du.
Địa hình núi cao, bị chia cắt, cộng với lượng mưa dồi dào đã tạo nên mạng lưới sông

dày đặc trên lưu vực.
1.3.4 Điều kiện địa chất chung khu vực dự án
a, Đặc điểm địa hình - địa mạo
Khu vực của Dự án nằm ở ranh giới giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam,
thuộc địa hình vùng núi cao trung bình. Ở khu vực lòng hồ, sườn núi hai bên dốc đến
rất dốc. Tại khu vực đầu mối, địa hình dốc đến rất dốc. Khu vực nhà máy và đường
ống áp lực, địa hình thoải hơn, đôi chỗ 15-20 0. Khu vực tuyến hầm dẫn nước có điều
kiện địa hình từ thoải đến dốc.
b, Cấu trúc địa chất
Vùng nghiên cứu nằm trong miền kiến tạo Tây Bắc Việt Nam, có lịch sử phát triển
10


địa chất lâu dài và phức tạp với nhiều thời kỳ và giai đoạn khác nhau và được xác lập
với tên gọi miền kiến trúc Tây Bắc Bộ Việt Nam và mang đặc trưng của kiến tạo Tây
Bắc Việt Nam. Nằm tiếp giáp giữa 3 đới cấu trúc, đó là đới cấu trúc Phan Xi-Păng ở
phía Tây Bắc, ở phía Đông là đới trượt bằng Sông Hồng và phía Tây Nam là đới Tú
Lệ.
c, Hoạt động động đất
Toàn bộ vùng công trình Nậm Củn nằm trong huyện Sapa, theo tiêu chuẩn thiết kế
chống động đất TCXDVN 375-2006 thì huyện Sapa có gia tốc động đất cực đại
a=0.0567g tức là có phông động đất cấp VI (theo thang MSK-64).
d, Tính chất cơ lý của đất đá
Trên cơ sở kết quả thí nghiệm, kết quả khảo sát của giai đoạn trước và tham khảo
các tài liệu đã có trong vùng, đưa ra các chỉ tiêu kiến nghị tính toán cho đới dQ và đới
edQ+IA1 trong vùng theo bảng sau:
Bảng 1.1 Giá trị kiến nghị tính toán của đất.
Dung trọng,
t/m3


Cường độ kháng cắt ở trạng
thái

Đới ĐCCT
Tự nhiên
Tự
nhiên

Bão
hòa

Mô đun
Biến
dạng bão
hòa

Hệ số
thấm

MPa

cm/s

Bão hòa

φ (độ)

C,
MPa


φ (độ)

C,
MPa

dQ

1.70

1.7
8

14.5

0.020

14

0.01
5

12

9x10-3

edQ+IA1

1.70

1.7

5

17

0.025

16

0.02
0

15

6x10-3

Trên cơ sở kết quả thí nghiệm, kết quả khảo sát của giai đoạn trước và tham khảo
các tài liệu đã có trong vùng, đưa ra các chỉ tiêu kiến nghị tính toán cho đới đá trong
vùng theo bảng sau:
Bảng 1.2 Giá trị kiến nghị tính toán chỉ tiêu cơ lý khối đá.
Các chỉ tiêu

Đới IA2

Dung trọng tự nhiên, t/m3

1.8

Đới IB
2.64


11

Đới IIA
2.67

Đới IIB
2.67


Dung trọng bão hòa, t/m3

1.9

2.65

2.68

2.68

Cường độ kháng nén mẫu đá khô
gió, MPa

-

50

70

75


Cường độ kháng nén mẫu đá bão
hòa, MPa

-

45

65

70

Hệ số Poisson

-

0.3

0.25

0.22

Cường độ
kháng cắt
khối đá

tgφ /φ (độ)

0.4 / 22

0.7/ 35


0.8/ 39

0.9/42

Lực dính C (Mpa)

0.04

0.25

0.35

0.45

Cường độ
kháng cắt

tgφ /φ (độ)

0.36 / 20 0.62/ 32

0.70/ 37

0.84/40

Bêtông- đá Lực dính C (Mpa)

