Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

MỘT số bài tập HAY và KHÓ CHƯƠNG i môn sinh học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.5 KB, 11 trang )

MỘT SỐ BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ CHƯƠNG I – LỚP 12
(Trích khóa học NẮM VỮNG LÝ THUYẾT SINH HỌC 2017-2018)

Câu 1. Dựa vào hình trên ta nhận thấy trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là:
A. Mạch được kéo dài theo chiều 5’ →3’ so với chiều tháo xoắn.
B. Mạch có chiều 5’→3’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
C. Mạch có chiều 3’đến 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
D. Mạch có trình tự các đơn phân giống như mạch gốc.
Câu 2. Việc nhân đôi xảy ra tại nhiều vị trí trên ADN cùng một lần ở sinh vật nhân thực giúp:
A. Sự nhân đôi diễn ra chính xác.
B. Sự nhân đôi khỏi diễn ra nhiều lần.
C. Sự nhân đôi diễn ra nhanh chóng.
D. Tiết kiệm nguyên liệu, enzim và năng lượng.
Câu 3. Cho hình ảnh sau:

Cho các phát biểu sau:
1. Hình ảnh trên biểu diễn quá trình nhân đôi ADN.
2. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Quá trình nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi NST.
4. Quá trình nhân đôi ADN có sự hình thành đoạn Okazaki.
5. Có sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.
6. Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
7. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
8. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo nhiều đơn vị nhân đôi.
9. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được
tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
Trong số các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1


Câu 4. Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN của E.Coli
khoảng 100 lần, trong khi đó tốc độ sao chép ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế
giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.Coli khoảng vài chục
lần là do:
A. Tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli.
B. Ở nấm men có nhiều loại enzim ADN pôlimeraza hơn E.Coli.
C. Cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro.
D. Hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.


Câu 5. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được
tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi ( đơn vị
tái bản).
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
Câu 6. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều:
A. 3’ đến 5’- cùng chiều tháo xoắn ADN.
B. 3’ đến 5’- ngược chiều tháo xoắn ADN.
C. 5’ đến 3’ - cùng chiều tháo xoắn ADN.
D. 5’ đến 3’ - ngược chiều tháo xoắn ADN.
Câu 7. Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi là đúng?
A. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng
mạch một, hết mạch này đến mạch khác.
B. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một
mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.
C. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp hai
mạch cùng một lúc.
D. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp hai

mạch cùng một lúc.
Câu 8. Cho các đặc điểm về quá trình tự nhân đôi ADN:
(1) Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(2) ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
(3) Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
(4) Có sự tham gia của nhiều loại ADN pôlimeraza giống nhau.
(5) Quá trình nhân đôi bắt đầu ở nhiều vị trí trên phân tử ADN.
Đặc điểm giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và thực là:
A. (1), (2), (3), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3).
Câu 9. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi ADN mà không có ở quá trình phiên
mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Sự tháo xoắn đoạn ADN diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
(2) Mạch pôlinuclêôtit mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’, ngược chiều với sợi ADN khuôn.
(3) Ađênin của môi trường liên kết với Timin của mạch ADN khuôn trong quá trình tổng hợp.
(4) Enzim nối ligaza xúc tác hình thành các liên kết hóa trị nối các đoạn mạch pôlinuclêôtit mới.
(5) Điểm khởi đầu tổng hợp mạch mới nằm tại những điểm xác định ở giữa phân tử ADN.
(6) Khi enzim polimeraza trượt qua thì hai mạch của ADN khuôn đóng xoắn lại với nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10. Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát

triển của chạc chữ Y
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng:


A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 11. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)
ở tế bào nhân thực?
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới
được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
(2) Trong một chu kì tế bào, ADN trong nhân thường nhân đôi nhiều lần.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza tham gia tháo xoắn và làm tách 2 mạch
của phân tử và tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn
vị tái bản).
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 12. Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và làm tách hai mạch đơn của
phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại
A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.
B. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai.
C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai.
D. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN không phụ thuộc vào tỷ lệ A/G.
Câu 13. Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:

