Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập lao động THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI, TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.9 KB, 10 trang )

THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Tình huống 1
Tư vấn xây dựng phần TGLV-TGNN trong NQLĐ sau:
Điều x. Thời gian làm việc và thời gian nghỉ giải lao
Thời gian làm việc không vượt quá 48 giờ một tuần. Thời gian biểu làm việc của
người lao động sẽ được công bố hàng năm và thông báo cho tất cả người lao
động trong Công ty.
 Đúng theo Điều 104 BLLĐ
Hiện tại, thời gian làm việc của Công ty được quy định như sau:
Thời Gian Làm Việc Theo Ca
Thời gian biểu làm Giờ làm việc
việc theo tuần
Tổng số ngày làm việc Ca ngày:
trong 2 tuần liên tiếp: 7
ngày. Trong đó:
6.00 – 18.00
=> Ca làm việc 12 giờ
Tuần thứ nhất: 4 ngày trong đó có 2 giờ làm
làm việc, 3 ngày nghỉ; thêm phù hợp với
=> 1 ngày làm việc 12 Khoản 2 Điều 104,
giờ, 4 ngày 48 giờ. Điểm b Khoản 2 Điều
Như vậy 1 tuần làm 106.
việc 48 giờ là phù hợp Ca đêm:
với quy định tại Khoản
18.00 – 6.00
2 Điều 104
=> 12 giờ
Tuần thứ hai: 3 ngày
làm việc, 4 ngày nghỉ.
=> 1 ngày làm việc 12
giờ, 3 ngày 36 giờ.


Như vậy 1 tuần làm
việc 36 giờ là phù hợp
với quy định tại Khoản
2 Điều 104.

Giờ nghỉ giải lao
Mỗi ca làm việc bao
gồm 3 lần nghỉ giải lao
do trưởng ca sắp xếp.
Trong đó:
Lần nghỉ thứ nhất: 15
phút;
Lần nghỉ thứ hai: 30
phút;
Lần nghỉ thứ ba: 15
phút.
=> Tổng thời gian
nghỉ trong 1 ca là 60
phút.
- Thời gian nghỉ này
chỉ đúng với ca làm
việc ban ngày, bao
gồm: 30 phút nghỉ giữa
giờ tính vào thời giờ


Tổng số ngày làm việc
trong một tháng: 14–15
ngày.
=> Mỗi ngày làm thêm

2 giờ, 1 tháng làm
thêm 28 – 30 giờ, phù
hợp với quy định tại
Điểm b Khoản 2 Điều
106
Tuy nhiên, 1 tháng làm
thêm 28 – 30 giờ nếu
kéo dài liên tục 1 năm
sẽ làm thêm 336 – 360
giờ là KHÔNG phù
hợp với quy định tại
Điểm b Khoản 2 Điều
106
Ngoài ra, nội quy lao
động của công ty quy
định số ngày làm việc
trong tuần thứ nhất là
4 ngày làm việc, 3 ngày
nghỉ và tuần thứ hai là
3 ngày làm việc, 4 ngày
nghỉ nhưng không quy
định rõ khoảng cách
giữa các ca làm việc có
đủ 12 giờ theo quy
định tại Điều 109
BLLĐ hay không.

làm việc quy định tại
Khoản 1 Điều 108 +
30 phút do làm việc

trong ngày từ 10 giờ
trở lên kể cả số giờ làm
thêm được nghỉ thêm
tính vào giờ làm việc
theo Khoản 2 Điều 5
Nghị định 45/2013.
- Không đúng với ca
đêm vì ca đêm có
khoảng thời gian từ
22h – 6h là giờ làm
việc ban đêm. Thời
gian nghỉ bao gồm:
nghỉ giữa giờ ít nhất 45
phút, tính vào thời giờ
làm việc theo Khoản 2
Điều 108 + 30 phút do
làm việc trong ngày từ
10 giờ trở lên kể cả số
giờ làm thêm được
nghỉ thêm tính vào giờ
làm việc theo Khoản 2
Điều 5 Nghị định
45/2013.
Như vậy ca đêm ít nhất
phải nghỉ 75 phút.

