Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-K

51

--------***--------

FT
U

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

SỰ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DA GIÀY
VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH

ÁN

ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP

: Hồ Thị Ánh Tuyết

Mã số sinh viên

: 1211110736

Lớp



: Anh 1 – Khối 1 KT

Khóa

: 51

HỘ
IC

Họ và tên sinh viên

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS Đỗ Hƣơng Lan

Hà Nội, tháng 05 năm 2016


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ..........................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1

51

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
THẾ HỆ MỚI VÀ KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN KHU
VỰC RCEP .................................................................................................................4


-K

1.1 Lý luận chung về các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới............. 4

1.1.1 Khái niệm và đặc trƣng của các FTA thế hệ mới ...................................... 4
1.1.2 Tình hình tham gia các FTA thế hệ mới của Việt Nam ............................ 6

FT
U

1.2 Khái quát về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP .................... 9
1.2.1 Giới thiệu chung về RCEP và sự cần thiết thành lập RCEP ..................... 9
1.2.2 Những lợi ích dự kiến của RCEP đối với các nƣớc thành viên ............... 13
1.2.3 Diễn biến đàm phán RCEP: tham vọng, những thành tựu và khó khăn .. 16
1.3 Những tác động dự kiến của RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam................ 20

SỰ

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM VÀ CÁC CƠ HỘI,
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DA GIÀY TRƢỚC VIỆC THAM GIA RCEP
...................................................................................................................................22
2.1 Vai trò của ngành công nghiệp da giày trong nền kinh tế Việt Nam ............. 22

ÁN

2.1.1 Những lợi thế để phát triển ngành da giày Việt Nam .............................. 22
2.1.2 Vai trò của ngành da giày đối với nền kinh tế và hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam ............................................................................................................ 23

HỘ

IC

2.2 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam .................... 25
2.2.1 Về thực trạng sản xuất ............................................................................. 25
2.2.2 Thực trạng xuất khẩu ............................................................................... 33

2.3 Cơ hội của ngành da giày Việt Nam khi Việt Nam gia nhập RCEP .............. 40
2.3.1 Điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trƣờng của ASEAN và các
nƣớc đối tác ........................................................................................................ 40

2.3.2 Cơ hội nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc rẻ hơn .......................... 41

2.3.3 Tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực ...................................... 42

2.4 Những thách thức mà ngành da giày gặp phải ............................................... 44
2.4.1 Nguyên phụ liệu đầu vào phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu dẫn đến mất
khả năng cạnh tranh ............................................................................................ 45
ii


iii

2.4.2 Các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa có đủ nguồn lực để tận dụng ƣu đãi
của Hiệp định ...................................................................................................... 49
2.4.3 Lợi thế nhân công giá rẻ ngày càng giảm ................................................ 51
2.4.4 Gặp phải nhiều rào cản trên thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu ................... 53

51

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƢỢT QUA THÁCH THỨC

ĐỐI VỚI NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM KHI THAM GIA RCEP ......................56

3.1 Định hƣớng, mục tiêu phát triển của ngành da giày Việt Nam đến năm 202556

-K

3.1.1 Định hƣớng phát triển ngành da giày Việt Nam...................................... 56

3.1.2 Mục tiêu của ngành da giày Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2025 ............................................................................................................ 57

FT
U

3.2 Các giải pháp tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức đối với ngành da giày
Việt Nam khi tham gia RCEP ................................................................................ 60
3.2.1 Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển công nghiệp da giày ................................. 60
3.2.2 Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ62
3.2.3 Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực ........................................... 65
3.2.4 Giải pháp nâng cao lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng 68

SỰ

3.2.5 Giải pháp quản lý ngành .......................................................................... 72
KẾT LUẬN ...............................................................................................................74

HỘ
IC

ÁN


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................75

iii


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia

Nations

Đông Nam Á

EU

European Union


Liên minh Châu Âu

EVFTA

EU-Vietnam Free Trade Agreement

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do

General Agreement on Trade in

Hiệp định chung về Thƣơng mại

Services

dịch vụ

GATS

GATT

-K

Hiệp định thƣơng mại tự do Việt
Nam-EU


FT
U

ASEAN

51

Chữ viết tắt

General Agreement on Tariffs and

Hiệp định chung về Thuế quan

Trade

và thƣơng mại

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GSP

Generalized System of Preferences

Hệ thống ƣu đãi phổ cập

RCEP
ROO


Hiệp hội Da-giày-túi xách

Handbag Association

Việt Nam

Regional Comprehensive Economic

Hiệp định đối tác kinh tế toàn

Partnership

diện khu vực
Quy tắc xuất xứ

Rules of Origin

The Trans-Pacific Partnership

HỘ
IC

TPP

Vietnam Leather, Foowear and

ÁN

LEFASO


SỰ

GDP

TTIP

WTO

Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dƣơng

Transatlantic Trade and Investment

Hiệp định đối tác thƣơng mại và

Partnership

đầu tƣ xuyên Đại Tây Dƣơng

World Trade Orgnization

Tổ chức thƣơng mại thế giới
Xúc tiến thƣơng mại

XTTM

iv


v


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 2.1 Đóng góp của ngành da giày Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu toàn
quốc qua các năm ......................................................................................................25

51

Bảng 2.2 Top 10 nƣớc sản xuất giày dép lớn nhất thế giới năm 2014 .....................27
Bảng 2.3 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ...................28

-K

giai đoạn 2013-2015 ..................................................................................................28

Bảng 2.4 Top 10 nƣớc xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới 2014 về số lƣợng .......35
Bảng 2.5 Top 10 nƣớc xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới năm 2014 về trị giá ....35
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu theo khu vực năm 2014 ..........................................37

FT
U

Bảng 2.7 Kim ngạch xuất khẩu sang một số nƣớc Châu Á năm 2014 .....................39
Bảng 3.1 Sản lƣợng sản phẩm và tốc độ tăng trƣởng sản phẩm bình quân đến năm
2020 ...........................................................................................................................59

SỰ

Danh mục biểu đồ


Biểu đồ 2.1 Sản lƣợng giày dép sản xuất qua các năm .............................................26
Biểu đồ 2.2 Một số công ty da giày có doanh thu năm 2014 trên 2000 tỷ đồng ......29
Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất khẩu ngành da giày qua các năm ................................34

ÁN

Biểu đồ 2.4 Kim ngạch nhập khẩu máy móc năm 2014 ...........................................46

HỘ
IC

Biểu đồ 2.5 Kim ngạch nhập khẩu da thuộc năm 2014 ............................................46

v


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi quá trình đổi mới bắt đầu, Việt Nam đã bắt tay vào hội nhập kinh tế

51

quốc tế một cách tích cực, tăng cƣờng tìm kiếm những cách tiếp cận thị trƣờng

nƣớc ngoài và các nguồn lực quan trọng cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội


-K

trong nƣớc. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO)sự kiện quan trọng mở ra nhiều lạc quan cho cộng đồng nhà đầu tƣ trong nƣớc và cả

nƣớc ngoài về triển vọng phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, gia nhập WTO không
phải là đích đến cuối cùng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Kể từ

FT
U

khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định thƣơng mại tự
do khác ở cấp khu vực nhƣ Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân,
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định thƣơng mại tự do
ASEAN - Ấn Độ. Gần đây nhất, sự thành lập của Cộng đồng kinh tế ASEAN

SỰ

(AEC) và việc Hiệp định đối tác chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng TPP hoàn tất
đàm phán đã chứng tỏ nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam.
Ngay cả ở giai đoạn hiện nay, Việt Nam vẫn đang tích cực tham gia vào đàm phán
một số Hiệp định thƣơng mại tự do tham vọng, nhƣ Hiệp định thƣơng mại tự do EU

