Tải bản đầy đủ (.docx) (174 trang)

Hoàn thiện công tác khoán quản trị chi phí vật tư Công ty Than Mạo Khê – TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 174 trang )

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

1


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi hoạt động theo mô hình Tập đoàn (từ tháng
10 năm 1994 đến nay), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập
đoàn TKV) đã đạt sản lượng than khai thác trên 500 triệu tấn, trở thành một trong
những tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, được Nhà nước giao trách nhiệm chính
trong việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành Than, ngành Công nghiệp Bau-xít alumin - nhôm, ngành Công nghiệp Titan và một số ngành công nghiệp khai thác
khoáng sản khác. Tập đoàn TKV được xếp hạng nằm trong số 10 doanh nghiệp nhà
nước lớn nhất theo Bảng đánh giá 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VNR 500)
trong giai đoạn 2005-2015, duy trì ổn định Hệ số tín nhiệm (tương đương mức B+)
do hai tổ chức đánh giá có uy tín quốc tế là Moody’s và S&P thực hiện. Đóng góp
vào sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn TKV có vai trò hết sức quan trọng của các
doanh nghiệp khai thác than. Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam hàng năm đã
cung cấp nguồn nhiên liệu phục vụ cho các ngành khác như: Điện, Đạm, Sứ, Giấy,
Xi Măng... Ngoài ra còn xuất khẩu hàng triệu tấn than có giá trị cao.


Công ty than Mạo Khê – TKV là một thành viên của Tập đoàn than khoáng sản
Việt Nam, đồng thời là một đơn vị đầu tiên của ngành than thực hiện công nghệ khai
thác xuống sâu (-150) và (-80) so với mặt nước biển và bốc xúc hàng triệu m 3 đất đá,
sản phẩm của công ty than Mạo khê hàng năm có chất lượng cao được khách hàng
trong và ngoài nước tín nhiệm. Trải qua hơn 55 năm xây dựng và trưởng thành công
ty than Mạo Khê đã giành được những kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh
đóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới các doanh
nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường công ty đã từng bước phát triển phù hợp với
điều kiện mới, với mục tiêu: “An toàn - chất lượng - tăng trưởng - hiệu quả”.
Trong bối cảnh kinh tế trong nước có nhiều biến động, theo Tổng cục Thống kê
nông nghiệp suy giảm kết hợp với khó khăn trong ngành Công nghiệp khai khoáng
là nguyên nhân chính dẫn tới tăng trưởng thấp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp
nói chung, ngành than nói riêng cần có những biện pháp giúp tiết giảm chi phí, giảm
giá thành sản phẩm, khắc phục những tồn tại trong công tác quản trị chi phí. Công
tác khoán quản trị chi phí hiện nay đang là một trong những yếu tố cốt lõi giúp các
đơn vị trong ngành than duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu
nhập cho người lao động.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty Than Mạo Khê – TKV được sự
giúp đỡ của cán bộ công nhân trong công ty, thầy Nguyễn Ngọc Khánh cùng các
thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Bản đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành với nội dung “Hoàn thiện công tác khoán

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

2


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

quản trị chi phí vật tư Công ty Than Mạo Khê – TKV”. Mục đích tổng kết vận dụng
những kiến thức đã học, nghiên cứu thực tế sản xuất kinh doanh đã tìm ra những ưu
điểm và hạn chế, cũng nhưn những tiềm năng của doanh nghiệp để có hướng cải
thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nội dung đồ án bao gồm những phần chính sau:
- Lời mở đầu
- Chương 1: Tình hình chung và những điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty
Than Mạo Khê – TKV
- Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Than Mạo Khê – TKV
- Chương 3: Hoàn thiện công tác khoán quản trị chi phí vật tư tại Phân xưởng
Khai thác 3 của công ty Than Mạo Khê – TKV
- Kết luận và kiến nghị của đồ án
- Danh mục tài liệu tham khảo.
Đồ án đã trình bày được khá chi tiết và đầy đủ về công tác khoán quản trị chi
phí vật tư nhưng do điều kiện thời gian và kiến thức có hạn nên đồ án không tránh
khỏi thiếu sót, tác giả mong được sự đóng góp chỉ bảo chân thành của các thầy cô
giáo trong Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh, cùng các bạn đồng nghiệp để bản
đồ án được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa Hồng

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58


3


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY THAN MẠO KHÊ – TKV

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

4


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

1.1. Giới thiệu chung về Công ty Than Mạo Khê – TKV
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty
• Lịch sử phát triển của Công ty
Thời kỳ Pháp đô hộ, thực dân Pháp đã khai thác than từ năm 1899. Chúng khai
thác cả 2 cánh Bắc và Nam, từ khu Văn Lôi đến Tràng Bạch gồm các vỉa 5,6,7,9 từ
mức 0 đến mức +30.

Với mục đích vơ vét tài nguyên, thực dân Pháp đã chọn vỉa than tốt, khai thác
dễ dàng để khai thác trước. Vì vậy, quá trình khai thác không có trật tự, nên đã để
lại hậu quả cho việc thăm dò khảo sát và tổ chức khai thác của ta hiện nay. Bọn chủ
mỏ ra sức đàn áp, bóc lột công nhân, nên đời sống của người thợ mỏ vô cùng khổ
cực. Chúng không quan tâm đến bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của người lao động.
Phẫn nộ trước sự bóc lột tàn bạo của Thực dân Pháp, các cuộc đấu tranh của công
nhân mỏ đã liên tiếp nổ ra.
Từ năm 1930 làn sóng đấu tranh của công nhân ngày càng mạnh mẽ, đỉnh cao
là tháng 8 năm 1945, lực lượng công nhân mỏ đã trở thành nòng cốt trong đấu tranh
giành chính quyền ở khu mỏ.
Từ ngày hoà bình lập lại, năm 1955 mỏ than Mạo Khê được tiếp quản. Mỏ đã
khôi phục lại các đường lò cũ, khu vực 56, 58, Non Đông. Tuần tự được đưa vào
khai thác, lúc đầu mỏ có 176 công nhân, hầu hết là lực lượng thanh niên xung
phong và bộ đội chuyển ngành. Qua quá trình mở rộng và phát triển, có thời điểm
mỏ đã có tới 7.000 công nhân viên chức. Mỏ đã mở rộng khai thác khu vực 56, 58,
Tràng Khê, Tràng Bạch, cánh bắc đã khai thác các vỉa 3, 5, 6, 7, 8, 9, 9b, 10, cánh
nam mới khai thác vỉa 7, 8, 8a từ mức +25 lên lộ vỉa.
• Giới thiệu về công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê – Vinacomin
- Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN - MAO KHE COAL COMPANY
- Giám đốc hiện tại: Ông: Phạm Văn Minh
- Văn phòng công ty: Khu Dân Chủ, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
- Điện thoại: 0333.871.240, số fax: 0333.871.375,
- Website: thanmaokhe.vn
- Số đăng ký kinh doanh: 5700100256-030
- Vốn điều lệ: hoạt động theo ủy quyền của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt
Nam (TKV)
- Số lao động hiện tại: 4.485 người
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước


SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

5


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


-

Đồ án tốt nghiệp

Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
Khai thác, chế biến và tiêu thụ than;
Xây dựng công trình mỏ;
Sản xuất vật liệu xây dựng;
Vận tải đường bộ, đường sắt;
Quản lý và khai thác cảng bến cân;
Sửa chữa thiết bị mỏ và phương tiện vận tải, chế tạo xích vòng và sản phẩm cơ khí;
Tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá thể thao;
Đại lý xăng, dầu;
Sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết;
Thiết kế, thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng và giám
sát thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp;
Chế tạo thiết bị mỏ và phương tiện vận tải mỏ.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt, công ty đã dần
chiếm ưu thế của mình trên thị trường bằng uy tín, chất lượng sản phẩm, sản phẩm

tiêu thụ lớn là ở trong nước với thương hiệu nổi tiếng là Than Mạo Khê.
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.Chức năng: Công ty được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
trên phạm vi cả nước và nước ngoài theo phân cấp uỷ quyền của Tập đoàn và quy
định của pháp luật. Độc lập sản xuất than nguyên khai và tiêu thụ than.
2.Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến và tiêu thụ than; chăm lo đời
sống, nâng cao thu nhập và bố trí việc làm cho hơn 4.000 cán bộ công nhân viên
(CBCNV) của Công ty; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.2. Điều kiện vật chất, kỹ thuật sản xuất của Công ty
1.2.1. Điều kiện địa chất – tự nhiên
1.2.1.1.Vị trí địa lý
Công ty than Mạo Khê nằm trên địa bàn thị trấn Mạo Khê, thuộc thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm trong cánh cung Đông Triều có toạ độ:
1060 33’ 45’’ ÷ 1060 41’ 15’’ kinh độ Đông
210 01’ 33’’ ÷ 210 06’ 15’’ kinh độ Bắc
Nằm trong phạm vi quản lý từ tuyến I đến tuyến thứ XV và được giới hạn.
Phía Đông nằm giáp xã Phạm Hồng Thái. Phía Tây giáp xã Kim Sơn.Phía Nam giáp
thị trấn Mạo Khê. Phía Bắc giáp xã Tràng Lương Bình Khê - Đông Triều.

1.2.1.2. Địa hình

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

6


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

Địa hình khoáng sàn than Mạo Khê: Nằm gọn trong bối tà kéo dài từ Kim Sen
đến thành phố Uông Bí theo hướng Tây - Đông. Cánh Bắc của hướng tà các vỉa
than nằm trên các sườn núi cao từ +100 trở lên, cánh Nam nằm trên các sườn đồi
thấp thoải có độ cao từ +80 trở xuống.
Trong khoáng sàng có hai hệ thống suối chính, đó là suối Văn Lôi và suối
Bình Minh. Hệ thống suối chảy gần vuông góc với các vỉa than, các suối này
thường bắt nguồn từ các dãy núi cao hai bên hướng tà chứa than. Suối thường dốc,
lưu lượng nhỏ và thay đổi theo mùa.
1.2.1.3. Điều kiện khí hậu
Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới, độ ẩm chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo
dài từ tháng 4 tới tháng 10 mưa nhiều nhất là tháng 8, tháng 9. Tháng 8 năm 1973
lượng mưa cao nhất trong ngày lên tới 375mm. Mưa nhiều gây ngập lụt ở khu mỏ
ngập đến độ cao +31m, thời gian ngập lụt kéo dài 2 ÷ 3 ngày. Lượng nước được
thoát ra chủ yếu bằng hệ thống suối theo phương của vỉa đổ ra sông Đá Bạch. Mùa
khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi theo
mùa, mùa hè nhiệt độ lên đến 370C ÷ 380C (tháng 7, tháng 8 hàng năm). Mùa đông
nhiệt độ thấp thường từ 80C ÷ 150C, đôi khi xuống đến 20C ÷ 30C. Lượng mưa trung
bình hàng năm là 1800mm, chủ yếu vào mùa mưa chiếm 90% lượng nước cả năm.
Độ ẩm trung bình năm khoảng 68%.
1.2.1.4. Điều kiện địa chất mỏ
a. Cấu tạo địa chất
• Địa tầng khối Bắc được chia làm 3 tập hợp than:
+ Tập chứa than dưới: Tập chứa than dưới lộ ra từ tuyến X về phía Đông, phía
Bắc từ trụ vỉa 2, phía Nam từ trụ vỉa 4 cũ hoặc sát phay F.A, đất đá và các vỉa than
tạo thành cấu trúc nếp lồi không hoàn chỉnh. Các vỉa than của tập và ở cùng một
cánh đã được liên hệ, nối vỉa một cách chắc chắn, khó có sự chênh lệch vỉa.
Địa tầng tập than dưới dày trên 1000m, đặc trưng bởi trầm tích nhịp không
hoàn chỉnh. Đá chủ yếu là sét, bột, cát kết hạt mịn sẫm màu, ít cát kết hạt thô, các

vỉa và thấu kính than. Các vỉa than trong tập vỉa có chiều dày mỏng đến trung bình,
độ duy trì ổn định của vỉa kém, tính nhịp trầm tích không rõ (nhịp không hoàn
chỉnh). Khoảng cách giữa các vỉa than từ 18m ÷ 70m. Tập chứa than dưới đã xác
định có trên 14 vỉa than, trong đó có 6 vỉa đạt chiều dày công nghiệp: V1, 1 trụ, 1 b,
1c, 1c trụ, 1d.
+ Tập chứa than giữa: Phân bố rộng và chiếm phần lớn diện tích phía Bắc, kéo
dài suốt từ Tây sang Đông. Giới hạn dưới là trụ vỉa 2, giới hạn trên là trụ vỉa 18,
tổng chiều dày của tập là 1.170m, chứa 17 vỉa than, trong đó có 9 vỉa đạt chiều dày

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

7


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

công nghiệp gồm: Vỉa 3, 5, 6, 7, 8, 9, 9 b,10, 12. Là đối tượng khai thác chính. Trầm
tích của tập mang tính nhịp khá hoàn chỉnh, bắt đầu là trầm tích hạt thô sạn hoặc
cuội kết, chuyển dần đến cát kết hạt thô, trung đến mịn, bột kết, sét kết, kết thúc là
các bỉa than hoặc sét than, sau đó là quá trình ngược lại.
+ Tập than chứa trên: Là các địa tầng kế tiếp nằm chỉnh hợp lên tập than giữa,
bắt đầu từ vỉa 18 đên vách vỉa 25. Tập than trên chứa 8 vỉa than, trong đó có 4 vỉa
có giá trị công nghiệp được tính trữ lượng là các vỉa 18, 22, 23, 24. Đặc trưng của
tập vỉa này là trầm tích mang tính nhịp không hoàn chỉnh, nhịp thiếu và hình thành
trong thời gian ngắn nên các vỉa than nằm gần nhau, có khoảng cách từ 11m đến
50m. Các đá chủ yếu là cát kết hạt thô - trung, sạn, cuội kết phân bố ở khoảng giữa

