Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐƯỢC THÀNH LẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

FT
U

-K

51

-----------***-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỰ

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI LAO
ĐỘNG VIỆT NAM KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ

ÁN

ASEAN (AEC) ĐƯỢC THÀNH LẬP.
: Đào Xuân Thái

Mã sinh viên

: 1211110577

Lớp



: Anh 5 - KTĐN

Khóa

: K51

Người hướng dẫn khoa học

: PGS. TS Đỗ Hương Lan

HỘ
IC

Họ tên sinh viên

Hà Nội, tháng 5 năm 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1

51

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VÀ LIÊN KẾT
KINH TẾ QUỐC TẾ. ...............................................................................................4
1.1. Những vấn đề cơ bản về lao động ....................................................................4

-K


1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................4
1.1.2. Phân loại lao động ......................................................................................5
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá lao động ...................................................................6

FT
U

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động .......................8
1.2. Những vấn đề cơ bản về liên kết kinh tế quốc tế..............................................9
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................9
1.2.2. Bản chất của liên kết kinh tế quốc tế ........................................................10
1.2.3. Các loại hình liên kết kinh tế ....................................................................11

SỰ

1.2.4. Tác động của liên kết kinh tế quốc tế đến lao động của các nước thành
viên .....................................................................................................................13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

ÁN

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐƯỢC THÀNH LẬP. ......................15
2.1. Thực trạng lao động Việt Nam trong những năm gần đây .............................15
2.1.1. Lực lượng lao động ..................................................................................15

HỘ
IC

2.1.2. Lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật............................................18
2.1.3. Thất nghiệp và thiếu việc làm ..................................................................20


2.1.4. Việc làm ...................................................................................................25

2.1.5. Thu nhập của người lao động tại Việt Nam .............................................29
2.1.6. Năng suất lao động ...................................................................................32

2.2. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động tại Việt Nam .......35
2.2.1. Giáo dục ...................................................................................................35
2.2.2. Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ..........................................................39
2.2.3. Tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động .............................................39


2.3. Sự tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và những vấn đề đặt ra
đối với lao động Việt Nam ....................................................................................39
2.3.1. Giới thiệu về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ....................................39
2.3.2. Những tác động dự kiến của việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN

51

đến lao động Việt Nam.......................................................................................46
2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với lao động Việt Nam khi Cộng đồng kinh tế

-K

ASEAN được thành lập ......................................................................................47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT GIÚP LAO ĐỘNG VIỆT NAM HỘI
NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NỘI KHỐI ASEAN. .......................54

FT

U

3.1. Giải pháp .........................................................................................................54
3.1.1. Giải pháp nhằm tăng năng suất lao động Việt Nam.................................54
3.1.2. Giải pháp đối với hệ thống giáo dục tại Việt Nam...................................56
3.1.3. Giải pháp đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam ..............................59
3.1.4. Giải pháp đối với lao động Việt Nam ......................................................59

SỰ

3.2. Đề xuất, kiến nghị: ..........................................................................................59
3.2.1. Đối với Đảng, Nhà nước ..........................................................................59
3.2.2. Đối với doanh nghiệp ...............................................................................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................64

HỘ
IC

ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO: .....................................................................................65


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về thị trường lao động chủ yếu: ..................................15
Bảng 2.2. Quy mô và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi

51

trở lên . ......................................................................................................................16


Bảng 2.3. Số lượng và tỷ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật: ..........18

-K

Bảng 2.4. Số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp theo giới tính, khu vực
và nhóm tuổi. ...........................................................................................................20

Bảng 2.5. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo giới tính, khu vực, trình
độ chuyên môn kĩ thuật và nhóm tuổi: .................................................................22

FT
U

Bảng 2.6. Số người có việc làm chia theo giới tính, khu vực: ..............................25
Bảng 2.7. Cơ cấu lao động theo ngành và vị thế làm việc. ..................................27

HỘ
IC

ÁN

SỰ

Bảng 2.8. Thu nhập bình quân tháng của lao động tại Việt Nam: .....................29


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Biến động lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật theo cấp trình
độ, quý IV năm 2015 so với quý IV năm 2014. .....................................................19


51

Hình 2.2. Số lượng người lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo
trình độ chuyên môn kĩ thuât, quý 3/2015 và quý 4/2015. ..................................21

-K

Hình 2.3. Biến động việc làm theo ngành, quý IV năm 2015 so với quý III năm
2015. ... ......................................................................................................................26
Hình 2.4. Cơ cấu nghề của người có trình độ đại học trở lên, quý IV năm 2015. .
............ ......................................................................................................................28

FT
U

Hình 2.5. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương theo
nhóm nghề quý IV năm 2015. ................................................................................30
Hình 2.6. Thu nhập bình quân tháng của lao động theo loại hình doanh nghiệp,

HỘ
IC

ÁN

SỰ

quý III năm 2015 và quý IV năm 2015..................................................................31



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lao động Việt Nam không ngừng gia tăng về chất lượng, số lượng cũng như
năng suất qua các năm, tuy nhiên, sự gia tăng này không tương xứng với xu thế hội

51

nhập kinh tế ngày càng sâu rộng trên toàn thế giới, đặc biệt là trong khu vực
ASEAN. Vào ngày 31/12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN gọi tắt là AEC chính

-K

thức được thành lập sẽ tạo nên một thị trường đơn nhất với năm yếu tố được lưu
chuyển tự do giữa 10 nước bao gồm vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành

nghề. Sự di chuyển tự do này vừa là những cơ hội đồng thời cũng là những thách
thức không hề nhỏ đối với lao động cũng như các cơ quan quản lý của Việt Nam

