Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quan hệ kinh tế quốc tếChuong 1 khai niem QHKTQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.99 KB, 7 trang )

Khoa Kinh tế - QTKD

Đại học An Giang

Chương 1
1.1

KHÁI QUÁT QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Đối tượng và nội dung môn học

1.1.1 Khái niệm
Quan hệ Kinh tế quốc tế nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa các nền kinh tế của các nước và
các khu vực trên thế giới.
Quan hệ Kinh tế Quốc tế giới thiệu những kiến thức cơ bản về mối quan hệ kinh tế giữa hai
quốc gia hoặc nhiều quốc gia, giữa các quốc gia và những định chế có tính chất quốc tế.
1.1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng của môn này là nghiên cứu hệ thống các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các
nước. Quan hệ kinh tế quốc tế nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa
các quốc gia, không những trong trạng thái tĩnh mà còn trong trạng thái động.
Mục đích của môn học là:
− Cung cấp những kiến thức khái quát về mối quan hệ kinh tế giữa các nước, giữa các nước
và các tổ chức kinh tế quốc tế.
− Cung cấp về quan hệ thương mại quốc tế hiện nay giữa các nước.
− Cung cấp những kiến thức về sự di chuyển quốc tế các nguồn lực.
− Cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính – tiền tệ quốc tế nhằm thấy được sự vận
động của thị trường tài chính – tiền tệ giữa các nước.
1.1.3 Nội dung nghiên cứu
Nền kinh tế thế giới theo cách tiếp cận hệ thống thì có hai bộ phận cấu thành sau:
Các chủ thể kinh tế quốc tế, bao gồm:
− Hơn 200 nền kinh tế của các quốc gia độc lập trên toàn thế giới.


− Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc
gia.
− Các định chế, tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế như: WB, IMF, WTO, ADB,
EU, APEC, ….
Các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm:





Các quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hóa và dịch vụ.
Các quan hệ về di chuyển quốc tế tư bản.
Các quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động.
Các quan hệ về di chuyển quốc tế tài chính - tiền tệ.

Từ cách tiếp cận trên nên môn học này tập trung vào nghiên cứu các mối quan hệ chính như
sau:
− Thương mại quốc tế.
− Đầu tư quốc tế.
− Tài chính quốc tế.
Nguyễn Thanh Xuân

Tóm tắt bài giảng Quan hệ Kinh tế Quốc tế

1


Khoa Kinh tế - QTKD







Đại học An Giang

Các thể chế - định chế kinh tế quốc tế.
Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nguồn nhân lực quốc tế.
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và môi trường.

Qua từng nội dung trên, trường hợp Việt Nam được đưa ra xem xét như một ứng dụng của
môn học.
1.2

Tại sao các nước phải giao thương với nhau?

Chúng ta không trồng lúa mỳ nên phải nhập khẩu bột mỳ, tương tự như điện thoại di động,
máy vi tính, máy bay, ô tô, … Ngược lại người Nhật sản xuất không đủ gạo cho tiêu dùng nên
họ phải mua gạo Việt Nam. Singapore thì mua dầu thô Việt Nam sau đó tinh chế và bán xăng
thành phẩm lại cho Việt Nam. Từ đó cho ta thấy bất kỳ quốc gia nào cũng không có đủ
nguồn lực để sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa
dạng của người dân. Những nguồn lực đó bao gồm tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,
trình độ khoa học công nghệ …. Người ta gọi đấy là sự giới hạn nguồn lực quốc gia.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn có người mua gạo Thái Lan
ăn; ngược lại tôi biết có một hợp tác xã tại Phú Tân – An Giang đã xuất sang Thái Lan rất
nhiều nếp trong năm 2005. Người Mỹ sản xuất được rất nhiều xe hơi bán khắp thế giới nhưng
họ vẫn mua xe hơi Nhật. Có nhiều quốc gia sản xuất được rượu vang nho nhưng phải uống
rượu vang Pháp thì mới “sành điệu”. Rõ ràng tâm lý, thị hiếu tiêu dùng đa dạng cũng khuyến
khích việc mua bán hàng hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Tuy nhiên nếu nói rằng lợi ích của ngoại thương thu được xuất phát từ hai lí do này thì đúng
nhưng hoàn toàn chưa đầy đủ, vì thật ra các nước còn thu được lợi ích lớn hơn rất nhiều từ
những lí do khác; chúng được trình bày chi tiết trong phần tiếp theo.
1.3

