Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề dệt nhuộm tại tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

TRẦN THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM TẠI TỈNH
HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2016
1

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

TRẦN THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM TẠI TỈNH
HÀ NAM

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số


: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HỮU TUẤN

Hà Nội – 2016
1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè, trong trường và các cá nhân,
tập thể thuộc 3 làng nghề Nha Xá, Hòa Hậu, Nhật Tân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Hữu Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn tôi
xây dựng luận văn, luôn góp ý chân thành và chỉ bảo tôi một cách tận tình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy, các cô thuộc Khoa
Môi Trường - trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, các
thầy cô đã truyền thụ cho tôi những kiến thức, ý tưởng trong suốt quá trình tôi được
tham gia học tập tại trường, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công
tác tại Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên và môi
trường - Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương tỉnh Hà Nam đã ủng hộ, tạo
mọi điều kiện cho việc thu thập tài liệu, số liệu cũng như việc lấy phiếu điều tra được
diễn ra thuận lợi.
Do kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng
nghiệm thu để luận văn được hoàn thiện và có chất lượng tốt hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016
Học viên

Trần Thị Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................1
2. Mục tiêu đề tài ..........................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu....................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Bố cục luận văn: .......................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................5
1.1. Tổng quan về các làng nghề của Việt Nam .......................................................5
1.1.1. Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam ....................................5
1.1.2. Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
vùng miền và cả nước..................................................................................................8
1.1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay ở Việt Nam ...................11
1.2. Tổng quan về các làng nghề của tỉnh Hà Nam ...............................................13
1.2.1. Giới thiệu về tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam .....................................13
1.2.2. Hệ thống các làng nghề của tỉnh Hà Nam ......................................................18
1.2.3. Tình hình hoạt động sản xuất của các làng nghề dệt nhuộm Hà Nam ...........27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..31
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................32
2.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 32
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................34
2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu. ..........................................................................34

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................34
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế ..........................................................35
2.3.4. Phương pháp xử lý thông tin/số liệu ............................................................... 35
2.3.5. Phương pháp thống kê, đánh giá, dự báo các tác động môi trường ..............35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................36
3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề dệt nhuộm tại tỉnh Hà Nam ........36


3.1.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm và các tác động
của nó tới sức khỏe cộng đồng ..................................................................................36
3.1.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm .....................39
3.2. Hiện trạng công tác quản lý, BVMT tại các làng nghề dệt nhuộm ..............43
3.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm ...............43
3.2.2. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm .......45
3.2.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm
Hà Nam .....................................................................................................................52
3.2.4. Những yêu cầu thực tế trong quản lý ô nhiễm làng nghề dệt nhuộm ở Hà Nam .......53
3.3. Dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng tại các làng nghề dệt nhuộm. ......58
3.3.1. Dự báo chất lượng môi trường nước .............................................................. 58
3.3.2. Dự báo chất lượng không khí ..........................................................................59
3.3.2. Dự báo chất lượng môi trường đất .................................................................59
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ môi trƣờng làng nghề
dệt nhuộm tại tỉnh Hà Nam .....................................................................................60
3.4.1. Các cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp .........................................60
3.4.2. Đề xuất giải pháp tổng thể nhằm cải thiện quản lý và kiểm soát chất thải và
CL môi trường ...........................................................................................................64
3.4.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường tại các làng
nghề dệt nhuộm .........................................................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................77
1. Những kết quả đã đạt đƣợc của luận văn ..........................................................77