hai vỉa than, cá biệt chúng nằm trực tiếp trên vách vỉa than. Đá bột, sét kết chiếm
dưới 25% và thường phân bố ở trụ vỉa.
• Địa tầng khối Nam
Bao gồm toàn bộ các thành tạo chứa than kẹp giữa hai đứt gãy F.A ở phía Bắc
và đứt gãy F.B ở phía Nam, được xếp vào phụ điệp Hòn Gai giữa. Trầm tích mang
tính nhịp, thành phần gồm các đá vụn thô: Cuội sạn kết chiếm 3,5%, cát kết chiếm
46%, bột kết chiếm 30%, sét kết chiếm 10%, sét than và than chiếm 10%.
Trong tệp có 13 vỉa than, trong đó có 8 vỉa than tham gia tính trữ lượng, gồm:
Vỉa 5, 6, 7, 8, 8a, 9, 9a, 10. Các vỉa than duy trì khá liên tục nhưng mức độ ổn định
kém, càng về phía Đông chiều dày vỉa giảm, có nơi vát mỏng, không còn than.
b. Kiến tạo
• Nếp lồi
Đỉnh của nếp lồi chúc về phía Tây, về phía Đông hai cánh được nâng cao dần
và mở rộng. Về địa tầng chưa có cơ sở để liên hệ đồng danh các vỉa than hai bên
cánh với nhau. Mặt trục của nếp lồi là đứt gãy F.A, phân chia khoáng sàng than ra
hai khối cấu tạo.
Về phía Đông cánh Nam tập vỉa than dưới (vỉa 3 cũ) bị uốn cong tạo thành
nếp lõm không hoàn chỉnh cắm về phía Tây.
• Đứt gãy
Các đứt gãy bậc 1 F.TL, F.B, F.18 khống chế quá trình tạo than và là ranh giới
phía Bắc, Nam khoáng sàng. Tương ứng với hai cấu trúc khoáng sàng Bắc và Nam
có hai hệ thống đứt gãy cơ bản, hai hệ thống này được phân chia bởi đứt gãy F.A.
Đứt gãy F.A là đứt gãy lớn, phân chia khu mỏ ra hai khối cấu tạo, do vậy đới phá
huỷ, đới ảnh hưởng lớn từ 50 ÷ 100m. Đây là đứt gãy thuận có độ dốc từ 700 ÷ 800.
c. Cấu tạo và đặc điểm, tính chất của vỉa than

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58


8


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Công ty đang khai thác ở khu vực 56 với đặc điểm của các vỉa như Bảng 1-1:
Đặc điểm các vỉa than
Bảng 1-1
ST
Lớp khai Chiều dày Độ dốc
Tên vỉa
Ghi chú
T
thác
(m)
(độ)
Đất đá vây quanh chủ
Vách
1,53
45
yếu là: Sạn kết
1
Vỉa 5
Trụ
1,82
45
Vách
3,09

35
Cát kết
2
Vỉa 6
Trụ
2,99
35
Sạn kết
Vách
3,56
30
Cuội kết
3
Vỉa 7
Trụ
4,83
30
Sa thạch
4
Vỉa 8
Vách
2,4
25
5
Vỉa 9
Trụ
2
28
Đá vách và trụ
Vách

2
28
6
Vỉa 9B
Trụ
2,78
28
Alêvrôlít
7
Vỉa 10
Vách
2,65
25
Ăcgilít
Công ty than Mạo Khê đang khai thác toàn bộ khu vực 56 từ mức -25/+30 và
khu vực -80, -150 gồm các tuyến vỉa 5, 6, 7, 8, 9 nằm trong bối tà cánh Bắc được
giới hạn bởi tuyến III đến tuyến VI.
Vỉa 5: Có cấu tạo phức tạp gồm nhiều lớp đá kẹp (Ăcgilít) xen lẫn vỉa than, nó
biến đổi từ 40 ÷ 60 lớp, chiều dày vỉa không ổn định và có khả năng chia làm 3 lớp.
Vỉa 6: Cấu tạo khá phức tạp gồm nhiều lớp đá nhỏ là đá Ăcgilít xen kẽ có
chiều dày từ 0,3 ÷ 1,9m và có từ 4 đến 24 lớp. Vỉa than được chia làm 24 lớp, lớp
vách dày 3,09m và lớp trụ dày 2,99m.
Vỉa 7: Cấu tạo lớp đá kẹp từ 8 ÷ 20 lớp, phân mỏng lớp có chiều dày 0,16 ÷
6,99m cũng chia làm hai lớp rõ rệt, lớp vách dày 3,56m và lớp trụ dày 4,38m.
Vỉa 8: Có chiều dày trung bình dày 2,4m với độ dốc là 25 0 và khá ổn định,
vách trực tiếp là Ăcgilít có chiều dày 6m, còn vách cơ bản là đá Alêvrôlít có chiều
dày 20m.
Vỉa 9: Có chiều dày trung bình từ 4 ÷ 4,6m, có độ dốc 280 có thế nằm tương
đối ổn định và chia làm hai lớp rõ rệt, mỗi lớp có chiều dày 2,3m, đá vách trực tiếp
là đá Ăcgilít xen lẫm đá mỏng rắn dày 7m còn vách cơ bản là đá Alêvrôlít chiều

dày 25m, lộ vỉa nằm ở mức +200/+220.

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

9


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Vỉa 9B: Chiều dày trung bình là 4,6m với góc dốc 280, chiều dày của vỉa khá
ổn định, đá vách trực tiếp là đá Ăcgilít dày 8m còn đá vách cơ bản là đá Alêvrôlít
dày 28m nằm lộ vỉa ở mức +200 ÷ +250.
d. Tính chất cơ lí của các vỉa than
Chất lượng của từng vỉa than được thể hiện qua bảng 1-2:
Chất lượng các vỉa than
Bảng 1-2
Chỉ tiêu

ĐVT
Vỉa 5 Vỉa 6 Vỉa 7 Vỉa 8 Vỉa 9 Vỉa 9B
hiệu
Độ ẩm
Wpt
%
4,8
4,5

5,8
4,91
4,82
4,85
Độ tro
Ak
%
35
21
20
14
13
14
ch
Chất bốc
C
%
6,9
7,3
7,2
7,4
7,3
7,2
Lưu huỳnh
S
%
0,7
0,5
0,65
0,5

0,5
0,5
Nhiệt lượng Q ch Kcal/k 5600 6800
6800
6950
6950
6950
g
γ
Thể trọng
T/m3
1,6
1,6
1,6
1,6
1,6
1,6
-

Đặc điểm địa chất công trình vách trụ vỉa than:
Vách - trụ vỉa than thường là các loại đá dược sắp xếp theo thứ tự. Sát vách
vỉa than thường là sét than, sét kết, bột kết tiếp đến là cát kết. Vách - trụ vỉa than là
hệ tầng đất đá trên và dưới vỉa than. Chiều dày của vách được xác định gấp 10 lần
chiều dày của than, khi vỉa than cắm < 45 0 và bằng 5 lần khi có chiều dày lớn.
Chiều dày của trụ lấy trong khoảng 3 lần chiều dày vỉa. Vách - trụ vỉa than chia
làm 3 lớp:
- Lớp (vách - trụ) giả
- Trữ lượng chung của mỏ khoảng 22.160*103 tấn.
1.2.2. Công nghệ sản xuất tại Công ty Than Mạo Khê
1.2.2.1. Công nghệ sản xuất

1. Công nghệ khai thác than
Hiện tại Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê - Vinacomin đang áp
dụng 2 công nghệ khai thác than là công nghệ khai thác hầm lò và công nghệ khai
thác lộ thiên trong đó công nghệ khai thác hầm lò giữ vai trò chủ đạo.
a. Công nghệ khai thác lộ thiên
Công nghệ khoan lộ thiên gồm: khoan nổ, xúc bốc (xúc bốc đất đá, xúc bốc
than), vận tải (vận tải đất đá, vận tải than) đến bãi thải hoặc bãi chứa than.