FT
U

khi một lượng lớn lao động ở các nước ASEAN vào Việt Nam, tạo nên một cuộc
cạnh tranh hứa hẹn sẽ khá khốc liệt với lao động trong nước. Số liệu của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội cho thấy, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia
hưởng lợi lớn từ những tác động của việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN về

SỰ


tăng trưởng việc làm, nâng cao năng suất lao động , nhất là năng suất lao động
ngành công nghiệp. Số lượng việc làm tạo thêm ở Việt Nam khá cao ( đến năm
2015 là 6 triệu, chiếm 9.5% tổng số việc làm tạo thêm ở ASEAN nhưng chất lượng
việc làm không cao, 65% việc làm mới là dễ bị tổn thương ( cao nhất trong khu

ÁN

vực). Lực lượng lao động Việt Nam khá dồi dào, tăng đều qua các năm, tính đến
năm 2015 lực lượng lao động Việt Nam là 53,644 triệu người, số lao động có việc
làm là 52,427 triệu người, thất nghiệp khoảng 1,217 triệu người và tỷ lệ lao động có

HỘ
IC

bằng cấp, chứng chỉ chiếm khoảng 20,8%. Chất lượng lao động Việt Nam cũng
không ngừng được nâng lên bằng chứng là việc nhận được các giải cao trong các

cuộc thi năng lực tay nghề do ASEAN tổ chức. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội

cũng là những thách thức không nhỏ đối với lao động Việt Nam. Do xuất phát điểm
thấp, cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do vậy tỷ lệ lao động tham
gia vào thị trường chính thức còn thấp, đạt khoảng 30%. Chất lượng, cơ cấu lao
động không đáp ứng được yêu cầu của xu hướng hội nhập, phát triển. Tỷ lệ lao

động qua đào tạo có tăng lên nhưng vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 38% lực lượng
lao động. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang rất thiếu lao động
có tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Cùng với đó là sự hời hợt, chậm trễ trong


2


việc chuẩn bị kiến thức, kĩ năng và thái độ cũng như trạng thái tâm lý để sẵn sang
tham gia vào thị trường lao động tự do di chuyển trong khu vực ASEAN.
Có thể nói lao động Việt Nam có rất nhiều yếu tố để có thể “sống tốt, sống
khỏe” trong một thị trường lao động rộng lớn và có nhiều đối thủ “sừng sỏ” có thể

51

đánh bật chúng ta trên chính sân nhà của chúng ta. Tuy nhiên, muốn tận dụng một
cách hiệu quả các yếu tố được coi là thế mạnh của lao động Việt Nam thì cần phải

-K

có giải pháp của các cơ quan quản lý và ở chính người lao động Việt Nam. Nhằm
mục đích phân tích các thế mạnh cũng như các điểm yếu của lao động Việt Nam, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chất lượng nguồn lao động Việt Nam một
cách tốt nhất,, hiệu quả nhất, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Cơ hội và thách thức

FT
U

đối với lao động Việt Nam khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành
lập”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Bài nghiên cứu này mục tiêu đưa ra các số liệu về số lượng, chất lượng cũng

SỰ

như năng suất của lao động Việt Nam từ đó chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của lao

động Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp để lao động Việt Nam phát
triển và hội nhập vào lực lượng lao động trong khu vực ASEAN.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

ÁN

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu là nguồn lao động Việt Nam qua các chỉ
số: số lượng, chất lượng, năng suất,..
4. Bố cục đề tài:

HỘ
IC

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài nghiên cứu được chia thành 3 chương:
-

CHƯƠNG 1: Hệ thống cơ sở, lý luận chung về lao động và việc làm, trình

bày tổng quan về khái niệm của lao động và việc làm, đồng thời giới thiệu khái quát

về việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
-

CHƯƠNG 2: Thực trạng lao động Việt Nam – Cơ hội và thách thức khi

Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, phân tích thực trạng lao động Việt Nam
cũng như công tác đào tạo, phát triển nguồn lao động từ đó chỉ ra các cơ hội và
thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC).



3

-

CHƯƠNG 3: Đề xuất, kiến nghị và giải pháp cho lao động Việt Nam khi

Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, dựa trên kết quả của việc phân tích chất
lượng nguồn lao động Việt Nam từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị đối với công tác
đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam, đồng thời nêu ra các giải pháp cho các nhà

51

quản lý khi lao động Việt Nam phải chịu sức cạnh tranh không hề nhỏ đến từ lao

HỘ
IC

ÁN

SỰ

FT
U

-K

động các nước trong khu vực ASEAN.



4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VÀ
LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ.
1.1. Những vấn đề cơ bản về lao động
1.1.1. Khái niệm

51

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất

tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản

-K

xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo
ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho
tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xã hội.

