Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG CÁC TRẦM TÍCH OLIGOXEN TRÊN MỎ XY TỪ TÀI LIỆU ĐVLGK VÀ MẪU LÕI BẰNG MẠNG NEURAL NHÂN TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 71 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Lê Hoàng Linh


2

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Mỏ Địa chất, Ban chủ nhiệm khoa Dầu khí, phòng nhân sự Viện NCKH&TK dầu khí
biển VIETSOVPETRO đã tạo điều kiện, hoàn thành thủ tục giấy tờ để tôi được đi
thực tập.
Để có thể hoàn thành đồ án này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy
giáo PGS.TS. Lê Hải An cùng tập thể các thầy cô giáo trong bộ môn Địa vật lý,
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất những người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình hoàn thành đồ án này.
Tôi xin đặc biệt chân thành cảm ơn Trưởng phòng NCTH&VLĐ TS.Trần
Đức Lân người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ dạy cho tôi trong suốt thời
gian thực tập tại Viện NCKH&TK dầu khí biển VIETSOVPETRO. Tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các cán bộ, kỹ sư của phòng NCTH&VLĐ,
những người giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại đây.

Sinh viên thực hiện

Phạm Lê Hoàng Linh




3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................9
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................10
CHƯƠNG 1.............................................................................................................12
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................................12
1.1 Bồn trũng Cửu Long..........................................................................................12
1.1.1 Đặc điểm kiến tạo và hình thành.....................................................................12
Thời kì trước tạo rift:...........................................................................................12
Thời kì đồng tạo rift:............................................................................................13
Thời kì sau tạo rift:..............................................................................................14
1.1.2 Hệ thống dầu khí:............................................................................................15
1.1.2.1 Đá sinh.........................................................................................................15
Độ phong phú vật chất hữu cơ.............................................................................16
Quy mô phân đới sinh dầu của các tầng đá mẹ....................................................16
1.1.2.2 Đá chứa........................................................................................................17
1.1.2.3 Đá chắn........................................................................................................17
1.2 Cấu tạo XY........................................................................................................19
1.2.1 Vị trí địa lý......................................................................................................19
1.2.2 Cấu trúc địa chất mỏ XY................................................................................20
1.2.2.1 Địa tầng.......................................................................................................20
Đá móng trước Kainozoi.....................................................................................20



4
Trầm tích Kainozoi..............................................................................................20
Oligoxen dưới, Điệp Trà Cú ( P31)..................................................................20
Oligoxen trên, Điệp Trà Tân (P32)..................................................................21
Mioxen dưới, Điệp Bạch Hổ ( N11)....................................................................23
Mioxen giữa, Điệp Côn Sơn ( N12).....................................................................24
Mioxen trên, Điệp Đồng Nai ( N13)....................................................................24
Plioxen + Đệ tứ, Điệp Biển Đông ( N2 + Q).......................................................24
1.2.2.2 Kiến tạo.......................................................................................................24
1.2.3 Lịch sử nghiên cứu địa chất - địa vật lý..........................................................27
CHƯƠNG 2.............................................................................................................28
CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................................28
2.1 Sơ lược về độ rỗng (Φ, PHI)..............................................................................28
2.1.1 Định nghĩa......................................................................................................28
2.1.2. Phân loại........................................................................................................28
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng................................................................29
2.1.3.1.Kích thước hạt.............................................................................................29
2.1.3.2.Độ lựa chọn.................................................................................................30
2.1.3.3.Hình dạng hạt...............................................................................................30
2.1.3.4.Độ nén ép.....................................................................................................30
2.1.4. Các phương pháp truyền thống xác định độ rỗng..........................................30
2.1.4.1. Tính độ rỗng theo phương pháp mật độ......................................................30
2.1.4.2.Tính độ rỗng theo phương pháp Neutron.....................................................31
2.1.4.3.Tính độ rỗng theo phương pháp Neutron – Mật độ......................................31
2.2 Tổng quan về mạng nơ ron nhân tạo..................................................................32
2.2.1 Các khái niệm cơ bản về thành phần, cấu trúc và nguyên lý hoạt động của
mạng nơron nhân tạo...............................................................................................32
Nơron nhân tạo (cấu trúc, nguyên tắc hoạt động)................................................32



5
Mạng nơron nhân tạo (cấu trúc, nguyên tắc hoạt động).......................................33
2.2.2. Các quá trình chính trong mô hình nơron nhân tạo........................................34
Quá trình ánh xạ..................................................................................................34
Quá trình luyện mạng..........................................................................................34
2.2.3. Một số quy tắc học.........................................................................................36
2.2.4. Một số đặc tính cơ bản của ANN...................................................................37
Chương 3................................................................................................................. 38
XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG CÁC TRẦM TÍCH OLIGOXEN TRÊN MỎ XY TỪ TÀI
LIỆU ĐVLGK VÀ MẪU LÕI BẰNG ANN...........................................................38
3.1. Cơ sở dữ liệu.....................................................................................................38
3.2 Xác định độ rỗng các trầm tích Oligoxen mỏ XY bằng phương pháp cổ điển...38
3.2.1. Xác định độ rỗng...........................................................................................38
3.2.2. Nhận xét.........................................................................................................41
3.3 Xác định độ rỗng các trầm tích Oligoxen mỏ XY bằng ANN...........................42
3.3.1 Cấu trúc của ANN..........................................................................................42
3.3.2 Xử lý số liệu đầu vào......................................................................................42
3.3.2.1 Hiệu chỉnh độ sâu........................................................................................42
3.3.2.2 Chuẩn hóa dữ liệu........................................................................................43
3.3.3 Chương trình hóa ANN...................................................................................44
3.3.3.1. Chức năng ánh xạ.......................................................................................44
3.3.3.1. Chức năng huấn luyện................................................................................44
3.3.3.2. Chức năng huấn luyện và kiểm tra..............................................................45
3.3.4 Xây dựng tập huấn luyện mạng và tập kiểm tra..............................................45
3.3.5 Huấn luyện mạng............................................................................................46
3.3.6 Tính toán độ rỗng tầng Oligoxen trên giếng XY-4X.......................................48
3.3.7. Tính toán độ rỗng tầng Oligoxen trên giếng XY-2X......................................51
3.3.8. Nhận xét.........................................................................................................54