Lý thuyết về thương mại

Từ đầu thế kỷ 15 những nhà kinh tế học đã chứng minh giao thương sẽ mang lại phồn thịnh
cho các nước tham gia bằng thuyết trọng thương
1.3.1 Thuyết trọng thương
Tóm tắt qua 3 điểm sau:
− Đánh giá được vai trò của thương mại quốc tế, coi đó là nguồn quan trọng mang về quí
kim cho đất nước.
− Ủng hộ có sự can thiệp sâu của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, nhất là trong lĩnh
vực ngoại thương như: lập hàng rào thuế quan, hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và những
chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.
− Coi việc buôn bán với nước ngoài không xuất phát từ lợi ích của hai phía mà chỉ có lợi
ích của quốc gia mình. Vì thế các học giả trọng thương còn được gọi là các nhà kinh tế dân
tộc chủ nghĩa.
Sau trường phái trọng thương được bổ sung hoàn chỉnh bằng lợi thế tuyệt đối của Adam
Smith rồi lợi thế so sánh của David Ricardo. Những nhà kinh tế học về sau đã tiếp tục hoàn
thiện và phát triển lý thuyết thương mại như: Haberler với chi phí cơ hội, Heckscher-Ohlin
với lợi thế tương đối …

Nguyễn Thanh Xuân

Tóm tắt bài giảng Quan hệ Kinh tế Quốc tế

2



Khoa Kinh tế - QTKD

Đại học An Giang

Để thuận lợi trong việc nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã giả sử một tình huống như sau:
(1) Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm.
(2) Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất giống nhau và thị hiếu của 02 dân tộc cũng
giống nhau.
(3) Chi phí sản xuất là cố định.
(4) Không có chi phí vận chuyển, bảo hiểm.
(5) Mậu dịch tự do.
(6) Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (lao động, vốn, nguyên vật liệu …) tự do di
chuyển trong từng quốc gia nhưng gặp cản trở giữa các quốc gia.
1.3.2 Lợi thế tuyệt đối
Quan điểm:
− Bàn tay vô hình (the invisible hand) dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung =>
chính phủ không cần can thiệp vào kinh tế, để thị trường tự quyết định.
− Phân công lao động tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Ví dụ 1:
Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả
sau:
Bảng 1.1 : Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam-Nhật Bản
Sản phẩm

Việt Nam

Nhật Bản

Giới hạn trao đổi


Gạo (kg/người/giờ)

2

1

Min 1/3

Chip điện tử (cái/người/giờ)

1

3

Max 2/1

2/3

2/3

2

1

Tỉ lệ mua-bán (theo 1 giờ lao động)
Lợi ích (giờ lao động)

Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo, ngược lại Nhật Bản có lợi thế sản xuất chip điện tử.
Người Việt Nam sẽ tập trung sản xuất gạo, còn người Nhật thì tập trung vào sản xuất chip.

Sau đó hai bên sẽ trao đổi với nhau, tính theo số giờ lao động thì Việt Nam sẽ đổi 2 kg gạo
(2G) lấy 3 con chip (3C), tỉ lệ 2/3. Do đó Việt Nam sẽ có lợi vì chỉ có một giờ sản xuất nhưng
có được 3C, thay vì sản xuất trong nước thì mất 3 giờ. Lợi ích của Việt Nam thu được từ trao
đổi là 2 giờ lao động. Nhật cũng thu được lợi từ mua-bán là 1 giờ lao động.
Hai nước cũng có thể không đồng ý tỷ lệ trao đổi là 2/3 nhưng nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc
nhỏ hơn 1/3 Nhật Bản sẽ tự sản xuất gạo hay nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc lớn hơn 2/1 Việt
Nam sẽ tự sản xuất chip.
Tóm lại lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy:

Nguyễn Thanh Xuân

Tóm tắt bài giảng Quan hệ Kinh tế Quốc tế

3


Khoa Kinh tế - QTKD

Đại học An Giang

o Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối rồi trao đổi với nhau sẽ
mang lại lợi ích cho cả hai.
o

Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.

o

Tính ưu việt của chuyên môn hóa.