FT
U

Lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt. Đó là lao động củ thể và
lao động trừu tượng.
-

Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới mọi hình thức cụ thể của những

nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục địch riêng, đối
tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng. Ví dụ lao động


SỰ

cụ thể của người thợ mộc mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động
là gỗ, phương pháp là các thao tác về cưa, bào, khoan, đục, phương tiện là cưa, cái
đục, cái khoan; kết quả lao động ra là cái bàn, cái ghế. Mỗi lao động cụ thể tạo ra
một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều

ÁN

loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công
lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, các hình thức lao
động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của

HỘ
IC

phân công lao động xã hội. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với

vật phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kì hình thái kinh tế - xã hội
nào. Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó

sản xuất ra. Giá trị sử dụng của các vật thể hàng hóa bao giời cũng do hai nhân tố
hợp thành: vật chất và lao động. Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình

thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người mà

thôi.
-


Lao động trừu tượng: Lao động của người sản xuất hàng hóa, nếu coi đó là

sự hao phí sức óc, sức thần kinh và sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không
kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào thì gọi là lao động trừu tượng. Lao động


5

của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể
thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một
bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt, và
sức thần kinh của con người. Lao động trừu tượng chính là hao phí lao động đồng

51

nhất của con người. Lao động bao giời cũng là sự hao phí sức lực của con người xét
về mặt sinh lý, nhưng không phải sự hao phí sức lao động nào về mặt sinh lí cũng là

lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do

-K

mục đích của sản xuất là để trao đổi. Từ đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các

lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh được với nhau thành một thứ
lao động đồng nhất có thể trao đổi với nhau, tức là lao động trừu tượng. Lao động

FT
U


trừu tượng tao ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Lao động trừu
tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa. Nếu lao động cụ thể
chỉ là một trong hai nhân tố tạo thành giá trị sử dụng, thì lao động trừu tượng là
nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của mọi hàng hóa chỉ là sự kết
1.1.2. Phân loại lao động

SỰ

tinh của lao động trừu tượng.
1.1.2.1. Căn cứ vào tính chất công việc

Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, lao động của

ÁN

doanh nghiệp cũng như từng bộ phận trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
-

Lao động trực tiếp: gồm những người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất

HỘ
IC

kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định.
-

Lao động gián tiếp: gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh

doanh trong doanh nghiệp.


1.1.2.2. Căn cứ theo tính chất, trình độ chuyên môn:
-

Lao động phổ thông là những lao động có quy trình kĩ thuật đơn giản, phù

hợp với đại đa số người lao động. Trình độ yêu cầu tối đa là phổ thông trung học.
Những dạng lao động này thông thường chủ yếu đòi hỏi sức khỏe là chính, hoặc có

thể tham gia lao động không thông qua đào tạo như: khuân vác, phụ hồ,… hoặc qua
những khóa đào tạo ngắn hạn như: thợ xây, thợ may, phục vụ quán ăn, nhà hàng,…


6

-

Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật là những lao động được đào tạo

qua trường lớp, được cấp bằng, chứng chỉ để làm việc theo đúng chuyên ngành của
mình đã được đào tạo.

-

Hợp đồng lao động dài hạn.

-

Hợp đồng lao động ngắn hạn.


-

Hợp đồng lao động thời vụ.

51

1.1.2.3. Căn cứ theo hình thức tuyển dụng

-K

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá lao động
1.1.3.1. Lực lượng lao động

Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và

FT
U

những người chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Lực lượng lao động
không bao gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng nằm trong các tình
trạng: làm nội trợ chính trong gia đình, học sinh, sinh viên, những người không có
nhu cầu làm việc,… Ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng khái niệm này trong
thống kê, được coi như cung thực tế về lao động. Như vậy, nếu một quốc gia có lực

SỰ

lượng lao động dồi dào sẽ có nhiều khả năng tạo ra nhiều của cải vật chất, tận dụng
được các cơ hội đầu tư từ bên ngoài đồng thời có ưu thế lớn trong việc cạnh tranh
với lực lượng lao động từ bên ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu


ÁN

rộng trên toàn thế giới.

1.1.3.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và toàn bộ

HỘ
IC

những người trong độ tuổi lao động ( tỷ lệ giữa lực lượng lao động thực tế tham gia
làm việc so với lực lượng lao động tiềm năng).
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh

giá về chất lượng nguồn lao động của một quốc gia, gần giống với lực lượng lao

động. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động còn cho ta biết được sự hiệu quả
trong tận dụng nguồn lao động của một quốc gia.

1.1.3.3. Thất nghiệp

Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc,
mong muốn làm việc nhưng lại không tìm được việc làm.


7

Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội, do tác động của nhiều yếu tố
kinh tế –xã hội, trong đó có những yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. Thất
nghiệp có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.

Thất nghiệp là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã

51

hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang lâm vào suy thoái. Thất
nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động do bị mất thu
nhập, từ đó gây nên nhiều tệ nạn gây tác động xấu đến trật tự xã hội.

-K

Do vậy, thất nghiệp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng
nguồn lao động cũng như sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia.
1.1.3.4. Thu nhập của người lao động

FT
U

Thu nhập của người lao động là khoản tiền mà người lao động nhận được khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời
gian nhất định.

Mức thu nhập của người lao động có thể cho ta biết được hàm lượng chuyên
môn kĩ thuật, mức độ phức tạp trong công việc của người lao động, đồng thời nó

SỰ

cũng đánh giá mức độ phát triển của một nền kinh tế, thu nhập của người lao động
có cao thì mới thúc đẩy được chi tiêu, đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh, phát triển
nền kinh tế.


ÁN

1.1.3.5. Năng suất lao động

Năng suất lao động là hiệu quả hoạt động có ích của con người trong một
đơn vị thời gian. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra

HỘ
IC

trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị
sản phẩm. Năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ đến thu nhập của người lao
động.

Năng suất lao động là chỉ tiêu có thể nói là quan trọng nhất trong việc đánh

giá chất lượng của nguồn lao động một quốc gia. Năng suất lao động càng cao thì

càng tạo ra nhiều của cải vật chất, rút ngắn được thời gian lao động giúp thỏa mãn
nhu cầu về tinh thần của con người.