2. Kiến nghị ...............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Tiếng Việt

1

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

2

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

3

BVMT

Bảo vệ môi trường


4

COD

Nhu cầu oxy hóa học

5

CCN

Cụm công nghiệp

6

CN-TTCN

Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

7

DO

Nồng độ oxy hòa tan

8

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


9

KT – XH

Kinh tế - xã hội

10

KCN

Khu công nghiệp

11

LNTT

Làng nghề truyền thống

12

LTTP

Lương thực thực phẩm

13

MT

Môi trường


14

NT

Nước thải

15

NM

Nước mặt

16

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

17

QLMT

Quản lý môi trường

18

SDD

Suy dinh dưỡng


19

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

20

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

21

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

22

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

23

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


24

TTCN-LN

Tiểu thủ công nghiệp-làng nghề

25

TT

Truyền thống

26

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Các nhóm ngành nghề của các làng nghề Việt Nam .......................................6
Hình 1. 2. Bản đồ sử dụng đất của Hà Nam ..................................................................13
Hình 1. 3. Địa hình tỉnh Hà Nam...................................................................................14
Hình 1. 4. Hệ thống sông chính của Hà Nam ................................................................ 17
Hình 1. 5. Biểu đồ các loại hình làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam ..........................22
Hình 1. 7. Quy trình công nghệ dệt nhuộm ...................................................................31
Hình 2. 1. Vị trí các làng nghề dệt nhuộm
Hình 3. 1. Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường làng nghề dệt nhuộm tỉnh Hà Nam.......46



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam. ...................................7
Bảng 1. 2.Số liệu quan trắc thời tiết khí hậu năm 2015 ................................................15
Bảng 1. 3.Tỷ lệ (%) đóng góp GDP của các ngành kinh tế...........................................18
Bảng 1. 4. Giá trị sản xuất của một số làng nghề truyền thống tỉnh Hà Nam ...............19
Bảng 1. 5. Danh sách các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam ...............20
Bảng 1. 6. Diện tích các cụm TTCN làng nghề hiện tại so với quy hoạch tại Quyết
định số 1421/QĐ-UBND ............................................................................................... 23
Bảng 1. 7. Giá trị sản xuất của một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
.......................................................................................................................................25
Bảng 3.1. Chất lượng nước mặt tại các làng nghề dệt nhuộm tỉnh Hà Nam .................36
Bảng 3. 2. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực làng nghề dệt nhuộm ..........37
Bảng 3. 3 Tỷ lệ mắc bệnh của lao động tại các làng nghề dệt nhuộm. .........................39
Bảng 3. 4. Khối lượng nước thải sản xuất từ làng nghề dệt may, nhuộm .....................40
Bảng 3. 5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của ............................................41
Bảng 3. 6 Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động đun nấu tại các làng nghề ...........42
Bảng 3. 7 Tải lượng CTR phát sinh tại các làng nghề dệt nhuộm .............................. 43
Bảng 3. 8. Số liệu thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại làng
nghề dệt nhuộm .............................................................................................................49
Bảng 3. 9. Một số làng nghề đã và đang được đầu tư hệ thống xử lý nước thải ...........51
Bảng 3. 10. Các làng nghề nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng ..................................................................................................................54
Bảng 3. 11. Dự báo tổng lượng nước thải phát sinh đến năm 2030 .............................. 58
Bảng 3. 12. Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí đến năm 2030 tại các làng
nghề dệt nhuộm .............................................................................................................59
Bảng 3. 13. Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý
MT làng nghề.................................................................................................................69