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

10


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Khoan nổ mìn

Xúc bốc đất đá

Xúc bốc than

Vận tải đât đá

Vận tải than

Bãi thải


Bãi chứa than

Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên
b. Công nghệ khai thác hầm lò
Khoan, nổ, thông gió, đào lò chuẩn bị

Chống giữ khai thác

Bốc xúc vận tải than

Quang lật

Bunke nhà máy
Sàng tuyển
Hình 1-2: Sơ đồ công nghệ khai thác than hầm lò
• Hệ thống mở vỉa:
Để phục vụ khai thác ở mức -25/+30, Công ty than Mạo Khê đã mở một cặp
giếng nghiêng từ mức +30 xuống sân ga -25 để vận chuyển vật liệu và thông gió tại
mặt bằng +30, sau đó các đường lò được mở dọc vỉa đã tuỳ theo từng vỉa và độ
cứng của đất đá trong khoảng 80 ÷ 200 mét mở các đường lò xuyên vỉa ngắn vào

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

11


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

các vỉa than gọi là cúp. Từ các cúp đào các đường lò dọc vỉa than ở mức -25, các
đường lò ở mức +30 thì cũng đào tương tự, nhưng đào đến mức -25 thì phải mở một
cặp giếng nghiêng từ mặt bằng ở mức +30 xuống mức -25 giếng chính với độ dốc
280 dùng để vận chuyển vật liệu và đất đá.
Sau khi chuẩn bị các đường lò trên xong tiến hành đào lò thượng nối liền từ
mức -25/+30 làm thượng khai thác hoặc thượng thông gió chung cho toàn khu vực.
Tương tự như trên ở mức -80/-25 cũng đào hai cặp giếng nghiêng từ mặt bằng
xuống mức -80.
• Hệ thống khai thác:
Công ty đã áp dụng nhiều hệ thống khai thác cụ thể:
+ Hệ thống khai thác lò chợ dây diều.
+ Hệ thống khai thác cột dài theo phương thức khấu dật.
+ Hệ thống khai thác giàn chống 2ANSH.
+ Hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng.
Để phù hợp với trình độ kỹ thuật của công nhân, máy móc thiết bị, vật tư trình
độ quản lý, vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ than. Công ty than Mạo Khê chủ yếu dùng
hệ thống khai thác lò chợ liền gương khấu đuổi, trong đó lò chợ ngắn nhất là 65
mét, lò chợ dài nhất là 136 mét, kết hợp với hệ thống khai thác chia lớp ngang
nghiêng với công nghệ khai thác ở lò chợ là khấu thủ công kết hợp với khoan nổ
mìn và điều khiển đá vách chủ yếu là phá hoả toàn phần trừ những vỉa có độ dốc 45 0
thì phải xếp cũi lợn.
• Công nghệ đào chống lò:
Đối với các đường lò đá việc phá đá bằng khoan nổ mìn, máy khoan hơi ép và
dùng thuốc nổ NTLT của Việt Nam, dùng kíp vi sai.
Sau khi nổ mìn phá đá xong dùng máy xúc điện xúc lên xe goòng vận chuyển
tàu điện bằng goòng loại 1 tấn hoặc 3 tấn vận chuyển ra bãi thải.
Chống lò chủ yếu bằng sắt lòng mo loại CB-17, CB-22, CB-27 ở những vị

trí đặc biệt thì đổ bê tông hoặc bê tông cốt thép. Những vị trí mà áp lực đất đá cứng
thì có thể xây gạch hoặc dùng vì neo.
Đối với các đường lò trong than khác với đường lò đào trong đá là dùng các
máy khoan điện khoan các lỗ khoan, xúc than hoàn toàn bằng thủ công và chống
bằng gỗ.
2. Công nghệ vận tải than
Việc vận tải than là một trong những khâu chủ yếu quyết định tới hiệu quả
khai thác, vì vậy việc cơ giới hoá và tự động hoá trọn bộ, tổ chức hợp lý công việc

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

12


Vận tải máng cào
Vận tải băng tải
Trường
Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

vận tải than khai thác từ tầng -80 lên mặt bằng +17 là biện pháp quan trọng nhất để
nâng cao năng suất lao động của Công ty.
Vận tải than ở gương dùng máng trượt, máng cào ở dọc vỉa than và xuyên vỉa
than còn ở các lò dọc vỉa đá, xuyên vỉa đá dùng tầu điện ắc quy.
Công ty than Mạo Khê áp dụng hệ thống vận tải theo dây chuyền công nghệ
vận tải nêu ở hình 1-1. Vận tải trong lò chợ bằng máng trợt với góc nghiêng 280, có
chỗ góc dốc nền lò tới 600 than được tách khỏi gương nhờ nổ mìn dễ dàng tự trượt

xuống lò song song chân. Từ lò song song chân, than được vận tải bằng máng cào
SKAT-80 theo lò dọc vỉa và lò xuyên vỉa rót vào goòng 3T.

Hình 1-3: Sơ đồ vận tải trong lò
• Công nghệ vận chuyển than trong hầm lò:
Than được khai thác từ lò chợ, qua máng trượt xuống họng sáo, tháo than
qua máng cào dọc vỉa và xuyên vỉa được rót vào các xe goòng 1 hoặc 3 tấn, được
tàu điện ắcquy kéo ra, xuống quang lật qua hệ thống băng tải và chuyển về nhà
sàng.
Lò chợ

Máng trượt

Máng cào

Tàu điện

Nhà sàng

Băng tải

Quang lật

Hình 1-4: Sơ đồ công nghệ vận chuyển than

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

13



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

• Vận chuyển đất đá:
- Vận chuyển mức -25: Đất đá sau khi nổ mìn được xúc lên các xe goòng loại
3 tấn được kéo ra ôtô đổ đá bằng tàu điện ắcquy, được chở đến bãi thải bằng ôtô.
Xe goòng