8

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động
1.1.4.1. Giáo dục
Giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng cho con người trong suốt cả cuộc
đời, nó được biểu hiện qua tất cả các dạng học tập. Giáo dục được thể hiện ở hai

51


bậc: Giáo dục phổ thông và giáo dục nghề và đại học.
Giáo dục giúp tăng tích lũy về tri thức để tạo ra lực lượng lao động có trình

độ, có kĩ năng, có năng suất lao động cao và sáng tạo trong công việc. Đồng thời,

-K

giáo dục cũng cũng cung cấp cho con người kiến thức để sử dụng trong đời sống
nhằm nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng.
1.1.4.2. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe

FT
U

Sức khỏe thể hiện ở thể lực, chiều cao, cân nặng và chế độ dinh dưỡng. Sức
khỏe của người lao động làm nâng cao sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung
trong công việc. Các chính sách về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe nhằm mục đích
tạo cho người lao động có sức lưc để học tập tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu
quả.

SỰ

1.1.4.3. Tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động
Người lao động có năng suất lao động cao là vẫn chưa đủ nếu thiếu đi tác
phong công nghiệp và kỉ luật trong lao động.

ÁN

Tác phong công nghiệp thể hiện ở: Đừng để nước đến chân mới nhảy, phải

biết quý trọng thời gian, tự sáng tạo ra cơ hội cho chính mình, tạo cho mình khả
năng thích ứng với mọi môi trường và bất kỳ sự thay đổi nào, luôn làm việc có mục

HỘ
IC

tiêu rõ ràng, hợp tác nhưng cũng biết cạnh tranh, khi cần, hãy biết nói tiếng
“không”, nói đến đâu, làm ngay đến đấy, hãy quan tâm đến vẻ bên ngoài, đầu tư
vào quan hệ xã hội, chủ động giao tiếp và tạo cơ hội để được giao tiếp với người
khác, sàng lọc và sắp xếp các mối quan hệ theo thứ tự, biết gắn kết mình với tập thể,
luôn thể hiện sự thân thiện, luôn chăm sóc các mối quan hệ.
Kỉ luật lao động là việc tuân thủ theo các quy định cơ bản của công việc do

doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý đặt ra. Việc tuân thủ kỉ luật lao động có
ý nghĩa to lớn cả vể mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Cụ thể, thông qua việc duy trì
kỉ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách
hợp lí để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và trật tự xã hội nói


9

chung. Tuân thủ kỉ luật lao động người lao động có thể tự rèn luyện để trở thành
người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu
tranh với những tiêu cực trong sản xuất. trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý
thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ

51

lao động ổn định, hài hòa. Đó cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
xuất khẩu lao động, giúp cho người lao động không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong

1.2. Những vấn đề cơ bản về liên kết kinh tế quốc tế
1.2.1. Khái niệm

-K

các điều kiện khác biệt.

Hiện nay, trên thế giới xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng gia tăng.

FT
U

Các quốc gia không thể tự mình giải quyết được các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội cũng như môi trường. Vì thế, việc các nước liên kết, hợp tác với nhau là
cần thiết. Các quốc gia trên thế giới đang từng bước tạo lập nên các mối quan hệ
song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết kinh tế quốc
tế với nhiều mức độ khác nhau, đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên. Chính các

SỰ

liên kết kinh tế quốc tế là biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đang
diễn ra hết sức sôi động ấy. Tóm lại, liên kết kinh tế quốc tế là quá trình trong đó
hai hay nhiều chính phủ kí với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lý

ÁN

chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước. Cụ thể, liên kết
kinh tế quốc tế hay còn gọi là nhất thể hóa kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó
diễn ra quá trình xã hội hóa có tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất giữa


HỘ
IC

các chủ thể kinh tế quốc tế. Đó là sự thành lập một tổ hợp kinh tế quốc tế của một
nhóm thành viên nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên và
thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Liên kết
kinh tế quốc tế được xem là mối liên hệ kinh tế vượt ra khỏi lãnh thổ của một quốc

gia, được hình thành dựa vào sự thỏa thuận của các hai hay nhiều bên, ở tầm vĩ mô

hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại phát
triển. Quá trình liên kết kinh tế quốc tế đưa tới việc hình thành một thực thể kinh tế
mới ở cấp độ cao hơn với các mối quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa dạng.


10

1.2.2. Bản chất của liên kết kinh tế quốc tế
Về bản chất, liên kết kinh tế quốc tế là hình thức phát triển cao hơn về chất
của phân công lao động quốc tế với những đặc trưng cơ bản sau:
1.2.2.1. Liên kết kinh tế quốc tế đưa tới sự gia tăng về số lượng và cường độ các

51

mối quan hệ kinh tế quốc tế
Liên kết kinh tế quốc tế làm gia tăng các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa

các thành viên và hình thành nên cơ cấu kinh tế mới trong quá trình liên kết. Với

-K


hình thức liên kết kinh tế, các mối quan hệ kinh tế quốc tế sẽ có tính chất thường
xuyên ổn định và được chú ý củng cố để cho nó có thể phát triển lâu dài.

1.2.2.2. Liên kết kinh tế quốc tế bao trùm và liên quan đến tất cả các lĩnh vực của

FT
U

nền kinh tế

Các liên kết kinh tế quốc tế được hình thành dựa trên các hiệp định không
chỉ về thương mại hàng hóa mà còn mở rộng ra thương mại dịch vụ, đầu tư và sở
hữu trí tuệ.