0.03


0.20

0.30

0.40

Mô đun biến dạng, MPa

15

2,500

6,000

10,000

Mô đun đàn hồi, MPa

30

5,000

12,000

20,000

Cường độ kháng kéo, MPa

-


- 0.1

- 0.17

- 0.25

Hệ số kiên cố f

-

3

6

8

Hệ số kháng đơn vị K0, Mpa/cm

-

15

55

80

1.4 Khái quát chung về đường hầm dẫn nước
Đoạn hầm thiết kế xây dựng có chiều dài 3518,5m trong tuyến đường hầm dẫn nước
của Thủy điện Nậm Củn. Trong đó 3150,50m là hầm không áo. Cuối đoạn hầm trước
khi đến tháp điều áp có bẫy đá. Đoạn đường hầm này đi qua đất đá tương đối ổn định

có hệ số kiên cố đất đá f=5÷8.
Hầm được thi công chia làm 3 giai đoạn:
-

Giai đoạn 1 từ km0 đến km0+402,30 có độ dốc thiết kế i=8%

-

Giai đoạn 2 từ km0+402,30 đến km2+324,31 có độ dốc thiết kế i=0,7%

-

Giai đoạn 3 từ km2+324,31 đến nhà máy vận hành có độ dốc thiết kế
i=2,5%

Hầm dẫn nước dùng để tạo áp lực chênh lệch cột nước từ đập thông qua Giếng điều
12


áp tới tuabin của tổ máy phát điện; tạo dòng chảy ổn định, chiếm ít diện tích đất mặt,
giảm chiều dài tuyến năng lượng, giảm tổn thất thủy lực mang lại lợi ích lớn cho nhà
máy.
Phần cửa hầm dẫn nước có kích thước 2x4x6m đào qua đứt gãy, đất đá kém ổn
định. Phần thân hầm được đào qua đất đá ổn định có dạng hình móng ngựa có chiều
rộng 6m chiều cao 6m.

- Tại cửa vào hầm dẫn nước từ Km0+00m đến Km0+10.00m: Khoan neo vượt
trước Ø32 CIII + treo lưới B40 rồi phun bê tông dày 7cm + vòm I200 bước dọc

-


tim hầm a=0.5m + Bê tông chèn vòm M200.
Hầm có chỉ số Q ≤ 0.01: áp dụng gia cố mặt cắt kiểu 1: Khoan neo vượt trước
Ø32CIII + treo lưới B40 rồi phun bê tông dày 7cm+ vòm I200 bước dọc tim

-

hầm a=0.5m + Bê tông chèn vòm M20.
Hầm có chỉ số 0.01 < Q ≤ 0.1 ; hoặc hầm đi qua đứt gãy bậc IV, bậc V: Treo
lưới B40 rồi phun bê tông dày 7cm + vòm I200 bước dọc tim hầm a=0.5m + bê

-

tông chèn vòm M200.
Chỉ số 0.1 < Q ≤ 3: Khoan neo Ø22CIII, a=2.0m, Lneo = 2m, bước dọc trục

-

hầm 2m + Phun cục bộ bê tông M30 dày 5cm.
Chỉ số Q >3, hầm đi qua đới đá trung bình, đá tốt và rất tốt. Khoan neo Ø
22CIII cục bộ, Lneo = 2m, bước dọc trục hầm 1m + Phun cục bộ bê tông M300
dày 5cm.

13


3000

0
0

0
3
R

6000
Hình 1.5 Tiết diện đào
1.5 Trình tự thi công tuyến đường hầm dẫn nước
1.5.1 Trình tự thi công

− Kết hợp chủ đầu tư khảo sát toàn bộ công trình gồm có: Tuyến đường vào công
trường ; mặt bằng cửa hầm phụ để có phương án thi công;
− Lập phương án bố trí mặt bằng thi công gồm lán trại; nhà xưởng; kho bãi phục








vụ thi công ; kho mìn phục vụ thi công;
Xây dựng lán trại, tập kết thiết bị và tiến hành mở đường công vụ để thi công;
Nhận mặt bằng và xây dựng hệ thống lưới trắc địa cho tuyến năng lượng;
Tiến hành đào bạt hố móng hai của hầm;
Lập phương án đảm bảo điện, nước, thông gió cho thi công;
Lập phương án thi công đường hầm dẫn nước thủy điện Nậm Củn;
Lập phương án thi công bể áp lực.