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Làng nghề - một hình thức liên kết phát triển kinh tế giữa các hộ gia đình
trong các địa phương của Việt Nam đã tồn tại từ lâu đời. Cùng với sự thay đổi của
nền kinh tế, nhiều làng nghề trong cả nước được khôi phục và cũng có nhiều làng
nghề mới xuất hiện giữ vai trò thúc đẩy kinh tế tại nhiều địa phương trong cả nước.
Theo số liệu của Sở Công Thương tỉnh Hà Nam, năm 2009, trên địa bàn tỉnh
mới chỉ có 53 làng nghề, làng có nghề (trong đó có 15 làng nghề truyền thống được
công nhận), nhưng đến hết 31/12/2014, đã có tới 163 làng nghề, làng có nghề (trong
đó có làng nghề truyền thống là 30 làng, làng nghề tiểu thủ công nghiệp là 22 làng,
làng có nghề là 111 làng). Việc phát triển mạnh mẽ các làng nghề trên địa bàn tỉnh
đã mang lại công ăn, việc làm và thu nhập; nâng cao đời sống, góp phần xóa đói
giảm nghèo và đặc biệt thu hút lao động tại các vùng nông thôn.
Sự phát triển của lụa Nha Xá, lụa Đại Hoàng (Hòa Hậu), lụa Nhật Tân đã
góp phần làm nên thương hiệu của xã, huyện, tỉnh nhưng chất lượng môi trường tại
các làng nghề này đang là một trong những vấn đề cần nhận được nhiều sự quan
tâm của các cấp, ngành cũng như các địa phương. Mặc dù các làng nghề dệt lụa đã
đưa máy móc, thiết bị, điện khí hoá, cơ khí hoá vào sản xuất tuy nhiên mức độ đầu
tư cho cải tiến công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng cơ sở. Mặt
khác, thông thường các làng nghề này lại nằm xem kẽ trong khu dân cư nên có
nhiều khó khăn về mặt bằng phục vụ sản xuất cũng như việc quản lý, xử lý chất thải
và đầu tư cho các công trình xử lý chất thải
Theo đánh giá của Sở TN&MT Tỉnh Hà Nam, hiện nay ô nhiễm môi trường
tại các làng nghề dệt nhuộm trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng gia tăng đối nghịch
với sự gia tăng đóng góp phát triển kinh tế của các làng nghề. Nước thải của các
làng nghề dệt nhuộm này đều chưa được xử lý và thải thẳng ra môi trường xung
quanh, cùng với nước thải sinh hoạt càng làm cho chất lượng môi trường nước tại
các khu làng nghề trở nên xấu hơn. Bên cạnh đó, chất thải rắn, , khí thải, .... cũng
góp phần không nhỏ làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
Tính tới thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hà Nam chưa có Quy hoạch bảo
vệ và phát triển làng nghề nói chung cũng như làng nghề dệt nhuộm nói riêng. Quy

hoạch được lồng ghép trong các quy hoạch khác về phát triển công nghiệp ; Không

1


có các số liệu báo cáo định kỳ hàng năm về hiện trạng môi trường cũng như số liệu
về nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xất tại các làng nghề dệt nhuộm nên chưa có báo
cáo nào về các phương án dự báo, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường của
các làng nghề này. Điều đó cho thấy công tác quản lý môi trường tại các làng nghề
hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức.; Công tác quan trắc môi trường, các số
liệu về môi trường còn rời rạc. Việc đầu tư các hệ thống xử lý môi trường tại các
làng nghề dệt nhuộm hầu như chưa được thực hiện. Chính vì vậy, công tác quản lý,
bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống nói chung đặc biệt là các làng
nghề dệt nhuộm trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại. Do đó,
đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp quản lý môi trường
làng nghề dệt nhuộm tại tỉnh Hà Nam” được lựa chọn nhằm góp phần bảo vệ môi
trường tại các làng nghề dệt nhuộm của tỉnh theo hướng phát triển bền vững.
2. Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài đưa ra các biện pháp/giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng môi trường tại các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và hiện trạng quản
lý môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm ở Hà Nam;
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các làng nghề
dệt nhuộm.
3. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Hà Nam
- Tổng quan về làng nghề dệt nhuộm trong tỉnh Hà Nam
- Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại

các làng nghề dệt nhuộm trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các làng nghề
dệt nhuộm.

2


4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm
4.1.2. Phạm vi địa lý:
Các làng nghề dệt nhuộm Nha xá, Đại Hoàng, Nhật Tân thuộc tỉnh Hà Nam
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp kế thừa tài liệu.
Kế thừa các nghiên cứu về chất lượng môi trường làng nghề, quản lý môi
trường làng nghề có từ trước.
Kế thừa các đánh giá diễn biến chất lượng môi trường trong thời gian vừa
qua tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Kế thừa số liệu điều tra, đánh
giá từ các dự án về BVMT tại một số làng nghề truyền thống của tỉnh.
4.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập, tổng hợp các dữ liệu môi trường liên quan đến làng nghề dệt
nhuộm thuộc tỉnh Hà Nam.
Thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực
nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Trong khảo sát thực địa, tác giả sẽ sử dụng phương pháp điều tra để thu thập
các thông tin, số liệu về khu vực nghiên cứu.
Quan sát bằng mắt thường và chụp lại hình ảnh bằng thiết bị ghi hình các vấn
đề liên quan.

