Tải bản đầy đủ (.) (27 trang)

Phương pháp lấy sạn thận không dùng phương pháp mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.27 KB, 27 trang )

PPS: PVU 2.18.10 - Tài liệu này đọc để tham khảo phải rất
cẩn thận trước khi thực nghiệm


 Thưa các bạn, Kèm theo đây là email rất qúy về

tiêu trừ Sạn do chị Phung từ Germany gửi tới. Chị
Phung nguyên là Dược Sĩ Chủ Nhiệm
(Manager) cho công ty Dược Pham Hochst
Germany, nên tin tức về Y Khoa của chị rất đáng
tin tưởng.
 From: Phi-Phung Koster  
  


 Thân gửi các bạn,
 Ba tài liệu về sạn thận, sạn mật và tẩy gan rất có

gía trị. Ngoài ra có một phương pháp lấy sạn cổ điển
ở VN thường dung cũng có hiệu qủa mà tôi vẫn
thường áp dụng cho những bệnh nhân như sau :
 Mua 1 qủa dứa, gọt vỏ, cắt phần đầu làm nắp đậy,

khoét một lỗ sâu 3cm, đổ vào lỗ một muổng nhỏ
(muỗng cà phê) bột phèn chua, rồi đậy nắp lại, bỏ
qủa dứa vào lò nướng cho chin vàng, lấy ra, vắt lấy
nước cốt, được chừng 2 ly. Tối đi ngủ uống 1 ly, mục
đích làm cho sạn thận và bàng quang mềm ra như
trứng gà non. Sáng vừa thức giấc, uống 1 ly còn lại,
nằm nghỉ 30 phút, mục đích làm cho vỡ sạn thành
bột bụi, rồi đi tiểu. Để ý nước tiểu đục như nước vo


gạo hay như nước vôi, mùi nước tiểu rất khai.


 Triệu chứng của sạn thận là có cơn đau thắt từ

bụng lan ra sau lưng, có khi đau từ thắt lưng sang
bụng, mệt mỏi, nói không ra hơi, đi lại mạnh thì
đau, không ăn uống được, có lúc nghĩ là bệnh đau
lưng, có lúc nghĩ là bệnh đau bụng, nhưng không
đại cầu…Sau khi uống nước dứa phèn chua một
ngày, những triệu chứng kể trên biến mất, không
còn đau đớn, thở dễ, nói cười sang sảng như người
hết bệnh. Sở dĩ tôi chỉ dẫn những bệnh nhân bị
bệnh sạn thận dùng bài thuốc này là do một người
bạn ở VN bị sạn hai bên thận do kết qủa khám
nghiệm thấy một bên thận có sạn to bằng nửa ngón
tay cái, đã phải mổ gấp ở BV Bình Dân, anh xin cục
sạn đó về làm kỷ niệm, còn sạn bên thận kia 1-2
tháng sau chờ anh hồI phục sức khỏe mới mổ tiếp.




Trong thời gian chờ đợi, thường xuyên anh bị đau phải
nghỉ làm để dưỡng bệnh, nhưng triệu chứng trên lại tái
phát. May mắn thay, anh gặp được một vị lương y lão
thành chỉ cho bài thuốc dân gian này, anh không tin
mấy, vì sợ phèn chua có độc, nhưng anh có ý định làm
nước dứa phèn chua này, rồi lấy cục sạn đã mổ, ngâm
vào đó xem kết qủa ra sao. Ngày hôm sau, anh cầm cục

sạn, nó có vỏ mềm như vỏ trứng non trong chứa chất
lỏng chứ không cứng như cục sạn hôm qua. Anh hỏi
tôi : dung dịch này uống vào có sao không ? Tôi trả lời :
Dân quê miền Bắc chúng tôi trước kia đều dung những
cục phèn chua để khuấy lọc nước sông dùng làm nước
ăn uống hàng ngày từ đời ông bà cha mẹ đến nay có
thấy hại gì đâu. Thế là anh áp dụng để chữa cục sạn thứ
hai. Kết qủa là anh thấy khỏe, hết những triệu chứng
đau và mệt mỏi kể trên.  Cho nên đến ngày hẹn mổ với
bác sĩ, anh đem theo một chai nước dứa phèn chua, và
kể chuyện cho bác sĩ nghe, bác sĩ cho kiểm tra thận
không thấy còn cục sạn, bác sĩ xin chai nước dứa phèn
chua để ngâm thử mấy cục sạn mà bác sĩ sẵn có để thử
nghiệm. Mấy hôm sau, bác sĩ cho hay, qủa thật các cục
sạn đã mềm ra, bóp dễ vỡ chảy ra nước, ông công nhận
dung dịch này có kết qủa làm tan vỡ sạn thận.