1.2.2.3. Liên kết kinh tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tế và

SỰ

chủ nghĩa cục bộ của từng quốc gia trong nền kinh tế thế giới
Việc tham gia liên kết kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ một số khác biệt
kinh tế giữa các quốc gia, xác định những tiêu chí phát triển chung, trong đó cùng

ÁN

với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm về mọi mặt của từng quốc gia thành viên, là
việc hi sinh một phần tính độc lập trong các quyết sách về kinh tế,
1.2.2.4. Liên kết kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa

HỘ

IC

những quốc gia độc lập chủ quyền

Bởi vậy nó thường chịu sự điều tiết của các chính sách kinh tế của các chinh

phủ. Nói chung nền kinh tế giữa các quốc gia không có sự đồng nhất cả về trình độ
phát triển cũng như về thể chế và kết cấu kinh tế xã hội. Chính điều đó đưa đến các
chức năng điều chỉnh và làm xích lại gần nhau giữa các nền kinh tế. Thông qua đó
hình thành nên liên kết kinh tế quốc tế có tác dụng bổ sung và tạo điều kiện cho các

quan hệ kinh tế quốc tế phát triển thuận lợi hơn.


11

1.2.2.5. Liên kết kinh tế quốc tế là giải pháp trung hòa giữa xu hướng tự do hóa và
bảo hộ mậu dịch
Trên thị trường thế giới đang diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa xu hướng tự
do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch. Các hình thức của chủ nghĩa mậu

51

dịch mới ra đời và có nguy cơ gia tăng. Các cuộc chiến kinh tế giữa các trung tâm
kinh tế lớn cũng có xu hướng mở rộng. Trong điều kiện đó, liên kết kinh tế quốc tế
có vai trò như một giải pháp trung hòa để tạo nên các khu vực thị trường tự do cho

-K

các thành viên. Các liên kết kinh tế quốc tế trước hết hướng vào việc tạo lập thị

trường quốc tế khu vực, dỡ bỏ dần các rào cản về thuế quan và phi thuế quan giữa
các nước thành viên, tạo nên khuôn khổ kinh tế và pháp lý phù hợp cho mậu dịch

FT
U

quốc tế gia tăng, củng cố và mở rộng quan hệ thị trường.

1.2.2.6. Liên kết kinh tế quốc tế luôn là hành động tự giác của các nước thành viên:
Các thành viên tự giác tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế nhằm thực hiện
việc điều chỉnh có ý thức và phối hợp các chương trình phát triển kinh tế với những
thỏa thuận có đi có lại giữa các nước thành viên. Nó là bước quá độ trong quá trình

SỰ

vận động của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa. Các liên kết này còn là
khuôn khổ để cạnh tranh giữa các nhóm nước, bảo vệ và phục vụ lợi ích quốc gia và
khu vực.

ÁN

1.2.3. Các loại hình liên kết kinh tế

Có 5 loại hình liên kết kinh tế quốc tế bao gồm:
Khu mậu dịch tư do

-

Liên minh thuế quan


HỘ
IC

-

-

Thị trường chung

-

Liên minh kinh tế

-

Liên minh tiền tệ

1.2.3.1. Khu mậu dịch tự do
-

Là hình thức liên kết kinh tế trong đó các thành viên cùng thỏa thuận, thống

nhất một số vấn đề nhằm mục đích tự do hóa trong buôn bán về một hay một số

hàng hóa.


12

-


Các thỏa thuận:

 Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch về một hay một số hàng
hóa đó.
 Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa, dịch vụ.

51

 Mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn

bán với quốc gia ngoài khối ( tức là vẫn có chính sách ngoại thương riêng đối với
1.2.3.2. Liên minh thuế quan
-

Là hệ thống có tính chất cao hơn, mang toàn bộ đặc điểm của khu vực mậu
Các thỏa thuận thêm là:

FT
U

dịch tự do nhưng có thêm các điều kiện thỏa thuận.
-

-K

các quốc gia ngoài khối).

 Các nước trong liên minh thỏa thuận xây dựng chung về cơ chế hải quan
thống nhất áp dụng chung cho các nước thành viên.


 Cùng nhau xây dựng biểu thuế quan thống nhất áp dụng trong hoạt động

SỰ

thương mại với các nước ngoài liên kết.

 Tiến tới xây dựng chính sách ngoại thương thống nhất mà mỗi nước thành
viên phải tuân thủ theo.
1.2.3.3. Thị trường chung

Là hình thức liên kết cao hơn, chặt chẽ hơn so với liên minh thuế quan.

-

Thỏa thuận thêm các điều kiện:

ÁN

-

 Xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động

HỘ
IC

giữa các nước thành viên.

 Xây dựng cơ chế chung điều tiết thị trường của các nước thành viên.


 Tiến tới xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại chung trong quan hệ với các

nước ngoài khối.

1.2.3.4. Liên minh kinh tế
-

Là liên minh quốc tế với một mức độ cao hơn về sự tự do di chuyển hàng

hóa, dịch vụ, tư bản và lao động giữa các nước thành viên.
-

Các nước trong liên minh kinh tế cần phải:

 Thống nhất biểu thuế quan chung cho các nước thành viên.


13

 Thực hiện thống nhất các chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách phát triển
kinh tế ngành, kinh tế vùng mà không bị chia cắt bởi biên giới lãnh thổ giữa các
nước thành viên.
 Cùng nhau thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa

51

các nước ( thay thế một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng nước).
1.2.3.5. Liên minh tiền tệ

Là hình thức liên kết cao nhất, tiến tới thiết lập một “ quốc gia kinh tế chung”


của nhiều nước.
-

Liên minh tiền tệ có những đặc điểm sau:

-K

-

 Xây dựng chính sách kinh tế chung, trong đó có chính sách kinh tế đối ngoại,

FT
U

chính sách ngoại thương.