Tàu điện

Trục tải

Bãi thải

Ôtô

Quang lật

Hình 1-5: Sơ đồ công nghệ vận chuyển đất đá
- Vận chuyển mức +30: Đất đá sau khi nổ mìn cũng được vận chuyển tương tự
như ở mức -25 nhưng ở mức +30 không phải qua trục tải.
Đánh giá tính hợp lý và hạn chế của công nghệ khai thác than mà Công ty đang
áp dụng:
+ Tính hợp lý: Việc mở vỉa của Công ty hiện nay đang áp dụng là tập trung
toàn bộ mặt bằng sân công nghiệp nên rất thuận lợi cho công tác vận tải thông gió,
thoát nước và tập kết vật liệu, vật tư khác.
Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê sử dụng hệ thống lò dọc vỉa đá

kết hợp mở các đường lò xuyên vỉa ngắn để mở vỉa khai thác cho phù hợp với đặc
điểm địa chất là đất đá kém ổn định, độ cứng của than thấp, các đường lò trong than
có thời gian tồn tại ngắn cho nên phù hợp với chiều dài 2 cúp.
+ Tính hạn chế: Khối lượng công tác đào lò chuẩn bị lớn, giữa công tác khai
thác và chuẩn bị nếu không tổ chức tốt và hợp lý thì sẽ cản trở lẫn nhau.
Công ty áp dụng phương pháp khấu đuổi nên dẫn đến rò gió qua các khu vực
khai thác lớn, thông gió cho toàn Công ty ngày càng khó khăn.
3. Công nghệ sàng tuyển và chế biến than
Sau khi khai thác than được vận chuyển qua khâu vận tải bằng băng truyền
được tháo xuống băng qua sàng rồi được công nhân nhà sàng phân loại sơ bộ trên
băng tải, than củ, đất đá được chứa vào các hộc riêng biệt. Than cục được phân loại
các cỡ hạt qua loại sàng xuống 3 băng nhặt loại cục (40 mm, loại cục >40 mm, loại
cục >70 mm). Các loại sản phẩm này được tiêu thụ ngay tại hộc chứa, phần còn lại
thì chuyển sang phân xưởng chế biến than bằng ôtô đổ ra kho bãi chứa than cục các
loại để chế biến than cục xuất khẩu. Than có cỡ hạt 40 mm sau khi qua sàng sẽ
xuống sàng Liên Xô và sàng Duyên Hải được tiếp tục qua băng tải đưa sang dây
chuyền tuyển Huyền phù tự sinh và huyền phù Manheetit để tuyển tận thu than cám
và nâng cao chất lượng than để pha trộn tiêu thụ, tận thu than cục cỡ 40 ÷ 120mm
để làm than cục xuất khẩu.

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

14


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


Than -18 mm là loại than cám được vận chuyển qua băng tải 1 sang băng tải 2,
băng tải 3 để rót lên tàu quốc gia bán cho khách hàng như nhà máy nhiệt điện Phả
Lại hay cho các hộ tiêu thụ khác. Nếu không có phương tiện lấy than cám thì nó
được xuống băng tải 1 và chuyển lên hộc chứa để rót lên ôtô cho khách hàng và nếu
không có ôtô thì than được chuyển ra bãi chứa. Các loại than xấu thì được chuyển
bằng băng tải ra bãi phụ phẩm để bán cho khách hàng trong nước có nhu cầu mua.
Đất đá lẫn trong than được công nhân phân loại trên băng xuống hộc chứa rồi được
chuyển xuống qua các hộc tháo đá và chuyển ra bãi thải bằng ô tô.
1.2.2.2. Trang thiết bị chủ yếu
Để nâng cao sản lượng khai thác, dây truyền công nghệ của Công ty được cơ
giới hoá hầu hết ở các khâu. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với tình
hình sản xuất và điều kiện địa chất đồng thời phù hợp với trình độ tổ chức sản xuất,
quản lý và sử sụng của Công ty. Nhìn chung mức độ trang bị kỹ thuật cơ giới hoá
trong dây truyền sản xuất tương đối cao, đại đa số các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ
cao, dễ dàng sửa chữa và thay thế. Một số thiết bị chưa thoả mãn tính trang bị kỹ
thuật về cơ sở về thay thế và dự phòng như: Máy ép khí, búa khoan hơi, máy xúc,
máy gạt đa số đã cũ, công suất các máy móc này lại nhỏ nên chưa đáp ứng được đầy
đủ cho sản xuất. Việc san gạt đất đá và xúc than lên lộ vỉa công việc mà Công ty
hoàn toàn đi thuê ngoài.
Tổng hợp máy móc thiết bị chủ yếu Công ty năm 2016
Bảng 1-3
Số
thiết Chờ
Số máy
T
Số dự Số bổ
Tên máy móc thiết bị
ĐVT
bị

thanh
phục
T
phòng sung
đầu

vụ SX
năm
I
Thiết bị công tác
Cái
549
115
21
156
611
1 Khoan
Cái
152
35
5
50
172
2 Búa chèn
Cái
35
15
0
20
40

3 Quạt cục bộ
Cái
188
25
5
33
201
4 Quạt gió chính
Cái
6
0
0
0
6
5 Máy xúc
Cái
12
2
0
2
12
6 Máy ép
Cái
16
1
0
4
19
7 Bơm nớc
Cái

30
9
1
13
35
8 Rơle bảo vệ rò điện
Cái
85
20
10
25
100
9 Máy đào lò
Cái
1
0
0
0
1

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

15


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

10

11
12
13
II
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
III
29
30
31
32
33
34
35
36
IV
37

38
39
40
41

Thiết bị khai thác
Máy cào vơ
Máy bơm
Trạm bơm
Thiết bị vận tải
Máng cào
Tời kéo
Băng tải
Dây truyền
Tàu điện ăcquy
Xe goòng
Trục tải
Máy cấp liệu
Quang lật goòng
Quang lật nghiêng
Xe chỉ huy sản xuất
Xe ôtô tải
Máy gạt
Máy xúc
Xe cẩu
Thiết bị cơ khí
Máy tiện
Máy bào ngang
Máy khoan
Máy phay vạn năng

Máy cắt đột
Máy mài hai đá
Máy lốc tôn
Máy búa
Thiết bị động lực
Máy biến áp
Máy phát điện
Cầu dao phòng nổ
Biến áp khoan
KĐT phòng nổ

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Đồ án tốt nghiệp

HT
Cái
Cái
Trạm
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

0
2
12
10
864
112
63
46
1
26
515
4

2
2
3
9
54
21
2
5
15
5
1
2
0
2
3
0
2
1.215
121
4
271
70
385

0
0
6
2
81
7

7
3
0
4
55
1
0
0
0
0
2
1
0
1
0
0
0
0
0
0
0
0
0
114
11
0
24
10
27


0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
23

4
0
9
0
10

Lớp: QTKD Mỏ - K58

1
0
6
2
211
12
10
10
0
4
170
1
1
0
0
0
0
2
0
1
1
0

0
1
0
0
0
0
0
181
23
0
52
10
46

1
2
12
10
994
117
66
53
1
26
630
4
3
2
3
9

52
22
1
5
16
5
1
3
0
2
3
0
2
1.305
137
4
308
70
414

16


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

42
43
44
45
46

47

KĐT đảo chiều phòng nổ
Tủ nạp ắcquy
Giá nạp đèn ắcquy
Tu bù
Tổng đài điện thoại
Biến tần