4.2.4. Phương pháp xử lý thông tin/số liệu
Phương pháp xử lý thông tin: tập hợp và phân loại thông tin, tóm tắt thông
tin, tổng hợp thông tin, phân tích thông tin, xác định độ tin cậy của thông tin, lựa
chọn thông tin.
Xử lý số liệu bằng excel.

3


4.2.5. Phương pháp thống kê, đánh giá, dự báo các tác động môi trường
Dựa trên cơ sở định lượng và định tính các thông số hiện trạng môi trường để
đánh giá các tác động của nó đến chất lượng môi trường xung quanh làng nghề.
5. Bố cục luận văn:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Tổng quan về các làng nghề của Việt Nam:
1.2. Tổng quan về các làng nghề của tỉnh Hà Nam
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu.
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Phạm vi nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
3.1.Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm tỉnh Hà Nam
3.2. Hiện trạng công tác quản lý, BVMT tại các làng nghề dệt nhuộm
3.3. Dự báo diễn biến chất lượng môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm
3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ môi trường làng
nghề dệt nhuộm tại tỉnh Hà Nam
Kết luận, khuyến nghị.

4



Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về các làng nghề của Việt Nam
1.1.1. Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam
a) Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam
Từ xa xưa, các hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét
văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian,
các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắn kết với nhau, hình thành nên các làng
nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở
thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn. Bên cạnh sự đóng góp
vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau,
tạo ra những truyền thống tốt đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn
Việt Nam.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần
kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làng nghề
nước ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnh thông qua sự tăng trưởng về số lượng
và chủng loại ngành nghề sản xuất mới. Nhiều làng nghề đã từng bị mai một trong
thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần được khôi phục và phát triển trở lại. Nhiều
sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có được vị thế trên thị trường, được
khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang
có sự biến thái, pha tạp giữa làng nghề thực sự mang tính chất thủ công, truyền
thống và làng nghề với sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn, tạo nên
một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến
31/12/2014, cả nước có 5.096 làng nghề và làng có nghề[21].. Số làng nghề được
công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 thu hút khoảng
10 triệu lao động (trong đó riêng Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề với
286 làng nghề đã được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận là làng nghề truyền
thống). Có nhiều làng tồn tại từ 500 đến 1.000 năm trở lại đây, đó là những làng

nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết đến như: Lụa Vạn Phúc, tranh Đông
Hồ, gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu, gốm Bầu Trúc, gỗ Sơn Đồng, gỗ Ý Yên, mây
tre Phú Vinh, bạc mỹ nghệ Đồng Xâm…[28].

5


b) Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam
Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì vậy,
khái niệm làng nghề luôn được gắn với nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế đô
thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, hoặc tập trung tại các khu vực
dân cư đông đúc nhưng vẫn duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều
này đã tạo ra nhiều vấn đề bất cập trong chính sách phát triển và hành lang pháp lý
về quản lý làng nghề.
Trên bình diện cả nước, làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng,
miền. Tính chất của làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau. Làng nghề
tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông
Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà
Nội, Thái Bình, Nam Định,…; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ
yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế…; miền Nam chiếm khoảng 16,4%,
tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ…. [6]
Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành
nghề theo hình 1.1
Loại hình chế biến
lương thực, thực
phẩm
24%

Loại hình khác
25%


Loại hình dệt,
nhuộm, thuộc da
5%

Loại hình tái chế
chất thải
1%

Loại hình sản xuất
vật liệu xây dựng
3%
Loại hình gia công
cơ kim khí
4%
Loại hình chăn nuôi,
giết mổ gia súc
1%

Loại hình thủ công,
mỹ nghệ
37%

Hình 1. 1 Các nhóm ngành nghề của các làng nghề Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế,
làng nghề, Chính phủ, 2011 [6])