Sang đến Canada, bà nhạc của tôi cũng có những triệu
chứng như trên, đi BV Jean Talon khám, bác sĩ thấy có sạn
to, hẹn một tuần sau mổ. Nhưng về nhà, cụ đau không đi
lại được, uống thuốc giảm đau không kết qủa. Tôi đề nghị
với cụ uống nước dứa phèn chua để giảm đau, còn việc
đến ngày hẹn đi mổ thì cứ đi. Cụ bằng lòng.
Trái dứa ở Canada to gấp 2 lần trái dứa VN, cho nên tôi
làm 2 lần. Tôi cho cụ uống 1 ly vào buổi tối, sang hôm sau

uống 1 ly, khi đi tiểu, để ý thấy nước tiểu đục nhiều, sau
đó cụ đi lại không đau, nói cười vui vẻ. Cụ nghi ngờ không
biết sạn có hết không. Tôi nói còn nửa trái dứa nữa, cụ
uống tiếp, khi đi tiểu, nước tiểu bình thường không vẩn
đục. Đến ngày hẹn mổ, tôi sợ bác sĩ chỉ nhìn theo kết quả
cũ thì chắc chắn cụ sẽ phải bị mổ oan uổng, nên đề nghị
với bác sĩ cho khám lại trước khi mổ vì nói rằng mình đã
khỏe hết đau như trước. Bác sĩ khám lại rồi cho về, hẹn
sẽ thông báo kết qủa sau 1 tuần. Chúng tôi đợi 2 tuần
không thấy bác sĩ cho biết kết qủa, nên đã phone hỏi bác
sĩ, ông cho biết không có sạn nên không phải mổ.









Con trai tôi đi làm, có những bạn Canadien bị sạn thận,
muốn giới thiệu họ dùng nước dứa phèn chua nhưng sợ
có chuyện gì xảy ra mình mang họa, nên chỉ cho họ ra
tiệm thuốc bắc mua loại thuốc thuốc bào chế sẵn của
đông y cổ truyền có tên là Thạch Lâm Thông ( thạch là
đá, lâm là đi tiểu, thông là cho thoát ra ngoài), một
hộp 40 viên, thành phần chính của thuốc là 100% Kim
tiền thảo (cỏ đồng tiền). Tối uống 5 viên, sáng uống 5
viên, nước tiểu buổi sang bị vẩn đục. Uống 2 ngày nếu
nước tiểu còn vẩn đục mới cần uống hết 1 lọ. Nhiều

người uống cũng có kết qủa.
Những người bị sạn mật uống 4 ngày hết một lọ, uống
1-2 lọ, đi khám lại cũng thấy mất sạn không cần phải
cắt túi mật. Người bình thường như chúng ta, cứ mỗI
năm uống một lần, làm sạch sạn trong thận, bàng
quang, sạn mật, và nhất là chữa được bệnh viêm tuyến
tiền liệt (prostate) cũng có kết qủa.
 
D.D.




Phèn chua là gì?



Câu trả lời hay nhất - Do người sử dụng bình chọn



Phèn chua đúng là sulfate kép K2SO4·Al2(SO4)3·24H2O.
Mọi người đã trả lời sai hết :). Ngoài ra kô nhất thiết
phèn chua có kali và nhôm, mà có thể là một kim loại
kiềm khác và một ion 3+ như crôm hoặc sắt III.



(Các) nguồn - click the link…


/>

Trả lời khác (2)
 Phèn chua là một muối của Nhôm khi tan trong

nước sẽ tạo ra Nhôm hidroxit kết tủa dạng keo.Vì
vậy fèn chua dùng để làm trong nước đục.Mặt
khác fèn thường được sủ dụng để chế biến thực
phẩm nhưng làm như vậy sẽ rất nguy hiểm vì nó
là một chất độc có thể gây Ung thư...


Trả lời khác (3)

 Phèn Chua (alum) là một chất muối mầu trắng,

được điều chế bằng cách cho chất quặng bauxite
tác dụng với sulfuric acid, công thức hóa học là
Al2(SO4)3 aluminum sulfate. Phèn chua được
dùng trong kỹ nghệ nhuộm, kỹ nghệ thuộc da và
dùng để lọc nước.
Tham khảo:
/> /> cách đây 2 năm




Phèn chua dùng trong chế biến thực phẩm có độc hại
không?




cách đây 3 tuần



(Câu hỏi quyết định)




Chào bạn! tôi chưa thấy có tài liệu nào nói ăn thực
phẩm có chứa phèn chua độc hại cả. Tuy nhiên phèn
chua có tác dụng kết tủa nên nó sẽ làm mất nhiều chất
dinh dưỡng của thực phẩm hoặc làm các chất đấy khó
hấp thu hoặc tiêu hóa. Ko nên dùng nhiều và thường
xuyên.