Đồ án tốt nghiệp

Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

70
78
100
100
1
15

7
9
10
15
1

0

0
0
0
0
0
0

10
9
10
15
1
5

73
78
100
100
1
20

1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất
1.3.1. Tình hình tập trung hóa, chuyên môn hóa, và hợp tác hóa sản xuất của
công ty Than Mạo Khê - TKV
1. Tình hình tập trung hóa
Công ty Than Mạo Khê hiện nay đang áp dụng hai dây chuyền sản xuất là:
Khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên. Sử dụng và bố trí các ca, các tổ theo dây
truyền sản xuất gồm các công việc như: Bắn mìn, vận tải, chạy gỗ, khấu than, đào

lò. Đồng thời có biện pháp kiểm tra, khuyến khích, đào tạo để nâng cao trình độ tay
nghề người lao động. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên từ các phòng ban
đến cấp quản lý phân xưởng cũng được nâng cao trình độ, văn hóa, chuyên môn
nghiệp vụ, chính trị.
Vấn đề hợp tác hóa trong sản xuất của doanh nghiệp trong những năm gần đây
thực hiện tương đối tốt. Ngoài ra Công ty còn hợp tác với chuyên gia Nhật Bản,
Viện khoa học công nghệ mỏ, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Công ty
Địa chất mỏ … để áp dụng các công nghệ mới, nghiên cứu nâng cao chất lượng,
năng lực sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật…
2. Tình hình chuyên môn hóa
Là một doanh nghiệp trực thuộc Tập Đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản
Việt Nam, Công ty Than Mạo Khê cũng như các doanh nghiệp thành viên có nhiệm
vụ riêng của mình. Để hoàn thành công việc của mình, Công ty phải chuyên môn
hóa cao từng công trường phân xưởng.
Phân xưởng khai thác hầm lò 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13: Có nhiệm
vụ khai thác than nguyên khai và vận tải than. Phân xưởng vận tải có nhiệm vụ vận
tải đất đá ra bãi thải, vận chuyển than ra kho bãi và đến nơi tiêu thụ. Phân xưởng
đào lò số 1, 2, 4, 5 có nhiệm vụ đào lò chuẩn bị sản xuất và lò xây dựng chuẩn bị.
Các phân xưởng sàng tuyển có nhiệm vụ sàng tuyển than nguyên khai bằng các máy
sàng và sàng thủ công. Mỗi công trường phân xưởng đều có chức năng nhiệm vụ
sản xuất riêng. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp tương
đối cao.

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

17



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

3. Tình hình hợp tác hóa sản xuất
Công ty đã hợp tác hoá với các xí nghiệp lân cận trong khu vực Mạo Khê Uông Bí là nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Viện công nghệ Mỏ, trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
quản lý sản xuất của Công ty. Từ đó tạo ra những thuận lợi nhất định cho việc đầu
tư kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
1.3.2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất tại Công ty Than Mạo Khê
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy làm việc
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty thể hiện ở hình 1- 4, từ sơ đồ có thể thấy
rằng bộ máy quản lý của Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê được tổ
chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Liên hệ giữa các bộ phận với nhau là liên
hệ chức năng con, liên hệ giữa các cấp là liên hệ trực tuyến. Hình thức này rất phù
hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay. Giám đốc trực tiếp
điều tiết quá trình sản xuất của doanh nghiệp thông qua các bộ phận chức năng có
nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, giúp việc cho Giám đốc trong việc ra quyết định sản
xuất kinh doanh.
Giám đốc (GĐ) công ty chịu trách nhiệm chính về toàn bộ các hoạt động sản
xuất kinh doanh trước Chủ tịch Tập đoàn. Mọi hoạt động của công ty được phân bổ
thành các bộ phận.
Các Phó giám đốc (PGĐ) là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số
lĩnh vưc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của giám đốc
và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lí sản xuất kinh
doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho ban lãnh
đạo công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ở tuyến hai gồm các phân xưởng và công trường làm nhiệm vụ trực tiếp sản
xuất, sửa chữa các trang thiết bị dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty, trong đó cao
nhất là các quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm

trước Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Dưới quản
đốc là các phó quản đốc - chỉ huy điều hành sản xuất trong phạm vi một ca của phân
xưởng.
Với cơ cấu này, Giám đốc công ty được sự giúp đỡ của các Phó giám đốc là
các lãnh đạo chức năng để chuẩn bị quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực
hiện quyết định trong phạm vi Công ty. Các lãnh đạo ở các bộ phận chức năng
không trực tiếp ra lệnh cho những người thừa hành ở những bộ phận sản xuất mà
mọi nhiệm vụ sản xuất phải thông qua sự chỉ đạo của phòng chỉ đạo sản xuất.

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

18


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Chủ tịch - Giám Đốc

PGĐ cơ điện-Vận tải
PGĐ

Kỹ thuật

PGĐ
Sản xuất


PGĐ
An toàn

P. KT Cơ điện P. kỹ thuật
P. điều kiểnB.
SXQuản lý dự án giếng P.
đứng
An toàn BHLĐ
PX Vận tải
P. trắc địa- địa chất P. Tiêu thụ- KCS
B. Đầu tư
P.Thông gió

PGĐ QTCP Đời sống

Kế Toán
Trưởng

P. kế hạch
P.Tổ chức-LĐ P. Thống kê - kế toán - tài c
P.Vật tư
VPhòng
P.TVT
P. kiểm toán
P.Y tế
Ngành phục vụ

Khối PX sàng tuyển- chế biến- Cảng
Khối PX khai thác KT1-KT13, lộKhối
vỉa PX đào lò Đ1- Đ5

Khối PX vận tải, ôtô vận chuyển
Khối PX điện, thông gió,

Hình 1- 6: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty Than Mạo Khê - TKV

SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

19


Trường Đại học Mỏ - Địa chất



Đồ án tốt nghiệp

Ưu, nhược điểm của mô hình quản lí này:
• Ưu điểm:
Là hình thức cơ bản tổ chức bộ máy doanh nghiệp có tính thống nhất tập trung cao,
mối quan hệ đơn giản, không chồng chéo.
Thông tin được cập nhật nhanh chóng.
Phân định rõ ràng trách nhiệm và chức năng của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận không
có sự chồng chéo, tách biệt các nhiệm vụ.
Có hiệu quả khi giải quyết các mâu thuẫn, hạn chế những đối thoại.
Nhược điểm:
- Các bộ phận có sự ngăn cách.
- Người đứng đầu đòi hỏi có trình độ quản lý và có chuyên môn tốt.
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn.

