Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Farmers handbook volume5 VN sổ tay nông dân 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 54 trang )

Forest, Soil, &
Other Topics

Sổ tay nông dân


Nội dung
Tác giả: Chris Evans, Ông Laxman Rana, Ông Bhuvan Khadka, Ms Hom Maya Gurung, Bà
Deu Maya Rana, Ms Bal Kumari Giri, Ông Narayan Acharya, Bà Naomi Saville, Ông
Satananda Upadhaya
Biên tập, thiết kế, sản xuất: Chris Evans & Jakob Jespersen
Dịch từ tiếng Nepal bởi Chris Evans
Dịch sang tiếng Việt: Ngô Thị Tú Trung
Kiểm duyệt: Mike Feingold, Margaret Evans, Ted Albins, Rupert Greville, Jakob
Jespersen, Andy Langford, Looby Macnamara
Hình: Jakob Jespersen, Chris Evans
Tác giả hình ảnh đ ược viết trong tập 5
Minh họa trang bìa: Ông Motilal Phauja
Đ ánh máy: Chris Evans
Vi tính: Graphics Edge, Kathmandu
Xuất bản: Chris Evans, Jakob Jespersen......
Nhà phân phối: .......... (xem trang 8 đ ể biết đ ịa chỉ)
In ấn: Format Printing Press, Kathmandu......
Phiên bản đ ầu tiên (tiếng Nepal) in vào tháng 6 nă m 2001, 7500 bản
Phiên bản này.........
Sổ tay Nông dân, ISBN 99933-615-0-X.......
Tập này : 99933-615-5-0

Subject

Chapter No:



Giới thiệu chương
Quản lý rừng

.......................... 1
...................................... 2

Bảo tồn và cải tạo đất

............ 3

Khung chữ A................................................ 4
Quỹ cộng đồng

......................................... 5

Thiết kế miếng đất .................................... 6
Giới thiệu về nông nghiệp bền vững...........7
Các tài liệu xuất bản …………………….. 8

Sổ tay Nông dân mô tả các kỹ thuật làm nông nghiệp bền vững và đây là tập 5 trong 5
tập. Có 5 kỹ thuật trong tập này. Trong 5 tập có tổng cộng 40 kỹ thuật.

Sổ tay Nông dân dùng cho giáo dục và nâng cao hiểu biết cũng như ứng dụng vào làm
vườn thực tế. Có thể in để dùng cho các mục đích đó, nhưng hãy nhớ rằng photocopy sẽ làm ô
nhiễm môi trường, đắt đỏ và sách sẽ không có chất lượng cao.

Các chương tách nhau bằng một trang
màu vàng



Sổ tay Nông dân
Giới thiệu tập này
Đây là tập 5 trong 5 tập Sổ tay Nông dân. Tổng
cộng có 44 kỹ thuật, và quyển này có 5 kỹ thuật.
Trong tập này chúng tôi mang đến cho bạn đọc vài
phương pháp quản lý rừng. Tựa đề của các phương
pháp bạn có thể xem ở trang “Nội dung”.

Cuốn sổ tay Nông dân này sẽ cung cấp các thông
tin về phương pháp làm nông bền vững, và là tài liệu
để thực hiện những chương trình xóa mù chữ. Bạn
đọc xem thêm trong tập 5 của bộ sách này để biết
thêm chi tiết. Trong tập 5 cũng có danh sách những từ
khó và diễn giải.

Mục tiêu

f]
kl/ro
Mục tiêu
chính của cuốn sổ tay này là nhằm giúp
nông dân làm nông thành công hơn bằng cách cung
cấp thông tin về các phương pháp đơn giản để giúp
môi trường khỏe hơn, thay vì phá hủy nó, tạo ra sinh
kế cho các thế hệ tương lai.

Bối cảnh
Các kỹ thuật trong cuốn sổ tay này là kết quả
nghiên cứu của các nông dân ở quận Surkhet và

Jajarkot ở vùng Trung Tây Nepal. Chúng tôi tin rằng các
phương pháp này cũng sẽ đúng cho nông dân các nước
khác. Tuy nhiên, khí hậu, đất đai khác nhau trên thế giới
và chúng tôi mong rằng bạn đọc sẽ thay đổi tùy theo
vùng đất của bạn. Tương tự, cũng cần phải thay đổi loại
cây theo từng vùng khí hậu, nhưng chức năng cây vẫn
thế. Ví dụ, chương về Hàng rào sống mô tả cách dùng
cây có gai để làm rào cản. Ở vùng vĩ độ thấp, vùng Tarai
nóng ở phía Nam Nepan, "Babool" (Acacia nilotica) thích
hợp cho việc này. Nhưng cây này sẽ không mọc ở vùng
cao hơn. Ở đây, các loài như lê dại, cây mâm xôi dại,
hắc mai biển cũng làm hàng rào sống rất tốt.

Đánh giá, phản hồi
Chúng tôi hoan nghênh các phê bình, góp ý, câu
hỏi về các kỹ thuật trong cuốn sách này. Các đề nghị
cải tiến sẽ được dùng trong các phiên bản sau và các
ấn phẩm tương tự.


Lời cám ơn
Chân thành cám ơn những người bạn đã giúp chúng tôi hoàn thành
cuốn sổ tay nông dân này. Ngoài những người bạn có nêu tên và hình
ở đây, còn có rất nhiều người khác đã giúp đỡ chúng tôi.

Quản lý rừng 2
Bảo tồn và cải tạo đất 3
Khung chữ A 4

Rất nhiều nhóm

nông dân đã giúp
phát triển và đánh
giá sổ tay. Nhờ có ọ
mà quyển sách mới
được xuất bản

Kiểm
tra

Các kỹ tihuật
Quỹ cộng đồng 5

Kiểm
tra

Kiểm tra

Kiểm
tra

?