ÁN

- Việt Nam (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), v.v. Cả
chiều rộng và chiều sâu của những hiệp định thƣơng mại tự do này đã và đang đƣợc
mở rộng không ngừng, từ thƣơng mại hàng hoá sang thƣơng mại dịch vụ và các vấn

HỘ
IC


đề mới khác nhƣ thuận lợi hóa thƣơng mại và đầu tƣ, quyền sở hữu trí tuệ, v.v.
Trong bối cảnh đó, RCEP là một hiệp định đầy tham vọng nhằm mục đích đạt đƣợc

quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và 6 đối tác khu vực đã ký FTA với
ASEAN (ASEAN+1), đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Niu Di-lân và

Ấn Độ. Quá trình đàm phán RCEP đƣợc chính thức khởi động vào năm 2012.
RCEP là một Hiệp định kinh tế quan trọng và đƣợc dự báo sẽ có nhiều tác động đến
nền kinh tế Việt Nam, bởi vậy việc nghiên cứu về những ảnh hƣởng có thể có của
Hiệp định này đến nền kinh tế là cần thiết.
Trong số các ngành công nghiệp ở Việt Nam, tác giả chọn ngành da giày làm
đối tƣợng nghiên cứu bởi đây là một ngành quan trọng, đóng góp lớn vào GDP


2

cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc trong nhiều năm qua. Với kim ngạch
xuất khẩu năm 2014 là 12,74 tỷ USD và năm 2015 là 15 tỷ USD, ngành da giày
Việt Nam đã vƣợt qua Italy để vƣơn lên vị trí thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Da giày cũng luôn nằm trong nhóm những ngành mang lại giá trị xuất khẩu lớn nhất

51

cho Việt Nam, chỉ đứng sau nhóm hàng Điện thoại các loại và linh kiện, Hàng dệt
may và Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Năm 2015, ngành da giày đã

đóng góp 9,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện

-K


nay khi Việt Nam đã kí kết và tham gia những Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ

mới quan trọng nhƣ TPP, EVFTA hay RCEP, da giày sẽ là một trong số những
ngành chịu tác động lớn nhất. Những FTA thế hệ mới này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội

FT
U

cho ngành công nghiệp này nhƣng đi kèm với đó là không ít những thách thức. Việc
tìm hiểu những cơ hội và thách thức này đối với ngành da giày là cần thiết để có thể
đƣa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị đủ nguồn lực để tận
dụng đƣợc những cơ hội và vƣợt qua thách thức trong thời gian tới.

SỰ

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Cơ hội và thách thức của
Ngành da giày khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực RCEP” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài

ÁN

2.

Trên cơ sở nêu lên sự cần thiết hình thành RCEP và những lợi ích của RCEP
đối với các nƣớc thành viên, khóa luận đi sâu vào dự báo những cơ hội và thách

HỘ
IC


thức của Hiệp định này đối với một ngành cụ thể của Việt Nam đó là ngành da giày.

Bằng việc phân tích vai trò của ngành da giày trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

cũng nhƣ định hƣớng và mục tiêu phát triển của ngành này trong tƣơng lai, tác giả
sẽ đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này
trƣớc áp lực cạnh tranh từ các nƣớc thành viên khi RCEP có hiệu lực.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là ngành da giày Việt Nam với những

cơ hội và thách thức trƣớc việc Việt Nam gia nhập RCEP. Phạm vi nghiên cứu của


3

đề tài là hoạt động của ngành da giày giai đoạn 2007-2015 và trong bối cảnh các
nƣớc ASEAN và 6 nƣớc đối tác đang nỗ lực để kết thúc đàm phán RCEP.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

51

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để hoàn thành khóa luận là: phƣơng pháp
phân tích- tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, dự báo, biên dịch từ các tài

5.


-K

liệu nƣớc ngoài.
Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các

FT
U

chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, khóa luận đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
và Khái quát về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP
Chương 2: Thực trạng ngành da giày Việt Nam và các cơ hội, thách thức

SỰ

đối với ngành da giày dưới tác động của việc tham gia RCEP
Chương 3: Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đối với ngành
da giày Việt Nam khi tham gia RCEP

ÁN

Khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của
PGS.TS Đỗ Hƣơng Lan. Vì quỹ thời gian và trình độ cá nhân có hạn nên khóa luận
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo

HỘ
IC


của các thầy cô giáo và bạn bè.

Em xin trân trọng cảm ơn.


4

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI
TỰ DO THẾ HỆ MỚI VÀ KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của các FTA thế hệ mới
1.1.1.1 Khái niệm FTA

51

1.1 Lý luận chung về các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới

-K

Cho tới nay đã có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đƣa ra các

khái niệm về FTA cho riêng mình. Điều này thể hiện những quan điểm khác nhau
về FTA và sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Tuy nhiên theo cách hiểu chung

FT
U

nhất, FTA (Free Trade Agreement) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia

hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thƣơng mại về một hoặc một số nhóm
mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho
trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ giữa các thành viên. Ngày nay, FTA còn có cả
các nội dung mới xúc tiến và tự do hóa đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, lao động,

SỰ

môi trƣờng…

1.1.1.2 Nội dung chính của các FTA

Một FTA thông thƣờng bao gồm những nội dung chính sau:
- Quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

ÁN

- Quy định danh mục mặt hàng đƣa vào cắt giảm thuế quan. Thông lệ áp
dụng chung là 90% thƣơng mại.

- Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế

HỘ
IC

thƣờng đƣợc kéo dài không quá 10 năm.
- Quy định về quy tắc xuất xứ.

Các nội dung khác đề cập tới vấn đề tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ và đầu

tƣ, các biện pháp hạn chế định lƣợng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ,


cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trƣờng…
1.1.1.3 Sự khác biệt của các FTA thế hệ mới:
“FTA thế hệ mới” là cụm từ để chỉ sự khác biệt với các FTA truyền thống
mà Việt Nam đã tham gia, với phạm vi rộng hơn, nội dung vƣợt ra ngoài cam kết về
thƣơng mại, dịch vụ và đầu tƣ, nó bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong các lĩnh


5

vực môi trƣờng, lao động, doanh nghiệp nhà nƣớc, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính
phủ… Các FTA này khi có hiệu lực sẽ tác động rất mạnh mẽ tới thể chế của các bên
liên quan. Trong thời gian 2 năm rƣỡi (6/2012 - 12/2014), Việt Nam và các đối tác
đã khởi động và kết thúc đàm phán 3 Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) song

51

phƣơng và đa phƣơng: FTA Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA), với Hàn
Quốc (VKFTA), với Liên minh Hải quan Nga - Bê-la-lút - Ca-dắc-tan (VCUFTA).
Việt Nam cũng vừa hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Chiến lƣợc xuyên Thái

-K

Bình Dƣơng - TPP và đang tiếp tục đàm phán 3 FTA, gồm: FTA ASEAN– Hồng

Công (Trung Quốc), FTA với Khối thƣơng mại tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp định
đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây đƣợc gọi là những FTA thế hệ mới
nhƣ toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

FT

U

mà khi chính thức có hiệu lực sẽ tác động không nhỏ đến từng doanh nghiệp cũng

Vậy khác biệt của các FTA thế hệ mới này là gì? Thứ nhất, xét về xuất khẩu,
các FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa Việt Nam và các nước
đối tác, trong đó có những đối tác đặc biệt lớn nhƣ Hoa Kỳ hay EU. Đây là cơ hội

SỰ

lý tƣởng để Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá. Nếu so sánh với WTO (trong đó
các nƣớc chỉ cam kết “cắt giảm thuế” chứ không phải “loại bỏ thuế”, và chỉ với một
số dòng thuế chứ không phải là hầu hết các dòng thuế), các FTA mang lại những lợi

ÁN

thế hơn hẳn về thuế quan ƣu đãi.