6
3.4 Xác định ANN tối ưu.........................................................................................54
3.5. Tính toán độ rỗng các trầm tích Oligoxen trên mỏ XY bằng ANN tối ưu.........56
3.6. Kết luận............................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................63
PHỤ LỤC................................................................................................................ 65
Mã lệnh ngôn ngữ Matlab của ANN........................................................................65


7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANN

Mạng nơ ron nhân tạo

DT

Đường cong thời khoảng

ĐVLGK

Địa vật lý giếng khoan

Epochs

Thế hệ luyện mạng


GR

Đường cong độ phóng xạ tự nhiên, API

Max

Giá trị cực đại

Min

Giá trị cực tiểu

NPHI

Đường cong độ rỗng Neutron

R

Hệ số tương quan

RHOB

Đường cong mật độ đá

SH
w

Mặt phản xạ địa chấn
Trọng số


Xin

Giá trị đầu vào

Xmax

Giá trị đầu vào lớn nhất

Xmin

Giá trị đầu vào nhỏ nhất

Yd

Giá trị đầu ra mong muốn

Ymax

Giá trị đầu ra lớn nhất

Ymin

Giá trị đầu ra nhỏ nhất

Yout

Giá trị đầu ra



8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


10

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành Dầu khí Việt Nam tuy mới được thành lập
nhưng đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân và trong
cộng đồng các nước sản xuất dầu khí trên thế giới. Hiện nay, nó đã trở thành ngành
công nghiệp mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp
phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi
mới và phát triển của đất nước. Vì vậy, công việc tìm kiếm thăm dò dầu khí là công
việc đầu tiên có vai trò rất quan trọng. Xác định độ rỗng của thành hệ là bước bắt
buộc trong việc đánh giá tiềm năng dầu khí của vỉa nhằm phục vụ công tác tìm kiếm
thăm dò dầu khí.
Các phương pháp xác định độ rỗng truyền thống còn tồn tại 1 số hạn chế gây
ra sai số trong việc tính toán độ rỗng thành hệ như việc lựa chọn các tham số đưa
vào mô hình tính toán chưa phù hợp. Chính vì thế mà việc tìm ra một phương pháp
mới giúp tính toán độ rỗng một cách đáng tin cậy hơn là nhu cầu cấp thiết và thực
tế. Chính vì vậy, đề tài “XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG CÁC TRẦM TÍCH
OLIGOXEN TRÊN MỎ XY TỪ TÀI LIỆU ĐVLGK VÀ MẪU LÕI BẰNG
MẠNG NEURAL NHÂN TẠO” mang tính thực tiễn và cần thiết cao.

Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích chính của luận văn là khai thác các tính năng vượt trội trong việc
xây dựng mối quan hệ phi tuyến tính đa chiều và thống kê theo đa số mẫu của
ANN để xây dựng hệ phương pháp xác định độ rỗng tầng trầm tích Oligoxen trên
cấu tạo XY từ tài liệu ĐVL-GK sử dụng độ rỗng mẫu lõi làm tham số mong muốn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là độ rỗng tầng trầm tích Oligoxen trên
mỏ XY bằng phương pháp ANN. Việc xác định độ thấm được tiến hành dựa trên 2
loại số liệu: số liệu ĐVLGK và độ rỗng mẫu lõi.
Nội dung, phương pháp nghiên cứu
-

Thu thập tài liệu ĐVLGK và tài liệu mẫu lõi của mỏ nghiên cứu

-

Xác định độ rỗng thành hệ bằng phương pháp truyền thống

-

Xây dựng ANN bằng ngôn ngữ Matlab

-

Xây dựng tập huấn luyện và tập kiểm tra cho ANN

-

Xác định độ rỗng thành hệ bằng ANN đã xây dựng


- So sánh kết quả tính độ rỗng bằng ANN và phương pháp cổ điển
Khối lượng và cấu trúc luận văn
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành với nội dung như sau:
Lời mở đầu


11
Chương 1: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Xác định độ rỗng các trầm tích Oligoxen trên mỏ XY từ tài
liệu ĐVLGK và mẫu lõi bằng ANN
Kết luận và kiến nghị
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Lê Hải An cùng tập thể các
thầy cô giáo trong bộ môn Địa vật lý, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất những người
trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành đợt thực tập này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Trần Đức Lân và tập thể
các cán bộ, kỹ sư của Viện NCKH&TK dầu khí biển VIETSOVPETRO, những
người giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức có hạn và thời gian tiếp xúc với
công việc thực tế còn ngắn vì vậy trong bản luận văn còn có thể có nhiều vấn đề
chưa được hoàn thiện và thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng
góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Phạm Lê Hoàng Linh


12


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Bồn trũng Cửu Long
1.1.1 Đặc điểm kiến tạo và hình thành
Bể Cửu Long (một số tài liệu còn gọi là bể Mekong) là bể tách giãn Đệ Tam
sớm nằm chủ yếu trên phần thềm lục địa ngoài khơi Đông Nam Việt Nam và một
phần trên đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Nó mở rộng xấp xỉ 340 km
đến Đông Bắc từ tam giác châu Mekong và nó trải dài khoảng 80 km theo hướng
Tây Nam đến 40 km theo hướng Đông Bắc.
Bể trầm tích Cửu Long là bể rift nội lục điển hình, bể được hình thành và
phát triển trên mặt đá kết tinh trước Kainozoi (thường được gọi là mặt móng).