Thiết kế đất 6
Phụ lục 7

Hỗ trợ vi tính
In ấn

Giới thiệu permaculture 10


Thay mặt sổ tay Nông dân,
xin chân thành cảm ơn

Tài liệu xuất bản Grihasthi

Những người sản xuất và thiết kế
Chris Evans

Jakob Jespersen

11


Appropriate Technology Asia
P.O. Box 8975 EPC 849
Kathmandu, Nepal
tel: +977 1 5549774

www.atasia.org.uk

Permaculture Association UK
BCM Permaculture Association
London WC1N 3XX
Tel: +44 845 4581805

www.permaculture.org.uk

Nhà phân
phối và liên
lạc chính

Permanent Publications
The Sustainability Centre
East MeonHampshire GU32 1HR
tel: +44 1730 823311

www.permaculture.co.uk

Nepal Permaculture Group
P.O.Box 8132, Kathmandu, Nepal
Tel: +977-1- 252597
email:-

Hỗ trợ
vốn
Quỹ Methodist Relief & Development Fund của
Anh, ActionAidNepal, MSNepal, GTZ Food for Work,
Helvetas Nepal, Hill Agriculture Research Project
(HARP), ICIMOD. hỗ trợ sản xuất và in Sổ tay Nông
dân


T he F arm ers' H andbook - "F orest, Soil and other Topics", C hapter 2 - Forest M anagem ent

Thế nào là quản lý
rừng?
Bảo vệ rừng là cách
để bảo vệ và sử dụng
rừng và cây trong rừng
để cung cấp sản phẩm từ
rừng và các lợi ích khác.

Để quản lý rừng, các
mục tiêu khác nhau và
kế hoạch hành động cần
phải được xác định theo
mục tiêu đó.
Cũng như việc quản lý Chúng ta giữ rừng, rừng bảo vệ chúng ta
trang trại, kế hoạch hành
động để bảo vệ rừng sẽ gồm các việc cần làm, địa điểm thực
hiện, thời gian, cách thức. Trước khi bắt đầu quản lý rừng,
cần phải xem xét khả năng và quy trình làm việc của những
người sẽ công tác và thu lợi từ rừng. Có thể là một cộng
đồng, gia đình, cá nhân hoặc các tổ chức khác tham gia và
thu lợi từ rừng.
Ở Nepal, rừng cộng đồng là một tài nguyên có tầm
quan trọng hàng đầu. Do vậy việc các cộng đồng và con
người học cách bảo vệ rất quan trọng. Trong chương này sẽ
có các thông tin về cách các cộng đồng và tư nhân quản lý
rừng.


Tại s a o

quản lý rừng?

Nhiều người đã biết rằng rừng cho họ nhiều lợi ích trực
tiếp và gián tiếp. Các nhu cầu hằng ngày như thức ăn cho gia
súc, củi đốt, gỗ, lá và thảo dược có sẵn trong rừng. Rừng
không chỉ bảo vệ và cải tạo môi trường quanh nơi con người
ở, nó còn cho chúng ta nước uống sạch.
Đây là điều con người phải hiểu từ sớm. Do vậy việc

quản lý rừng là một phần của cộng đồng địa phương từ rất
lâu.
Nhưng vì nhiều lý do, rừng đang dần biến mất. Khi
dân số tăng, người ta cần nhiều tài nguyên rừng hơn, và
mặt khác áp lực tăng dân số làm giảm diện dích rừng, và
ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Các phương pháp thích hợp và hiệu quả
để bảo tồn và phát triển sản phẩm rừng
như cây và thảo dược sẽ tăng sự thịnh
vượng của rừng, và làm giảm đói nghèo.

Tác giả chương : Hari

Làm sao

để quản lý
rừng?

Bối cảnh
Một yếu tố rất quan trọng cùng với việc “làm sao” để
quản lý rừng là “ai” sẽ quản lý nó. Chính phủ Nepal đã có
các quy tắc khác nhau. Ban Lâm nghiệp cùng với các tổ chức
phi chính phủ và các tổ chức khác đã cùng tham gia vào việc
phát triển một bộ các quy tắc để giúp các nhóm quản lý rừng
của họ.
Luật Lâm nghiệp bao gồm việc quản lý và sử dụng rừng
tôn giáo, rừng cho thuê, rừng do nhà nước quản lý và rừng
được bảo vệ. Tuy nhiên, rừng cộng đồng và rừng tư nhân
được coi là hai loại rừng quan trọng nhất.
Những năm gần đây, lượng rừng được cộng đồng bảo vệ

đang tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, các nhóm người dùng vẫn
chưa thể nhận ra các lợi ích của việc quản lý rừng bền vững.
Qua thời gian đã có nhiều cách bảo vệ phát triển rừng
và các sản phẩm của rừng được phân phối giữa các người
dùng trong gia đình và làng mạc. Các phương pháp quản lý
này đã được cải tiến ở nhiều nơi, nhiều thời điểm, và vẫn còn
có thể cải tiến. Chúng ta nên học từ kinh nghiệm, và cần sử
dụng việc quản lý rừng để cung cấp thực phẩm cho dân số
đang ngày càng tăng.

Prasad Dhungana
Federation of Community Forest Users'
Groups, Nepal
The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"
2

Chapter 2 - Forest Management

3


Các nhu cầu và khả năng của cộng đồng và cá nhân

Đây là nơi rừng quốc gia được quản lý với một kế
hoạch quản lý, và được giao cho hội đồng trong làng từ văn
phòng lâm nghiệp quận để hội đồng thực hiện kế hoạch quản
lý.

Các nhu cầu khác nhau của cộng đồng hay cá nhân sẽ
quyết định lý do và cách quản lý rừng. Trong rừng cộng

đồng, các nhu cầu và kỳ vọng của cộng đồng là quan trọng
nhất. Nhưng thường thì các nhu cầu cá nhân hoặc của gia
đình được ưu tiên ở rừng cá nhân.
Khi quản lý rừng cộng đồng, ý kiến của mọi người sử
dụng rừng là rất quan trọng để soạn thảo kế hoạch quản lý.
Vì có các lý do về tôn giáo và văn hóa khi bảo vệ và sử
dụng rừng.