Tuy vậy, thách thức cũng nằm ở chính khác biệt về thuế quan này. Ƣu đãi
thuế quan chỉ dành cho các sản phẩm xuất khẩu có xuất xứ nội khối đạt một tiêu

HỘ
IC

chuẩn nhất định, trong khi đó, đa phần nguyên vật liệu sản xuất của Việt Nam phải
nhập khẩu từ Trung Quốc, các nƣớc ASEAN…
Bên cạnh đó, thuế quan chỉ là một phần của vấn đề xuất khẩu. Thuế giảm

hoặc đƣợc loại bỏ hoàn toàn nhƣng các hàng rào kỹ thuật và hệ thống vệ sinh cũng
nhƣ kiểm dịch thực vật khắt khe, với nguy cơ hàng hóa bị trả về nếu không đáp ứng

đƣợc… có thể trở thành những rào cản khiến hàng hóa Việt Nam rất khó tìm đƣờng
vào thị trƣờng các nƣớc đối tác FTA.
Thứ hai, các FTA thế hệ mới có phạm vi cam kết rộng. Trong khi các FTA
trƣớc đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, các FTA thế hệ mới
sắp tới sẽ bao gồm những cam kết về nhiều lĩnh vực mới mà Việt Nam chƣa từng


6

cam kết/mở cửa trƣớc đây nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc, mua sắm chính phủ, lao
động - công đoàn, môi trƣờng…
Thứ ba, đối tác của Việt Nam khi tham gia FTA thế hệ mới là các đối tác đặc
biệt lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Đây là những đối tác chiến lƣợc, những thị

51

trƣờng rộng lớn và đầy cơ hội của Việt Nam. Khi các FTA đƣợc kí kết và các hàng
rào bảo hộ đƣợc dỡ bỏ, lợi thế tƣơng đối và phân công lao động giữa các nền kinh tế
chắc chắn sẽ có bƣớc chuyển dịch. Việt Nam, với vị trí thuận lợi về địa kinh tế, địa

-K

chính trị, tài nguyên thiên nhiên, lực lƣợng lao động... sẽ có thể có lợi thế cao trong

một số lĩnh vực: Dệt may, giày dép, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, nông nghiệp
công nghệ cao... Điều này có tiềm năng mang lại cơ hội hợp tác về vốn, về những

FT
U


mô hình, phƣơng thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Việt
Nam.

Thứ tư, các FTA thế hệ mới có nhiều cam kết về thể chế. Khác với các FTA
trƣớc đây chủ yếu ảnh hƣởng tới chính sách thuế quan tại biên giới, các cam kết của
FTA thế hệ mới ảnh hƣởng trực tiếp đến thể chế, chính sách pháp luật nội địa. Từ

SỰ

góc độ môi trƣờng chính sách - pháp luật về kinh doanh, các FTA thế hệ mới có thể
sẽ là động lực cho một làn sóng cải cách về thể chế và hành chính mới, hiệu quả và
có định hƣớng cho Việt Nam.

ÁN

1.1.2 Tình hình tham gia các FTA thế hệ mới của Việt Nam
Việc hình thành các Hiệp định FTA hiện đang là xu thế tất yếu trong quá
trình hội nhập, phát triển mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc. Nhận thức rõ

HỘ
IC

điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết
các Hiệp định FTA song phƣơng và đa phƣơng. Đến nay, Việt Nam đã chính thức
tham gia, ký kết và thực hiện 10 Hiệp định FTA, bao gồm:
+ 6 FTA ký kết với tƣ cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa

ASEAN và các đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Niu
Dilân)


+ 4 FTA đàm phán với tƣ cách là một bên độc lập (gồm FTA với các đối tác:

Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Hải quan)
- Vừa hoàn tất đàm phán 2 FTA (gồm FTA với Liên minh Châu Âu và Hiệp
định Đối tác Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng - TPP).


7

- Đang tiếp tục đàm phán 3 FTA, gồm: FTA ASEAN– Hồng Công (Trung
Quốc), FTA với Khối thƣơng mại tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện khu vực (RCEP).
Đặc biệt, từ giữa năm 2012, tiến độ đàm phán tham gia các Hiệp định FTA

51

thế hệ mới đã đƣợc đẩy mạnh hơn. Đến cuối năm 2014, Việt Nam và các đối tác đã
kết thúc đàm phán 3 Hiệp định FTA song phƣơng và đa phƣơng: Hiệp định FTA
Việt Nam với EU (EVFTA), với Hàn Quốc (VKFTA), với Liên minh Hải quan Nga

-K

- Belarus - Kazakhstan (VCUFTA). Đây là những dấu mốc quan trọng của Việt
Nam trên con đƣờng hội nhập ngày càng rộng và sâu hơn với kinh tế thế giới.
Nhìn lại các Hiệp định giữa Việt Nam với các đối tác, có thể thấy rõ tinh

FT
U

thần luôn chủ động và tích cực hội nhập của Việt Nam. Cụ thể là:

Hiệp định FTA Việt Nam - EU, đƣợc khởi động từ tháng 6/2012 tại Brussels
(Bỉ), đã trải qua 10 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. Ngày 13/10/2014, Thủ
tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Manuel
Barroso đã có buổi thảo luận về kết thúc đàm phán FTA này. Hiện hai bên tập trung

SỰ

xử lý một số vấn đề then chốt để hƣớng tới việc thực hiện các cam kết đạt yêu cầu
chất lƣợng cao và cân bằng trong tất cả các lĩnh vực đàm phán mở cửa thị trƣờng
(thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ, mua sắm công) cũng nhƣ các

ÁN

quy định và quy tắc quản lý (đặc biệt là sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý của
hai bên; doanh nghiệp nhà nƣớc và bảo hộ đầu tƣ...).
Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đƣợc khởi động từ tháng

HỘ
IC

8/2012, sau 8 phiên đàm phán chính thức và 8 phiên họp giữa kỳ, hai bên đã đi đến
thống nhất nội dung Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và bảo

đảm cân bằng lợi ích. Nhân dịp Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm thiết lập
quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc, ngày 10/12/2014 tại Bu-san (Hàn Quốc), hai
nƣớc đã ký Biên bản thoả thuận về kết thúc đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam Hàn Quốc. Trong Hiệp định này, phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam ƣu đãi cắt,

giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông
nghiệp, thủy hải sản chủ lực, công nghiệp dệt may, sản phẩm cơ khí và tạo cơ hội
cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tƣ, hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực. Phía Việt Nam

cũng dành ƣu đãi cho Hàn Quốc với các nhóm hàng công nghiệp, nguyên phụ liệu


8

dệt may, nhựa, linh kiện điện tử, xe tải, xe con, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, sắt
thép, dây cáp điện, góp phần đa dạng hóa thị trƣờng nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào
một vài nƣớc nhất định.
Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga - Belarus-Kazacstan

51

(VCUFTA), đƣợc khởi động vào tháng 3/2013. Sau 8 phiên đàm phán chính thức và
nhiều phiên họp giữa kỳ cấp kỹ thuật, hai bên đã thống nhất nội dung Hiệp định với
phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích, có tính đến

-K

điều kiện cụ thể của mỗi bên. Ngày 15/12/2014, hai bên đã ký Tuyên bố kết thúc

đàm phán Hiệp định. Theo đó, phía Liên minh Hải quan đã dành cho Việt Nam
nhiều ƣu đãi về các mặt hàng nhƣ: nông sản, bao gồm tất cả các mặt hàng thủy sản

FT
U

và hàng công nghiệp nhƣ dệt, may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.
Đồng thời, Việt Nam cũng mở cửa thị trƣờng theo lộ trình cho Liên minh Hải quan
đối với một số sản phẩm chăn nuôi, hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị, phƣơng
tiện vận tải, góp phần đa dạng hóa thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Hiệp định đối tác thƣơng

SỰ

mại tự do Châu Á Thái Bình Dƣơng là một thỏa thuận thƣơng mại đƣợc đàm phán
giữa 12 nƣớc thuộc khu vực Thái Bình Dƣơng, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam,
Australia, Chile, Singapore, Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru, Mexico, Canada.