6



Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp,
mật độ dân cư cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn
liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rõ rệt
nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân bố các làng có
nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư
nhưng hậu quả môi trường là chưa đáng báo động. Hơn nữa, do đặc điểm phát triển
nên tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công
truyền thống, tận dụng nhân công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương,
phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư quanh vùng, nên thực chất, phát
triển làng nghề một cách có định hướng tại các khu vực này là hết sức cần thiết.
c) Xu thế phát triển
Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có
ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà
nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư, và quan
trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất công
nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề
lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu
vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề
Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều
hướng giảm dần trong những năm gần đây.
Bảng 1. 1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam.

Vùng kinh tế

Đồng bằng sông
Hồng
Đông Bắc

Dệt


Chế biến lƣơng

nhuộm,

thực, thực

Tái chế Thủ công

liệu xây

ƣơm tơ,

phẩm, chăn

phế liệu mỹ nghệ

dựng, khai

thuộc da

nuôi, giết mổ

2

1

2

2


-1

1

1

0

1

0

7

Sản xuất vật

thác đá


Dệt

Chế biến lƣơng

nhuộm,

thực, thực

Tái chế Thủ công

liệu xây


ƣơm tơ,

phẩm, chăn

phế liệu mỹ nghệ

dựng, khai

thuộc da

nuôi, giết mổ

Tây Bắc

1

1

0

1

0

Bắc Trung Bộ

1

2


1

2

1

Nam Trung Bộ

2

2

1

2

1

Tây Nguyên

1

0

0

2

1


Đông Nam Bộ

1

1

1

2

-1

1

1

1

2

-1

Vùng kinh tế

Đồng bằng sông
Cửu Long
Ghi chú:

Sản xuất vật


thác đá

-1: suy thoái;

0: duy trì nhưng không phát triển;

1: phát triển vừa;

2: phát triển mạnh

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam) [2]

1.1.2. Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, vùng miền và cả nước
Trong thời gian qua, các làng nghề truyền thống của Việt Nam đã có những
đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và
các vấn đề xã hội tại các vùng, miền, địa phương có làng nghề:
a) Vai trò của các làng nghề Việt Nam trong phát triển kinh tế và giải quyết
lao động, việc làm:
Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần
quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tại các làng có nghề, đại
bộ phận người dân tham gia làm nghề thủ công nhưng vẫn duy trì sản xuất nông
nghiệp ở một mức độ nhất định. Kết quả thống kê tại nhiều làng có nghề, tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 - 40%. Số hộ
sản xuất và cơ sở ngành nghề nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng
bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề

8



không ngừng gia tăng. Mức thu nhập của người lao động sản xuất nghề cao gấp 3 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông[6].
Hoạt động sản xuất nghề tại các khu vực nông thôn đã tạo ra việc làm cho
hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt
có những địa phương đã thu hút được hơn 60% nhân lực lao động của cả làng. Mức
thu nhập từ sản xuất nghề cao hơn nhiều so với nguồn thu từ nông nghiệp, đặc biệt
là đối với vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng. Tại các làng nghề
quy mô lớn, trung bình mỗi cơ sở, doanh nghiệp tư nhân tạo việc làm ổn định cho
khoảng 30 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thể tạo việc
làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời vụ. Đặc biệt tại các làng
nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở, vào thời kỳ cao điểm, có thể thu hút
200-250 lao động. Bên cạnh những tích cực đã nêu ở trên, việc thu hút lao động ở
những địa phương khác tập trung vào các làng có nghề sẽ kéo theo những tác động
tiêu cực đến xã hội và môi trường khu vực nông thôn. Sự phát triển của làng nghề
đã và đang đóng góp đáng kể vào GDP, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh.
Làng nghề truyền thống còn được xem như một nguồn tài nguyên văn hóa
vật thể và phi vật thể đầy tiềm năng cho du lịch. Nhiều tên tuổi sản phẩm đã gắn với
thương hiệu của các làng nghề từ Nam đến Bắc, được người tiêu dùng trong nước
và nước ngoài ưa chuộng như gốm sứ Bình Dương; gốm Bát Tràng - Hà Nội; gốm
Chu Đậu - Hải Dương; gốm Phù Lãng - Bắc Ninh; đồ gỗ Đồng Kỵ - Bắc Ninh; đồ
gỗ Gò Công - Tiền Giang; dệt Vạn Phúc - Hà Nội; cơ khí Ý Yên - Nam Định; mây
tre đan Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh; mây tre đan Chương Mỹ - Hà Nội; chạm
bạc Đồng Xâm - Thái Bình; đúc đồng Đại Bái - Bắc Ninh; đồ đá mỹ nghệ Non
Nước - Đà Nẵng...Nhiều địa phương đã phát triển hiệu quả mô hình kết hợp các
tuyến du lịch với thăm quan làng nghề, từ gian trưng bày và bán sản phẩm, đến các
khu vực sản xuất, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