Hình 1. 1Bản đồ cấu trúc mặt móng bể Cửu Long
Thời kì trước tạo rift:
Trước Đệ Tam, đặc biệt từ Jura muộn đến Paleocen là thời gian thành tạo và
nâng cao đá móng magma xâm nhập (các thành tạo nằm dưới các trầm tích


13
Kainozoi ở bể Cửu Long). Các đá này gặp rất phổ biến ở hầu khắp lục địa Nam Việt
Nam.
Do ảnh hưởng của quá trình va mảng Ấn Độ vào mảng Âu-Á đã hình thành
nên đới hút chìm dọc cung Sunda (50 - 43.5 triệu năm). Các thành tạo đá xâm nhập,
phun trào Mesozoi muộn-Kainozoi sớm và trầm tích cổ trước đó đã trải qua thời kì
dài bóc mòn, giập vỡ khối tảng, căng giãn khu vực hướng TB-ĐN. Sự phát triển các
đai mạch lớn, kéo dài có hướng đông bắc-tây nam thuộc phức hệ Cù Mông và Phan
Rang tuổi tuyệt đối 60-30 triệu năm đã minh chứng cho điều đó. Đây là giai đoạn
san bằng địa hình trước khi hình thành bể trầm tích Cửu Long. Địa hình bề mặt bóc
mòn của móng kết tinh trong phạm vi khu vực bể lúc này không hoàn toàn bằng
phẳng, có sự đan xen giữa các thung lung và đồi, núi tấp. Chính hình thái địa hình

mặt móng này đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển trầm tích lớp phủ kế
thừa vào cuối Eocen, đầu Oligocen.
Thời kì đồng tạo rift:
Được khởi đầu vào cuối Eocen, đầu Oligocen do tác động của các biến cố
kiến tạo vừa nêu với hướng căng giãn chính là TB-ĐN. Hàng loạt đứt gãy hướng
ĐB-TN đã được sinh thành do sụt lún mạnh và căng giãn. Các đứt gãy chính là
những đứt gãy dạng gàu xúc, cắm về ĐN. Còn các đứt gãy hướng ĐB-TN lại do tác
động bởi các biến cố kiến tạo khác. Vào đầu Kanozoi do sự va mạnh ở góc hội tụ
Tây Tạng giữa các mảng Ấn Độ và Âu-Á làm vi mảng Indosinia bị thúc trồi xuống
Đông Nam theo các đứt gãy trượt bằng lớn như đứt gãy Sông Hồng, Sông HậuThree Pagoda, với xu thế trượt trái ở phía Bắc và trượt phải ở phía Nam tạo nên các
trũng Đệ Tam trên các đới khâu ven rìa, trong đó có bể Cửu Long. Kết quả là đã
hình thành các hệ thống đứt gãy khác có hướng gần ĐB-TN. Như vậy, trong bể Cửu
Long bên cạnh hướng ĐB-TN còn có các hệ đứt gãy có hướng cận kề chúng.
Trong Oligocen giãn đáy biển theo hướng B-N tạo Biển Đông bắt đầu từ 32
triệu năm. Trục giãn đáy biển phát triển lấn dần xuống TN và đổi hướng từ Đ-T
sang ĐB-TN vào cuối Oligocen. Các quá trình này đã gia tăng hoạt động tách giãn
và đứt gãy ở bể Cửu Long trong Oligocen và nén ép vào cuối Oligocen.
Quá trình tách giãn tiếp tục phát triển làm cho bể lún chìm sâu, rộng hơn.
Các hồ, trũng trước núi trước đó được mở rộng, sâu dần và liên thông nhau và có
chế độ trầm tích khá đồng nhất. Các trầm tích hồ dày, phân bố rộng được xếp vào hệ
tầng Trà Tân được thành tạo, mà chủ yếu là sét giàu vật chất hữa cơ màu nâu, nâu
đen tới đen. Các hồ phát triển trong các địa hào riêng biệt được liên thông nhau, mở
rộng dần và có hướng phát triển kéo dài theo phương ĐB-TN, đây cũng là phương
phát triển ưu thế của hệ thống đứt gãy mở bể.
Các nếp uốn trong trầm tích Oligocen ở bể Cửu Long được hình thành với
bốn cơ chế chính sau:
1. Nếp uốn gắn với đứt gãy căng giãn phát triển ở cánh sụt của các đứt gãy
chính và thường thấy ở rìa các đới trũng.



14
2. Phủ chờm của trầm tích Oligocen lên trên các khối móng cao. Đây là đặc
điểm phổ biến nhất ở bể Cửu Long, các cấu tạo Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử
Đen, Sư Tử Trắng… đều thuộc kiểu này.
3. Các cấu tạo hình hoa được thành tạo vào Oligocen muộn và chỉ được phát
hiện ở trong các địa hào chính (cấu tạo Gió Đông, Sông Ba…)
4. Các nếp lồi, bán lồi gắn với nghịch đảo trầm tích được thành tạo vào cuối
Oligocen, được phát hiện ở phía bắc trũng Trung tâm.
Sự kết thúc hoạt động của phần lớn các đứt gãy và không chỉnh hợp góc rộng
lớn ở nóc trầm tích Oligocen đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ đồng tạo rift.
Thời kì sau tạo rift:
Vào Miocen sớm, quá trình giãn đáy Biển Đông theo phương TB-ĐN đã yếu
đi và nhanh chóng kết thúc vào cuối Miocen sớm (17 triệu năm), tiếp theo là quá
trình nguội lạnh vỏ. Trong thời kì đầu Miocen sớm các hoạt động đứt gãy vẫn còn
xảy ra và chỉ chấm dứt hoàn toàn từ Miocen giữ-hiện tại. Các trầm tích của thời kì
sau rift có đặc điểm chung là: phân bố rộng, không bị biến vị, uốn nếp và gần như
nằm ngang.
Tuy nhiên, ở bể Cửu Long các quá trình này vẫn gây ra các hoạt động tái
căng giãn yếu, lún chìm từ trong Miocen sớm và hoạt động núi lửa ở một số nơi,
đặc biệt ở phần Đông Bắc bể. Vào cuối Miocen sớm trên phần lớn diện tích bể, nóc
trầm tích Miocen dưới-hệ tầng Bạch Hổ được đánh dấu bằng biến cố chìm sâu bể
với sự thành tạo tầng “sét Rotalid” biển nông rộng khắp và tạo nên tầng đánh dấu
địa tầng và tầng chắn khu vực khá tốt cho toàn bể. Cuối Miocen sớm toàn bể trải
qua quá trình nâng khu vực và bóc mòn yếu, bằng chứng là tầng sét Rotalid chỉ bị
bào mòn từng phần và vẫn duy trì tính phân bố khu vực của nó.
Vào Miocen giữa, lún chìm nhiệt tiếp tục gia tăng và biển đã có ảnh hưởng
rộng lớn đến hầu hết các vùng quanh Biển Đông. Cuối thời kì này có một pha nâng
lên, dẫn đến sự tái thiết lập điều kiện môi trường song ở phần Tây Nam bể còn ở
phần Đông, Đông Bắc bể điều kiện ven bờ vẫn tiếp tục được duy trì.
Miocen muộn được đánh dấu bằng sự lún chìm mạnh ở Biển Đông và phần