Thời Gian Làm Việc Bình Thường (Không Theo Ca)
Ngày làm việc bình Giờ làm việc
thường


Giờ nghỉ

Thứ Hai đến Thứ Sáu
8.00 – 17.00
12.00 – 13.00
=> Làm việc 5 => Làm việc 8h/ngày, => Nghỉ giữa giờ 60
ngày/tuần, có ngày phù hợp với Khoản 1 phút, phù hợp với


nghỉ hàng tuần phù Điều 104
hợp Khoản 1 Điều 110

Khoản 1 Điều 108

Điều (x+1). Thời giờ làm thêm giờ (chỉ áp dụng cho công nhân làm việc
theo ca)
1.
Thời giờ làm thêm giờ được hiểu là thời gian làm việc theo yêu cầu
của người sử dụng lao động vượt quá mức 48 giờ/tuần. Đối với công
nhân làm việc theo ca, thời giờ làm thêm giờ có thể bao gồm các ca
làm thêm có độ dài lên đến 12 giờ với điều kiện là công nhân sẽ không
bị yêu cầu làm thêm quá 2 ca trong một tuần …
SAI, ca làm thêm không quá 2 giờ/ ngày đối với làm việc theo tuần theo Điểm b
Khoản 2 Điều 106
Điều y. Nghỉ Hàng Năm
1. Công ty quy định thời gian nghỉ hàng năm có hưởng lương cho Người
Lao Động có đủ 12 tháng làm việc trong một năm dương lịch, tính từ đầu
năm như sau:
Từ năm làm việc thứ nhất đến năm thứ ba
14 ngày làm việc

Từ năm làm việc thứ tư đến năm thứ bảy
16 ngày làm việc
Từ năm làm việc thứ tám trở lên
20 ngày làm việc
=> Nội dung này không phù hợp với quy định tại Điều 112 BLLĐ. Cứ 05 năm
làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người
lao động theo quy định tại được tăng thêm tương ứng 01 ngày và không có giới
hạn.
2. Ngay khi vào làm việc, tất cả người lao động mới được tuyển dụng có thể
nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc trong năm đó.
Tuy nhiên, Công ty rất khuyến khích những người lao động như vậy hạn
chế nghỉ hàng năm trong 3 tháng làm việc đầu tiên để tập trung cho việc
hòa nhập với môi trường làm việc.
 Chỉ khuyến khích
3. Công ty không cho phép chuyển ngày nghỉ hàng năm của năm này sang
năm khác. Những ngày chưa nghỉ hàng năm của mỗi năm sẽ bị mất vào
cuối năm dương lịch đó. Người lao động sẽ không được trả lương cho
những ngày chưa nghỉ hàng năm, trừ trường hợp bị chấm dứt hợp đồng
lao động hoặc tự chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa nghỉ hết số ngày
nghỉ hàng năm tính đến ngày làm việc cuối cùng, và trong trường hợp
này, người lao động sẽ được trả một khoản tiền tương đương với tiền
lương thông thường của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hàng
năm đó …


Công ty không cho phép chuyển ngày nghỉ hàng năm của năm này sang năm
khác là SAI. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để
nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
CSPL: Khoản 3 Điều 111 BLLĐ
Công ty quy định người lao động sẽ không được trả lương cho những ngày

chưa nghỉ hàng năm là SAI. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc
vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng
năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
CSPL: Khoản 1 Điều 114 BLLĐ
CHƯƠNG : TIỀN LƯƠNG
Tình huống 1:
Câu 1.
Đứng về phía bị đơn, em xin có những lập luận để bảo vệ bị đơn như sau:
- Theo hợp đồng lao động cuối cùng kí vào 9/2014 (hợp đồng lao động
không xác định thời hạn) thì công việc của ông S. là tài xế (không đề cập rõ tài
xế lái xe gì nên có thể hiểu là tùy tình hình mà công ty sẽ có sự phân công,
chuyển đổi phù hợp nhiệm vụ lái xe).
- Công ty đã có quy định về việc thường xuyên luân chuyển tài xế chạy
xe, do đó ông S. phải có nghĩa vụ thực hiện theo quy định của công ty ngay từ
lúc bắt đầu ký hợp đồng.
=> Ngày 05/3/2015, Công ty có thông báo số 86 về việc điều chuyển vị trí
làm việc cho các tài xế đang làm việc tại Công ty bắt đầu từ ngày 01/3/2015,
theo đó ông S. điều chuyển từ chạy xe tải sang chạy xe du lịch cho giám đốc.
Việc điều chuyển này không trái luật vì đây là quy định của công ty và ông S
vẫn đang đảm nhận đúng nhiệm vụ của mình là tài xế.
- Mặt khác, khi công ty ra quyết định 88 về thời gian làm việc mới của bộ
phận lái xe (luân phiên 6 tháng đổi 1 lần, ngày làm việc 8 giờ, thời gian làm
việc còn lại sẽ tính tăng ca). Việc ông S. không đồng ý, ông hoàn toàn có thể
kiến nghị lên công đoàn và ban giám đốc.
- Theo công ty đã ghi nhận, từ tháng 3 đến hết tháng 4/2015, ông S. lên
công ty chỉ vì lý do cá nhân. Công ty vẫn giao việc nhưng ông S. không chịu
làm việc của tài xế xe du lịch như đã quy định. Do đó, việc công ty không trả