14



1.5.2 Vận tải, xúc bốc
Xúc bốc đất đá là một khâu quan trọng trong tổ chức đào hầm, chi phí nhân lực và
thời gian chiếm khoảng 30-40% của chu kì đào hầm. Để lựa chọn phương pháp xúc
bốc ta có thể chọn hai phương án đó là xúc bốc thủ công và xúc bốc cơ giới.
Với hầm dẫn nước thủy điện Nậm Củn có diện tích mặt cắt ngang đường hầm khá
lớn lên ta chọn xúc bốc cơ giới.
Ta chọn dùng thiết bị như sau:

− 4 xe tải: mỗi xe có tải trọng 10 tấn
− 2 xúc lật: ZL50G dung tích gầu 3m3
Do đường hầm thi công dài lên sẽ có điểm tránh xe trong hầm.
1.5.3 Thông gió
Thông gió hầm trong quá trình thi công nhằm:

− Bảo đảm đủ lượng không khí sạch cần thiết theo tiêu chuẩn cho công nhân
làm việc trong hầm;
− Hạ thấp nồng độ khí độc hại, bụi thải ra trong quá trình thi công thấp hơn
mức giới hạn cho phép theo quy định;
− Đảm bảo tiến độ thi công đường hầm (thời gian thông gió sau khi nổ mìn).
Lưu lượng gió cần thiết được tính theo các yếu tố sau:
− Theo số người làm việc đồng thời trong hầm;
− Theo lượng khí độc sinh ra khi nổ mìn;
− Theo hàm lượng bụi cho phép.
Hệ thống thông gió tại khu vực đường hầm phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật sau:

− 3,0m3/ph khí sạch/một người làm việc ở công trình ngầm;
− 3,0m3/ph khí sạch/1kw công suất máy diesel lắp đặt hoặc thiết bị làm việc ở
công trình ngầm tính đến hệ số làm việc đồng thời của các thiết bị khác nhau;
− Ống thông gió phải giữ kín;

− Hàm lượng oxi trong không khí ở công trình ngầm không nhỏ hơn 17% thể
tích, hàm lượng bụi không lớn hơn 15mg/m3;
− Thường xuyên kiểm tra nồng độ các khí độc hại và bụi bẩn tại gương đào và
các vị trí khác hàng tuần. Các nồng độ khí thải sẽ không được vượt quá giới
hạn trong bảng 1.3;
Bảng 1.3 Nồng độ cho phép của các chất khí thải
Khí thải

Nồng độ cho phép

15


Trung bình trong 8h
1/10.000.000 thể tích
(ppm)

Lớn nhất cho phép
1/1.000.000 thể tích
(ppm)

5000
50
25
3
10

15000
100
35

5
15

Dioxit Cacbon (CO2)
Monoxit Cacbon (CO)
Oxit Nitric (N2O)
Dioxit Nito (NO2)
Sulfit Hydro (H2S)

− Hàm lượng oxi trong không khí ở tuynen phải đảm bảo không nhỏ hơn 20%
thể tích và tổng lượng bụi chứa trong không khí dùng để hít thở không được
lớn hơn các hàm lượng trong bảng 1.5;
Bảng 1.5 Hàm lượng cho phép của thạch anh
ST
T
1
2
3

Hàm lượng

Hàm lượng cho phép

Hàm lượng thạch anh < 1%
1% < hàm lượng thạch anh < 4%
Hàm lượng thạch anh > 4%

8mg/m3
4mg/m3
0,15mg/m3


− Vận tốc trung bình của không khí trong toàn bộ khu vực đào không được nhỏ
hơn 0,2m/s;
− Trong mọi thời điểm, nhiệt độ bình quân ở công trình ngầm không vượt quá
28oC;
− Nhiệt độ ở mọi nơi làm việc không vượt quá 32oC;
− Chỉ sử dụng các động cơ chạy diezel cho các hạng mục ngầm. Động cơ phải
được trang bị các phương tiện làm mát khí thải, giảm nồng độ của các khói
độc đến mức độ chấp nhận và ngăn ngừa sự phát lửa của các tia lửa điện;
− Hệ thống thông gió chỉ không vận hành khi kết thúc mọi công tác thi công
trong công trình ngầm.
Do đường hầm dài 3518,5m và thi công từ giữa sang hai bên, để thông gió ở đây ta
dùng phương pháp thông gió đẩy. Lưu lượng gió được tính toán dựa theo số lượng
thiết bị và số người thi công trong hầm trong một ca để tiến hành lựa chọn thiết bị
thông gió phù hợp.