ÁN

Ngày 5 tháng 10 năm 2015, Bộ Trƣởng của 12 nƣớc tham gia TPP đã tuyên bố kết
thúc đàm phán. TPP có những đặc điểm chính mang tính bƣớc ngoặt của thế kỷ 21,
tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thƣơng mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn

HỘ
IC

đề mang tính thế hệ mới. Đó là:
-

Tiếp cận thị trƣờng một cách toàn diện: Hiệp định TPP cắt giảm thuế

quan và các hàng rào phi thuế về cơ bản đối với tất cả thƣơng mại hàng hóa và dịch
vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thƣơng mại trong đó có thƣơng mại hàng

hóa, dịch vụ cũng nhƣ đầu tƣ nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh
nghiệp, ngƣời lao động và ngƣời tiêu dùng của các nƣớc thành viên.
-

Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đƣa ra các cam kết: Hiệp định


TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và chuỗi cung ứng cũng nhƣ thƣơng
mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu tạo việc


9

làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội
nhập qua biên giới cũng nhƣ mở cửa thị trƣờng trong nƣớc.
-

Giải quyết các thách thức mới đối với thƣơng mại: Hiệp định TPP

thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các
tăng của doanh nghiệp Nhà nƣớc trong nền kinh tế toàn cầu
-

51

vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng
Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thƣơng mại: Hiệp định TPP

-K

bao gồm các yếu tố mới đƣợc đƣa ra để đảm bảo rằng các nền kinh tế ở tất cả các
cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hƣởng lợi từ thƣơng
mại.

Nền tảng cho hội nhập khu vực: Hiệp định TPP đƣợc ra đời để tạo nền


FT
U

-

tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và đƣợc xây dựng để bao hàm cả những nền
kinh tế khác xuyên khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng.
1.2

Khái quát về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP

SỰ

1.2.1 Giới thiệu chung về RCEP và sự cần thiết thành lập RCEP
1.2.1.1 Giới thiệu chung về RCEP

RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership)- Hiệp định đối tác

ÁN

Kinh tế toàn diện khu vực- là một hiệp định thƣơng mại do ASEAN lãnh đạo, liên
kết nền kinh tế của 16 quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng. Nhóm bao gồm
hơn 3 tỷ ngƣời, có tổng GDP khoảng 17 nghìn tỷ USD, và chiếm khoảng 40% tổng

HỘ
IC

thƣơng mại thế giới. Các cuộc đàm phán đƣợc bắt đầu vào đầu năm 2013 và đang
đƣợc nỗ lực hoàn tất trong năm 2016.
Sáng kiến về RCEP lần đầu tiên đƣợc giới thiệu vào tháng 11/2011 tại Hội


nghị Thƣợng đỉnh Lãnh đạo ASEAN ở Bali khi các nhà lãnh đạo cố gắng hài hòa
hai kiến trúc thƣơng mại khu vực hiện có. Trung Quốc ủng hộ Hiệp định Thƣơng
mại Tự do Đông Á, trong đó hạn chế chỉ gồm các nƣớc ASEAN, Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản lại ủng hộ Quan hệ Đối tác Kinh tế toàn diện ở Đông
Á, với thêm ba nƣớc: Ấn Độ, Australia và New Zealand.


10

Các lãnh đạo ASEAN áp dụng một nguyên tắc gia nhập mở đối RCEP, cho
phép các thành viên khác tham gia với điều kiện họ đồng ý tuân thủ các quy định và
hƣớng dẫn của nhóm. Hiện tại, chỉ có các nƣớc ASEAN và các đối tác FTA sẽ tham
gia vào các cuộc đàm phán. Mặc dù Mỹ không đƣợc tham gia nhƣng tƣ cách thành

51

viên đƣợc mở đối với các nƣớc khác.
Ngày 30 tháng 8 năm 2012, tại Hội nghị Bộ trƣởng Kinh tế ASEAN tại

-K

Campuchia, các nhà lãnh đạo đã thông qua các nguyên tắc hƣớng dẫn của RCEP.
RCEP sẽ củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực đang

nổi lên và tìm cách hài hòa vấn đề “bát mì” bị tạo nên bởi các khác biệt giữa các

FT
U


FTA của ASEAN. Hiệp định sẽ tìm cách thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực mạnh
mẽ hơn, dần dần loại bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan và đảm bảo tính
nhất quán với các quy tắc của WTO.

Các nhà đàm phán thƣơng mại ASEAN tuyên bố RCEP dự kiến sẽ giải quyết
thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở

SỰ

hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và giải quyết tranh chấp.
Khác biệt lớn về trình độ phát triển trong khu vực ASEAN ngăn RCEP theo
đuổi các chính sách tự do hóa thƣơng mại tích cực. Nguyên tắc định hƣớng của

ÁN

RCEP thừa nhận thực tiễn khác nhau ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Campuchia,
Lào, Việt Nam, Myanmar và đƣa ra linh hoạt đối xử đặc biệt và khác biệt. RCEP
cũng có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác kinh tế và công nghệ để rút ngắn khoảng cách

HỘ
IC

phát triển giữa các nƣớc tham gia.

1.2.1.2 Sự cần thiết thành lập RCEP
Thứ nhất, khu vực Đông Á cần một thỏa thuận thương mại phạm vi toàn khu vực.
Từ những khu vực hầu nhƣ không có thỏa thuận thƣơng mại tự do (FTA) nào, Đông
Á đã trở thành một trong những khu vực trên thế giới với nhiều FTA nhất trong
những năm gần đây. Có thể kể đến một số quốc gia đã kí kết nhiều FTA nhất trong
khu vực nhƣ Singapore (21), Ấn Độ (13), Nhật Bản (13), Trung Quốc(12),

Malaysia(12), Thái Lan(12)…, chƣa kể đến các FTA đang trong quá trình đàm
phán. Sự bùng nổ các FTA đã diễn ra mà thiếu đi những kế hoạch tổ chức hay


11

nguyên tắc định hƣớng cụ thể. Sự chồng chéo và phức tạp của các Thỏa thuận
thƣơng mại tự do đã dẫn đến sự tăng cao về chi phí kinh doanh và đầu tƣ tai khu
vực này. Cụ thể, chính sự khác biệt và đa dạng về luật lệ ở từng quốc gia là một
trong những nguyên nhân gây nên tình trạng “bát mì” của ASEAN- bao gồm lộ

51

trình cắt giảm thuế, danh mục loại trừ, quy tắc và tiêu chuẩn khác biệt và cạnh
tranh.