rìa của nó, khởi đầu quá trình phát triển tạo thềm lục địa Đông Việt Nam. Núi lửa
hoạt động tích cực ở phần Đông Bắc bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và phần đất liền
Nam Việt Nam. Từ Miocen muộn bể Cửu Long đã hoàn toàn thông với bể Nam Côn
Sơn và hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Nai trở thành nguồn cung cấp trầm tích
cho cả hai bể. Các trầm tích hạt thô được tích tụ trong môi trường vên bờ ở phần
Nam bể và trong môi trường biển nông trong ở phần Đông Bắc bể.
Pliocen là thời gian biển tiến rộng lớn và có lẽ đây là lần đầu tiên toàn bộ
vùng Biển Đông hiện tại nằm dưới mực nước biển. Các trầm tích hạt mịn hơn được
vận chuyển vào vùng bể Cửu Long và xa hơn tích tụ vào vùng bể Nam Côn Sơn
trong điều kiện nước sâu hơn.


15
1.1.2 Hệ thống dầu khí:

Hình 1. 2 Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long.
1.1.2.1 Đá sinh
Theo đặc điểm trầm tích và quy mô phân bố của các tập sét ở Cửu Long có
thể phân chia ra 3 tầng đá mẹ:
* Tầng sét Miocen dưới (N11) có bề dày từ 250 m ở ven rìa và tới 1250 m ở
trung tâm bể.
* Tầng sét của Oligocen trên (E32) có bề dày từ 100 m ở ven rìa tới 1200 m ở
trung tâm bể.


16
* Tầng sét Oligocen dưới + Eocen (E 31 + E2) có bề dày từ 0 m đến 600 m ở
phần trũng sâu của bể.
Hình biểu diễn sự biến đổi chiều dày của 2 tầng đá mẹ và là tầng sinh chính.


Hình 1. 3 Sơ đồ đẳng dày tầng sinh dầu trong trầm tích Oligocen Eocen-Bể Cửu
Long
Độ phong phú vật chất hữu cơ
Nhìn chung tiềm năng của vật chất hữu cơ trong trầm tích Oligocen là rất lớn
còn vật chất hữu cơ trong trầm tích Miocen dưới thuộc loại trung bình và nghèo.
Các chỉ số sinh học của kerogen các tầng đá mẹ được thể hiện: õ = 0, 25 – 15, 8, M4
= 33 – 98, S8 = 41 – 376, đôi khi đạt tới hàng nghìn đơn vị. Trong đó, các giá trị
thấp thường gặp trong kerogen của trầm tích Miocen dưới, còn các giá trị cao
thường gặp trong kerogen của trầm tích Oligocen. Điều đó phản ánh có hoạt động
của vi khuẩn và tảo nước ngọt cũng như tảo vùng nước lợ và cỏ biển. Tuy nhiên, chỉ
tiêu HI5 = Oleanane/C30hopane có giá trị thấp (2, 5-37, phổ biến 8-15) chứng tỏ có
tồn tại thực vật bậc cao.
Quy mô phân đới sinh dầu của các tầng đá mẹ
Đới sinh dầu mạnh của tầng Oligocen trên bao gồm chủ yếu phần trung tâm
có diện tích khoảng 193 km2. Diện tích đới sinh condensat chỉ tập trung ở phần lõm
sâu nhất là 24, 5 km2.


17
Đới sinh dầu mạnh và giải phóng dầu của tầng Oligocen dưới-Eocen mở
rộng ra ven rìa so với tầng Oligocen trên và đạt diện tích lớn hơn. Đới sinh dầu
chiếm diện tích khoảng 576-580 km2. Còn diện tích vùng sinh condensate đạt 146
km2.
1.1.2.2 Đá chứa
Đá chứa dầu khí trong bể Cửu Long bao gồm:đá granitoid nứt nẻ, hang hốc
của móng kết tinh, phun trào dạng vỉa hoặc đai mạch và cát kết có cấu trúc lỗ rỗng
giữa hạt, đôi khi có nứt nẻ, có nguồn gốc và tuổi khác nhau.
Đá chứa granitoid nứt nẻ-hang hốc của móng kết tinh rất đặc trưng cho bể
Cửu Long. Hình ảnh đá bị giập vỡ và biến đổi có thể quan sát rõ tại các điểm lộ, với
xu hướng giập vỡ và biến đổi mạnh(phong hóa) ở phần trên của mặt cắt.