9



b) Các vấn đề xã hội
Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong công tác “bảo tồn
các giá trị văn hóa dân tộc” vì lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống gắn
liền với lịch sử văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống mang vừa mang tính
nghệ thuật cao, vừa đậm bản sắc đặc thù của mỗi địa phương.
Đặc biệt đối với các làng nghề mà nhất là các làng nghề truyền thống, hoạt
động sản xuất còn có một ý nghĩa xã hội tích cực khác là sử dụng được lao động là
người cao tuổi, người khuyết tật, những người rất khó kiếm việc làm từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập trung cũng như các ngành kinh
doanh, dịch vụ khác.
Tại nhiều địa phương, việc giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động đã tạo
điều kiện giảm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút,… góp phần đảm bảo an
sinh, xã hội cho khu vực nông thôn. Đồng thời với sự quy tụ các tay nghề sản xuất
giỏi, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ; quy tụ các nguyên
liệu sản xuất phong phú là một trong những yếu tố tạo sự đa dạng hóa của nền văn
hóa và sản xuất tại nông thôn.
Mặt khác, với việc hình thành các cơ sở sản xuất lớn với nhu cầu sử dụng lao
động cao, nhiều làng nghề đã thu hút đông nhân công lao động từ các địa phương
khác trong tỉnh, thậm chí từ các tỉnh khác đến ăn, ở, sinh hoạt và làm việc. Trong
điều kiện sinh hoạt và sản xuất đan xen, mật độ dân cư đông đúc, lại tập trung có
tính thời điểm, mùa vụ nên đã tạo ra nhiều bất cập giữa nhu cầu và đáp ứng, gây
khó khăn đối với đời sống xã hội của chính những người dân địa phương và những
người đến lao động. Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, nước, hệ thống giao thông,
hệ thống thoát nước…do không đáp ứng được sức tăng đột ngột từ phát triển, nên
cũng bị tác động, xuống cấp mạnh.
Ngoài các doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty TNHH trong làng nghề, thì đa
số các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều mang những nét đặc thù về mặt xã hội

10



như sau: do quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72 % tổng
số cơ sở sản xuất), nên nếp sống, suy nghĩ còn mang đậm tính chất tiểu nông của
người chủ sản xuất; công nghệ, kỹ thuật, thiết bị sản xuất phần lớn lạc hậu, chắp vá,
ít quan tâm đến phòng chống cháy nổ và an toàn lao động; khả năng đầu tư của các
hộ sản xuất làng nghề rất hạn chế, nên khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới
công nghệ theo hướng tiên tiến, ít chất thải, thân thiện với môi trường; lực lượng lao
động chủ yếu là lao động thủ công, trình độ người lao động thấp, thậm chí nhân lực
mang tính thời vụ, không ổn định nên hiểu biết, kiến thức, nhận thức của chủ cơ sở
nói chung và người lao động nói riêng về khoa học, công nghệ, luật pháp và các quy
định về BVMT là rất hạn chế.
1.1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay ở Việt Nam
Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng
với sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở
hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng,
hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi
trường tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sông
Hồng, quan trọng phải kể đến như sau:
Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát
nước, xử lý nước thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng
được nhu cầu của phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn
đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ[5] ;
Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản xuất
chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng để xử
lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến môi trường sống, ảnh
hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân[5];
Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã,
đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống, nên sử dụng lao động mang tính chất gia