-K

Thứ hai, việc tăng cường các hoạt động FTA bên ngoài khu vực đặt nhiều áp lực
lên khu vực Đông Á. Ở giai đoạn này, WTO vẫn là cơ chế thống trị duy nhất của tự

do hóa thƣơng mại đa phƣơng, với số lƣợng thành viên lớn nhất. Rút ra từ những

FT
U

thành tựu đạt đƣợc về tự do hóa thƣơng mại, việc kết thúc vòng đàm phán Doha
hiện nay sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho những nền kinh tế thành viên. Những lợi
ích này bao gồm cả những lợi ích trực tiếp nhƣ cải thiện việc tiếp cận thị trƣờng và
giảm nguy cơ dễ bị tổn thƣơng trƣớc những thay đổi bất lợi trong cơ chế thƣơng

mại đầu tƣ nƣớc ngoài, lẫn những lợi ích gián tiếp khác nhƣ dẫn tới những cải cách

SỰ

trong nƣớc và thuận lợi hóa thƣơng mại. Điều đáng lƣu ý là các hiệp định FTA dù
quan trọng nhƣng bản thân chúng không thể thay thế đƣợc cho các hiệp định đa
phƣơng. Chúng chỉ nhằm thúc đẩy thƣơng mại và cơ hội liên quan giữa những
nhóm nhỏ của các nền kinh tế. Tuy nhiên, các FTA không thực thi đƣợc những quy

ÁN

tắc, đặc biệt là quy tắc về chống bán phá giá, chống trợ cấp nông nghiệp, v.v. Điều
này chỉ có thể thực hiện đƣợc ở cấp đa phƣơng giúp tránh hoặc giảm bớt những
phiền toái của Quy tắc xuất xứ (RoO). Nghiêm trọng hơn, các FTA khác nhau với

HỘ
IC

những mức độ cam kết khác nhau có thể bóp méo sự phân bổ nguồn lực của những

nền kinh tế liên quan. Chính vì vậy, các thành viên đã quay sang Vòng Doha để đạt
đƣợc một khung khổ thống nhất hơn cho tự do hóa thƣơng mại. Mặc dù có sự kỳ
vọng về tiến độ đạt đƣợc nhƣng vòng Đàm phán Doha của WTO tới này dƣờng nhƣ
tiến triển rất chậm chạp. Vòng đàm phán Doha đình trệ là lý do khiến nhiều nền
kinh tế lớn hƣớng đến các FTA nhƣ giải pháp thay thế khả quan và dễ tiếp cận. Các

quy tắc và kỷ luật làm cơ sở cho sự phát triển của chuỗi cung ứng thƣơng mại đã,

đang và tiếp tục đƣợc hình thành bên ngoài WTO. Những nỗ lực để hài hòa các quy
định và luật chơi mới đang diễn ra trên bàn đàm phán của các Hiệp định có phạm vi

rộng lớn nhƣ TPP và TTIP (Hiệp định đối tác thƣơng mại và đầu tƣ xuyên Đại Tây


12

Dƣơng) hay Hiệp định song phƣơng giữa EU và Nhật Bản. Những khối thƣơng mại
khổng lồ của châu Âu và Mỹ có thể chi phối quy tắc thiết lập luật chơi trong hệ
thống thƣơng mại toàn cầu, do đó bỏ qua Châu Á. Giải pháp cho vấn đề này là việc
đàm phán các hiệp định FTA khu vực rộng lớn hơn đang là một xu hƣớng phát triển

51

mới, nhất là tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng, đƣợc thúc đẩy bởi cuộc đua
nhằm đạt đƣợc những tiêu chuẩn FTA cao hơn và nhu cầu hội nhập khu vực mạnh

mẽ hơn hƣớng tới hỗ trợ các chuỗi giá trị hoàn thiện hơn. Các nỗ lực đáng lƣu ý ở

-K

đây là RCEP và TPP - có chung một số điểm tƣơng đồng cũng nhƣ cho thấy những

khác biệt lớn. Tuy nhiên, cả RCEP và TPP đều hƣớng tới một thỏa thuận hội nhập

FT
U

kinh tế rộng lớn hơn tại Châu Á-Thái Bình Dƣơng.

Sự quan tâm đặc biệt nên đƣợc dành cho các Hiệp định cạnh tranh khác
trong khu vực, đặc biệt là TPP. Các thỏa thuận TPP là một thành phần quan trọng

cho chiến lƣợc tái cân bằng của Mỹ hƣớng tới Châu Á. Nó sẽ củng cố kinh tế,
chính trị, và các liên kết an ninh của Mỹ với các nền kinh tế Châu Á-Thái Bình

SỰ

Dƣơng cho những thập kỉ tƣơng lai. Tuy nhiên, hàm ý chính trị có thể dễ dàng
nhận thấy hơn. Có vai trò nhƣ một ngƣời khởi xƣớng với trung tâm là Hợp tác
Kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng (APEC), TPP nhằm mục đích tạo ra một chế độ
thƣơng mại tự do cao với phạm vi vấn đề toàn diện. Mục đích này có khả năng làm

ÁN

suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN nếu nó diễn ra nhanh hơn so với quá trình
hình thành RCEP, và nếu nó có nội dung phong phú hơn nhiều so với RCEP.
Thứ ba, RCEP là sự lựa chọn tối ưu cho khu vực Đông Á đạt được hội nhập khu

HỘ
IC

vực. ASEAN và các đối tác chiến lƣợc đã nhiều lần đề cập đến việc hƣớng đến một
thỏa thuận có phạm vi rộng lớn ở khu vực Đông Á, tham vọng này đƣợc thúc đẩy

bởi những bài học sau khủng hoảng tài chính Châu Á, bởi mong muốn đƣợc tự lực

cánh sinh và bởi nhận thức rằng thƣơng mại khu vực đã trở nên tập trung hơn.
Trong quá trình hiện thực hóa tham vọng đó, các quốc gia trong khu vực đã đạt

đƣợc những thành tựu nhƣ hình thành nên các khu vực kinh tế ASEAN+3 và
ASEAN+6. Trong tháng 8 năm 2011, Trung Quốc và Nhật Bản đã đề xuất chung
một FTA khu vực, đƣợc tích hợp vào một khái niệm mà các nhà lãnh đạo ASEAN

đã phát triển là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP. RCEP- đặc trƣng


13

với " Vai trò trung tâm của ASEAN"- dự kiến sẽ chứng minh sự lãnh đạo của
ASEAN trong việc quy tụ 10 thành viên và các đối tác bên ngoài để tăng trƣởng,
phát triển và hài hòa các nền kinh tế.
1.2.2 Những lợi ích dự kiến của RCEP đối với các nước thành viên

51

Cũng nhƣ các FTA khác, một FTA toàn khu vực Đông Á nhƣ RCEP sẽ đem

lại lợi ích cho các nƣớc thành viên trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị, xã

-K

hội. Những lợi ích có thể kể đến là:

1.2.2.1 RCEP là một giải pháp cho vấn đề “bát mì” ở khu vực Đông Á
Một lý do kinh tế cốt lõi cho việc thành lập FTA toàn khu vực Đông Á là

FT
U

việc giảm chi phí giao dịch. Đông Á đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số
lƣợng các FTA giữa các quốc gia trong khu vực cũng nhƣ vơi các nƣớc ngoài khu
vực kể từ đầu thế kỉ 21. Điều này đã tạo ra hiện tƣợng “bát mì” (“noodle bowl”) ở
khu vực này. Hiện này, có ít nhất 22 ROO (Rule of Origin: Quy tắc xuất xứ) giữa

các FTA của các nƣớc ASEAN+1, ngay cả sau khi tập hợp những quy tắc tƣơng tự

SỰ

nhƣng không giống nhau. Chỉ có khoảng 30% trong tổng số các dòng thuế ở
ASEAN+1 có chung các quy định về Quy tắc xuất xứ. Với các thỏa thuận song
phƣơng- chẳng hạn nhƣ FTA giữa Nhật Bản và Ấn Độ- có 12 loại ROO, 7 trong số
đó là khác biệt với các ROO trong FTA giữa các nƣớc ASEAN+1. Với Quy tắc

ÁN

xuất xứ và lộ trình cắt giảm/loại bỏ các dòng thuế khác nhau, việc có quá nhiều
FTA đã tạo ra vấn đề “bát mì”, tăng chi phí giao dịch thƣơng mại trong khu vực và
do đó dẫn đến tăng chi phí của các mạng lƣới sản xuất trong khu vực, đặc biệt đối

HỘ
IC

với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực Đông Á.
Nếu một thỏa thuận toàn diện nhƣ RCEP có thể đƣợc thông qua, vấn đề Quy

tắc xuất xứ chồng chéo có thể đƣợc thực hiện linh hoạt và hợp lý hơn, đƣợc quản
lý tốt hơn thông qua các phƣơng tiện điện tử. Trong lĩnh vực đầu tƣ, RCEP sẽ thức

đẩy dòng vốn FDI và chuyển giao công nghệ dễ dàng hơn thông qua các tập đoàn

đa quốc gia.