Nứt nẻ hang hốc được hình thành do hai yếu tố: nguyên sinh-sự co rút của đá
magma khi nguội lạnh và quá trình kết tinh; thứ sinh-hoạt động kiến tạo và quá
trình phong hóa, biến đổi thủy nhiệt tương đương với giá trị độ rỗng nguyên
sinh(Φns) và thứ sinh (Φts).
Trong mặt cắt các đới nứt nẻ xen kẽ với các đới chặt xít, chiều dày thay đổi
từ vài centimet tới vài chục mét, đôi khi đạt tới trăm mét. Giá trị độ rỗng, nứt nẻ và
tỷ phần chiều dày hiệu dụng trên chiều dày chung theo tài liệu giếng khoan nhìn
chung có xu hướng giảm dần theo chiều sâu.
Đá móng nứt nẻ gồm granit, granitgneis, granodiorit, dioritadamelit,
monzodiorit, gabbro, monzogabro bị các đai mạch diabas, basalt-andesit porphyr cắt
qua và biến đổi ở mức độ khác nhau. Một số nứt nẻ, hang hốc bị lấp bởi các khoáng
vật thứ sinh như calcit, thạnh anh, clorit, epidot, pyrit….
Dầu khí cũng được phát hiện trong đá magma phun trào hang hốc, nứt nẻ ở
Đông Bắc Rồng dưới dạng vỉa dày từ vài mét tới 80 m nằm kẹp trong đá trầm tích
các tập CL5. Đá phun trào bắt gặp trên hầu hết các cấu tạo, đặc biệt phát triển mạnh
về phía Tây và Tây Nam bể.
Cát kết là một trong những loại đá chứa chính của bể Cửu Long có tuổi
Oligocen sớm tới Miocen muộn ứng với các tập từ CL6 tới CL5 có nguồn gốc từ
lục địa tới biển nông ven bờ. Cát hạt thô, chứa cuội, sạn đến trung bình có màu
xám, xám nâu với độ lựa chọn kém với xi măng gắn kết là kaolinit, thủy mica, clorit
và cacbonat kiểu lấp đầy và tiếp xúc.
1.1.2.3 Đá chắn
Dựa theo đặc điểm thạch học, cấu tạo, chiều dày, diện phân bố của các tầng
sét trong mặt cắt trầm tích bể Cửu Long có thể phân ra 4 tầng chắn chính, trong đó
có 1 tầng chắn khu vực và 3 tầng chắn địa phương.


18

Hình 1. 4 Sự phân bố các tầng chắn bể Cửu Long trên mặt cắt địa chấn.

Tầng chắn khu vực-tầng sét thuộc nóc hệ tầng Bạch Hổ hay còn gọi là tập sét
Rotalid. Đây là tầng sét khá sạch, phát triển rộng khắp bể Cửu Long, chiều dày khá
ổn định, khoảng 180-200 m. Đá có cấu tạo khối, hàm lượng sét cao (90-95%), kiến
trúc thuộc loại phân tán, mịn. Khoáng vật chính của sét là montmorilonit, thứ yếu là
hydromica, kaolinit, và ít clorit. Hệ số phân lớp nhỏ hơn 0,1. Trong đá hiếm gặp vật
liệu hữu cơ, đây là tầng chắn tốt cho cả dầu lẫn khí.
Tầng chắn địa phương I-tầng sét nóc tập CL4-2, nằm dưới tầng phản xạ địa
chấn CL41. Đây là tập sét tạp, biển nông, nằm phủ trực tiếp trên các vỉa sản phẩm
23, 24 (mỏ Rạng Đông và Bạch Hổ)… Chiều dày tầng chắn dao động từ 60-150m.
Hệ số phân lớp 0,1- 0,47. Hàm lượng sét trung bình là 51%. Sét phân lớp dày, đây
là tầng chắn thuộc loại tốt, phát triển rộng khắp trong phần trũng sâu của bể.
Tầng chắn địa phương II - tầng sét thuộc hệ tầng Trà Tân giữa và trên, phát
triển chủ yếu trong phần trũng sâu của bể. Chiều dày tầng sét này dao động mạnh từ
không cho đến vài trăm mét, có nơi đạt trên nghìn mét. Đây là tầng chắn quan trọng
của bể Cửu Long, nó quyết định sự tồn tại các bẫy chứa là móng nứt nẻ trước
Kainozoi. Kết quả khoan tìm kiếm thăm dò cho thấy các thân dầu đã phát hiện trong
tầng móng nứt nẻ như các mỏ: Đông Nam Rạng Đông, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng
Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng…đều có sự hiện diện của tầng chắn này, phủ kín
toàn bộ diện tích và đặc biệt là phần đỉnh móng với chiều dày đạt tới một vài trăm
mét.
Tầng chắn địa phương III-tầng sét thuộc hệ tầng Trà Cú. Đây là tầng chắn
mang tính cục bộ, có diện tích phân bố hẹp. Chúng thường phát triển bao quanh các


19
khối nhô móng cổ, rất hiếm khi phủ kín cả phần đỉnh của khối nâng móng. Sét chủ
yếu là đầm hồ, phân lớp dày, có khả năng chắn khá tốt, đặc biệt các thân cát long
sông nằm dưới hoặc trong chúng. Những phát hiện dầu (Bạch Hổ, Rạng Đông) và
khí condensate (Sư Tử Trắng) là bằng chứng về khả năng chắn của tầng này.
1.2 Cấu tạo XY

1.2.1 Vị trí địa lý
Cấu tạo XY thuộc bồn trũng Cửu Long, Lô 09-3/12, nằm ở phía đông mỏ Bạch
Hổ và mỏ Rồng, cách công trình
gần nhất của mỏ Bạch Hổ là BK-14 khoảng
Cấubiển
tạo XY
15 km về phía đông nam và công trình gần nhất của mỏ Rồng là RP-2 về phía đông
bắc. Phát hiện XY được phát hiện bởi giếng khoan XY-2X, khoan vào năm 2014,
trên cơ sở nhận được dòng dầu công nghiệp từ trầm tích Oligoxen trên (tập D). Tiếp
theo đó, vào năm 2015, đã khoan giếng thăm dò – thẩm lượng XY-3X với kết quả
thử vỉa nhận được dòng dầu công nghiệp từ trầm tích Oligoxen trên (tập D) và
Mioxen dưới (tầng 22 và 27). Giếng thăm dò thẩm lượng tiếp theo, XY-4X, được
khoan vào năm 2016 đã xác nhận giá trị công nghiệp của phát hiện khi thử vỉa đã
nhận được dòng dầu thương mại từ trầm tích Oligoxen trên (tập D) và Mioxen dưới
(tầng 22 và 27).