16


1.5.4 Các quy định về an toàn
Ban chỉ huy công trường phải huấn luyện, phổ biến biện pháp thi công cho toàn thể
cán bộ công nhân các ca trước khi làm việc. Có ký nhận của chỉ huy trưởng của công
trường.
Đầu các ca chỉ huy trưởng hoặc chỉ huy phó phải bố trí người vào kiểm tra độ an
toàn của hầm theo quy định mới bố trí công nhân vào gương làm việc.
Chỉ cho phép những người đã được đào tạo, huấn luyện quy trình vận hành máy
xúc, kiểm tra đạt yêu cầu, được Giám đốc Công ty cấp giấy chứng nhận, được chỉ huy
trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ mới được vận hành máy xúc.
Chất nổ phải được chuẩn bị ngoài đường hầm.
Kíp nổ phải được đóng gói riêng trong hộp và được đánh dấu rõ ràng theo chủng

loại và được vận chuyển bằng xe riêng, trong thùng hở và chỉ lấy một lượng cần thiết
chất nổ ra hiện trường. Tất cả ngòi nổ, chất nổ còn lại sẽ được chuyển ra khỏi vị trí nổ
trước khi nổ.
Chiều sâu lỗ khoan phải được kiểm tra, thổi sạch trước khi nhồi thuốc nổ.
Đầu dây chính của loại thuốc nổ bằng dây điện được chuẩn bị bên ngoài đường hầm
sẽ được bảo vệ bằng dầu cách li. Đấu cách li sẽ được gỡ bỏ sau khi nạp thuốc nổ xong
và sẽ được nối theo quy định.
Mỗi lần thuốc nổ chuẩn bị xong, để nổ mìn phải kiểm tra bằng Granvanomet hoặc
Ôm kế tại khoảng cách đủ an toàn để kiểm tra và bố trí dây điện.
Các đầu dây chính sẽ được nối với kíp nổ ngay trước khi nổ.
Phải có hệ thống thông báo tại hiện trường trước khi bắt đầu chuẩn bị nổ và kết thúc
nổ.
Công tác nạp nổ:

 Công tác nổ mìn phải do người có chuyên môn phụ trách, các công tác thực
tế khác như chuyển khí cụ vật liệu, đất thuốc, lượng thuốc … phải phân công
cho người đã được huấn luyện về kỹ thuật thuốc nổ, cán bộ kỹ thuật phải
theo sát hướng dẫn kiểm tra kỹ trước cho đúng;
 Khi nạp thuốc vào nỗ mìn phải có cán bộ lãnh đạo trực tiếp hướng dẫn kiểm
tra, người nổ mìn phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ huy của cán bộ lãnh đạo để
bảo đảm được an toàn;

17


 Ngồi thuốc vào lỗ cấm dùng que sắt, phải dùng que gỗ, tre, để tránh phát ra
lửa nguy hiểm. Xung quanh chỗ nạp mìn không được để các dụng cụ bằng
kim khí linh tinh bừa bãi;
 Khi nạp thuốc phải đúng với yêu cầu trong hộ chiếu khoan nổ mìn;
 Kíp nổ không được để chung vào gói thuốc hút, không bỏ trong người.

không bỏ vào túi áo rồi vất bừa bãi dưới chân núi hoặc đem phơi nắng. Phải
để riêng kíp, dây, thuốc … có bao gói cẩn thận. Thuốc nhiều thì có hòm đựng
có khóa, để xa chỗ ngủ. Cuối ngày dùng xong nếu còn thừa nhiều trả lại kho,
nếu còn thừa ít giao lại cho cán bộ lãnh đạo trực tiếp, không được tự ý đem
theo trong phòng ngủ;