14


1.2.2.2 RCEP xây dựng một thị trường chung lớn và tự do hóa hơn
Quy mô của nền kinh tế là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển kinh tế của một khu vực. Kích thƣớc thị trƣờng khi RCEP đƣợc hợp nhất
(khoảng 46% dân số và 28% tổng GDP của thế giới) là đủ lớn để tạo ra một hiệu

51

ứng thƣơng mại tích cực và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế toàn diện trong khu vực.
Tỷ lệ cao hơn đến 40% của thƣơng mại nội khu vực giữa các nền kinh tế thành viên

-K

RCEP là một yếu tố tiềm năng khác góp phần tạo nên hiệu ứng thƣơng mại tích cực
đó.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng RCEP sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn so với TPP vì

FT
U

nó bao gồm các nền kinh tế khổng lồ của Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ. Tất cả các thành viên RCEP ( trừ Trung Quốc) có tỷ lệ phụ thuộc
thƣơng mại với RCEP cao hơn với TPP. Nghiên cứu cho thấy rằng RCEP thúc đẩy
tăng trƣởng GDP cao hơn TPP, ngay cả đối với cùng một nƣớc tham gia vào cả
RCEP và TPP. Cụ thể, Việt Nam đƣợc dự báo sẽ tăng 23,42% GDP thực tế khi gia

SỰ

nhập RCEP, trong khi chỉ tăng 12,81% từ TPP.


1.2.2.3 RCEP nâng cấp mạng lưới sản xuất và khả năng cạnh tranh của khu vực
Mạng lƣới sản xuất tòa khu vực đã trở thành một phần không thể thiếu trong
bức tranh kinh tế của đông á từ sau Chiến tranh lạnh. Nhiều yếu tố đã góp phần vào

ÁN

sự hình thành của việc phân chia sản phẩm trong khu vực, chẳng hạn nhƣ chiến
lƣợc hội nhập quốc tế của các công ty đa quốc gia đƣợc thúc đẩy bởi sự cạnh tranh
quốc tế ngày càng tăng, việc giảm chi phí giao dịch nhờ cuộc cách mạng về CNTT

HỘ
IC

và sự cởi mở trong chính sách ở Đông Á. Bên cạnh đó, sự tăng trƣởng kinh tế liên
tục và nhanh chóng của Trung Quốc đã biến quốc gia này thành một mắt xích quan
trọng trong hệ thống sản xuất khu vực và hình thành một “Mô hình Trung Quốc”
(China Model) rất độc đáo liên quan đến cơ cấu nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế gần

đây, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một thời kỳ chuyển đổi cơ cấu và tái cân

bằng. đối với Mỹ, điều này thể hiện qua nỗ lực phục hồi việc sản xuất dầu khí đá
phiến của họ; với EU là việc ảnh hƣởng hàng loạt các cải cách kinh tế; với Trung
Quốc là sự chuyển đổi mô hình tăng trƣởng. Còn với thế giới, việc chứng kiến sự
pha tạp ngày càng tăng của các Hiệp định thƣơng mại khu vực rõ ràng không phải


15


cách tốt nhất để tổ chức thƣơng mại một cách hợp lý. Tất cả những diễn biến trên
gây áp lực rất lớn lên Đông Á để duy trì khả năng cạnh tranh của mạng lƣới sản
xuất trong khu vực.
Nếu có hiệu lực, RCEP sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và

51

củng cố mạng lƣới sản xuất khu vực bằng việc tự do hóa và tạo điều kiện cho cả
thƣơng mại và đầu tƣ, thậm chí bằng cách giải quyết các vấn đề phía sau biên giới
(behind-the-border issues) liên quan đến chuỗi cung ứng và mạng lƣới sản xuất.

-K

1.2.2.4 Đạt được kinh nghiệm trong việc sáp nhập vào một hệ thống thương mại
quốc tế với tiêu chuẩn cao hơn và lượng thành viên lớn hơn

Hiện nay, việc hội nhập kinh tế ở Đông Á là khá khiêm tốn, khi bàn đến mức

FT
U

độ tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ và phạm vi các vấn đề đƣợc bao gồm trong các
FTA hiện có. Tuy nhiên, sự thành lập TPP và TTIP đã phát ra một tín hiệu rất quan
trọng là thƣơng mại thế giới có thể phát triển theo hƣớng hoàn toàn ngƣợc lại, trong
đó sự tự do hóa cao trong tất cả các ngành và những quy định mới liên quan đến các
vấn đề nhƣ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động và

SỰ

môi trƣờng- tất cả sẽ đƣợc giới thiệu một cách toàn diện và rõ ràng.

RCEP- Hiệp định đƣợc coi nhƣ một ván cầu cho khu vực Đông Á đối phó
với những thách thức của hệ thống thƣơng mại thế giới luôn thay đổi hiện nay- sẽ

ÁN

trở thành một phƣơng tiện lý tƣởng cho khu vực để làm quen với việc đáp ứng
những tiêu chuẩn thƣơng mại tƣơng đối cao, nhƣng không quá cao để bỏ qua các
bên tiềm năng (chủ yếu là các nƣớc đang phát triển). Các nƣớc trong khu vực sẽ đạt

HỘ
IC

đƣợc những kinh nghiệm rất quý báu trong quá trình hƣớng đến những thỏa thuận
thƣơng mại tham vọng hơn trong tƣơng lai. Trong số các đối tác ngoài ASEAN, Úc
và New Zealand đƣợc RCEP dành cho cơ hội vƣợt ra ngoài những kết quả có thể
đạt đƣợc qua đƣờng song phƣơng. Đối với Trung Quốc, RCEP không chỉ tiếp tục
gây áp lực lên các quá trình cải cách mà còn gắn kết chặt chẽ những quá trình này
với một khu vực rộng. Ấn Độ không đủ điều kiện để trở thành một thành viên của

TPP nên RCEP là cuộc chơi khu vực chính của Ấn Độ, tƣơng tự nhƣ vậy với Trung

Quốc, mặc dù có những khó khăn khi chấp nhận các nguyên tắc cơ bản của TTP so
tới RCEP (ví dụ TPP bao gồm các khía cạnh lao động). Động cơ chính của Nhật
Bản là sử dụng RCEP để đạt đƣợc những cải cách lớn hơn trong nƣớc. Đối với


16

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, RCEP là một diễn đàn dễ dàng hơn đàm phán
FTA riêng giữa ba nƣớc này.