Rừng tư nhân
Đây là nơi rừng và cây trồng ở đất cá nhân đã đăng ký
được quản lý.
Trang 14 có các chi tiết về việc đăng ký rừng cộng đồng
và rừng tư nhân.

Bằng cách trồng cây trên đất trang trại, sản phẩm rừng sẽ được mang
đến các gia đình, giúp tiết kiệm thời gian và giúp bảo vệ rừng. Hãy
đọc chương Nông nghiệp rừng để biết rõ hơn.

Những điều cần chú ý
Mục tiêu của việc quản lý rừng
Quản lý rừng có thể vì nhiều mục tiêu khác nhau. Mục
tiêu chính của việc quản lý rừng cộng đồng là để đáp ứng
một cách bền vững các nhu cầu về thức ăn cho gia súc, củi
đốt, gỗ… trong cộng đồng. Việc quản lý rừng tư nhân có thể
là vì có được sản lượng cao nhất gỗ tốt nhất. Có nhiều mục
tiêu, và bởi vì các mục tiêu khác nhau, nên công việc quản lý
cũng sẽ khác nhau.

4


The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

Bản đồ do một nhóm người dùng
soạn thảo cho kế hoạch quản lý
rừng ở quận Kavre, miền trung Nepal

Rừng cộng đồng

Thế nào là một kế hoạch quản lý rừng?
Kế hoạch quản lý rừng là một thỏa thuận được viết ra hoặc hiể
ngầm để thực hiện chương trình hành động trong rừng, mô ta ai
làm việc gì, ở đâu, khi nào, làm ra sao. Trong thuật ngữ rừng
phòng hộ, nó còn được gọi là “kế hoạch hành động”, và có thể
gồm các vấn để liên quan đến luật lâm nghiệp quốc gia.
Chapter 2 - Forest Management

5


Các điều kiện về địa điểm rừng
Ở nơi khác nhau các điều kiện cũng khác nhau. Các yếu tố
như loại, giống cây và cây bụi, loại đất, độ ẩm, độ màu mỡ,
phương hướng đều tạo ra sự đa dạng, và ảnh hưởng đến sản
lượng trong rừng. Khi lên kế hoạch quản lý rừng, một bước
quan trọng là đánh giá sản lượng của cây và cây bụi, cũng như
mức phát triển của chúng. Lưu giữ các ghi chép kết quả sẽ giúp
người sử dụng đánh giá được lượng sản phẩm thu hoạch được
một cách bền vững từ rừng.

Tìm tài nguyên để quản lý rừng

Cần nhiều tài nguyên khác nhau khi quản lý rừng. Ví
dụ, nếu bạn làm một đồn điền, hoặc các hoạt động khác, cần
phải có dân chúng tham gia để lập hội đồng người sử dụng,
và mọi người đồng ý về kế hoạch quản lý. Đây là tài nguyên
con người. Sẽ tốn kém khi bạn mua cây con để trồng, và còn
các chi phí vô hình và hữu hình sẽ phát sinh khi bạn quản lý
rừng. Các tài nguyên về con người, tài chính và vật chất đều
có ảnh hưởng đến công việc quản lý rừng.

Ở đây bạn thấy có
cây, nhưng không
phải là một khu rừng
tốt. Không có cây ở
tầng mặt, nên rừng
không cho năng suất
cao

Có nhiều loại
cây trong một
khu rừng tốt
6

Các tài nguyên
quan trọng như
đất bị mất vì
không có phủ

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

Chapter 2 - Forest Management


7


Trong khu rừng cộng
đồng này, các loài cây
không mong muốn vừa
bị chặt đi và thực hiện
tỉa cây

Các cây con tự mọc
lại trong tự nhiên
thường mọc tốt hơn
cây con được trồng

được trồng
tự mọc lại

Cùng một khu vực 1
năm sau; rừng đã mọc
lại rất tốt. Sau một thời
gian nó sẽ được chặt
tiếp. Như vậy sẽ cải tạo
được rừng

8

trong rừng bền
vững và hiệu quả,
có nhiều loại cây,

cây bụi che phủ
mọi tầng cây, từ
tầng mặt đến tầng
mái

9


Công việc trong rừng
Trồng cây
Đất trống, trảng trọc trong rừng và ngay cả ven dốc cũng
có thể dùng để trồng cây có ích. Có thể lựa chọn những cây
không cho gỗ và cây thảo dược dùng cho gia đình và cộng
đồng để trồng, cũng như cây trồng để lấy gỗ. Bạn có thể
trồng chúng trong vườn ươm, hoặc lấy cây mọc dại trong
rừng rồi trồng. Bạn hãy tìm các chuyên gia cho ý kiến về
giống, khoảng cách trồng, cách nhân giống và trồng trọt, có
thể là các chuyên gia ở các văn phòng rừng trong khu vực,
hoặc tổ chức NGO và yêu cầu được huấn luyện thêm.

Trồng thêm
nhiều cây có
ích ở các
khoảng trống
trong rừng

Những kẻ giết rừng

Tỉa cây cho thưa
Tùy theo mục đích của kế hoạch quản lý rừng mà việc

đốn cây để làm thưa rừng sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu mục đích
chỉ là để lấy củi đốt, cây có thể mọc sát nhau. Nhưng để lấy
gỗ chất lượng tốt, có lẽ cần tỉa bớt cành thấp của các cây
chọn lọc. Một số giống cây cho thức ăn cho gia súc thích hợp
tỉa theo cách khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong
năm. Để có thêm không gian cho các giống quý, có thể từ từ
phát quang cây ít có lợi và bụi cây. Ví dụ, nếu có nhiều cây thông
quá thì có thể bỏ bớt và trồng thêm cây có lợi hơn vào những khoảng
trống.
Nếu có nhiều cành mọc lại từ gốc cây đã chặt, có thể
chọn 1, 2 thân tốt nhất và cắt đi những thân còn lại để có
được một cây tốt .