11


đình, sản xuất theo kiểu “gia truyền” dẫn tới việc “giấu” công nghệ sản xuất và
nguyên liệu, hóa chất sử dụng; chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường
[6];

Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời
gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt,... [5];
Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như
không có. Ngay cả trong những trường hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo
hướng hình thành các doanh nghiệp/hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ, nhưng
vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải và BVMT[6];
Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm đến sản
xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm
BVMT rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không
phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Ngay
bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của Nhà
nước phải đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “người gây ô nhiễm
phải khắc phục, xử lý ô nhiễm”. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô
nhiễm môi trường mà sản xuất nghề gây ra [6];
Nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước
mắt, nên các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ,
lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp, nhân công rẻ. Hơn nữa, để hạ giá
thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu
rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác
động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao
động[5].


12


1.2. Tổng quan về các làng nghề của tỉnh Hà Nam
1.2.1. Giới thiệu về tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam
a) Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:

Hình 1. 2. Bản đồ sử dụng đất của Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Châu thổ Bắc Bộ, được bao
quanh bởi TP. Hà Nội ở phía Bắc và Tây Bắc; tỉnh Hòa Bình ở phía Tây; tỉnh Nam
Định ở phía Nam; tỉnh Ninh Bình ở phía Nam - Tây Nam; và tỉnh Thái Bình, tỉnh
Hưng Yên ở phía Đông, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng:
105o45’00”
20o20’00”

÷
÷

106o10’00”
20o45’00”

13

Kinh độ Đông
Vĩ độ Bắc


Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như trục đường

Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và một số tuyến đường liên tỉnh khác như Quốc
lộ 21A, 21B, 38, các tuyến đường nội tỉnh: ĐT.491, ĐT.493, ĐT.494... Thuận lợi về
vị trí địa lý và điều kiện giao thông sẽ là tiền đề thúc đẩy sự phát triển KT - XH,
giao lưu văn hoá tỉnh Hà Nam với các tỉnh khác, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.
* Địa hình, địa chất
Hà Nam có diện tích tự nhiên là 86.195,6ha. Địa hình Hà Nam có sự tương
phản rõ ràng, bao gồm: dạng địa hình núi đá vôi vách đứng, dạng địa hình đồng
bằng và dạng đồi thấp xâm thực, đỉnh tròn nằm xen kẽ tại vùng chuyển tiếp của 2
dạng địa hình nêu trên (Hình 1.3).

Hình 1. 3. Địa hình tỉnh Hà Nam

14


Địa hình núi đá vôi: độ cao tuyệt đối lớn nhất +419m, mức địa hình cơ sở địa
phương khoảng +10m đến +14m. Đây là một bộ phận của dải đá vôi tập trung tại
hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm.
Địa hình đồi thấp: gồm các dải đồi bát úp nằm xen kẽ hoặc ven rìa địa hình
núi đá vôi, một số khu vực tạo thành một dải (dải thôn Non - xã Thanh Lưu, Chanh
Thượng - xã Liêm Sơn) hoặc tạo thành các chỏm độc lập ở các xã Thanh Bình,
Thanh Lưu, Đọi Sơn.
Địa hình đồng bằng: chiếm diện tích rộng lớn ở các huyện Duy Tiên, Bình
Lục, Lý Nhân, thành phố Phủ Lý và một phần thuộc các huyện Kim Bảng, Thanh
Liêm. Địa hình đồng bằng trong tỉnh tương đối bằng phẳng.
* Điều kiện khí tượng, thủy văn:
Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều
thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa
Đông và mùa Hè. Số giờ nắng trong năm khoảng 1004,8 giờ nắng, nhiệt độ trung

bình năm 24,00 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất lên đến 29,60C. Tổng lượng
mưa trong năm là 1.838,4 mm, độ ẩm trung bình trong năm ở Hà Nam cũng như
nhiều khu vực khác ở đồng bằng Sông Hồng khoảng 83,0%.
Bảng 1. 2.Số liệu quan trắc thời tiết khí hậu năm 2015
Nhiệt độ