1.2.3 Diễn biến đàm phán RCEP: tham vọng, những thành tựu và khó khăn
1.2.3.1 Tham vọng của đàm phán RCEP

51

RCEP là một FTA tham vọng liên quan đến những đàm phán phức tạp nhƣ
đã thể hiện trong “Nguyên tắc hƣớng dẫn và mục tiêu đàm phán của RCEP” (sau

-K

đây gọi là Nguyên tắc hƣớng dẫn)

Mục tiêu: Các đàm phán RCEP hƣớng đến mục tiêu lấy ASEAN làm trung
tâm, thông qua đó các nƣớc ASEAN sẽ mở rộng và làm sâu sắc hơn các cam kết

FT
U

kinh tế với các nƣớc đối tác FTA. Tầm nhìn của RCEP là trở thành một thỏa thuận
hợp tác kinh tế hiện đại, toàn diện, có chất lƣợng cao và cùng có lợi giữa các nƣớc
thành viên ASEAN và các đối tác FTA của ASEAN. Mặc dù có sự khác biệt lớn
trong phạm vi nội dung và quy định cụ thể trong những hiệp định FTA hiện hành,
một trong những trọng tâm chính của RCEP là làm hài hòa các quy định hiện hành

SỰ

và những ứng dụng của chúng trong khuôn khổ các hiệp định FTA của ASEAN.
Hiệp định đề xuất phải phù hợp với Hiệp định WTO; và quy định đối xử đặc biệt và
khác biệt đối với những nƣớc thành viên ASEAN kém phát triển, nhất là
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Sau 6 vòng đàm phán đầu tiên, Lãnh đạo


ÁN

ASEAN đã nhất trí rằng hiệp định RCEP sẽ cam kết sâu rộng hơn với những cải
tiến đáng kể so với các hiệp định FTA ASEAN + 1 hiện hành, đồng thời công nhận
bối cảnh đặc thù và đa dạng của các nƣớc thành viên tham gia. Do đó, quy định đối

HỘ
IC

xử đặc biệt và khác biệt, cùng với việc có thêm sự linh hoạt đối với những nƣớc
thành viên ASEAN kém phát triển (đặc biệt là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt
Nam), là phù hợp với Hiệp định WTO và các hiệp định FTA ASEAN + 1 hiện
hành. Các cuộc đàm phán bắt đầu vào cuối năm 2012 và đặt mục tiêu hoàn thành

vào cuối năm 2015, tuy nhiên đến hết năm 2015 thì mục tiêu này chƣa thành hiện
thực và các bên đang nỗ lực để hoàn tất quá trình đàm phán trong năm 2016.
Phạm vi của các cuộc đàm phán: Các cuộc đàm phán RCEP sẽ bao gồm

thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ, hợp tác kinh tế và kĩ thuật, sở
hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các vấn đề khác.


17

Nguyên tắc hƣớng dẫn: Các cuộc đàm phán RCEP đƣợc hƣớng dẫn bởi các
nguyên tắc sau đây: (1) phù hợp với WTO, bao gồm điều XXIV của GATT và các
điều khoản của GATS; (2) có những thỏa thuận rộng lớn hơn và sâu hơn với nhiều
cải tiến đáng kể so với các FTA hiện tại của ASEAN+1, trong khi công nhận hoàn


51

cảnh cá nhân và sự đa dạng của các nƣớc tham gia; (3) có các quy định để tạo thuận
lợi cho thƣơng mại và đầu tƣ, tăng cƣờng tính minh bạch trong quan hệ thƣơng mại
và đầu tƣ giữa các nƣớc tham gia, cũng nhƣ tạo điều kiện cho sự tham gia của các

-K

nƣớc vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực; (4) có các hình thức thích hợp thể

hiện sự linh hoạt nhƣ việc bao gồm những cách đối xử đặc biệt và khác biệt, cộng
với sự linh hoạt bổ sung dành riêng cho các nƣớc thành viên kém phát triển nhất

FT
U

ASEAN, với điều kiện phù hợp với các FTA của ASEAN+1 hiện có; (5) duy trì
hiệu lực của các FTA hiện tại của ASEAN+1 và các FTA song phƣơng/đa phƣơng
giữa các nƣớc tham gia; (6) có điều khoản gia nhập mở để cho phép sự tham gia của
bất kỳ đối tác FTA nào của ASEAN mà không tham gia vào các cuộc đàm phán
RCEP và bất kỳ đối tác kinh tế bên ngoài nào khác sau khi các cuộc đàm phán

SỰ

RCEP đƣợc hoàn tất;(7) dựa trên các FTA của ASEAN+1, cung cấp sự hỗ trợ về kỹ
thuật và năng lực xây dựng cho các nƣớc đang phát triển và kém phát triển tham gia
RCEP để tạo điều kiện cho tất cả các bên tham gia đầy đủ vào các cuộc đàm phán,

ÁN


thực hiện các nghĩa vụ của RCEP và tận hƣởng những lợi ích từ RCEP; (8) tiến
hành các cuộc đàm phán về thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ và
các lĩnh vực khác song song để đảm bảo một kết quả toàn diện và cân bằng.

HỘ
IC

1.2.3.2 Thành tựu của các cuộc đàm phán RCEP
Các cuộc đàm phán RCEP tới nay đã hoàn thành 12 vòng, với vòng đàm

phán gần nhất là vào tháng 4 năm 2016 tại Australia. Vòng đàm phán thứ 13 dự
kiến đƣợc tổ chức vào tháng 6 năm 2016 tại New Zealand và các bên tham gia cũng

đang nỗ lực để hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2016.
Các cuộc đàm phán đƣợc bắt đầu với các lĩnh vực chính về hàng hóa, dịch vụ

và đầu tƣ, từ đó ba nhóm công tác đã đƣợc thành lập trong vòng đàm phán đầu tiên.
Với các đàm phán rộng hơn và sâu hơn trong các vòng tiếp theo, các nhóm công tác
mới về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và hợp tác kinh tế-kỹ thuật bắt đầu công việc ở
vòng thứ 4; các nhóm công tác về giải quyết tranh chấp đƣợc thành lập ở vòng thứ 5


18

của quá trình đàm phán. Các nƣớc tham gia đã đạt đƣợc sự đồng thuận sơ bộ về một
loạt vấn đề liên quan trong RCEP.
Về thương mại hàng hóa, các cuộc đàm phán đã thảo luận về các văn bản,
các phƣơng thức đƣợc sử dụng trong đàm phán về thuế quan và các vấn đề khác liên

51


quan đến các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp thƣơng mại , Tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuậ và thủ tục đánh giá sự phù hợp (STRACAP), Các biện pháp vệ sinh

và kiểm dịch thực vật (SPS) cũng nhƣ Thủ tục hải quan và thuận lợi thƣơng mại

-K

(CPTF) và Quy tắc xuất xứ (ROO). Đối với thương mại dịch vụ, các nƣớc tham gia
đã thảo luận về cơ cấu và những yếu tố của chƣơng dịch vụ, các phƣơng pháp tiếp

cận đến cam kết về kế hoạch tiếp cận thị trƣờng và một số vấn đề cụ thể khác. Về

FT
U

đầu tư, các yếu tố của chƣơng đầu tƣ bao gồm cả phƣơng thức đầu tƣ đã đƣợc thảo
luận một cách chi tiết. Đã có nhiều thành tựu đạt đƣợc trên một loạt các vấn đề liên
quan đến sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, hợp tác kinh tế- kỹ thuật và giải quyết tranh
chấp.

1.2.3.3 Những khó khăn trong quá trình đàm phán RCEP

SỰ

Bất kỳ thỏa thuận thƣơng mại tự do nào cũng là sự thỏa hiệp từ tất cả các
thành viên tham gia. Việc thỏa hiệp sẽ dễ dàng đạt đƣợc hơn nếu có sự gắn kết cao
giữa các đối tác. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán RCEP, những vấn đề làm suy

ÁN


yếu sự gắn kết vẫn còn tồn tại, không chỉ đến từ các nƣớc tham gia đàm phán mà
còn đến từ các sáng kiến mang chủ nghĩa khu vực trong khu vực Châu Á- Thái Bình
Dƣơng, và không chỉ về kinh tế mà còn về mặt chính trị.