 Hình thành một đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của
các nước hội viên.

 Thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ.

SỰ

 Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho Ngân hàng trung ương của các
nước.

 Xây dựng quỹ tiền tệ chung.

 Xây dựng chính sách quan hệ tài chính- tiền tệ chung đối với các nước ngoài


ÁN

liên minh và các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế.
1.2.4. Tác động của liên kết kinh tế quốc tế đến lao động của các nước thành viên
1.2.4.1. Liên kết kinh tế quốc tế làm tăng năng suất lao động và tăng mức sống của

HỘ
IC

các quốc gia

Nhờ việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, thị trường lao động phát triển

đặc biệt là phát triển về chiều sâu, cộng với trình độ khoa học kĩ thuật phát triển
giúp nâng cao năng suất lao động, kinh tế đất nước phát triển, nâng cao mức sống
của người dân.


14

1.2.4.2. Góp phần phát huy vai trò của các chủ thể, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của nền kinh tế
Trong tiến trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, các chủ thể sẽ được
tham gia vào một thị trường toàn cầu rộng lớn với môi trường kinh doanh quốc tế tự

51

do. Việc ngày càng dỡ bỏ các rào cản, các phân biệt đối xử kinh tế và phi kinh tế sẽ
tạo ra cơ hội không chỉ cho các công ty lớn, các nền kinh tế lớn mà còn cho cả các

công ty nhỏ, các nền kinh tế nhỏ tham dự bình đẳng và rộng rãi vào guồng máy kinh

-K

tế mang tính toàn cầu. Tham gia liên kết sẽ giúp các quốc gia từng bước gia nhập
vào hệ thống phân công lao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất trên toàn cầu.

Lợi thế của đất nước sẽ được phát huy, các nguồn lực sẽ được khai thác và sử dụng

FT
U

hiệu quả.

1.2.4.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác triệt để lợi thế
cạnh tranh của các quốc gia

Tham gia liên kết kinh tế quốc tế có tác động thúc đẩy việc hình thành một
cơ cấu hợp lí theo hướng phân công lao động quốc tế trên cơ sở đặc điểm cũng như

SỰ

lợi thế của lao động từng quốc gia.

1.2.4.4. Tạo động lực để thay đổi các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực

ÁN

Tham gia và các liên kết kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc phải chịu sức

cạnh tranh không hề nhỏ đến từ các nước thành viên, đặc biệt về vấn đề lao động.
Để biến những thách thức thành cơ hội để phát triển đòi hỏi các nước phải có các

HỘ
IC

chính sách thiết thực nhằm thay đổi và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.


15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
ĐƯỢC THÀNH LẬP.

51

2.1. Thực trạng lao động Việt Nam trong những năm gần đây
2.1.1. Lực lượng lao động

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về thị trường lao động chủ yếu:

-K

Năm

Năm 2015

2014


Chỉ tiêu

Lực lượng lao động ( triệu người )

Quý I

Quý II

FT
U

Quý IV
54,43

Quý

Quý

III

IV

53,64

53,71

54,32

54,59


Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 77,7

77,3

76,2

76,4

78,8

Số người có việc làm ( triệu người)

52,43

52,53

53,17

53,5

53,44

SỰ

Nguồn: Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 của TCTK.
Theo Bảng trên ta có thể thấy được lực lượng lao động có những dấu hiệu
khả quan. Trong quý IV năm 2014 lực lượng lao động khá cao đạt 54,43 triệu người
tuy nhiên sau đó lại giảm dần trong Quý I, Quý II và Quý III năm 2015, cụ thể trong

ÁN


Quý I năm 2015 lực lượng lao động chỉ đạt 53,64 triệu người giảm 0,79 triệu người;
Quý II năm 2015 đạt 53,71 triệu người giảm 0,72 triệu người so với Quý IV năm
2014; đến Quý III năm 2015 lực lượng lao động có dấu hiệu khởi sắc hơn khi đạt

HỘ
IC

54,32 triệu người chỉ giảm 0,11 triệu người so với Quý IV năm 2014. Đến Quý IV

năm 2015, lực lượng lao động đạt 54,59 cao nhất trong các quý từ quý IV năm

2014, cụ thể tăng 0,27 triệu người so với Quý III năm 2015, tăng 0,16 triệu người so
với Quý IV năm 2014.

Về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, trong Quý IV năm 2014, tỷ lệ tham gia

lực lượng lao động đạt 77,%, đến Quý I năm 2015, tuy lực lượng lao động giảm
xuống nhưng đồng thời tỉ lệ tham gia lực lượng lao động cũng giảm xuống theo, cụ

thể chỉ đạt 77,3%, đến Quý II và Quý III năm 2015, tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động tiếp tục giảm xuống, khi chỉ đạt lần lượt 76,2% và 76,4%. Đến Quý IV năm
2015, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng mạnh so với Quý III năm 2015, đạt


16

78,8% cao hơn cả trong Quý IV năm 2014. Về số người có việc làm, trong Quý IV
năm 2014 đạt 53,44 triệu người, sau đó cũng giảm dần trong các quý tiếp theo, cụ
thể quý I năm 2015 đạt 52,43 triệu người, quý II năm 2015 đạt 52,53 triệu người,

quý III năm 2015 đạt 53,17 triệu người, tuy nhiên đến quý IV năm 2015, số người

51

có việc làm tiếp tục tăng cao đạt 53,5 triệu người, cao nhất trong các quý từ quý IV
năm 2014.
trở lên.
Năm