lương cho ông S là có cơ sở nếu công ty chứng minh được có giao việc chô ông

S (bảng phân công công việc và nhân viên trong công ty,...)
- Công ty không đồng ý bồi thường 02 tháng tiền lương, lãi suất và tiền
tăng ca theo như yêu cầu của ông S..Việc ông S. không chịu làm việc có thể xem
là đơn phương chấm dứt hợp động trái pháp luật theo quy định tại Điều 41 nên
công ty không có trách nhiệm bồi thường.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:
- Quy định công ty, theo đó ông S chạy xe cho giám đốc thì không được
nghỉ ngày chủ nhật, phải chạy xe suốt: quy định này có khả năng không đảm bảo
quy định tại Khoản 1 Điều 110 BLLĐ. Trong trường hợp này hướng làm của
nhóm là quy định này thỏa Khoản 1 Điều 110 BLLĐ.
- Yêu cầu đòi bồi thường 2 tháng tiền lương của ông S cộng với lãi suất là
hợp lý vì HĐLĐ ông S đã ký với công ty vẫn đang có hiệu lực và nếu ông chứng
minh được việc mình có lên công ty và công ty không giao việc cho ông (ví dụ
như nhân viên làm trong công ty có thể làm chứng cho ông, bảng lương, phân
công công việc của công ty,…).
CSPL: Điều 96 BLLĐ.
- Các yêu cầu khác của ông S về trả tiền tăng ca, tiền làm thêm vào ngày
nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật lao động.
+ Trong phần trình bày của nguyên đơn và bị đơn có thể thấy rằng thời
gian làm việc trong 1 ngày được thỏa thuận trong hợp đồng lao động là 8h/ngày.
Và căn cứ vào khoản 1 Điều 106 thì thời gian làm việc sau 8h/ngày được tính là
khoảng thời gian làm thêm. Nếu làm thêm vào ban ngày thì lương làm thêm tính
ít nhất bằng 150%. Còn nếu làm thêm vào ban đêm thì lương được tính ít nhất
bằng 200%.
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 97, khoản 3 Điều 97 BLLĐ
+ Ông S đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần (được quy định trong nội quy lao
động của công ty) thì lương của ngày này được tính ít nhất bằng 200%
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 97 BLLĐ.



+ Ông S đi làm vào ngày nghỉ lễ cụ thể là ngày 10/3 (tức 28/4/2015) thì
tiền lương ngày này được tính ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày lễ?.
CSPL: Điểm c Khoản 1 Điều 97, Điểm e Khoản 1 Điều 115 BLLĐ.
Câu 2. Tính tiền lương
Công việc tài xế giả sử ngày nghỉ hàng tuần trong nội quy lao động là
ngày chủ nhật.
Mức lương: 4.000.000 đồng/ tháng.
Phụ cấp: 2.000.000 đồng/tháng.
Tiền lương = 6.000.000 đồng/tháng.
Theo khoản 1 Điều 110 người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục
trong 1 tuần nên chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần. 1 tháng ông S đi làm 26 ngày.
Lương ngày = Lương tháng : Số ngày làm việc trong tháng
= 6.000.000 : 26
= 230.769 đồng
Lương giờ = Lương ngày : số giờ làm việc trong ngày
= 230.769 : 8
= 28.846 đồng
Lương thực trả = 28.846 đồng.
Tiền lương làm thêm giờ = tiền lương thêm giờ vượt sau 8 tiếng + tiền
lương làm thêm ngày nghỉ hàng tuần (chủ nhật hàng tuần) + tiền lương làm
thêm ngày lễ.
Nhóm tính trong trường hợp giờ làm thêm vào ban ngày:
- Luật quy định số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc trong
một ngày ở đây ông S làm thêm 4 giờ sau khi thời gian làm việc thường ngày (8
giờ/ngày).
- Lương làm thêm giờ ngày bình thường (thời gian vượt quá sau 8 giờ) =
lương thực trả x số giờ làm thêm sau thời gian làm việc bình thường trong 2
tháng (tháng 3 và tháng 4) x 150% = 28.846 x (4x6 + 4x6) x 150% = 2.076.912
đồng