Số giờ nắng

Lƣợng mƣa

Độ ẩm

Tốc độ gió

(0C)

(h)

(mm)

(%)

(m/s)

1

18,0

108,0


44,0

83

9

2

19,0

29,0

79,0

87

6

3

22,0

28,0

93,0

92

7


4

25,0

130,0

27,0

83

7

5

30,0

228,0

98,0

80

9

6

31,0

216,0


140,0

76

9

7

30,0

132,0

61,0

77

8

Tháng

15


Nhiệt độ

Số giờ nắng

Lƣợng mƣa

Độ ẩm


Tốc độ gió

(0C)

(h)

(mm)

(%)

(m/s)

8

30,0

192,0

146,0

81

12

9

28,0

117,0


274,0

87

8

10

26,0

147,0

43,0

79

7

11

24,0

97,0

193,0

84

7


12

19,0

54,0

48,0

83

6

TB năm

25,0

1.478,0

1.246,0

83

7,92

Tháng

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam, 2015[7]))

Hệ thống sông ngòi: Chảy qua tỉnh Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng,

sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt,
sông Nông Giang, v.v…
Sông Hồng chảy dọc ranh giới phía Đông, Đông Bắc tỉnh Hà Nam với chiều
dài khoảng 38,6 km, rộng trung bình từ 500 - 600 m, đáy sông sâu từ (-6,0 m)
đến (-8,0 m) cá biệt tới (-15 m).
Sông Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nam với chiều dài khoảng 47,6 km, có
chiều rộng khoảng 150 - 250 m, chảy qua thành phố Phủ Lý và các huyện Kim
Bảng, Thanh Liêm; đáy sâu trung bình từ (-3,0 m) đến (-5,0 m), cá biệt có đoạn sâu
tới (-9,0 m). Tại Phủ Lý lưu lượng nước Sông Đáy vào mùa khô khoảng 105m3/s và
mùa mưa khoảng 400 m3/s.
Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ xã Thụy Phương huyện Từ
Liêm thành phố Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài đoạn qua Hà Nam là 16
km. Là sông tiêu thuỷ lợi, thoát của Hà Nội qua một số khu vực làng nghề Hà Nội,
vì thế nguồn nước của sông bị nhiễm bẩn. Vào mùa nước kiệt, chiều sâu nước ở một
số đoạn chỉ còn - 0,6m đến - 0,8m.
Sông Châu bắt nguồn từ Tắc Giang, Duy Tiên nhận hợp lưu của sông Nông
Giang đến An Mông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý
Nhân và Bình Lục nhánh này chảy ra trạm bơm tưới tiêu Hữu Bị rồi ra sông Hồng và
một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục nhánh này ra sông Đáy

16


tại thành phố Phủ Lý. Sông Châu có chiều dài khoảng 58,6 km. Mực nước trung bình
năm là + 2,18 m; Mực nước cao nhất (lũ lịch sử ngày 22/8/1971) là + 4,00 m.

Hình 1. 4. Hệ thống sông chính của Hà Nam
(Nguồn: Cổng thông tin giám sát môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy[27])

b) Điều kiện kinh tế, xã hội.

Theo đánh giá nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam
lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015÷2020, kinh tế Hà Nam phát triển ổn định, đạt mức tăng
trưởng bình quân trên 13%/năm (giá so sánh 1994). Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu đạt kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2015, GDP bình quân
đầu người đạt 42,3 triệu đồng. Thu ngân sách đạt tốc độ tăng trưởng cao
(21,4%/năm), về đích trước 2 năm so với chỉ tiêu Đại hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã
hội 5 năm đạt trên 70.575 tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm.
- Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng
hiệu quả;
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá SS 2010) tăng bình quân 1,57%/năm;

17


×