-K

Bảng 2.2. Quy mô và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi

Năm 2015

Quý

Quý

III

IV

70,86

71,52

69,57

33,93


34,15

34,62

33,79

36,04

35,82

36,71

36,9

35,78

23,25

23,69

23,59

24,16

24,05

46,81

45,79


47,27

47,36

45,52

ÁN

FT
U

2014

Chung

54,43

53,64

53,71

54,32

54,59

Nam

27,97


27,82

27,66

28,07

28,11

Nữ

26,46

25,82

26,05

26,25

26,48

Thành thị

16,36

16,94

16,26

16,75


17,45

Nông thôn

38,07

36,7

37,44

37,57

37,14

77,69

77,4

75,59

76,83

78,84

1. Dân số từ 15 tuổi trở lên ( Triệu người)

Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn


Quý I

Quý II

70,06

69,75

34,02

SỰ

Chung

Quý IV

HỘ
IC

2. Lực lượng lao động ( Triệu người)

3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%)
Nguồn: TCTK (2014,2015), Điều tra Lao động – Việc làm hằng quý.

Qua bảng trên ta có thể thấy, trong Quý IV năm 2015, dân số từ 15 tuổi trở
lên đạt 69,57 triệu người, tuy nhiên dân số từ 15 tuổi trong lực lượng lao động chỉ
đạt 54,59 triệu người, như vậy dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế đạt



17

14,98 triệu người. Trong quý IV năm 2014, dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt
động kinh tế đạt 15,63 triệu người. Như vậy, so với Quý IV năm 2014, dân số từ 15
tuổi trở lên không hoạt động kinh tế trong quý IV năm 2015 giảm 650 nghìn người,
chủ yếu do giảm nhóm “ Học sinh, sinh viên” (-160 nghìn người) và nhóm “ Mất

51

khả năng lao động” (-147 nghìn người).
Xét theo giới tính, trong Quý IV năm 2014, tỷ lệ nam giới trong lực lượng
lao động chiếm 51,39% cao hơn so với nữ giới, chỉ chiếm 48,61%. Đến Quý IV

-K

năm 2015, tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động vẫn cao hơn so với nữ giới khi

đạt 51,5%. trong Quý IV năm 2014 và Quý IV năm 2015, lực lượng lao động trong
Quý IV năm 2015 tăng 0,16 triệu người (khoảng 0,3%) trong đó, nam giới tăng 0,14

FT
U

triệu người ( khoảng 0,5% so với nam giới trong quý IV năm 2014); nữ giới tăng 20
nghìn người ( khoảng 0,07% so với nữ giới trong Quý IV năm 2014). Như vậy ta
cũng có thể thấy được số lượng nam giới trong lực lượng lao động cao hơn so với
nữ giới, đồng thời tỷ lệ gia tăng của nam giới qua các quý cũng cao hơn so với nữ
giới. Xét theo khu vực, trong quý IV năm 2014, lực lượng lao động ở khu vực nông

SỰ


thôn chiếm gần 70% cao hơn hẳn so với lực lượng lao động ở khu vực thành thị.
Đến quý IV năm 2015, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn có giảm so với Quý
IV năm 2014 nhưng vẫn chiếm 68% lực lượng lao động. Như vậy, ta có thể thấy

ÁN

được, lực lượng lao động chủ yếu ở Việt Nam vẫn ở khu vực nông thôn là chính.
Nhận xét: Do lực lượng lao động vẫn chủ yếu hoạt động ở khu vực nông
thôn mà hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực này vẫn là hoạt động nông nghiệp

HỘ
IC

nên hàm lượng chuyên môn, kĩ thuật gần như không có, đem lại hiệu quả kinh tế
không cao. Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài về các vùng nông thôn để xây dựng cơ sở và tuyển dụng

lao động ở các vùng nông thôn về làm việc. Tuy nhiên, hầu hết các công việc này
không đòi hỏi nhiều về bằng cấp và năng lực tay nghề, chuyên môn nên lương vẫn

còn thấp. Các công việc đòi hòi tay nghề, bằng cấp và chuyên môn thì những chủ
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại ưu tiên sử dụng lao động của nước
họ do vậy hiệu quả kinh tế từ những lao động làm việc tại đây vẫn không cao.


18

2.1.2. Lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật
Bảng 2.3. Số lượng và tỷ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật:

Năm 2015

Quý IV

Quý I

Quý II

Chung

10,01

11,39

10,77

Sơ cấp nghề

1,57

1,98

1,77

Trung cấp nghề

0,87

0,91


Trung cấp chuyên nghiệp

2,01

2,14

Cao đẳng nghề

0,28

0,24

Cao đẳng chuyên nghiệp

1,18

Đại học, trên Đại học

4,1

18,45

11,02

1,66

1,68

0,81


0,76

0,71

2,11

2,09

2,14

0,2

0,22

0,18

1,45

1,42

1,51

1,47

4,66

4,47

4,74


4,84

21,24

20,06

20,22

20,2

FT
U

2. Tỷ lệ (%)

10,98

-K

1. Số lượng ( Triệu người)

Quý III Quý IV

51

Năm 2014

SỰ

Nguồn: TCTK (2014, 2015), Điều tra Lao động – Việc làm hằng quý.