(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5’  3’.
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát
triển của chạc chữ Y.
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (4), (5), (6).
C. (1), (3), (4), (5), (6).
D. (1), (2), (3), (4), (6).
Câu 14. Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép
ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình
thường kết cặp với nhiều phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào
hỗn hợp thành phần gì?
A. ARN polimeraza.
B. Enzim mồi.
C. ADN polimeraza.
D. ADN ligaza.
Câu 15. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có các phát biểu sau:
(1) Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế nhân đôi
ADN.
(2) Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng sao lại chính xác trình tự của các
nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN, duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua
các thế hệ.
(3) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung là cơ sở dẫn đến trong mỗi phân tử ADN
được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
(4) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(5) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’- 3’ để tổng hợp mạch mới
theo chiều 3’- 5’.

(6) Ở sinh vật nhân thực có số đơn vị nhân đôi nhiều hơn so với nhân sơ.
(7) Ở sinh vật nhân thực, cả 2 mạch mới của ADN được hình thành đều tổng hợp gián đoạn.


(8) Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở hoàn toàn trong nhân tế bào.
(9) Ở sinh vật nhân thực, tất cả các gen trên ADN đều được nhân đôi với số lần bằng nhau.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 4
Câu 16. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu nào sau đây:
(1) Enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
(2) Enzim nối ligaza chỉ tác động lên 1 trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ 1 phân tử ADN mẹ.
(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.
(5) Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 17. Một số nhận xét về quá trình phiên mã được đưa ra như sau:
1. Một đơn vị phiên mã gồm 3 vùng chính: vùng promoter, vùng trình tự mã hóa ARN và vùng kết thúc
phiên mã.
2. Sự tổng hợp ARN được xúc tác bởi ARN polymeraza.
3. Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’  3’.
4. Phiên mã được bắt đầu trên vùng điều hòa của gen.
5. Enzim ARN polimeraza di chuyển đến đâu thì hai mạch của gen sẽ tách nhau đến đấy, những vùng
enzim này đi qua sẽ đóng xoắn trở lại, hiện tượng này gọi là tháo xoắn cục bộ.

6. Quá trình phiên mã diễn ra qua ba giai đoạn: khởi sự, kéo dài và kết thúc phiên mã.
7. ARN polymeraza có thể bắt đầu phiên mã mà không cần mồi.
8. Enzim ARN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’  3’.
9. Kết thúc quá trình phiên mã, phân tử ARN và enzym ARN polimeraza sẽ được giải phóng.
10. Enzim di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa
tổng hợp được giải phóng, luôn trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 8
B. 6
C. 7
D. 9
Câu 18. Hình ảnh sau đây miêu tả quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. Trong
những nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Quá trình tổng hợp ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực luôn diễn ra theo hướng nhất định,
luôn bắt đầu từ đầu 5’ và kết thúc với nucleotit ở đầu
3’.
2. Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã được
trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein. Ở tế bào
nhân sơ, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các
intron nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng
thành.
3. Trong các tế bào nhân sơ, không có màng ngăn
nhân, ngay khi đầu 5’ của mARN ló ra ngoài vị trí
tổng hợp của ARN polymeraza thì riboxom sẽ tiếp
cận và bắt đầu quá trình dịch mã. Quá trình phiên mã
và dịch mã diễn ra đồng thời ở sinh vật nhân sơ.
4. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn
ra trong tế bào chất và quá trình dịch mã diễn ra trong nhân.



5. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tạo thành mARN trưởng thành từ mARN sơ khai diễn ra trong tế bào
chất.
6. Trong các tế bào nhân thực, vì có màng nhân nên quá trình phiên mã diễn ra tách biệt với quá trình
dịch mã.
7. Gen phân mảnh có khả năng tổng hợp được nhiều phân tử mARN trưởng thành.
8. Quá trình hoàn thiện mARN ở sinh vật nhân thực xảy ra ở tế bào chất.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi ADN mà không có ở quá trình phiên
mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Sự tháo xoắn đoạn ADN diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
(2) Mạch pôlinuclêôtit mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’, ngược chiều với sợi ADN khuôn.
(3) Ađênin của môi trường liên kết với Timin của mạch ADN khuôn trong quá trình tổng hợp.
(4) Enzim nối ligaza xúc tác hình thành các liên kết hóa trị nối các đoạn mạch pôlinuclêôtit mới.
(5) Điểm khởi đầu tổng hợp mạch mới nằm tại những điểm xác định ở giữa phân tử ADN.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 20. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là không đúng khi nói về các cơ chế di truyền ở vi khuẩn?
(1) Mọi cơ chế di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.
(2) Quá trình nhân đôi và phiên mã đều cần có sự tham gia của enzim ARN polimeraza.
(3) Mỗi gen tổng hợp ra một ARN luôn có chiều dài đúng bằng chiều dài của vùng mã hóa trên gen.
(4) Quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn.
(5) Các gen trên cùng một Operon luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
(6) Các gen thuộc các đơn vị Operon khác nhau luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
A. 1
B. 2

C. 3
D. 4
Câu 21. Cho các thông tin về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:
(1) Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã.
(2) Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.
(3) Quá trình phiên mã thường diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.
(4) Khi trượt đến mã kết thúc trên mạch gốc của gen thì quá trình phiên mã dừng lại.
(5) Chỉ có các đoạn mang thông tin mã hóa (exon) mới được phiên mã.
Số thông tin không đúng là:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 22. Cho các phát biểu sau:
(1) mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
(2) mARN có cấu tạo mạch thẳng.
(3) Ở đầu 3’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần codon
mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.
(4) Loại ARN trong cơ thể bền vững nhất là mARN.
(5) Tất cả các ADN dạng sợi kép, vi khuẩn và các sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã.
(6) Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian
giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn.
(7) tARN có chức năng kết hợp với protein tạo nên ribôxôm(nơi tổng hợp protein).
(8) Phân tử mARN và tARN đều có cấu trúc mạch kép.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 23. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen?

(1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho
thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính.


(2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế
hệ sau và di truyền được sinh sản hữu tính.
(3) Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xoma sẽ không bao giờ được biểu hiện
ra kiểu hình và không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.
(4) Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện
ra kiểu hình của cơ thể bị xảy ra đột biến.
(5) Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Theo số liệu ước tính hiện nay, hệ gen của người chứa khoảng 20500 gen. Tuy vậy, có bằng chứng
cho thấy các tế bào người có thể sản sinh nhiều hơn 20500 loại chuỗi polipeptit khác nhau. Quá trình nào
sau đây có thể giải thích hiện tượng này?
A. Các cách cắt intron khác nhau từ cùng một phiên mã ARN và các quá trình biến đổi các chuỗi
polipeptit sau dịch mã.
B. Quá trình phiên mã trong nhân tế bào bao giờ cũng không chính xác dẫn đến số mARN được tổng
hợp khi nào cũng lớn hơn số lượng gen.
C. Trong quá trình phiên mã, gen điều hòa dễ xảy ra đột biến nên sẽ tạo ra nhiều mARN hơn so với gen
cấu trúc.
D. Cùng một gen cấu trúc có thể phiên mã nhiều cách khác nhau nên có thể tạo ra nhiều mARN thông
tin khác nhau.
Câu 25. Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, hãy chọn kết luận đúng.
A. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mã mở
đầu.
B. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3’ của mARN.

C. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG.
D. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mã mở đầu.

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN
Câu 1: Đáp án C
A: sai vì mạch được kéo dài theo chiều 5’→ 3’ so với chiều ngược chiều tháo xoắn.
D: sai vì mạch bổ sung không thể có trình tự các đơn phân giống mạch mã gốc.
Mạch tổng hợp gián đoạn được tổng hợp từng đoạn ngắn ngược với chiều phát triển của chạc chữ Y
.Mạch có chiều 3’ →5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn. Chọn C.