Hình 1. 5 Sơ đồ phân bố cấu tạo XY ở bồn trũng Cửu Long


20
1.2.2 Cấu trúc địa chất mỏ XY
Lô 09-3/12 nằm ở phần rìa Đông Nam bể Cửu Long, phần lớn diện tích của
lô nằm trên đới nâng Côn Sơn. Tính đến thời điểm hiện tại trong khu vực lô 09-3/12
đã khoan tổng cộng 05 giếng khoan thăm dò, trong đó 02 giếng trên khu vực đới
nâng Sói (SOI-1X, SOI-2X) và 03 giếng (XY-2X, XY-3X và XY-4X) ở khu vực XY.
1.2.2.1 Địa tầng
Địa tầng trầm tích lô 09-3/12 đi từ cổ đến trẻ bắt gặp các thành hệ đá móng
kết tinh trước Kainozoi và trầm tích lớp phủ Kainozoi (Hình 1.1)
Từ kết quả phân tích mẫu vụn, thạch học lát mỏng, cổ sinh địa tầng và kết
quả phân tích địa vật lý giếng khoan của các giếng khoan trong khu vực nghiên cứu,

lát cắt địa chất có thể chia ra các phân vị địa tầng sau:
Đá móng trước Kainozoi
Đá móng là các đá macma-biến chất, nứt nẻ phong hóa và được mở ra tại
các giếng khoan SOI-1X, SOI-2X, XY-2X, chủ yếu là đá biến chất gneis biotit. Tại
giếng SOI-1X, SOI-2X, XY-2X, móng được mở ra lần lượt tại các chiều sâu tuyệt
đối -3160.4m(3192 mMD), -2246.6 m(2278.2mMD), -3387.0 m (3475.0 mMD).
Theo kết qủa phân chia địa tầng giếng khoan thăm dò XY-2X, đá móng trước
kainozoi được mở ra trong khoảng độ sâu tuyệt đối 3387-3886 m(3475-3990 mMD)
với tổng chiều sâu khoan vào đá móng là 515 m. Đá móng trong khoảng chiều sâu
này chủ yếu là đá biến chất gneis biotit, từng phần chứa granat, màu xám, xám tối
với kiến trúc hạt vảy biến tinh, cấu tạo phân dải phát hiệnng dạng gneis do sự định
hướng gần song song của các tầm biotit. Đá chặt xít, cứng với các bao thể pyrite.
Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, plagiocla, biotit và hạn hữu là octocla.
Ngoài ra có một số khoáng vật phụ là sfen, zircon và hạn hữu là epidot. Đá bị biến
đổi mạnh bởi biến đổi thứ sinh như zeolit hóa biotit và felspat, sự thay thế biotit
bằng magmetit, serixit hóa plagiocla. Đá bị nứt nẻ yếu, các khe nứt phần lớn có
dạng trong hạt, ngắn và bị lấp đầy bởi zeolit.
Trầm tích Kainozoi
Bao gồm các tập trâm tích thuộc thống Paleogen, Neogen, Đệ Tứ và được
chia làm 6 điệp. Trong Oligoxen bao gồm: điệp Trà Cú (Oligoxen dưới), điệp Trà
Tân (Oligoxen trên), trong Mioxen gồm: điệp Bạch Hổ (Mioxen dưới), Côn Sơn
(Mioxen giữa) và Đồng Nai (Mioxen trên). Trầm tích Plioxen và Đệ Tứ được gộp
lại trong hệ tầng Biển Đông.
Oligoxen dưới, Điệp Trà Cú ( P31)
Được xác định trên mặt cắt địa chấn giữa hai tầng phản xạ SH-11 và SH-B,
được mở ra trong khoảng độ sâu 3357.0-3470.0 mMD (CSTĐ 3267.0-3387 m) tại
giếng khoan XY-2X, với chiều dày khoảng 120 m. Chiều dày điệp trầm tích
Oligoxen dưới thay đổi từ 100 đến 150m (giếng khoan SOI-1X là 118m ). Theo kết
qủa khoan ở khu vực cấu tạo XY, Sói, trầm tích Oligoxen dưới có thành phần thạch



21
học bao gồm chủ yếu cuội kết, sét argilit, kaolinite, cát kết phân lớp phát hiệnng
xen kẹp với đá biến chất. Kết quả phân tích cổ sinh địa tầng các giếng khoan trong
khu vưc nghiên cưu cho thấy trầm tích Oligoxen dưới được lắng đọng trong môi
trường hồ nước ngọt và được xác định bằng phức hệ hóa thạch tảo nước ngọt
Bosedinia infragranulata, Botryococcus spp., Botryococcus braunii, Pediastrum spp
và thành phần hữu cơ vô định hình sapropel. Thành phần phần trăm sapropel trong
trầm tích tăng từ dưới lên trên cho thấy sự phát triển của môi trường hồ từ nước
nông ven bờ lên hồ nước sâu hơn.
Oligoxen trên, Điệp Trà Tân (P32)
Được xác định trên mặt cắt địa chấn giữa hai tầng phản xạ SH-7 và SH-11,
được mở ra trong khoảng CSTĐ 2301.0 - 3357.0 m ( 2353.0-3267.0 mMD) tại
giếng khoan XY-2X, với chiều dày khoàng 966 m và mở ra tại giếng XY-3X trong
khoảng CSTĐ 2365-3642 m (2982-4288 mMD), với chiều dày 1277 m mặc dù
giếng chưa khoan qua hết hệ tầng này. Chiều dày điệp trầm tích Oligoxen trên thay
đổi từ 100 đến 1300 m (giếng khoan SOI-1X là 791 m, giếng khoan SOI-2X là
113m, giếng XY-2X là 966m, giếng XY-3X là 1277m ). Lát cắt trầm tích Oligoxen
trên được chia ra thành ba phần tương ứng với các tập E (Trà Tân dưới – Sh-10), D
(Trà Tân giữa - Sh-8) và C (Trà Tân trên - Sh-7):
Phụ điệp Trà Tân dưới (Tập SH-10): là các tập cát kết hạt mịn đến trung,
đôi chỗ sạn, cuội kết, mảnh argilit xen kẹp với sét kết màu xám xanh, xám sáng.
Trên mặt cắt địa chấn, ranh giới trên của điệp này là bề mặt bất chỉnh hợp tương
ứng với nóc tầng phản xạ địa chấn SH-10 (nóc E upper) . Theo kết quả phân chia
địa tầng các giếng khoan thăm dò SOI-1X, SOI-2X và XY-2X, XY-3X, với chiều
dày trầm tích của điệp này thay đổi 150 - 550m từ ranh giới tập đến chiều sâu kết
thúc của các giếng khoan khu vực cấu tạo Sói và Cá Tầm. Không có biểu hiện dầu
khí trong quá trình khoan.
Phụ điệp Trà Tân giữa (Tập SH-8): gồm sét kết (60-70%) màu xám, xám tối,
xám nâu xen kẹp với cát và một vài lớp phát hiệnng bột kết, đôi nơi có xen các lớp