- Tiền lương làm thêm giờ ngày chủ nhật = lương thực trả x số giờ làm
thêm trong ngày chủ nhật trong 2 tháng (tháng 3 và tháng 4) x 200%= 28.846 x (
12 x 4 + 12 x 4 ) x 200% =5.538.432 đồng
- Tiền lương làm thêm giờ ngày lễ 10.3 = lương thực trả x số giờ làm
thêm x 300%= 28846,153 x 12 x 300%= 1.038.456 đồng
=> Tiền lương làm thêm giờ = 2.076.912 + 5.538.432 + 1.038.456 =
8.653.800 đồng.
CSPL: Điều 97, 98 BLLĐ, Điều 22 NĐ 05/2015, Điều 6, Điều 8 TT23/2015
TÌNH HUỐNG 2
Lập luận bảo vệ bị đơn
- Ông B và bệnh viện xác lập HĐLĐ từ ngày 14/5/2014, kết thúc ngày
30/11/2014. Tổng thời gian là 5 tháng 15 ngày. Tuy nhiên trong thời gian đó ông
B không đi làm đầy đủ nên không thể yêu cầu trả lương những ngày ông không
đi làm được.
Khoản 1 Điều 22 NĐ 05/2015 quy định: “Tiền lương theo thời gian được
trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần,
ngày, giờ,…”
- Tiền bồi thường trong thời gian chờ việc và thiệt hại vì đã nghỉ việc tại
nơi khác khác để về làm việc cho Bệnh viện.
Trong thời gian chờ việc nếu ông B đi làm đầy đủ thì Bệnh viện sẽ thanh
toán lương đầy đủ cho ông theo HĐLĐ, ông không đi làm thì không thể yêu cầu
bồi thường được. Thiệt hại do ông nghỉ việc tại nơi khác để làm việc cũng không
thể đòi bồi thường vì đây là lựa chọn của ông.
Lập luận bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn
Thứ nhất, bệnh viện cho rằng HĐLĐ giữa ông B và Bệnh viện xác lập
vào ngày 14/5/2014 nhưng ông B chính thức đi làm ngày 1/6/2014 rồi từ đó xác
định thời điểm bắt đầu tính tiền lương cho ông B là ngày 1/6/2014 là không
đúng. Căn cứ vào bản báo cáo ngày công và nhật ký cán bộ - nhân viên của bộ
phận bảo vệ thì ông B có đi làm trong tháng 5/2014 cụ thể là 5 tiếng 15 phút.



Mặt khác theo Điều 25 BLLĐ quy định:“Hợp đồng lao động có hiệu lực
kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.”
Và trong trường hợp này trong HĐLĐ có quy định rằng: “Hợp đồng có
hiệu lực từ ngày 14/5/2014”. Như vậy hiệu lực của hợp đồng này là kể từ ngày
kí kết là ngày 14/5/2014 chứ không phải ngày bắt đầu làm việc chính thức của
ông B.
Thứ hai, theo lời khai của bệnh viện thì đầu tháng 6/2014 Hội đồng quản
trị và Ban giám đốc bệnh viện đã họp và ra quyết định trả lương cho bác sĩ trong
thời gian chờ hoạt động là 30% lương theo hợp đồng. Quyết định giảm còn 30%
tiền lương là quyết định đơn phương từ phía bệnh viện. Tiền lương là một trong
những nội dung được quy định trong hợp đồng, nên muốn thay đổi lương thì
phải có sự thỏa thuận và đồng ý của cả 2 bên đã kí kết hợp đồng. Nhưng ở đây
bệnh viện không chứng minh được rằng ông B đã đồng ý với việc thay đổi mức
mương mà chỉ chứng minh rằng ông B đã biết quyết định đó. Bởi vậy quyết định
này không được chấp nhận, bệnh viện vẫn phải trả lương cho ông B theo đúng
như thỏa thuận đã kí trong hợp đồng
Tính tiền lương:
Chế độ làm việc: từ thứ hai đến thứ sáu, từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30
phút (nghỉ trưa từ 11h30 đến 12h30) => 8h/1 ngày; thứ bảy từ 7 giờ 30 đến 11
giờ 30 phút => 4h/1 ngày
=> Đi làm 5,5 ngày/tuần;
Ngày nghỉ hàng tuần là chủ nhật
Ngày làm việc 8h
Mức lương: 25.000.000 đồng/tháng.
Lương tuần Lt= (Lth x 12) : 52 = 5.769.231 đồng
Lương ngày Ln = Lt : 5,5 = 1.048.951 đồng
Lương giờ Lg = Ln : 8 = 131.119 đồng