Câu 2: Đáp án C
- Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có cơ chế giống như sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. Tuy
nhiên, tế bào sinh vật nhân thực có nhiều phân tử ADN kích thước lớn. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều
điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi và chính điểm này giúp quá trình nhân đôi diễn
ra nhanh chóng, sự nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực do nhiều loại enzim tham gia.
- Mỗi đơn vị nhân đôi gồm 2 chạc chữ Y, mỗi chạc có hai mạch, phát sinh từ một điểm khởi đầu và được
nhân đôi đồng thời.
Câu 3: Đáp án A
1, 3, 4 đúng.
2 đúng. Quá trình nhân đôi diễn ra theo hai nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo
toàn.
- Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và G liên kết với X.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Phân tử ADN con được tạo ra có một mạch của ADN ban đầu và một mạch
mới được tổng hợp.
5 đúng vì trong quá trình nhân đôi có việc hình thành đoạn mồi ARN cần 4 loại nucleotit A, U, G, X.
6 đúng. Enzim ADN polimeraza chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp mạch mới trong quá trình nhân đôi ADN.
Việc tháo xoắn phân tử ADN là nhiệm vụ của các enzim tháo xoắn.
7 sai vì phân tử ADN của sinh vật nhân thực có kích thước lớn nên có nhiều điểm khởi đầu tái bản để
làm tăng tốc độ tái bản ADN. Còn ở sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm tái bản duy nhất.

8 đúng. Đây là điểm khác biệt về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực vì ở sinh vật
nhân sơ chỉ có một đơn vị tái bản, còn ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản.
9 sai. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới
được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ là sai, enzim nối ligaza không chỉ nối các đoạn Okazaki ở mạch
ADN gián đoạn mà còn nối ở những đoạn mạch tái bản với nhau.
Câu 4: Đáp án D
- Nấm men là sinh vật nhân thực do đó hệ gen của nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
- Mặc dù hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN trong hệ
gen của E.Coli (sinh vật nhân sơ) khoảng 100 lần nhưng tốc độ sao chép ADN của E.Coli chỉ nhanh hơn
nấm men 7 lần là nhờ hệ gen ở nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản giúp đẩy nhanh quá trình nhân đôi
ADN.
Lưu ý: Chỉ cần nhắc đến tốc độ sao chép ADN trong quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân thực các em
hãy nghĩ ngay đến nguyên nhân là do hệ gen của tế bào sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
Câu 5: Đáp án D
Với bài này ta có thể dùng phương án loại trừ nếu các em không chắc chắn. Ta dễ dàng thấy A, B, C
đúng và chọn D.
A: đúng vì một trong hai mạch đơn có một mạch được tổng hợp một cách gián đoạn tạo thành các đoạn
ngắn ngược với chiều phát triển của chạc chữ Y, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim nối
ligaza, tạo thành mạch mới bổ sung hoàn chỉnh. Do vậy, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong 2 mạch
mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
B: đúng.
C: đúng vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
D: sai vì trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza vừa tham gia tháo xoắn ADN, vừa kéo
dài mạch được tổng hợp, vừa sửa sai lỗi trong quá trình nhân đôi.
Câu 6: Đáp án D
Câu 7: Đáp án D
- Enzim ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’→ 5’ do đó ta loại B,C.


- Enzim ADN polimeraza tổng hợp hai mạch cùng một lúc do đó ta chọn D.

Câu 8: Đáp án D
Cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là giống nhau do đó ở hai cơ chế đều có:
+ Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
+ ADN polimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
+ Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
- Đối với ý 4 ta loại vì hệ enzim tham gia nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn so với nhân
sơ. Hệ enzim ADN polimeraza có nhiều loại I, II, III và cơ chế hoạt động phức tạp hơn.
- Ý 5 loại vì ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm tái bản duy nhất còn sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái
bản.
Câu 9: Đáp án B
(1) đúng, chỉ có trong nhân đôi. Sự tháo xoắn diễn ra theo hai hướng ngược nhau vì ở mỗi đơn vị tái bản
gồm 2 chạc chữ Y tham gia nhân đôi.
(2) sai, có ở cả 2 quá trình. Trong quá trình nhân đôi chúng ta có:
Mạch mới được tổng hợp liên tục theo chiều 5’ đến 3’ cùng chiều với enzim tháo xoắn.
Mạch mới được tổng hợp không liên tục tạo ra các đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’
ngược chiều enzim tháo xoắn. Để rõ hơn nữa các bạn tham khảo thêm hình ADN nhân đôi sgk Nâng cao
trang 9.
(3) sai, có ở cả 2 quá trình.
(4) đúng, chỉ có trong nhân đôi. Còn ở quá trình phiên mã điểm khởi đầu tổng hợp mạch mới thường
nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc làm khuôn tổng hợp mARN.
(5) sai, có ở cả 2 quá trình. Các khởi điểm tái bản hay điểm khởi đầu phiên mã đều không phân bố ở một
đầu ADN, vì phần đầu mút NST không chứa gen.
(6) sai, quá trình này chỉ có trong phiên mã.
Câu 10: Đáp án C
Quá trình nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1 đúng, Diễn ra ở trong nhân, tại kỳ trung gian của quá trình phân bào vì tại kỳ đó vật chất di truyền
được dãn xoắn cực đại nên sự tổng hợp ADN giữa Nu mạch khuôn và nu môi trường nội bào.
2, Đúng, Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
3, Đúng, Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới nên 2 phân tử mới được tổng hợp ra
mang trình tự giống hệt với phân tử ADN ban đầu.