Làm cỏ và kiểm
soát cháy rừng
Làm sạch cỏ dại quanh cây con mới trồng hoặc mới
mọc lại để giúp chúng phát triển cũng như bảo vệ khu vực
khỏi cháy và không bị gia súc thả rông phá. Một số cây có
thể bị lửa ảnh hưởng, và một số cây mọc chậm thì bị cỏ dại
chen lấn. Việc làm cỏ sẽ bảo vệ cây khỏi vật bệnh gây hại và
giúp cây con mọc nhanh hơn.
10

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

Chapter 2 - Forest Management

11



Để có thêm thông tin, đọc trong chương Bảo tồn và cải
tạo đất, Vườn ăn trái tổng hợp, và Nông nghiệp rừng

Thu hoạch
Cây cho thức ăn cho gia sức có thể thu hoạch vài lần 1
năm, hoặc 2 năm 1 lần, sau khi thu hoạch xong chúng sẽ mọc
lại. Thu hoạch gỗ đồng nghĩa với việc chặt cả cây. Cây thuốc
cho rễ, trái, hoa hoặc vỏ cây…Như vậy tùy theo kế hoạch
quản lý mà bạn có thể thu hoạch được các lợi ích khác nhau.
Việc quản lý phải bao gồm việc lên kế hoạch và chuẩn bị
xoay vòng vụ trong tương lai.
Bằng cách lựa
chọn và tỉa cây,
bạn có thể thu
hoạch được các
sản phẩm hữu ích
cũng như cải thiện
rừng còn lại

Nếu kế hoạch quản
lý bao gồm việc
trồng lại rừng trong
tương lai, nó sẽ bền
vững
12

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

Để rừng cho thu hoạch bền vững, không nên thu hoạch
toàn bộ sản phẩm cùng lúc. Bạn dự đoán lượng tồn kho và tốc

độ tăng trưởng của cây cối và dựa trên đó để thu hoạch một
lượng cố định. Như vậy sẽ giúp rừng đựơc cải tạo mà không
bị thu hoạch thái quá.

Đăng ký một rừng cộng đồng
Theo luật về rừng hiện tại ở Nepal, rừng cộng đồng được ưu
tiên phát triển. Ủy ban chăm sóc rừng có trách nhiệm bảo vệ phân
phối sản phẩm từ
rừng cộng đồng.
Cộng đồng địa
phương sẽ hình thành
nên các nhóm người
dùng thực hiện các
nghĩa vụ này.
+ Cộng đồng phải
có một ủy ban chăm
sóc có chức năng là
Văn phòng Rừng
quận
+ Nhận tư vấn từ văn phòng rừng và/hoặc các tổ chức NGO
có liên quan , chuẩn bị một bộ quy tắc rõ ràng, đơn giản
+ Sau khi đăng ký bộ quy tắc ở văn phòng rừng, lên kế
hoạch quản lý rừng
+ Khi kế hoạch đã được duyệt, rừng sẽ được trao cho cộng
đồng
+ Nên nhận tư vấn từ các tổ chức liên quan về kỹ thuật và quản
lý khi quản lý rừng.

Chapter 2 - Forest Management


13


Đăng ký rừng tư nhân
Đất rừng thường bị bỏ hoang, ví dụ vì người ta không
có thời gian hoặc các nguồn tài nguyên khác để chăm sóc.
Trồng cây hoặc bảo vệ cây đã mọc lại một cách tự nhiên trên
đất bỏ hoang, hoặc trên đất ruộng sẵn có, có thể làm rừng tư
nhân
· Người chủ đất sẽ nhận được thành quả từ rừng tư nhân. Khi
đã đăng ký rừng tư nhân, sản phẩm có thể bán được.
· Để đăng ký rừng, phải mô tả miếng đất và phân phối cây
trong đơn nộp cho văn phòng rừng.
· Văn phòng rừng sẽ kiểm tra đơn và đối chiếu với miếng
đất, rồi phát hành một giấy chứng nhận đăng ký rừng tư
nhân.
· Khi rừng đã được đăng ký, bạn không cần phải làm các thủ
tục đăng ký khác nữa để bán sản phẩm từ rừng.

Ông Surya Adhikari ở
Begnas, Nepal, đã biến miếng
đất hoang thành một khu rừng
phong phú. Khu rừng vừa
sản xuất thức ăn cho gia súc,
củi đốt, trái cây và thu nhập
từ việc bán trái cây.
14

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"


Kiar
nh ners'
ghiệm
n h à n ôn g

Ông Ammar
Bahadur Gurung

Đến từ quận Surkhet, Gumi 4, Nepal, ông Ammar
Bahadur Gurung là phó chủ
tịch của "Rừng cộng đồng
Longlake ". Ông chia sẻ.
Rừng địa phương của
chúng tôi rất tốt cho đến năm
1980. Sau đó người ta không chăm
sóc nó nữa. Gia súc được tự do vào
rừng, người ta chặt cây làm cát lở, lũ
lụt, và nhiều nhà cửa bị cuốn trôi.
Ammar Bahadur Gurung
Năm 1994 rừng được giao cho
Cộng đồng thành Rừng cộng đồng Lampokhari. Diện tích
là 9ha. Sau khi đã lên kế hoạch quản lý rừng, chúng tôi đề
ra nhiều quy tắc khác nhau. Không được phép cho gia súc
vào rừng, rừng được mở cửa hai năm 1 lần để lấy thức ăn
cho gia súc và củi đốt. Ngoài hai lần này thì người dân
không được chặt cây lấy thức ăn gia súc và củi. Mỗi người
trả 2 rupee để chặt 1 bó. Nhờ các quy tắc này mà rừng đã
phát triển rất tốt. Chúng tôi chặt cành khô hay cành bị cong
queo, bán cây đã chết để họ cắt làm gỗ. Tiền mặt thu được
từ tài nguyên rừng sẽ được đóng vào quỹ cộng đồng địa

phương.
Chapter 2 - Forest Management

15


Các chủ đề liên quan đến quản lý rừng
Chương này đã cho bạn các thông tin cần thiết để giúp
bạn quản lý rừng. Tuy nhiên còn có các thông tin khác nữa
mà bạn có thể đọc thêm từ các chương liên quan sau:

Bảo tồn và cải tạo đất
Các thông tin về đặc tính của đất, cách bảo vệ đất và
nhiều ý tưởng về cách tái tạo đất đã bị hư tồn thành
đất màu mỡ.