Các khoản tiền lương mà ông B có thể nhận theo quy định của pháp luật lao
động bao gồm:


- Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời
gian làm việc thực tế.
+ Tháng 5/2014: đi làm 5 tiếng 15 phút; (tính tròn 01 ngày?)
Tiền lương tháng 5 là:

5,25 x Lg= 5.25 x 131.119 = 688.375 đồng

+ Tháng 6: đi làm 16 ngày;
Tiền lương tháng 6 là:

16 x Ln = 16 x 1.048.951 = 16.783.216 đồng

+ Tháng 7: đi làm 12,5 ngày;
Tiền lương tháng 7:

12,5 x Ln = 12,5 x 1.048.951 = 13.111.888

đồng
+ Tháng 8: đi làm 6 ngày;
Tiền lương tháng 8:

6 x Ln = 6 x 1.048.951 = 6.293.706 đồng

+ Tháng 9: đi làm 10 ngày;
Tiền lương tháng 9:


10 x Ln = 10 x 1.048.951 = 10.489.510

đồng.
+ Tháng 10 năm 2014, ông B. xin nghỉ không hưởng lương 1 tháng. Tuy
nhiên, ông B. có đi làm vào ngày 01/10/2014 (thứ 4) và ngày 04/10/2014 (thứ 7);
Lương làm việc bình thường 1,5 ngày trong tháng 10:
1,5 x Ln = 1,5 x 1.048.951 = 1.573.427 đồng
+ Tháng 11/2014: đi làm trong giờ hành chính là 21 ngày, trực 6 ngày
Lương làm việc bình thường 21 ngày trong tháng 10:
21 x Ln = 21 x 1.048.951 =22.027.971 đồng
- Tiền lương làm thêm giờ ban ngày
Ông B khai có làm thêm các buổi chiều ngày thứ bảy trong tháng 11 và ngày
thứ bảy cuối tháng 10/2014.
Trong tháng 10 ông chỉ đi làm 2 ngày và theo sổ sách thì không có thứ 7.
Nếu ông B thật sự có làm thêm các buổi chiều thứ 7 trong tháng 11 (có 4
buổi thứ 7):
Tiền lương làm thêm ban ngày vào ngày làm việc bình thường: Lg x 150% x
(4x4) =
131.119 x (4x4) x 150% = 3.146.856 đồng


- Tiền lương làm thêm giờ ban đêm 6 đêm vào các ngày 03/11, 07/11,
11/11, 16/11 (chủ nhật), 22/11 (thứ 7), 27/11/2014.
- Có 4 ca trực đêm vào ngày làm việc bình thường: [(Lg x 150%) + (30% x
Lg) + (20% x Lg x 100%)] x số giờ trực đêm x 4
- Có 1 ca vào thứ 7:
+ Nếu thứ 7 có làm thêm chiều thì lương làm thêm ban đêm là: [(Lg x
150%) + (30% x Lg) + (20% x Lg x 150%)] x số giờ trực đêm
+ Nếu thứ 7 không làm thêm chiều thì lương ban đêm là [(Lg x 150%) +
(30% x Lg) + (20% x Lg x 100%)] x số giờ trực đêm

- Có 1 ca vào chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần: [(Lg x 200%) + (30% x Lg) +
(20% x Lg x 200%)] x số giờ trực đêm
CSPL: Điều 97, 98 BLLĐ, Điều 22 NĐ 05/2015, Điều 6, Điều 8 TT23/2015



×