Từ đó Adam Smith ủng hộ một nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của chính phủ.
1.3.3 Lợi thế so sánh
Nâng lý luận của Adam Smith lên cao hơn, năm 1817 David Ricardo đã chứng minh rằng hai
nước vẫn đạt được lợi ích qua mua-bán ngay cả khi quốc gia A có hoàn toàn lợi thế trong
sản xuất so với quốc gia B. Lý thuyết của ông được gọi là lý thuyết lợi thế so sánh, nó được
mô tả như sau:
Ví dụ 2:
Giả sử một luật sư có khả năng vừa tư vấn luật vừa đánh máy chữ; còn một thư ký thì chỉ có
thể đánh máy chữ, như sau:
Bảng 1.2 : Lợi thế so sánh
Công việc
Luật sư
Thư ký
(1 giờ)
Số lượng
Giá
Thành tiền
Số lượng
Giá
Thành tiền
Tư vấn
01 giờ
100.000đ
100.000đ
0
0
0
Đánh máy 03 trang
10.000đ
30.000đ 02 trang 10.000đ

20.000đ
Nếu luật sư chỉ làm tư vấn thì 8 giờ kiếm được 8 x 100.000đ = 800.000đ. Nhưng nếu luật sư
này vừa làm tư vấn và vừa đánh máy thì cứ mỗi giờ đánh máy luật sư sẽ mất đi: 100.000đ –
30.000đ = 70.000đ. Vì thế, luật sư thay vì tự đánh máy sẽ thuê thư ký đánh máy và mỗi 03
trang đánh máy thì trả 30.000đ. Tính chung thì 1 giờ tư vấn và thuê người đánh máy luật sư
này nhận được 100.000đ – 30.000đ = 70.000đ.
Luật sư chỉ không thuê thư ký khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
o

Giá tư vấn giảm xuống 30.000đ/giờ.

o

Giá đánh máy tăng lên 33.333đ/ 1 trang.

Chú ý theo thuyết lợi thế so sánh thì giả định:
(7) Lao động là chi phí sản xuất duy nhất trong sản xuất tất cả các sản phẩm và chi phí sản
xuất được đồng nhất với tiền lương.
1.3.4 Chi phí cơ hội
Ngoài lao động thì sản phẩm còn cần nhiều yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai, …. Năm
1936 Gottfried Haberler phát triển thuyết lợi thế so sánh bằng cách dựa trên lý thuyết chi phí
cơ hội để giải thích quy luật lợi thế so sánh.
Giả sử không có mậu dịch, người Nhật1 phải sản xuất gạo để ăn, mà một giờ sản xuất 1 kg
gạo thì đã mất cơ hội sản xuất 3 con chip điện tử. Như vậy chi phí cơ hội tạo ra 1 kg gạo của
1

Theo ví dụ 1

Nguyễn Thanh Xuân


Tóm tắt bài giảng Quan hệ Kinh tế Quốc tế

4


Khoa Kinh tế - QTKD

Đại học An Giang

Nhật Bản là 3 con chip, còn Việt Nam là 1/2. Nói cách khác, chi phí cơ hội của một sản
phẩm là số lượng của một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên
làm tăng thêm một đơn vị sản phẩm thứ nhất.
Qua ví dụ trên cho thấy Việt Nam có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất gạo so với Nhật Bản
(1/2<3) nên Việt Nam có lợi thế so sánh; ngược lại trong sản xuất chip điện tử, Nhật Bản có
lợi thế hơn.
Như đã đề cập ở phần 1.2, nguồn lực mỗi quốc gia đều hữu hạn nên các quốc gia sẽ phải lựa
chọn những sản phẩm có lợi thế so sánh, chi phí cơ hội càng thấp càng tốt để sản xuất và trao
đổi với nhau. Giao thương giúp cho các quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất
(đường giới hạn sản xuất) của mình.
1.3.5 Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin
Giả định:
− Chỉ có 2 yếu tố sản xuất là lao động (L) và tư bản (K). chi phí sử dụng L là tiền lương
(w) còn tư bản là lãi suất (r).
− Để sản xuất mặt hàng vải cần nhiều lao động; để sản xuất mặt hàng thép cần nhiều tư
bản. Tỷ lệ K/L của thép lớn hơn vải ở cả 2 quốc gia.
− Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hóa trong 2 quốc gia là 1 hằng số. Cả hai
quốc gia đều chuyên môn hóa ở mức không hoàn hảo.
− Hoa Kỳ là nước có sẵn (dư thừa) tư bản còn Việt Nam là nước có sẵn lao động vì tỷ lệ
r/w ở Hoa Kỳ thấp hơn ở Việt Nam.
Lợi thế tương đối:

Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều đạt được lợi ích lớn hơn nếu Hoa Kỳ tập trung sản xuất thép và
Việt Nam tập trung sản xuất vải để trao đổi cho nhau. Mô hình này cũng đúng khi mở rộng ra
nhiều yếu tố sản xuất khác.
Một cách tổng quát: Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối rồi trao
đổi với nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả hai. Một lần nữa theo Heckscher - Ohlin: giao
thương giúp cho các quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản
xuất) của mình.
1.4

Xu hướng phát triển kinh tế thế giới

1.4.1 Kinh tế vật chất chuyển sang kinh tế tri thức
- Khái niệm: kinh tế tri thức là nền kinh tế, trong đó khoa học công nghệ trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh
và triển vọng phát triển2.
- Tiêu chí: theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi kinh tế một nước có trên 70% giá trị sản
lượng được tạo ra do nguồn lực tri thức, công nghệ cao thì nền kinh tế đó được gọi là kinh tế
tri thức. So sánh qua hai thời đại ta có cái nhìn cụ thể hơn đối với kinh tế tri thức:

2

Vũ Trọng Lâm. Kinh tế tri thức ở Việt Nam – quan điểm và giải pháp phát triển. Hà Nội. 2005. trang 29.

Nguyễn Thanh Xuân

Tóm tắt bài giảng Quan hệ Kinh tế Quốc tế

5



Khoa Kinh tế - QTKD

Đại học An Giang

Bảng 1.3 : Đặc điểm 03 loại nền kinh tế
Kinh tế nông nghiệp

Kinh tế công nghiệp

Lao động, đất đai, vốn

Lao động, đất đai, vốn,
công nghệ, thiết bị

Lao động, đất đai, vốn,
công nghệ, thiết bị, tri
thức, thông tin

Đầu ra của sản xuất

Lương thực

Của cải, hàng hóa tiêu
dùng, các xí nghiệp,
nền công nghiệp

Sản phẩm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của
cuộc sống, công nghiệp
tri thức, vốn tri thức


Hoạt động chủ yếu

Trồng trọt, chăn nuôi

Chế tạo, gia công

Thao tác, điều khiển,
kiểm soát, xử lý thông tin

Công nghiệp chủ yếu
thúc đẩy phát triển

Sử dụng súc vật, cơ
giới hóa đơn giản

Công nghiệp và dịch vụ
là chủ yếu

Các ngành kinh tế tri
thức thống trị

Cơ cấu xã hội

Nông dân

Công nhân

Công nhân tri thức


Đầu tư cho R&D

<0,3% GDP

1-2% GDP

>3% GDP

Tỷ lệ đóng góp của
khoa học công nghệ
cho tăng trưởng kinh tế

< 10%

> 30%

> 80%

Đầu tư cho giáo dục

< 1% GDP

2 – 4% GDP

> 6% GDP

Tầm quan trọng của
giáo dục

Nhỏ


Lớn

Rất lớn

Trình độ văn hóa trung
bình

Tỷ lệ mù chữ cao

Trung học

Sau trung học

Vai trò của truyền
thông

Không lớn

Lớn

Rất lớn

Đầu vào của sản xuất

Kinh tế tri thức

Những nước kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Anh … đã chuyển sang nền kinh tế tri
thức và ngày càng trở nên có nhiều lợi thế so với các nước chỉ mới bắt đầu chuyển từ nền kinh
tế nông nghiệp sang công nghiệp. Các nước chậm phát triển dựa rất nhiều vào tài nguyên