 Người phụ trách hoặc người nổ mìn có trách nhiệm phải hướng dẫn mọi
người ra khỏi hầm trước lúc nổ mìn. Người không có phận sự ra trước;
 Hiệu lệnh nổ mìn phải được phổ biến rộng rãi cho mọi người đều biết để
tránh. Khi nổ phải có hiệu lệnh, có người canh gác và báo cho người lao
động và nhân dân qua đường. Tuy có hiệu lệnh, có người gác nhưng trước
khi cho nổ mìn, cán bộ lãnh đạo trực tiếp cần phải phân công an hem đi kiểm
tra lại các khu vực nguy hiểm một lần nữa để bảo đảm được an toàn;
 Những lán trại gần tuyến đá, cán bộ lãnh đạo trực tiếp cần phải chú trọng
hướng dẫn mọi người ở nhà, trong lán phải tránh xa khi nổ mìn để tránh đất
đá văng. Nghiêm khắc kỷ luật với người nào không chấp hành quy định;
Xử lý mìn câm:

 Những quả mìn không nổ phải đợi ít nhất 30 phút mới được lại gần, xung
quanh phạm vi quả mìn không nổ phải cắm biển nguy hiểm, phân công
người gác không cho ai lại gần đó để làm việc, đề phòng mìn nổ bất ngờ;
 Tùy theo từng quả mìn không nổ mà lãnh đạo trực tiếp và người phụ trách
chuyên môn tới kiểm tra lại và hướng dẫn giải quyết theo quy tắc phá mìn
không nổ để áp dụng;
 Tuyệt đối cấm dùng bất cứ thứ gì để móc thuốc lên. Không được khoan,
không được đút nêm vào nêm, không được giải quyết theo cách chủ quan;
 Gặp quả mìn không nổ mà cán bộ lãnh đạo trực tiếp không đủ điều kiện giải
quyết phải báo cáo với Ban chỉ huy để tìm biện pháp khắc phục.
CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
KHOAN NỔ MÌN


18


2.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác khoan nổ mìn.
2.1.1. Hệ số sư dung lô mìn ղ.
Hệ số này được thể hiện bằng tỷ số ղ, trong đó l – Chiều sâu lỗ mìn sau khi khoan,
m; lo – Chiều sâu lỗ mìn còn lại trên gương sau khi nổ mìn, m.
Kinh nghiệm thực tế từ các công trình cho thấy, nếu muốn tăng nhanh tốc độ đào lò,
giảm chi phí nhân lực và tăng hiệu quả công tác khoan nổ mìn, thì cần phải tăng hệ số
ղ. Cho tới nay, công tác nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số ղ vẫn chưa được
tiến hành đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều tác giả đã cho rằng, để gia tăng hệ số ղ cần phải
tiến hành nổ mìn thành nhiều đợt (áp dụng kíp nổ mìn vi sai hay kíp nổ chậm), sử
dụng phương pháp kích nổ nghịch và áp dụng nhóm tạo rạch dạng phá hủy. Trong điều
kiện bình thường, hệ số ղ đạt được giá trị 0,830,87. Đối với các mỏ, hầm, lò nước ta
thông thường thiết kế yêu cầu hệ số ղ0,8. Tuy nhiên, do công tác khoan lỗ mìn, nạp
thuốc nổ vẫn chưa được thực hiện theo đúng hộ chiếu; chất lượng nạp thuốc nổ và bua
mìn thực hiện kém, cho nên tại một số gương lò, hầm hệ số ղ chỉ đạt tới giá trị 0,50,6.
Kết quả làm cho hiệu quả công tác khoan nổ mìn đạt được rất thấp.
2.1.2. Hệ số thừa tiết diện µ.
Thực tế cho thấy, thông thường sau khi nổ mìn sẽ xẩy ra hiện tượng đất đá biên
công trình bị phá rộng ra một khoảng nào đó so với đường biên thiết kế. Hiện tượng
tiết diện tạo thành sau khi nổ mìn chưa đạt biên thiết kế và phần “tiết diện gương
thiếu” phải tiến hành bắn, tẩy hoặc sử dụng búa chèn để sửa chữa lại ít khi xẩy ra. Vì
vậy, trên thực tế các tác giả trong và ngoài nước thường không đề cập đến hiện tượng
“tiết diện gương thiếu”. Phần tiết diện gương thừa sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới
độ ổn định của đường lò; làm gia tăng đáng kể chi phí cho công tác xúc bốc, vận
chuyển đất đá và chèn lấp đất đá hoặc vữa nghèo vào khoảng trống phía sau khung vỏ
chống. Hiện nay, để biểu thị cho độ thừa tiết diện sau khi khoan nổ mìn, người ta áp
dụng hệ số thừa tiết diện µ=Sd/Skvc>1; trong đó Sd – Diện tích thực tế của đường lò sau