HỘ
IC

Vai trò trung tâm của ASEAN trong các cuộc đàm phán RCEP không đƣợc
phát huy đầy đủ. “Trung tâm ASEAN” thƣờng đƣợc công nhận bởi tất cả các nƣớc
tham gia và đóng vai trò hàng đầu trong việc định hƣớng quá trình đàm phán RCEP.
Tuy nhiên, vai trò trung tâm này có thể bị suy yếu do thực tế rằng việc hội nhập

trong và ngoài ASEAN dù không đƣợc sắp xếp rõ ràng nhƣng lại đƣợc tiến hành
song song. Do đó, ASEAN phải đối mặt với những thách thức khi phải phát triển
các mối quan hệ bên ngoài mặc dù khả năng đƣa ra những chính sách chung là còn

hạn chế. Kết quả là, các chính sách ngoại thƣơng của cac thành viên ASEAN không
đƣợc tích hợp chặt chẽ. Là một FTA hơn là một liên minh thuế quan, ASEAN khó
có thể thiết lập một mức thuế chung.


19

Bên cạnh đó, mức độ phát triển kinh tế và tự do hóa thƣơng mại khác nhau
giữa các thành viên trong RCEP là một lực cản đáng kể trong quá trình đàm phán
RCEP. Khoảng cách phát triển lớn sẽ dẫn đến quan điểm khác nhau giữa các nƣớc
tham gia và khó có thể đạt đƣợc đồng thuận. Hơn nữa, các nƣớc có thu nhập cao

51


nhƣ Nhật Bản, Australia và New Zealand cũng muốn tìm cách phủ sóng rộng hơn
các vấn đề thƣơng mại mới nhƣ chính sách cạnh tranh, môi trƣờng và lao động tiêu

-K

chuẩn- điều sẽ làm cho việc đàm phán thậm chí khó khăn hơn. Đối với các nƣớc có

thu nhập thấp, những lợi ích hứa hẹn từ RCEP sẽ có vẻ kém hấp dẫn vì họ gặp khó
khăn trong việc đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng vật chất và cải thiện điều kiện thƣơng mại
qua các nƣớc thành viên RCEP.

FT
U

bởi vậy họ khó có thể tận hƣởng những lợi ích của dòng chảy hàng hóa và dịch vụ
Cuối cùng, các yếu tố chính trị và chiến lƣợc khác nhau cũng ảnh hƣởng đến
tiến trình đàm phán RCEP. Chiến lƣợc tái cân bằng của Mỹ hƣớng tới Châu Á, với
tham vọng cả về an ninh và kinh tế, đƣợc coi là một thách thức bên ngoài của

SỰ

RCEP. Hiệp định TPP đƣợc dẫn đầu bởi Mỹ đã thu hút đƣợc sự tham gia của 7
trong số các thành viên RCEP, bao gồm 4 thành viên ASEAN- Brunei, Malaysia,
Singapore, Việt Nam và 3 nƣớc ngoài ASEAN là Nhật Bản, Australia và New
Zealand. Hàn Quốc, Philiplines và Thái Lan cũng đã thể hiện sự quan tâm trong

ÁN

việc gia nhập TPP. Thực tế rằng nhiều quốc gia hƣớng đến TPP có thể đƣợc giải

thích dễ dàng về mặt chính trị hơn là kinh tế, phản ánh tầm quan trọng chiến lƣợc
ngày càng tăng của Hoa Kỳ trong khu vực. Bởi vậy, các nƣớc này đang cố gắng để

HỘ
IC

cân bằng giữa lợi ích an ninh và kinh tế bằng cách cân bằng giữa RCEP và TPP. Bất
kỳ sự cạnh tranh giữa RCEP và TPP nào cũng có thể dẫn đến mất đoàn kết trong

ASEAN, do đó có thể làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.

Đặc biệt là trong thời gian ngắn, hai cuộc đàm phán song song đã tạo thêm nhiều áp
lực về nhận lực, ngân sách và những tài nguyên quốc gia khác đối với các thành

viên tham gia cả hai hiệp định. Ngoài ra, khi đàm phán TPP đã đƣợc kí kết trƣớc
RCEP, một số thành viên có thể giảm động lực tiếp tục những nỗ lực đàm phán ở
RCEP. Còn ở trong khu vực Đông Á, mặc dù việc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc đã bắt đầu đàm phán 3 bên CJK FTA vào tháng 3 năm 2013 là một tín hiệu
tích cực, thực tế là căng thẳng chính trị vẫn còn tồn tại. Đối với các nhà lãnh đạo,


20

việc cải thiện quan hệ chính trị là rất quan trong để có thể đẩy nhanh tiến độ đàm
phán và kết thúc sớm cả đàm phán RCEP và CJK FTA.
1.3

Những tác động dự kiến của RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam
Các nƣớc đang đàm phán RCEP hiện đang là nhóm nƣớc có ảnh hƣởng khá


51

lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ), tính đến tháng 6/2015, khối các nƣớc đàm phán RCEP có 11.348 dự án đầu

-K

tƣ vào Việt Nam, chiếm khoảng 61% tổng số dự án FDI hiện có; số vốn đăng ký đạt
140,5 tỷ USD, chiếm khoảng 55% tổng vốn FDI cam kết vào Việt Nam. Bởi vậy,
RCEP có hiệu lực đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động

FT
U

cả tích cực và tiêu cực từ Hiệp định này.

Tƣơng tự nhƣ các FTA và cam kết hội nhập khác, RCEP đƣợc kỳ vọng sẽ
mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam thông qua: (i) cải thiện phƣơng thức tiếp
cận các thị trƣờng đầu tƣ và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác (cả nƣớc phát
triển và đang phát triển) với nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ đa dạng; (ii) mở

SỰ

cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn (nhất là đầu vào cho sản xuất (nhƣ thép từ Trung
Quốc, sản phẩm nhựa từ Hàn Quốc và Nhật Bản) và nhập máy móc thiết bị có công
nghệ hiện đại và phù hợp); (iii) tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực và
tăng cƣờng hợp tác kỹ thuật từ đó tăng vị thế của Việt Nam trong giải quyết tranh

ÁN


chấp; và (iv) giảm chi phí giao dịch và tạo dựng môi trƣờng kinh doanh thân thiện
hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng các quy định đó trong
khuôn khổ các FTA khác nhau.

HỘ
IC

Trong giai đoạn đầu tiên, RCEP sẽ loại bỏ thuế quan ngay lập tức cho 65%

hàng hoá – chiếm khoảng từ 8.000 đến 9.000 mặt hàng, 20% hàng hoá thƣơng mại
tiếp theo sẽ đƣợc loại bỏ trong vòng 10 năm kể khi RCEP có hiệu lực. Thuế quan cụ
thể đối với 15% hàng hóa thƣơng mại còn lại sẽ tiếp tục đàm phán trong tƣơng lai

và đây chính là sản phẩm nhạy cảm đối với mỗi quốc gia.
RCEP bao gồm nhiều đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam nhƣ Trung

Quốc, Nhật Bản, Australia và ASEAN. Đây là những thị trƣờng xuất khẩu chính
của Việt Nam nên hoạt động thƣơng mại sẽ đƣợc tăng cƣờng và mở rộng. Bên cạnh
đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự kiến cũng sẽ tăng lên đáng kể để tận dụng cơ
hội mới và các ƣu đãi do RCEP đem lại. Các FDI từ các đối tác phát triển sẽ đem lại


×