Xét về số lượng lao động có bằng cấp chuyên môn, trong Quý IV năm 2014
đạt 10,01 triệu người, đến Quý IV năm 2015 tăng lên 11,02 triệu người ( tăng
10,09%). Xét về cơ cấu theo các cấp trình độ, trong năm 2014, số lượng lao động có

ÁN

trình độ sơ cấp nghề đạt 1,57 triệu người ( chiếm khoảng 15,68%), trình độ trung
cấp nghề đạt 0,87 triệu người ( chiếm khoảng 8,7%), trình độ trung cấp chuyên
nghiệp đạt 2.01 triệu người ( chiếm khoảng 20,08%), trình độ cao đẳng nghề đạt

HỘ
IC

0,28 triệu người ( chiếm khoảng 2,8%), cao đẳng chuyên nghiệp đạt 1,18 triệu
người ( chiếm 11,79%), số lượng lao động có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất
đạt 4,1 triệu người ( chiếm khoảng 40,96 %). Trong quý IV năm 2015, số lượng lao
động có trình độ sơ cấp đạt 1,68 triệu người ( chiếm khoảng 15,25%), số lượng lao

động có trình độ trung cấp nghề đạt 0,71 triệu người ( chiếm khoảng 6,45 %), số

lượng lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp đạt 2,14 triệu người( chiếm
khoảng 19,02%), số lượng lao động có trình độ cao đẳng nghề đạt 0,18 triệu người (
chiếm khoảng 1,63%), số lượng lao động có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp đạt

1,47 triệu người ( chiếm khoảng 13,34%), số lượng lao động có trình độ Đại học
vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 4,84 triệu người ( chiếm khoảng 43,92%). Như vậy, số


19


lượng lao động có trình độ Đại học và trên Đại học vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó
đến lao động có trình độ cao đẳng nghề và trung cấp chuyên nghiệp. So với Quý IV
năm 2014, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tăng lên ở 4 nhóm: Đại học trở
lên tăng 735 nghìn người ( tăng 17,9%); cao đẳng chuyên nghiệp tăng 296 nghìn

51

người ( tăng 25,07%); trung cấp chuyên nghiệp tăng 132 nghìn người ( tăng 6,6%)
và sơ cấp nghề tăng 108 nghìn người ( tăng 6,88%). Lao động có trình độ chuyên

môn kĩ thuật bị giảm ở 2 nhóm: cao đẳng nghề giảm 105 nghìn người ( giảm

-K

36,99%); trung cấp nghề giảm 155 nghìn người ( giảm 17,83%).

Hình 2.1. Biến động lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật theo cấp trình
độ, quý IV năm 2015 so với quý IV năm 2014.

FT
U

Đơn vị: nghìn người.

Sơ cấp nghề
Trung cấp nghề

SỰ

Trung cấp chuyên nghiệp

Cao đẳng nghề
Cao đẳng chuyên nghiệp

ÁN

Đại học, trên đại học

Tổng cộng
-200

0

HỘ
IC

-400

200

400

600

800

1000

1200

Nguồn: TCTK (2014, 2015), Điều tra Lao động- Việc làm quý 4/2014 và quý

4/2015.


20

2.1.3. Thất nghiệp và thiếu việc làm
Bảng 2.4. Số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp theo giới tính, khu vực
và nhóm tuổi.
Đơn vị: nghìn người.
Quý IV

Năm 2015
Quý I

Quý II

51

Năm 2014

Quý III

Quý IV

1.051,6

975,2

1.159,8 1.144,6 1.128,7


Nam

502,2

622,7

631,3

625,3

590,3

Nữ

473,0

537,1

513,3

503,4

461,2

Thành thị

477,0

534,1


525,7

521,3

502,9

Nông thôn

498,2

625,6

618,9

607,4

548,7

15-24 tuổi

448,4

586,2

592,6

666,5

559,4


FT
U

-K

Chung

Nguồn: TCTK (2014, 2015), Điều tra Lao động- Việc làm hằng quý.
Về số lượng người thất nghiệp, trong Quý IV năm 2014, số lượng người thất

SỰ

nghiệp khoảng 975,2 nghìn người, trong đó, số lượng thất nghiệp ở nam giới đạt
502,2 triệu người ( chiếm khoảng 51,5%) cao hơn so với nữ giới chỉ chiếm 48,5%;
số lượng thất nghiệp ở nông thôn cao hơn so với ở thành thị, cụ thể số lượng thất
nghiệp ở nông thôn đạt 498,2 nghìn người( chiếm khoảng 51,09%) cao hơn một

ÁN

chút so với thất nghiệp ở thành thị. Trong quý IV năm 2015, số lượng người thất
nghiệp khoảng 1.051,6 nghìn người, trong đó, số lượng thất nghiệp ở nam giới
khoảng 590,3 nghìn người ( chiếm khoảng 56,13%) cao hơn so với nữ giới chỉ

HỘ
IC

chiếm 43,87%; số lượng thất nghiệp ở nông thôn vẫn cao hơn so với ở thành thị; cụ
thể số lượng thất nghiệp ở nông thôn đạt 548,7 nghìn người ( chiếm khoảng
52,18%) cao hơn so với thất nghiệp ở thành thị. So với quý IV năm 2014, số lượng
người thất nghiệp trong quý IV năm 2015 tăng 76,4 nghìn người khoảng 7,83%,

trong đó khu vực thành thị tăng 25,9 nghìn người, nhóm thanh niên từ 15 đến 24
tuổi tăng 111 nghìn người, tuy nhiên nữ giới lại giảm 11,8 nghìn người.


×