Nông nghiệp rừng
Trồng cây lớn trên đất ruộng sẽ giúp nông dân có
nhiều lợi ích. Nhưng không phải thích trồng loại nào
cũng được. Chương này cho bạn biết cách trồng cây
mà không làm ảnh hưởng đến thu hoạch.

Vườn ăn trái tổng hợp
Chương này có thông tin về cách trồng cây ăn trái
với nhiều cây đa chức năng khác để bạn có thêm
lợi nhuận nhanh hơn.

Hàng rào sống
Bằng cách trồng một hàng rào từ cây xanh, bạn sẽ
tăng năng suất, và lại có rào chắn nữa. Bạn sẽ biết

cách trồng và chăm sóc 1 hàng rào như vậy.

i Communication

Đọc tiếp !


T he F arm ers' H andbook - "F orest, Soil and other Topics", C hapter 3 - Soil C onservation and Im provem ent

Thế nào là bảo tồn
và cải tạo đất?
Thực vật
cần đất để nảy
mầm, sinh
trưởng và
sống. Nếu đất
và việc quản lý
đất diễn ra tốt
thì năng suất
của trang trại
cũng tốt. Điều
kiện môi
trường, xã hội
Đất trọc xanh hơn khi đất hồi
phục ở Surkhet, Nepal
và kinh tế đều
phụ thuộc vào
sức khỏe của đất. Nếu đất màu mỡ, năng suất tăng, kinh tế
địa phương phát triển và xã hội an ninh.
Cũng như lớp da bảo vê cơ thể ta, đất che phủ mặt đất.

Nếu da bị thương, rách thì cơ thể sẽ bị tổn hại. Nếu đất bị tổn
hại, bị rửa trôi làm trái đất bị thương thì năng suất sẽ giảm.
Nếu đất bị thương, cộng đồng nhà nông sẽ chịu tổn thất lớn.
Do đó ta cần hiểu nhu cầu của đất, và những yếu tố làm tổn
hại đất. Chương này cũng cho ta thông tin về cách bảo vệ và
cải tiến đất một cách vững bền.


Đ ấ t v à nh u cầ u c ủ a đ ấ t

Rễ cây trong hình 1
được phóng lớn trong
hình 2, thậm chí
phóng lớn hơn trong
hình 3

Các vùng khí hậu khác nhau có các loại đất khác nhau.
Thông thường, một loại khí hậu cũng có thể có nhiều loại đất.
Nhưng dù là loại đất nào đi nữa, chúng đều có các thành phần
tương tự nhau như:
· các thành phần khoáng – cấu tạo nên phần chính trong đất
· không khí
· độ ẩm (nước)
· các sinh vật (nhìn thấy được và vi sinh)
· rễ cây sống
· chất hữu cơ (cây và động vật đã chết đang trong quá trình phân
hủy)

Đất màu mỡ cho
năng suất cao cho

tất cả hoa màu của
trang trại

Các thành phần kể trên được tìm thấy trong tất cả đất
dù lượng ít hay nhiều. Khi có lượng thích hợp, đất sẽ màu
mỡ tự nhiên.
Tác giả chương này
Chris Evans, tư vấn viên,
Himalayan Permaculture Group, Nepal
www.designedvisions.com
2

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

2

1
3
Chất
hữu cơ

Lông hút của
rễ (hút
dưỡng chất
và nước cho
cây)

Không
khí


Chất
khoáng
Rễ

Mọi thứ khác là nước hoặc độ ẩm trong đất.
Trong nước có nhiều dưỡng chất, và vô số vi
sinh cũng hoạt động trong nước
Chapter 3 - Soil Conservation and Improvement

3


Tùy theo loại đất mà các thành
phần khác nhau có lượng khác nhau.
Ví dụ hãy xem đất cát và đất sét.

Đất cát
· Các hạt khoáng lớn
· Không gian giữa các hạt
khoáng lớn
· nhiều khí trong đất
Do vậy:· đất nhẹ và thoáng khí
· đất không giữ nước, khô
nhanh
· dưỡng chất bị rửa trôi nhanh chóng

Nhu cầu của đất
Kiểm tra đất
Đổ một nắm đất
vào một bình

nước và lắc kỹ.
Để yên 4-5 ngày.
Các chất khoáng
khác nhau sẽ
chia thành các
tầng tách biệt

Cần gì để bảo vệ và duy trì sự màu mỡ trong đất?
Các thành phần trong đất nói trên: khí, khoáng, hữu cơ,
rễ cây sống, độ ẩm, và sinh vật đều cần thiết trong đất với
lượng thích hợp để đất được khỏe. Nếu có tất cả trong đất,
đất tự nhiên sẽ màu mỡ. Thêm lượng thích hợp vào đất để
duy trì chất lượng của đất. Nhưng nếu có một chất nào đó có
lượng ít hoặc nhiều hơn bình thường, chất lượng đất sẽ bị hư
tổn, hoặc cũng có thể được cải thiện.

Một vết thương nhỏ
trên lớp da Trái đất...