khi khoan nổ mìn, m2; Skvc – Diện tích tiết diện bên ngoài của khung vỏ chống theo
thiết kế, m2.
Trong những điều kiện bình thường, tại các nước người ta thống kê được rằng, hệ số
µ đạt tới giá trị 1,1 đến 1,2. Quy phạm của Liên Xô cũ quy định µ=1,051,1. Các mỏ,
19


hầm, lò của nước ta cũng quy định µ 1,1. Tuy nhiên, trên thực tế do khoan các lỗ mìn
biên không theo thiết kế, nên hệ số này đã đạt tới những giá trị lớn hơn 1,3 (trong một
số trường hợp còn lớn hơn nữa). Nếu các lỗ mìn biên được khoan không đúng theo
những góc nghiêng quy định, Khoảng cách giữa các lỗ mìn biên quá lớn, không thực
hiện công tác kiểm tra chiều sau lỗ mìn trước khi nạp nổ… sẽ dẫn đến việc gia tăng hệ
số µ. Do đó, việc nghiên cứu làm giảm hệ số µ có một ý nghĩa rất lớn. Một trong
những biện pháp hiệu quả để giảm giá trị hệ số µ là việc áp dụng phương pháp nổ mìn
tạo biên (tạo mặt nhẵn).
2.1.3. Độ văng xa và độ đập vỡ của đất đá sau khi nổ mìn.
Độ văng xa và độ đập vỡ của đất đá sau khi nổ mìn là hai chỉ tiêu ảnh hưởng đến
công tác xúc bốc. Nếu độ văng xa lớn sẽ làm giảm năng suất của máy xúc (trừ trường
hợp sử dụng máy cào đá), làm bẩn đường hầm, lấp đầy các rãnh thoát nước, có thể gây
ra những hư hỏng cho các đường ống, đường cáp hoặc làm biến dạng, xô lệch các
khung chống tạm thời gần gương.
Để giảm bớt độ văng xa của đá sau khi nổ mìn, người ta đã sử dụng nhóm mìn rạch
kiểu phá hủy (ví dụ rạch xoắn bậc). Ngoài ra, để giảm độ văng xa và hạ thấp lượng đá
quá cỡ, người ta đã áp dụng phương pháp nổ mìn làm nhiều loại, các lỗ mìn tạo rạch
phải khoan chếch lên một góc bằng 5o đến 10o.
Phương hướng cơ bản để hoàn thiện công tác khoan nổ mìn khi thi công các đường
hầm trong khối đá rắn cứng trong những năm gần đây tại các nước thuộc Liên Xô cũ
như sau:

− Nổ mìn bằng kíp điện vi sai kết hợp với dây nổ (nếu nạp thuốc nổ phân đoạn

kết hợp với dây nổ, thì hiệu quả càng cao);

− Sử dụng rộng rãi phương pháp nổ mìn tạo biên (đặc biệt hiệu quả khi đào các
đường hầm trong khối đá có hệ số kiên cố từ trung bình và lớn hơn);
− Tăng chiêu sâu lỗ mìn (trong giới hạn hợp lý) để áp dụng tốt hơn những kỹ
thuật đào hầm tiên tiến và thiết bị thi công có năng suất cao.
2.1.4. Mức độ phá hủy khối đá xung quanh đường hầm, độ ổn định của khối đá.
Như chúng ta đã biết, trước khi thực hiện việc khoan nổ mìn thì các khối đá được
liên kết và gắn kết với nhau bằng rất nhiều dạng liên kết. Các dạng liên kết này tạo nên
20