mỏng đá phiến sét màu nâu đen. Trên mặt cắt địa chấn, ranh giới trên của điệp này
là bề mặt bất chỉnh hợp tương ứng với nóc tầng phản xạ địa chấn SH-8 (nóc tập D).
Theo kết quả phân chia địa tầng các giếng khoan thăm dò SOI-1X, SOI-2X, XY2X, XY-3X, chiều dày trầm tích của điệp này thay đổi từ 100 -900 m từ ranh giới
tập đến chiều sâu kết thúc của các giếng khoan khu vực cấu tạo Sói và Cá Tầm.
Trong khoảng địa tầng này, tại khu vực Cá Tầm các giếng khoan XY-2X, XY-3X và
XY-4X có biểu hiện dầu khí trong quá trình khoan và kết quả thử vỉa trong Intra
Oligoxen trên (SH-8b) đã cho dòng dầu khí với lưu lượng lớn. Theo kết quả phân
tích cổ sinh địa tầng các giếng khoan XY-2X và XY-3X, các tập trầm tích trong
Intra Oligoxen trên(SH-8b) chủ yếu là các tập cát kết ackoz có độ chọn lọc trung
bình được thành tạo trong môi trường ven hồ với thành phần chủ yếu là thạch anh,
k-feldspar, plagiocla, mica và cùng với một ít mảnh granit.


22

Hình 1. 6 Cột địa tầng tổng hợp lô 09-3/12, cấu tạo XY
Phụ điệp Trà Tân trên (Tập SH-7): gồm chủ yếu là sét kết màu xám, xám
tối, xám nâu, mềm đến cứng, bán khối, mức độ gắn kết trung bình xen kẹp với các
lớp cát kết màu trắng nhờ, trong suốt đến trong mờ, hạt mịn đến trung, độ chọn lọc
tốt, đối khi gặp các lớp đá phiến sét màu nâu đen. Trên mặt cắt địa chấn, ranh giới
trên của điệp này là bề mặt bất chỉnh hợp tương ứng với tầng phản xạ địa chấn SH-7
(nóc tập C). Theo kết quả phân chia địa tầng các giếng khoan thăm dò SOI-1X,
SOI-2X và XY-2X, XY-3X, XY-4X chiều dày trầm tích của điệp này thay đổi 0 -


23
250 m. Khi khoan qua khoảng địa tầng này, đã có biểu hiện dầu khí và đã lấy được
một mẫu dầu tại độ sâu 2372 mMD từ kết quả khảo sát MDT giếng XY-2X.
Theo kết quả phân tích cổ sinh địa tầng các giếng khoan trong khu vực
nghiên cứu, tuổi Oligoxen muộn được xác định trên cơ sở các bằng chứng sự có mặt

các hoá đá Verrutricolporites pachydermus, Lycopodiumsporites neogenicus,
Cicatricosisporites orogensis,...Phần trên của điệp Trà Tân chủ yếu lắng đọng trong
môi trường hồ nước nông gần bờ, phần dưới của điệp này lắng đọng trong môi
trường hồ nước nông đến nước sâu.
Mioxen dưới, Điệp Bạch Hổ ( N11)
Được xác định trên mặt cắt địa chấn giữa hai tầng phản xạ SH-3 và SH-7
được mở ra trong khoảng CSTĐ -1784.0 - 2301.0 m( 1824 - 2353mMD) tại giếng
khoan XY-2X, với chiều dày 517m và mở ra trong khoảng CSTĐ -1828-2365
m(2326-2982 mMD) tại giếng khoan XY-3X và khoảng CSTĐ từ -1944-2433 m tại
giếng khoan XY-4X với chiều dày khoảng 537 m. Chiều dày điệp trầm tích Mioxen
dưới thay đổi 200-550 m (giếng khoan SOI-1X là 476 m, giếng khoan SOI-2X là
236 m).Theo kết quả phân tích cổ sinh địa tầng giếng XY-2X và XY-3X tuổi
Mioxen dưới được xác định trên cơ sở các bằng chứng sự có mặt các hoá đá
Bosedinia granulata, Bosedinia infragranulata,.. Lát cắt trầm tích Mioxen dưới được
chia ra thành hai phụ điệp:
Phần trên của điệp Bạch Hổ (Tập SH-3): gồm chủ yếu các tập sét kết xen kẹp
với cát kết và một vài lớp phát hiệnng bột kết. Trên mặt cắt địa chấn, ranh giới trên
của điệp này là bề mặt bất chỉnh hợp tương ứng với tầng phản xạ địa chấn SH-3
(Top B.I.2). Đặc điểm tầng Rotalia là sét có màu xám xanh, bán phân lớp đến phân
lớp phát hiệnng, kiến trúc dạng tấm và đặc trưng của điệp này là tầng sét Rotalia có
chiều dày khoảng 30-200m và phát triển rộng trên toàn bộ bể Cửu Long nói chung
và khu vực nghiên cứu nói riêng. Trong tập này, đã phát hiện ra tầng sản phẩm 22
trên cơ sở kết quả thử vỉa tại giếng khoan XY-3X và XY-4X. Trầm tích của phần
này lắng đọng trong môi trường biển nông trong thềm, đầm lầy ven sông đến đồng
bằng sông năng lượng cao.
Phần dưới của điệp Bạch Hổ(Tập SH5): gồm cát kết, bột kết và sét kết xen
kẹp nhau. Trên mặt cắt địa chấn, ranh giới trên của điệp này là bề mặt bất chỉnh hợp
tương ứng với tầng phản xạ địa chấn SH-5 (Top B.I.1). Trong quá trình khoan các
giếng khu vực lô 09-3/12 và đặc biệt là giếng XY-2X đều có các biểu hiện dầu khí
quan trọng trong quá trình khoan và đây là đối tượng thăm dò chính trong lô 093/12 nói riêng và khu vực bể Cửu Long nói chung. Kết quả thử vỉa giếng XY-3X và