Đất sét
· Các hạt khoáng nhỏ
· Không gian giữa các hạt
khoáng nhỏ
· ít khí trong đất
Do đó
· đất nặng
· khi trời mưa, đất ngậm nước và
bị ẩm rất lâu. Khi đất khô đi thì
lại rất cứng
· Dưỡng chất được giữ lại trong

đất nhưng nếu không đủ khí
trong đất, cây không lấy được
dưỡng chất dễ dàng.
4

1
2
3
4

1. Chất hữu cơ
2. Hạt đất sét
3. Hạt đất mùn
4. Hạt cát

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

..... có thể gây ra một vụ lở
đất lớn. Việc này phải được
ngăn từ đầu.
Mọi thành phần khác nhau
trong đất phối hợp cùng nhau để
giúp cây phát triển. Nhưng quan trọng hơn cả khoáng chất,
rễ cây sống, chất hữu cơ,.. là các vi sinh sinh sống trong đất.
Cụ thể là những sinh vật tí hơn mà mắt thường không nhìn
thấy được như vi khuẩn, nấm... Chúng đóng một vai trò rất
lớn trong việc duy trì và tăng sự màu mỡ của đất. Chúng
được gọi là Vi sinh.
5
Chapter 3 - Soil Conservation and Improvement



Đời sống trong đất và các vi sinh
Thực tế, các vi sinh có lẽ là dạng sống quan trọng nhất
trên hành tinh của chúng ta. Trong một thìa đất rừng màu mỡ
có 2 tỉ vi sinh sinh sống. Các tổ chức lớn hơn, và nhiều loại
nấm cũng giúp phân hủy động thực vật chết. Việc phân hủy
này tạo ra chất hữu cơ. Sau đó, các vi sinh nhỏ hơn, chủ yếu
là vi khuẩn và nấm, sẽ hấp thu các chất hữu cơ và chuyển
hóa nó để rễ cây (lông hút của rễ) có thể hấp thu dưỡng
chất, cũng giống như ta làm bánh mì từ bột mì vậy. Ngay
cả nếu có nhiều chất hữu cơ trong đất mà không có vi sinh
hoạt động thì rễ cây cũng không hấp thu được, cho đến
khi chúng được “chế biến”.
Lá và cành cây, động vật chết... trên đất và được phân
hủy. Vi sinh ăn chúng. Rồi chất thải của chúng trong đất sẽ
được rễ cây hấp thụ dưới dạng dưỡng chất cho cây. Nhờ vậy
cây lớn và tiếp tục chu kỳ sống.

Cây lấy dưỡng
chất và lớn lên

Chu kỳ dưỡng
chất và hoạt động
của vi sinh

Đời sống trong đất

Giun đất
Các sinh vật lớn hơn mà mắt thường nhìn

thấy được sẽ phân hủy những mẩu hữu cơ
lớn, mang không khí vào đất. Vi sinh nhỏ
hơn sẽ ăn chất thải của các sinh vật này.
Nấm

Cây hấp thu chất thải từ vi
sinh

Vi khuẩn

Đất bị hư tổn như thế nào

Màu
mỡ

Đất
Vi sinh ăn dưỡng
chất và bài tiết

6

Sinh vật trong
đất phân hủy
chất hữu cơ

Chất hữu cơ chuyển
hóa thành dưỡng
chất

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"


Khi đất bị để trống, đất sẽ bị phá hủy dễ dàng. Nhiều
nhân tố làm hại cho đất như:
· mặt trời :- mặt trời chói chang sẽ làm khô đất. Đất kho bị
cứng, nứt nẻ. Vi sinh sẽ chết trong đất khô, cứng.
· nước :- khi đất trống gặp mưa, tầng trên cùng sẽ bị
cứng lại. Ở các triền dốc, đất mặt bị rửa trôi.
· gió :- gió mang độ ẩm trong đất trọc đi, và có thể thổi
bay đi lớp đất mặt.
Chapter 3 - Soil Conservation and Improvement

7


Trên hai trang này có so sánh đất không có lớp phủ và đất
có lớp phủ. Hình ở trang bên trái (a) cho thấy hậu quả nếu
không có lớp phủ trên đất, còn hình ở trang bên phải là ví dụ về
đất có lớp phủ. Hình trên cùng cho thấy nước bị mất đi do bị bốc
hơi
1, rửa trôi khỏi đất 2
và bị thấm vào đất
3 Chu kỳ dưới mỗi hình cũng cho thấy hiệu quả của việc phủ hoặc
không phủ đối với chất lượng đất.

Việc phủ đất giúp các chất hữu cơ, độ ẩm và vi sinh có
lợi được hưởng lợi do được bảo vệ khỏi mặt trời, gió và
mưa. Bạn cần xem xét nguồn chất liệu để làm lớp phủ, ví dụ
như lá, rơm.. Lá lấy từ rừng nhưng khá mất thời gian. Để có
thêm vật liệu cho lớp phủ, bạn hãy đọc thêm chương
Nông nghiệp rừng và Hàng rào sống. Đọc thêm về các

phương pháp và lợi ích của việc phủ đất trong chương
“Phủ đất”

Đất trồng trọt, không có phủ

Đất đã phủ, chưa trồng trọt

So sánh đất có lớp phủ và không có lớp phủ

a
Mặt
s
trời
mưa

1
Cây
yếuplant
eak

3

2
Ít sinh vật
sống

b
Phải cầy
xới
Khó canh

tác

Ít độ ẩm

rễ nhỏ

Đất bị
cày, bỏ trống

Vòng
xoắn
phá hủy
Đất cứng

8

ít
chất hữu


Mưa rửa trôi
chất dinh
dưỡng, mặt
trời làm mất
nước, chất
dinh dưỡng
trong đất ít
hơn, cây bị
yếu.


a
Mặt
sun
trời
mưa
rai

Sự sống
phong
phú

Ít khí
trong
đất

Đất
khỏe

Ít độ ẩm

Đất
mềm
hơn

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

1

2


b

Ít giun
đất hơn

Đất sâu, màu
mỡ và được bảo
Cây
stro g vệ tốt. Có nhiều
khỏe
l t độ ẩm hơn sự
sống trong đất
phong phú hơn,
3
cây khỏe mạnh

Nhiều độ
ẩm

Rễ lớn hơn

Nhiều
lớp
phủ

Nhiều
cây

Vòng xoắn
năng suất


Độ ẩm
nhiều
Đất màu
mỡ hơn

Rễ đâm sâu
hơn

Nhiều giun
đất

Chapter 3 - Soil Conservation and Improvement

9


Những thứ khác làm hỏng đất
· Phân bón hóa học:- làm hại vi sinh trong đất, phá
hỏng cấu trúc đất và khả năng lấy dinh dưỡng của đất
· Chất độc nhân tạo:- những chất này diệt vật gây hại, nên
cũng giết chết các côn trùng và sinh vật có lợi hoạt động
trong đất.
· Máy cơ giới :- máy lớn như máy cày sẽ nén đất làm
cho đất bị ít không khí. Chúng phá hủy cấu trúc của đất,
và làm hại sinh vật trong dất
· Các gia súc lớn:- các gia súc lớn như bò và trâu đạp
trên đất ướt cũng làm đất cứng lại và phá hủy cấu trúc
đất.