1. Phòng vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm.
Phối hợp các phòng ban chức năng tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành, tham
mưu cho Giám đốc xây dựng quy chế khoán chi phí sản xuất cho từng phân xưởng
trong Công ty. Thực hiện việc cung cấp vật tư, kế hoạch mua sắm, lập kế hoạch dự
trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
2. Phòng điều khiển sản xuất (ĐK): Cùng với PGĐ sản xuất điều hành trực
tiếp các phân xưởng vận tải, phân xưởng Cảng, phân xưởng Bến Cân đảm bảo sản
xuất đơn vị nhịp nhàng đúng tiến độ.
3. Phòng kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động (AT): Hướng dẫn, đôn đốc thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy trình quy phạm an toàn trong toàn công ty.
4. Phòng cơ điện vận tải (CV): Có nhiệm vụ thiết kế, quản lý kỹ thuật điện
mặt bằng, các loại thiết bị động lực và mạng thông tin nội bộ trong toàn công ty;
thiết kế, chỉ đạo, giám sát việc sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cầu
đường bộ.
5. Phòng Đầu tư - Môi trường: Có nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý công tác
đầu tư xây dựng cơ bản, môi trường sản xuất; các dự án trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản.
6. Phòng tổ chức - lao động tiền lương (TCLĐ): Tham mưu giúp Giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, nguồn nhân lực, đào
tạo bồi dưỡng nguồn lao động, tiền lương, chế độ nhân sự, xây dựng định mức lao
động.
7. Phòng kế hoạch và quản trị chi phí (KH): Thực hiện nhiệm vụ tham mưu
giúp Giám đốc Công ty về công tác quản lý trong các lĩnh vực kế hoạch, quản trị chi
phí của Công ty, hợp đồng kinh tế, nhằm đảm bảo sản xuất có hiệu quả, thu nhập
20
SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

20



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

của người lao động hợp lý và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, theo đúng
nguyên tắc và quy chế điều hành của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam và Luật doanh nghiệp.
8. Phòng thống kê, kế toán, tài chính: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về công tác thuộc lĩnh vực thống kê - kế toán - tài chính của
Công ty.
9. Phòng kỹ thuật công nghệ mỏ (KCM): Thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp
Giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác, các khâu công nghệ
phục vụ khai thác ở các khu vực sản xuất hầm lò, lộ thiên và môi trường.
10. Phòng thông gió và thoát nước mỏ (TGM): Thực hiện chức năng tham
mưu giúp Giám đốc về công tác thông gió, quản lý khí mỏ; khoan thăm dò phòng
ngừa sự cố bục nước, thoát nước mỏ đảm bảo đúng theo quy chuẩn ngành, pháp luật
Nhà nước và hiệu quả kinh tế.
11. Phòng trăc địa – địa chất (TĐ): Thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp Giám
đốc trong việc thành lập các bản đồ địa hình và hầm lò trong lĩnh vực trắc địa - địa
chất, chỉ đạo thi công, giám sát các công trình liên quan đến công tác trắc địa - địa
chất, quản trị tài nguyên, đất đai, hoàn công các công trình XDCB, các công việc
phục vụ nghiệm thu khối lượng mỏ tháng, quý, năm và công tác kế hoạch hằng quý,
năm, 5 năm.
12. Phòng KCS và tiêu thụ (KCS): Chỉ đạo việc tổ chức chế biến và phân loại
sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản
phẩm, chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, tham mưu cho Giám đốc về chất lượng
sản phẩm các đơn vị sản xuất và chất lượng sản phẩm tiêu thụ.
13. Phòng thanh tra, pháp chế và kiểm toán nội bộ (TPK): Thực hiện và quản

lý công tác kiểm toán, thanh tra, xem xét giải quyết đơn thư khiếu tố, tiếp dân khi
được ủy quyền, xây dựng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn
các hành vi, vi phạm pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động sản
xuất kinh doanh, đảm bảo cho các hoạt động đó nằm trong khuôn khổ của pháp luật.
Tham mưu giúp Giám đốc trong công tác pháp chế.
14. Phòng bảo vệ, quân sự (BQ): Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về công tác bảo vệ trật tự, quân sự.
15. Văn phòng (VP): Thực hiện công tác nội vụ, hành chính, tổng hợp, quản
trị, lễ tân, truyền thông và quan hệ cộng đồng, văn hoá - thể thao, công tác pháp chế
về lĩnh vực hành chính.
16. Trạm y tế (YT): Chịu trách nhiệm về công tác y tế, chịu trách nhiệm trước
tổ chức y tế tuyến trên về kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ y tế. Tham mưu giúp việc
21
SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

21


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

cho Giám đốc và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khoẻ người lao động trong
Công ty.
3. Tổ chức sản xuất trong Công ty
Hiện nay Công ty có các phân xưởng kết cấu theo nguyên tắc chức năng
nhiệm vụ được Giám đốc giao, bố trí đủ cán bộ và công nhân để hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Phân chia các tổ sản xuất theo chuyên ngành làm tổ lò chợ, tổ chuyên

ngành làm lò chợ, tổ cơ điện... Là để nâng cao mức độ ổn định về công việc, công
nhân có điều kiện thuận lợi giúp đỡ nhau, giải quyết các khó khăn trong sản xuất.
Các bộ phận sản xuất là các phân xưởng trực tiếp làm ra sản phẩm như: Các phân
xưởng khai thác than trong hầm lò và các phân xưởng phục vụ cho các phân xưởng
sản xuất ra các sản phẩm chính.
Sơ đồ hình đội sản xuất thực hiện nhiệm vụ của mình theo nhật lệnh của Quản
đốc phân xưởng và thực hiện.
Quản đốc
PQĐ theo ca

PQĐ cơ điện

Lò trưởng

Nhân viên thống kê

Tổ cơ điện
Tổ gỗ

Tổ lò chuẩn bị

Tổ lò chợ 3

Tổ lò chợ 2

Tổ lò chợ 1

Hình 1-7: Sơ đồ tổ chức quản lý của bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất của Công ty than Mạo Khê - TKV được chia thành các phân
xưởng. Các phân xưởng được chia thành các tổ đội sản xuất chuyên môn phụ trách

một công việc nhất định, đồng thời chịu sự chỉ huy và nhận nhiệm vụ từ phòng điều
khiển sản xuất của Công ty. Các tổ đội được chia thành các kíp sản xuất hoạt động
luân phiên trong các ca sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục nhịp
nhàng, các tổ hiện chế độ báo cáo kết quả trong ca với Phó quản đốc và Quản đốc
phân xưởng thông qua sổ nhật lệnh. Từ đó Phó quản đốc và Quản đốc phân xưởng
báo cáo phòng điều khiển sản xuất hoặc trực tiếp giám đốc Công ty tùy theo từng
trường hợp và công việc cụ thể. Giám đốc Công ty sẽ căn cứ vào các thông tin của
22
SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