độ bền của toàn bộ khối đất đá trong công trình. Độ bền của khối đá thì gồm: độ bền
kéo, độ bền nén, và độ bền cắt. Khi chúng ta thực hiện việc khoan nổ mìn thì cũng
chính là lúc chúng ta phải phá vỡ các độ bền liên kết này. Vì theo như tính toán với
chiều sâu lỗ mìn, khoảng cách giữa các lỗ cũng như khối lượng thuốc nổ cần sử dụng
thì sẽ đủ để phá vỡ đất đá và thu được kích thước gương hầm theo yêu cầu mà khối đất
đá sau khi nổ vẫn giữ được mức độ ổn định cho phép.
Do vậy, mức độ phá hủy khối đá xung quanh đường hầm sau khi nổ mìn cũng như
độ ổn định của khối đá sau khi nổ mìn là một trong các chỉ tiêu để đánh giá công tác
khoan nổ mìn.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khoan nổ mìn.
Để đánh giá chất lượng của công tác khoan nổ mìn, người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu cơ bản sau đây:

η

 Hệ số sử dụng lỗ mìn : thể hiện phần lỗ khoan nổ được so với chiều sâu lỗ
khoan.


η=

L − L0
L

Trong đó:

L

- Chiều sâu lỗ khoan, m

L0

- Chiều sâu lỗ mìn còn lại sau khi nổ, m.

Theo quy định của tập đoàn than khoáng sản

21

η = 0,8 ÷ 0,85


 Hệ số thừa tiết diện

µ

: Là hệ số thể hiện sự nổ vượt tiết diện thiết kế trong

khi đào hầm.


µ=

STD
STK

Trong đó:

STD
STK

- Diện tích tiết diện sau khi đào, m2;

- Diện tích tiết diện thiết kế, m2.

Theo hệ số thừa tiết diện

µ

cho phép:

Trong xây dựng công trình mỏ :

µ = 1,05 ÷ 1,15

Trong xây dựng công trình ngầm:

µ = 1,08 ÷ 1,1

 Độ văng xa của đất đá
Độ văng xa của đất đá cho phép khi khoan nổ mìn các đường hầm là


8 ÷ 10

m.

 Cỡ hạt của đất đá
Kính thước đất đá nổ ra phải phù hợp với thiết bị xúc bốc. Trong ngành xây dựng
hầm, khi xúc bốc bằng máy, đường kính cho phép của đất đá sau khi nổ mìn là:

d = 20 ÷ 40

cm.

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả của công tác khoan nổ mìn chúng ta cần chú ý đến
độ ổn định của đất đá xung quanh đường lò sau khi nổ mìn.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoan nổ mìn
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác khoan nổ mìn, trong đó chia làm hai
loại yếu tố là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.
22


23


Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoan nổ mìn
2.4 Yếu tố khách quan
2.4.1. Điều kiện địa chất
Điều kiện địa chất tồn tại tự nhiên và rất biến động trong một dự án, chúng ta không
thể làm thay đổi được mà chỉ có thể điều chỉnh một khi có được thông tin đầy đủ nhất
định về chúng. Trong điều kiện địa chất bình thường thì đất đá cũng không đồng nhất

trong một gương hầm. Trên cùng một gương hầm có vùng đất đá nứt nẻ, vùng liền
khối, độ cứng cũng khác nhau trên các vùng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng công tác khoan nổ mìn. Do tính chất phức tạp của địa chất nên khi thiết kế
khoan nổ mìn trên biên hầm tại các vị trí vùng đá yếu sẽ bị long rời và lở xuống không
còn dấu hiệu vết khoan biên từ đó dẫn tới trên biên hầm chỉ còn tồn tại