Quản lý chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng
Triệu chúng cho thấy thiếu một số dưỡng chất
Triệu chứng trên lá trưởng thành
Lá vàng, từ đầu lá
Lá chết từ rìa lá
Lá vàng giữa các gân

Chất bị thiếu
Ni tơ
Natri

Đốm xám, trắng trên trái và hạt

Magie
mangan

Lá và thân chuyển đỏ

phốt phát

Triệu chứng trên lá no
Đốm vàng trên lá và gân bị vàng

Chất bị thiếu
Lưu huỳnh

Đốm vàng trên lá và gân xanh

sắt


Đốm xám trên hạt, vỏ trái

Magie

Lá non chết hoặc có đầu trắng
10

Đồng

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

Vậy nếu chúng ta đã biết chất bị thiếu nhờ các triệu
chứng này, chúng ta làm gì? Biểu đồ dưới đây cho một vài
ví dụ các loại cây tích trữ lượng lớn một vài chất hơn so với
cây khác. Chúng có thể được sử dụng để làm lớp phủ, phân
ủ hay phân lỏng để bổ sung chất bị thiếu vào đất. Chúng
được gọi là cây tích trữ động.

cây
Mù tạc
Kiều mạch
cà rốt (lá)
comfrey
họ đậu vạn
thọ
tầm ma
Rau dền

chứa nhiều
phốt phát, Ni tơ, sắt

phốt phát
Natri, Magie
Ni tơ, Natri, Magie, iron
Ni tơ
phốt phát
Ni tơ, Natri, sắt, Lưu huỳnh, đồng
Ni tơ, phốt phát, Natri, mangan

Điểm chính cần chú ý khi bảo tồn và cải tạo đất:Chúng ta cần hiểu những thứ làm lợi cho đất cũng như
những thứ ảnh hưởng đất.

Có 3 chiến lược chính
1. Chúng ta cần cho đất vi sinh và tạo một môi trường tốt
để chúng sống và hoạt động.
2. Không nên để hoang đất. Chúng ta cần phủ nó càng nhiều
càng tốt. Đặc biệt, chú ý phủ và bảo vệ đất nếu có mặt trời
mạnh, mưa và gió.
3. Ngăn nước chảy xuống dốc -nó sẽ chảy nhanh hơn, và
rửa trôi nhiều đất và dinh dưỡng.
Chapter 3 - Soil Conservation and Improvement

11


Các phương pháp bảo tồn và cải tạo đất?
1. Đối với vi sinh vật:- phủ đất, phân ủ tốt, phân lỏng,
phân xanh, trổng rừng nông nghiệp, trồng rừng
2. Để phủ đất:- phủ đất, phân xanh (khi đất bị bỏ hoang), trồng
rừng nông nghiệp, trồng rừng,..
3. Để ngăn nước chảy trôi:- phủ đất, phân xanh (khi đất

bị bỏ hoang), trồng rừng nông nghiệp, trồng rừng, dùng
khung chữ A để làm các rãnh vòng quanh, chăm sóc đất
vùng cao.

Hãy xem
1

cách bảo tồn và cải
tạo đất
Đất trống bị khô và
các vết nứt nẻ bắt
đầu xuất hiện trên
bề mặt

Phân ủ
Lớp phủ
Các vết nứt
có thể được
chữa lành bằng
cách bảo vệ và
trồng thêm cây

Đọc thêm về các
Khung chữ
phương pháo cải
tạo đất trong từng A
chương

Phân
xanh


2

3
Đào
gấp đôi

r ừn g
nông n
f ghiệtp

Phân xanh
Năm 1989,
mảnh đất này
là đất hoang,
vài năm sau nó
đã là một vườn
ăn trái um tùm

Trong chương nay, chúng ta đã đọc về đất, nhu cầu
của đất và các cách để tăng độ màu mỡ của nó. Giờ
chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về việc tái tạo đất hỏng
12

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

Chapter 3 - Soil Conservation and Improvement

13



(

7

4

Ở đây trồng cây
con, và mảnh đất
được bảo vệ

Cỏ voi
được
trồng
lên

5

Đất trống và không có
năng suất ở ven sông

9
Sau 1 năm, cỏ
voi đã đủ lớn để
cắt cho gia súc
ăn

6
khi được bảo
vệ có thể đáp

ứng các nhu
cầu của nông
dân

5
10

10

Rau muống trồng
ở bờ sông để ngăn
xói mòn

bên ngoài tường, đất
bị thoái hóa, trong
khi phía trong lại
xanh rì
14

8

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

kl:tsf g=3 -# Soil
– df6fsf
;/If0f and
/ ;wf/
Chapter
Conservation
Improvement


15


Cải tạo đất thoái hóa
Một trang trại
nằm ở vùng cao
được hình
thành năm
1990 ở Jajarkot,
Nepal

11

Kênh đào dùng
khung chữ A
cho phép nước
thấm vào trong
đất

12

Chương này đã cung cấp thông tin để hỗ trợ việc quản lý
đất. Nếu trang trại có đất tốt, sẽ không khó để duy trì và tăng
chất lượng đất. Nơi đất bắt đầu thoái hóa, việc khó khăn là
cải tạo nó lại. Nhưng đây là công việc rất quan trọng – không
cộng đồng nào có thể nhận mình nghèo khi họ có đất nghèo
trong làng, bởi vì họ còn có thể cải thiện năng suất chỉ đơn
giản bằng cách cải tạo nó.
Những điều nói ở trên sẽ giúp cải thiện đất thoái hoái.