22


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

phòng điều khiển sản xuất, các phòng ban chức năng do Quản đốc phân xưởng trực
tiếp báo cáo hoặc sau khi trực tiếp kiểm tra sẽ đưa ra các quyết định để điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sơ đồ hình đội sản xuất thực hiện
nhiệm vụ của mình theo nhật lệnh của Quản đốc phân xưởng và thực hiện.
4. Chế độ công tác của doanh nghiệp
- Khối phòng ban làm việc theo giờ hành chính: Sáng từ 7h đến 11h30, chiều từ
13h đến 16h30.
- Khối lò khai thác than và khối lò chuẩn bị làm việc 3 ca liên tục
- Đối với một số công việc do yêu cầu và nhiệm vụ như: Trạm điện, thông gió, cứu
hỏa và bảo vệ phải làm việc 24/24 giờ và 365 ngày/năm.
Chế độ làm việc của Công ty là chế độ làm việc gián đoạn, sẽ được lập cho

từng năm, thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể của từng năm, từng thời kỳ và điều
kiện sản xuất của Công ty. Công ty đã tổ chức làm việc theo ca, hàng ngày làm việc
3 ca, sau một tuần đảo ca một lần, tuần làm việc 6 ngày, nghỉ chủ nhật, áp dụng chế
độ đảo ca nghịch để công nhân có thời gian nghỉ đồng đều là 32h/lần đảo ca.
Thứ
Ca
Ca 1

2

3

4

5

6

7

CN

2

3

4

5


6

7

CN

Ca 2

Ca 3
Hình 1-8: Sơ đồ đảo ca ở các bộ phận sản xuất chính.
Tính ưu việt của chế độ công tác này là:
- Lịch đi ca được bố trí đảm bảo khoảng thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù
hợp với quy định của luật lao động.
- Bảo đảm tính chu kỳ của việc đảo ca: 21 ngày/chu kỳ.
- Khoảng thời gian làm việc trong 1 loại ca không quá dài mà cũng không quá
ngắn.
- Tạo điều kiện cho mọi công nhân nắm vững lịch đi ca.
Thời gian nghỉ làm việc trong một ca:
- Đầu ca: Công nhân nhận ca và đi đến nơi làm việc.
- Giữa ca: Công nhân được nghỉ 30 phút để nghỉ ngơi và ăn giữa ca.
23
SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

23


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

- Cuối ca: Công nhân bàn giao ca
Thời gian đầu ca và cuối ca công nhân được nghỉ là 30 phút.
1.3.3. Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Căn cứ vào kế hoạch Công ty giao hàng tháng, các đơn vị tiếp tục tiến hành
thực hiện kế hoạch. Vật tư là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Cung ứng
vật tư kỹ thuật kịp thời sẽ giúp cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng, không bị
gián đoạn cũng sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất. Kế hoạch cung ứng vật tư kỹ
thuật là bộ phận hợp thành của quá trình sản xuất kinh doanh. Chất lượng của công
tác thực hiện kế hoạch là tốt hay xấu phụ thuộc vào tình hình cung ứng vật tư. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch lao động - tiền lương cũng hết sức quan trọng. Định mức lao động là
cơ sở để lập kế hoạch, tính hạch toán giá thành và giao khoán sản phẩm cho các
công trường, phân xưởng. Sau đó căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức lao động
và bảng thu nhập nghành nghề, Công ty giao kế hoạch tiền lương, quỹ lương và đơn
giá tiền lương tổng hợp cho từng công trường, phân xưởng để có cơ sở giao khoán
giá thành cho từng công trường, phân xưởng.
Căn cứ vào khối lượng sản xuất, Công ty ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho bộ
phận tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty, đồng thời phản ánh ưu thế của sản phẩm trên thị trường có đáp
ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng hay không. Từ đó, Công ty có kế
hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường nhằm đảm bảo
chất lượng, mẫu mã, giá cả và uy tín của sản phẩm, giúp cho sản phẩm của Công ty
thích ứng với thị trường.
1.3.4. Tình hình sử dụng lao động trong Công ty Than Mạo Khê
Nhìn chung Công ty than Mạo Khê là Công ty có quy mô lớn vì vậy lực lượng
lao động trong Công ty cũng khá lớn. Tổng số cán bộ công nhân viên (CBCNV)
trong toàn Công ty năm 2016 là 4.485 người trong đó cán bộ quản lí là 603 người.
Số công nhân kĩ thuật là 3.882 người

Cũng như các doanh nghiệp than khác, Công ty than Mạo Khê luôn đáp ứng
được nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay, đó là giải quyết tốt công ăn việc làm cho
phần lớn người lao động, tạo cho người lao động môi trường làm việc ổn định và lâu
dài, do đặc điểm của ngành than là ngành có mức độ công việc nặng nhọc và vất vả
do đó lao động nữ trong Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ. Công ty luôn bố trí xắp xếp sao
cho lao động có tay nghề cao và có trình độ luôn làm đúng công việc của mình.
Công ty luôn đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích người
lao động bằng cách tăng lương, khen thưởng khi đạt thành tích tốt trong lao động.
24
SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58

24


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu đã nêu trên cho
thấy Công ty than Mạo Khê có những thuận lợi và khó khăn sau:
• Khó khăn:
- Độ sâu khai thác ngày càng lớn, đòi hỏi Công ty phải đầu tư lớn về máy móc
thiết bị, đòi hỏi đội ngũ công nhân có tay nghề vững, thợ bậc cao, nhiều kinh
nghiệm.
- Máy móc thiết bị của Công ty đã qua nhiều năm sử dụng nên đã xuống cấp,
tính chất đồng bộ không đảm bảo.
- Diện khai thác than phần lộ vỉa ngày càng thu hẹp, phải mở rộng khai thác ở

phần sâu. Độ sâu khai thác lớn, vỉa dầy, công tác thăm dò gặp nhiều khó khăn, khi
khai thác lại bị tổn thất tài nguyên nên không tận dụng được hết trữ lượng than.
- Chất lượng than của Công ty hiện nay chủ yếu là than cám 5, cám 6, cám 7,
còn tỷ lệ than cục rất ít nên ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Lượng mưa hàng năm lớn, lại là mỏ siêu hạng về khí nổ CH 4 nên đã ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất của Công ty.
• Thuận lợi:
- Tình hình kinh tế xã hội của đất nước tiếp tục phát triển. Thị trường tiêu thụ
mở rộng, chất lượng than của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước cũng như xuất khẩu.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề khá cao,
năng động trong sản xuất kinh doanh.
- Nằm ở khu vực có vị trí địa lý thuận lợi nên Công ty có mạng lưới giao
thông cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy đều thuận lợi đảm bảo cho công tác
vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng.
- Về diện sản xuất của Công ty nhìn chung tương đối ổn định. Với xu hướng
chuyển dịch dần sang chuyên môn hoá, Tập đoàn TKV đã đổi mới về cơ cấu tổ
chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn hoá thi công xây lắp các mỏ than hầm lò
mới do Công ty mẹ – Tập đoàn TKV làm chủ đầu tư, và các hợp đồng xây lắp các
công trình mỏ hầm lò quan trọng (giếng nghiêng, giếng đứng, các hầm trạm đường
lò XDCB) thuộc các dự án cải tạo, mở rộng các mỏ hiện có tăng quy mô sản xuất.
Vì vậy có thể nói Công ty luôn luôn có diện ổn định không những cho năm hiện tại
và cho cả các năm tiếp theo, tạo điều kiện về công ăn việc làm cho cán bộ công
nhân viên (CBCNV).

25
SV: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Lớp: QTKD Mỏ - K58


25


×