50 ÷ 80

% vết

khoan biên. Tại một số gương hầm gặp đất đá rắn cứng lại gây ra hiện tượng lõi khoan
phải xử lý. Trong điều kiện địa chất yếu ở những vùng đó phải gia cố hầm bằng bê
tông phun và vì thép hình, các vết khoan biên không tồn tại do đá bị long rời trong quá
trình nổ mìn và cạy om đưa gương vào trạng thái làm việc an toàn. Việc đào thừa tiết
diện do nguyên nhân địa chất gây ra khó có thể lường trước được.
2.4.2. Đặc tính phân lớp nứt nẻ của đất đá
Đá là loại vật liệu không đồng nhất, đây là điều ít được chú ý tới trong thiết kế khi
thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn. Hầu hết các khối đá đều chứa những khe
nứt, các khuyết tật cấu trúc có thể nhìn thấy được.Thông thường tại vị trí khe nứt liên
kết trong khối đá là yếu nhất. Để hạn chế những phá hủy bất lợi gây ra bởi khoan nổ
mìn đòi hỏi phải hiểu rõ vai trò của đặc điểm khối đá gây ra những phá hủy khi nổ mìn
tới biên công trình.
Nói chung khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố địa chất trước đây vẫn có xu thế
tách riêng từng yếu tố và khảo sát quy luật của chúng. Các quy luật nhận được có vẻ
rất khoa học đó đôi khi lại được sử dụng phiến diện nên không mang lại hiệu quả bởi
vì trong thực tế thông thường các yếu tố này lại có những ảnh hưởng mang tính phối
hợp. Như chúng ta đã biết, khối đá là một trong những môi trường không đồng nhất và
dị hướng điển hình. Tính không đồng nhất và dị hướng của khối đá thường được đặc
trưng bởi các hệ khe nứt, các đứt gãy, phay phá, phong hóa, các mặt phân lớp, phân
24



phiến và đặc điểm phân bố của chúng trong khối đá, các đặc trưng của hệ khe nứt
gồm: Mật độ khe nứt (hay khoảng cách trung bình giữa các khe nứt), các góc phương
vị đường phương và hướng dốc của mặt khe nứt, chiều rộng ( độ mở ) khe nứt và đặc
biệt là trạng thái bề mặt khe nứt: Gồ gề hay nhẵn, lượn sóng hay bằng phẳng và bản
chất của các chất lấp nhét: Cát, mảnh vụn hay sét.
a) Mật độ khe nứt
Mật độ khe nứt thể hiện mức độ khối đá bị phân chia bởi các mặt khe nứt tạo thành
các vật thể nhỏ ( khối nứt ) có hình dạng kích thước khác nhau. Mật độ khe nứt càng
lớn thường làm cho độ bền khối đá có xu hướng giảm chính vì vậy làm cho khả năng
mất ổn định, sụt lở của các khối đá trên biên công trình sau khi nổ mìn dẫn tới tăng độ
lẹm. Đường biên đào thông thường được tạo thành từ các khe nứt kết hợp lại với nhau,
do đó khi nổ mìn trong khối đá nứt nẻ mạnh để tránh hiện tượng hình thành các khối
sụt lở lớn vào sâu trong khối đá nhất thiết phải giảm khoảng cách giữa các lỗ mìn và
giảm lượng thuốc nạp trong mỗi lỗ, khoảng cách giữa hai lỗ mìn nên giới hạn trong
khoảng

2 ÷3

lần khoảng cách giữa các khe nứt nếu ngược lại thì sẽ không thể tạo ra

đường biên đào có chất lượng tốt.
b) Trạng thái khe nứt
Các chất lấp nhét trong khe nứt làm thay đổi tính chất liên kết trên bề mặt khe nứt
và dẫn tới những tác động khác nhau khi nổ mìn. Chất lấp nhét sẽ quyết định khả năng
liên kết giữa các bề mặt nứt nẻ. Trạng thái bề mặt khe nứt sẽ quyết định tới ma sát bề
mặt trong quá trình trượt lở. Đặc biệt nếu bề mặt nhẵn hoặc chất lấp nhét là sét thì dễ
bị trượt lở làm giảm chất lượng khối đá, dẫn tới hiện tượng đào thừa hoặc thiếu tiết
diện. Mặt khác, do chấn động của sóng nổ mìn, các bề mặt khe nứt hoặc không có liên

kết, hoặc có liên kết yếu sẽ dễ dàng tách khỏi bề mặt biên, khó điều khiển quá trình tạo
đường biên trong khi nổ mìn. Vật liệu lấp nhét trong khe nứt làm thay đổi đặc tính
truyền sóng năng lượng khi đào qua khe nứt khi bề dày chất lấp nhét ( độ mở khe nứt )
nhỏ phần năng lượng bị mất khi truyền qua khe nứt giảm và ngược lại. Các khe nứt có
độ mở ( chiều rộng ) lớn hơn 0,02mm có ảnh hưởng tới hiệu quả khoan nổ mìn: chúng
hạn chế sự lan truyền sóng nổ do có sự phản xạ và khúc xạ trên cá mặt khe nứt.
25


×