cách đây 3 tuần




Phèn chua được dùng trong kỹ nghệ nhuộm, kỹ nghệ
thuộc da và dùng để lọc nước.
Hai hóa chất hàn the và phèn chua không được phép
dùng trong việc biến chế thực phẩm tại Hoa kỳ. Riêng
tại Việt Nam, thì hầu như tất cả các món ăn, không

món nào thiếu ba chất không cần thiết được thêm vào
trong tiến trình nấu nướng, là bột ngọt, hàn the và
phèn chua.Nhất là trong các loại mứt, kiệu chua...đều
có phèn chua.



cách đây 3 tuần




Phèn chua chỉ có tác dụng làm trong nước, lắng các
chất bẩn. Chúng không làm ảnh hưởng đến thực phẩm



cách đây 3 tuần




phèn chua nếu chế biến trong thực phẩm thi cũng có
độc hại đó bạn ah.nhưng cũng còn tùy vào từng trường
hợp và lượng phèn chua cho vào.thì đó là độc hại ít hay
nhiều mà thôi.



cách đây 3 tuần



BẠCH
PHÀN



Tên Việt Nam:



Phèn chua, phèn phi, khô phèn.



Tên Hán Việt khác:



Vũ nát (Bản kinh), Vũ trạch (Biệt lục), Mã xĩ phàn (Bản
thảo tập chú), Nát thạch (Cương mục), Minh thạch,
Muôn thạch, Trấn phong thạch (Hòa hán dược khảo), Tất
phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Minh phàn, Phàn thạch.




Tên khoa học:




Alumen, Sulfas Alumino Potassicus.



Tên gọi:



(1) Phàn có nghĩa là nướng, vị này do một loại khoáng
chất nướng ra mà thành, nó có màu trong sáng nên gọi
là Minh cho nên gọi là Minh phàn.



(2) Khi rang lên cho 1 vị xốp trắng nhẹ khô nên gọi là
Khô phàn.



(3) Phàn là phèn, Minh là trong sáng, vị phèn có màu
trong và sáng.




Mô tả:




Điều chế phèn chua từ nguyên liệu thiên nhiên là Minh
phàn thạch, công thức K2S0, Sulfataluminium A12
(S04)3, A14(OH)3 có lần ít sắt nung Ming phàn thạch
(Alunite) rồi hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh
sẽ được phèn chua, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ
không đều, khi thì một miếng to không màu hoặc
trắng, có khi trong hay hơi đục, tan trong nước không
tan trong cồn, Rang ở nhiệt độ cao phèn chua mất dần
hết nước để thành Phèn phi, xốp nhẹ gọi là khô phàn
(Alument Usium).



Sản địa:



Các nước đều có, Minh phàn thiên nhiên là một khối kết
tinh hình 8 mặt màu trắng, vì lượng thiên nhiên ít nên
phải cần nhân tạo mới đủ dùng.














Tác dụng:
Táo thấp, sát trùng, khử đàm, chỉ huyết, đồng thời lại còn
có tác dụng làm mửa mạnh nhiệt đàm.
Tính vị, qui kinh:
Vị chua chát, tính lạnh Nhập kinh Tỳ.
Chủ trị, liều dùng:
NGứa âm hộ, đới hạ, ngứa lở (tán bột xức hoặc sắc rửa). Cổ
họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh. Dùng từ 2-1 chỉ
uống, ngoài dùng tùy thích.
Kiêng kỵ:
Chứng ho âm hư cấm dùng. Không nên uống nhiều uống
lâu.
Sơ chế:
Nung đá Minh phàn (ALUNITE) sau đó hòa tan trong nước
nóng, lọc và kết tinh, ngoài ra có thể chế phèn chua bằng
cách nung đất sét cho tác dụng với ACID SULFURIC, rồi
trộn với dung dịch KALI SULFAT rồi kết tinh. Dùng thứ
trắng trong là thứ tốt.











Bào chế:
(1) Phương pháp ngày xưa:
Cho phèn chua vào nồi đất nung đỏ rực cả trong lẫn
ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tàng ong lộ thiên
mà đốt, cứ 10 lạng phèn thì 6 lạng tàng ong, đốt cháy
hết để nguội lấy ra tán bột. Gói giấy lại, đào đất sâu 5
tấc, chôn 1 đêm rồi lấy ra dùng (Lôi Công).
- Không nấu thì gọi là sinh phàn, nấu khô cho hết nước
gọi là Khô phàn. Nếu uống phải chế cho đúng cách (Lý
Thời Trân).
(2) Phương pháp ngày nay dùng 1 chảo gang có thể tích
chứa được gấp 5 lần thể tích muốn phi, để tránh phèn
trào ra. Cho vào chảo đốt nóng đến khi chảy, nhiệt độ có
tới 800-9000. Phèn bồng trào lên, cho đến khi nào không
thấy bồng trào lên nữa thì rút lửa để nguội. Lấy ra cạo
bỏ cái đen hoặc vàng bám bên ngoài chỉ lấy thứ trắng.
Tán mịn. Phèn phi tan ít và chậm tan trong nước.