XY-4X khẳng định trữ lượng dầu khí các tầng sản phẩm ( 23, 24, 25, 27) lô 09-3/12
với độ rỗng lớn và bão hòa dầu cao. Trầm tích của phần này chứa phức hệ bào tử
phấn nghèo nàn, tìm thấy một số hóa đá Botryococcus spp., Bosedinia
infragranulata,
Crassoretitriletes
nanhaiensis,
Stenochlaena
palustris,
Polypodiisporites perverrucatus và ít bào tử phấn thuộc nội lục, và palynomaceral
loại 1 và 4 cho thấy môi trường trầm tích là đồng bằng bồ tích sông đến ven hồ.


24
Mioxen giữa, Điệp Côn Sơn ( N12)
Được xác định giữa tầng phản xạ SH-3 và SH-2, hệ tầng này có chiều dày
dao động trong khoảng 190-650m, trầm tích được đặc trưng bởi cát kết, cát bở rời
và xen kẽ không đồng đều với sét kết, bột kết, đôi khi xen kẹp với các lớp than và
glauconit mỏng.
Mioxen trên, Điệp Đồng Nai ( N13)
Được xác định giữa tầng địa chấn SH-2 và SH-1, điệp này có chiều dày dao
động trong khoảng 650-700m, trầm tích chủ yếu là cát xen lẫn với sét, bột, đôi chỗ
có các lớp than lẫn trong sét, bột kết. Trầm tích của điệp này được hình thành chủ
yếu trong môi trường biển nông ven bờ.
Plioxen + Đệ tứ, Điệp Biển Đông ( N2 + Q)
Được xác định từ đáy biển đến tầng phản xạ SH-1, điệp này có chiều dày dao
động trong khoảng 650-700m, thành phần chủ yếu bao gồm cát hạt thô (chủ yếu là
thạch anh), xen kẹp với các lớp sét, bột giàu hóa thạch. Trầm tích của điệp này hình
thành chủ yếu trong môi trường biển nông.
1.2.2.2 Kiến tạo
Đặc điểm cấu - kiến tạo của khu vực lô 09-3/12 và lân cận chịu ảnh hưởng

bối cảnh kiến tạo chung của bể trầm tích Cửu Long. Nếu xem bồn trũng Cửu Long
là cấu trúc bậc I, thì các cấu tạo trong bể là cấu trúc bậc II và các cấu tạo trong phát
hiện là các cấu trúc bậc III với quy mô nhỏ và nằm trong các phụ trũng hẹp.
Bể Cửu Long là một bể rift Đệ Tam sớm, có dạng hình ovan nằm chủ yếu
trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông
Mê Kông. Bể kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam với diện tích khoảng 40.000
km2. Khác biệt với các bể trầm tích khác ở Đông Nam Á, bể Cửu Long có đặc điểm
nằm kề áp vào sườn nghiêng ổn định của khối trung tâm Indosinia, trong đó các
chuyển động kiến tạo tương đối yếu. Hơn nữa hoạt động macma ở cánh phía bắc
của tách giãn Biển Đông xảy ra cả trong thời kỳ Mezozoi muộn và cả trong thời kỳ
Kainozoi. Phía Tây, bể Cửu Long phân cách với trũng Vịnh Thái Lan bởi đới nâng
Khorat, phía Nam phân cách với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn.


25

09-3/12
Hình 1. 7 Các đới cấu trúc chính lô 09-3/12
Theo phân chia các đơn vị cấu trúc bể Cửu Long, vùng nghiên cứu lô 093/12 thuộc về đới cấu trúc bậc III của Trũng chính bể Cửu Long, có thể phân chia
thành 04 đơn vị cấu trúc sau: Sườn Nghiêng Đông Nam (I), Trũng Đông Nam Sói
(II), đới nâng Sói (III) và Trũng Đông Bạch Hổ (IV) (Hình 1.2).
Mặt cắt địa chất khu vực được chia thành ba giai đoạn hoạt động kiến tạo
liên quan đến ba tầng cấu trúc: giai đoạn trước tạo rift là tầng cấu trúc móng có tuổi
trước Đệ Tam, giai đoạn đồng tạo rift hình thành tầng cấu trúc Oligoxen và giai
đoạn sau tạo rift thành tạo tầng cấu trúc Mioxen - Pleistoxen.
Tầng cấu trúc Móng thể hiện cho địa hình của khu vực. Bề mặt móng bao
gồm các địa hào, bán địa hào và các địa lũy được tách biệt nhau bởi các hệ thống
đứt gãy.
Tầng cấu trúc Oligoxen có liên quan tới các thành tạo mang tính kế thừa. Tất
cả các yếu tố cấu trúc chính hầu hết được kế thừa từ móng và xuất hiện trong giai

đoạn Oligoxen. Ảnh hưởng về mặt hình thái của bề mặt móng đối với hình thái của
các trầm tích Oligocen giảm dần từ dưới lên trên dọc theo mặt cắt.
Tầng cấu trúc Mioxen-Pleistoxen được đặc trưng bởi địa hình tương đối
phẳng và sự giảm đột ngột số lượng của các đứt gãy.
Hệ thống đứt gãy trong lô 09-3/12 có thể phân chia thành 2 nhóm chính dựa
trên cơ sở lịch sử hình thành và phân bố: hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc-Tây


×