thiên nhiên vốn rất hữu hạn, càng muốn giàu nhanh thì càng khai thác triệt để dẫn đến cạn kiệt
tài nguyên và quay lại chậm phát triển. Trong khi tại các nền kinh tế tri thức, động lực chủ
yếu cho phát triển là nguồn nhân lực mà qua lịch sử loại người thì nguồn lực này ngày tiến bộ
mà chưa thấy điểm dừng.
Điều này ngụ ý rằng những quốc gia thông minh sẽ cố gắng sử dụng và bồi dưỡng tối đa
nguồn lực này để phát triển bền vững.
Vì vậy có thể nói xu thế phát triển của kinh tế thế giới là hướng đến kinh tế tri thức hay có thể
nói là kinh tế phi vật chất.
1.4.2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa
Trước năm 1995 chưa ai biết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì đến kỷ niệm 10 năm
thành lập nó đã có 148 quốc gia thành viên và 33 quốc gia khác quan sát viên. Cũng tương tự
như các tổ chức hợp tác quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới đang ngày càng
mở rộng và có gia tăng sức ảnh hưởng toàn cầu. Thông qua ngoại thương, đầu tư, chuyển giao
công nghệ các nước ngày càng hiểu nhau hơn, gắn bó nhau hơn và phụ thuộc vào nhau nhiều
hơn. Chính điều này đã làm nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, mỗi quốc
gia là một bộ phận không thể tách rời, tác động và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó thấy rõ xu thế
Nguyễn Thanh Xuân

Tóm tắt bài giảng Quan hệ Kinh tế Quốc tế

6


Khoa Kinh tế - QTKD

Đại học An Giang

quốc tế hóa đang ngày một mạnh mẽ hơn. Quá trình toàn cầu hóa của các nước là một quá
trình vừa hợp tác phát triển lại vừa đấu tranh sinh tồn với nhau. Mặc dù vậy quá trình hợp tác
phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo lâu dài hơn vì:

− Không một quốc gia nào có thể thịnh vượng bền vững mà xung quanh là những nước
nghèo đói.
− Toàn cầu hóa làm cho không quốc gia nào có thể trở thành “ốc đảo thanh bình” trong khi
thế giới gặp khủng hoảng trầm trọng hay dịch bệnh, thiên tai.
Từ thực tế đó thúc bách mỗi quốc gia phải chủ động mở cửa, gia nhập “ngôi làng thế giới”,
tham gia phân công lao động quốc tế để tìm hướng đi hợp lý khôn ngoan cho quốc gia mình.
Trước “dòng chảy lớn” quốc tế hóa đó, những nhóm quốc gia có nhiều điểm chung, đặc biệt
là chung khu vực, đã tìm cách thúc đẩy hợp tác nhanh hơn bằng cách tạo thành những nhóm
liên kết khu vực. Quá trình khu vực hóa đã mang các nước lại gần nhau đến mức không còn gì
gần hơn trong trường hợp Liên minh Châu Âu (EU). Những liên minh khu vực còn lại thì xem
EU như là mục tiêu nhắm tới trong tương lai phát triển.
1.4.3 Một số vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt
− Mặt trái của thương mại gia tăng là mâu thuẫn xung đột gia tăng, nên vấn đề giải quyết
mâu thuẫn là thách thức của toàn cầu.
− Trong khi một số ít quốc gia giàu lên thì đa số vẫn còn nghèo lạc hậu, thiếu vốn phát triển.
Vòng xoay nghèo – vay nợ - nghèo không tiền trả nợ - vay nợ tiếp trở thành phổ biến. Khoảng
cách giàu nghèo giữa các nước giàu nhất và nghèo nhất ngày càng rộng là thách thức lớn cho
mọi người.
− Tốc độ tăng trưởng kinh tế lại tỷ lệ thuận với tốc độ ô nhiễm, nghịch lý này tiếp tục kéo
dài và cuối cùng đều gì sẽ xảy ra? Các công dân trái đất lại phải tiếp tục tìm câu trả lời.
− Ngoài ra còn nhiều vần đề khác mà bản thân một quốc gia không thể giải quyết được như
là: thiên tai, bệnh dịch, cạn kiệt năng lượng, an ninh lương thực, phòng chống ma túy, tội
phạm, ….

Nguyễn Thanh Xuân

Tóm tắt bài giảng Quan hệ Kinh tế Quốc tế

7




×