Bảo quản:



Cần tránh ẩm. Đựng kín trong lọ.




Đơn thuốc của tiền nhân:
(1) “Hoàng lạp hoàn” gồm Bạch phàn 1 lượng sống,
luyện với sáp ong nóng chảy viên to bằng hạt đậu đen,
lần uống 10 viên đến 20 viên với nước nóng, nếu nhọt
chưa thành thì tan đi, nếu có mủ thì vỡ mủ, mau lành
miệng bài này trị đinh nhọt, phát bối (nhọt độc ở lưng),
nhọt độc đầy người.



(2) Trúng phong cấm khẩu dùng Bạch phàn 1 lượng,
Tạo giáp 5 chỉ tất cả tán bột (từng vị 1) uống một lần 1
chỉ với nước sôi để nguội, dần dần đờm sẽ ra thì bớt.




(3) Nhức đầu không muốn ăn do đờm kết, dùng Bạch
phàn 1 lượng sắc với 2 chén nước còn 1 chén trộn với 2
muỗng mật ong, uống sẽ nôn ra đờm, nếu chưa uống
thêm nước để dễ mửa.



(4) “Hóa đờm hoàn” dùng Bạch phàn 1 lượng, Tế trà
(chè tàu) nhỏ cánh, lâu năm càng tốt 5 chỉ, Tán bột
luyện với mật ong bằng hạt đậu đen, trẻ con lần uống
5-6 viên, người lớn lần 15 viên với nước nóng, uống đại
tiện ra nhiều đờm trị động kinh bởi phong đờm.





(5) Trẻ con mới sinh khóc mãi vì hàn khí ở bụng mẹ,
dùng Bạch phàn nung lửa 1 ngày tán bột viên bằng hạt
ngô đồng, mài với sữa cho uống lần 2 viên cho đến khi
hết.



(6) “Cô phượng tán” dùng Bạch phàn sống 1 chỉ tán
bột trộn nước lạnh cho uống 2-3 lần trị sản hậu bị cấm
khẩu.



(7) Phèn chua phi 1 chỉ, tán bột dùng lông gà rà vào
miệng để trị chứng trẻ em miệng lưỡi trắng không bú
được.



(8) Đại tiểu tiện không thông dùng Bạch phàn 5 chỉ tán
bột, nằm ngửa bỏ vào rốn làm khí lạnh vào bụng một
lát thì đi được.




(9) Thổ tả dùng phèn phi 1 chỉ uống với nước đun sôi

trị đau bụng thổ tả.



(10) Rắn độc cắn để 1 cục Bạch phàn lên lưỡi dao đốt
cho chảy ra, rồi dùng nó nhỏ một giọt vào chỗ vết
thương.



(11) Hôi nách dùng phèn phi tán bột bọc vào khăn lụa
hoặc khăn tay xát vào nách hàng ngày.



(12) Tai chảy nước chảy mủ, miệng lưỡi lở dùng phèn
phi rắc tại chỗ hoặc trộn nước lạnh để rửa.



 


Đơn thuốc phổ thông hiện nay:


1. Sát trùng chỉ ngứa: Dùng trong trường hợp lở ngứa,
chảy nước, ký sinh trùng trong ruột.




(1) Minh phàn 1 cân rưỡi (nung lửa thành Khô phàn tán
bột). Tùng hương 3 lượng (tán bột). Thư bản du tươi
nửa cân. Đem tùng hương quậy đều với trư bản rồi nấu
dẻo khi nào lấy đũa lên nhỏ giọt hột là được, để nguội
trộn khô phàn (bột) vào khuấy đều, phết dán nơi đau,
trị ngứa lở vảy ở da đầu.



(2) Khô phàn: Lưu hoàng mỗi thứ 3 lượng, Thạch cao
nung 1 cân, Thanh đại 1 lượng, Băng phiến 5 cân, tán
bột cát kín khi dùng với thái du xức vào nơi đau ngày 2
lần liên tục 5-7 ngày, trị thấp chẩn,



(3) Khô phàn, Lưu hoàng, Xà sàng tử mỗi thứ 1 lượng
tán bột trộn dầu vừng (mè) xức trị ngứa lở.


×