Nhưng trước khi thực sự đầu tư công sức vào việc cải tạo đất, ta
cần hiểu thiên nhiên làm việc đó như thế nào.

Đây là một khu làng
nghèo. Không có
rừng, không có đất,
không có tài sản

Do vây đất trống
được cải tạo rất
nhanh (ảnh này
chụp năm 1993)
13

Nhưng khả năng
cải thiện đất là
trong tầm tay
của làng. Thiên
nhiên cũng muốn
cải thiện chính
nó.

Thân ngô được
dùng để gia cố
đất nền và ngăn
xói mòn đất

16

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"


Chapter 3 - Soil Conservation and Improvement

17


Cải tạo đất và sự kế tục
Cải tạo đất không tốn quá nhiều công sức. Thường việc
ngăn nó bị thoái hóa đã đủ. Khi để mặc nó, đất sẽ tự nó tốt
lên, đó là một tiến trình gọi là sự kế tục. Ví dụ, khi đất trống
được bảo vệ, những loại cây phủ đất đặc biệt gọi là cây tiên
phong sẽ bắt đầu mọc. Chúng sẽ khởi động quá trình cải tạo
đất. Rồi những cây bụi lớn hơn, và cây lớn bắt đầu mọc. Cuối
cùng, một khu rừng trưởng thành sẽ phát triển, đất sẽ có một
sức sống mới.
Do vậy yêu cầu đầu tiên khi cải tạo đất là bảo vệ nó. Loại
hình bảo vệ dễ nhất là “hàng rào cộng đồng” – cộng đồng
quyết định bảo vệ một vùng đất, ngăn không cho gia súc đi
vào. Sau đó, họ dựng tường đá, bụi cây gai… để làm hàng
rào. Phần khó nhất chính là bảo vệ từng cây bằng cách rào
quanh chúng các cành cây có gai.

Đất được cộng đồng bảo vệ
phát triển nhờ “sự kế tục”

Hạt của các cây tiên phong đã có sẵn trong đất. Nhiều
loại cây như họ sung, dâu tằm,.. được chim ăn rồi rải hạt trên
đất qua phân.
Chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách để
các cành hoặc dây trên vùng đất trống để chim đậu. Chôn các

cây cột cao trên đường quanh đồi, rồi cột dây giữa các cột.
Chim đậu lên và hạt chúng thải ra sẽ mọc thành cây.
Trên đất trống làm việc với thiên nhiên sẽ dễ hơn nhiều.
Sau vài năm bảo vệ, thiên nhiên sẽ
trồng những loài cây tốt
nhất để cải tạo đất.
Sau đó con người có
thể trồng các giống lớn
hơn mà họ cần như hạt óc
chó, cây sồi,…và chúng sẽ sống,
phát triển tốt hơn. Quá trình cải tạo này không tốn nhiều
chi phí, và đất được cải tạo một cách bền vững. Cây mọc
phù hợp với khí hậu, địa điểm đất. Nếu bạn làm một đồn
điền trên một miếng đất trống, sẽ rất đắt đỏ và nhiều cây
chết hơn. Sẽ rẻ hơn và hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng “Sự
kế tục” để cải tạo đất.

Cải tạo đất – Ai được lợi?
Khu vực có tường

Mỗi cây được bảo vệ
bằng các cành có gai
18

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

Mục đích của việc cải tạo đất của cộng đồng là để ngăn
xói mòn, tạo ra nhiều thức ăn cho gia súc, củi đốt hơn…
Nhưng chúng ta phải xem xét ai được lợi từ công việc
này. Có nhiều ví dụ về việc người có ít tài nguyên thu ít

lợi nhuận hơn lý ra họ phải nhận. Do vậy ta cần chắc từ
sớm rằng các lợi ích từ việc cải tạo đất được chia đều
giữa các thành viên cộng đồng.
Chapter 3 - Soil Conservation and Improvement
19


1
Sự kế tục trên đất trống

Khi đất bị
trống, đất sẽ không
mang lại lợi ích gì ngoài
vài nhúm cỏ cho gia súc ăn.
Trong thực tế, đất sẽ bị thoái hóa theo
hướng ngược lại. Đầu tiên quan trọng nhất là bảo
vệ mảnh đất. Bằng cách cho phép cây mọc tự nhiên, đất sẽ tự cải tạo

2
Khi một khu vực
được bảo vệ không
bị gia súc gặm cỏ trong
1-2 năm, cỏ và cây bụi nhỏ
sẽ bắt đầu mọc. Những cây này
phủ đất, giữ độ ẩm, và bắt đầu cải tạo đất. Gia
súc phải được cho ăn ở nha. Cỏ mọc ở khu vực
được bảo vệ sẽ được làm thức ăn cho gia súc.

4
Trong 3-4 năm

cây sẽ bắt đầu mọc
trên đất. Đất lúc này đã
được cải tạo. Giờ chúng ta
có thể bắt đầu trồng nhiều
loại cây lớn. Rồi trồng các cây nhỏ hơn
và thích bóng râm như cà phê, thơm, bạch đậu khấu,
cây thảo dược,..

3
Sau 1-2 năm,
gió hoặc chim sẽ
mang các hạt khác đến
khu đất và bắt đầu mọc.
Các cây này vừa là thức ăn cho
gia súc, vừa cung cấp củi đốt nhỏ.

20

The Farmers' Handbook, "Forest, Soil and Other Topics"

5
Cuối cùng, cả
thiên nhiên và cộng
đồng có thể cung cấp
nhiều hơn để nhận được
nhiều hơn tùy theo nhu cầu.
Thiên nhiên sẽ được bảo vệ
mà con người cũng được nhiều
lợi ích hơn. Khi con người và thiên nhiên
hợp tác, các lợi ích sẽ vững bền.

Chapter 3 - Soil Conservation and Improvement

21


×