4, Đúng, Mạch đơn mới luôn được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'. Trong đó ta có:
+ Mạch được tổng hợp liên tục sẽ được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’ cùng chiều enzim tháo xoắn.
+ Mạch được tổng hợp gián đoạn sẽ được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’ ngược chiều enzim tháo xoắn.
5, Sai, Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 1 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự
phát triển của chạc chữ Y, 1 mạch mới tổng hợp gián đoạn
6, Đúng, Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Câu 11: Đáp án B
Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực:
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới
được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ là sai, enzim nối ligaza không chỉ nối các đoạn Okazaki ở mạch
ADN gián đoạn mà còn nối ở những đoạn mạch tái bản với nhau.
(2) Trong một chu kì tế bào, ADN trong nhân thường nhân đôi nhiều lần là sai do trong 1 chu kỳ tế
bào ADN chỉ nhân lên 1 lần.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim tháo xoắn làm tách 2 mạch của phân tử và ADN pôlimeraza
tham gia tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN suy ra 3 sai.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn


vị tái bản), điều này giúp tăng tốc độ tự sao chép của phân tử ADN.
Câu 12: Đáp án A
Số liên kết hidro được tính bằng công thức = 2A + 3G
Dựa vào công thức trên ta thấy phân tử ADN nào càng có nhiều nucleotit loại A, ít loại G thì số liên kết
hidro càng ít do đó nhiệt độ nóng chảy của ADN càng thấp.
Theo đề bài, ta có hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa
nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai vì vậy phân tử ADN thứ nhất có nhiều loại A hơn so với
phân tử ADN thứ hai. Do đó, nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.
Câu 13: Đáp án D
Câu 14: Đáp án D
Ta thấy, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều
phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nghĩa là một mạch được tổng hợp một cách liên tục, mạch còn lại tổng

hợp gián đoạn tạo thành các đoạn ngắn nhưng không được enzim nối ligaza nối lại với nhau nên mới xảy
ra tình trạng trên. Vậy nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp enzim ADN ligaza.
Câu 15: Đáp án A
Các phát biểu 1, 2, 6, 8, 9 đúng.
(3) sai vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn là cơ sở dẫn đến trong mỗi
phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN mẹ ban đầu.
(4) sai vì quá trình nhân đôi và phiên mã có thể không diễn ra đồng thời. Tùy thuộc vào nhu cầu của tế
bào.
(5) sai vì trên cả 2 mạch khuôn ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 3' → 5' để tổng hợp mạch
mới theo chiều 5' → 3'.
(7) sai vì ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ, mạch khuôn có chiều 3' → 5' thì mạch mới được
tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn có chiều 5' → 3' thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn theo từng
đoạn Okazaki.
Câu 16: Đáp án B
(1) đúng. Enzim ADN polimeraza chỉ đóng vài trò tổng hợp mạch mới trong quá trình nhân đôi.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được
tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ là sai, enzim nối ligaza không chỉ nối các đoạn Okazaki ở mạch ADN
gián đoạn mà còn nối ở những đoạn mạch tái bản với nhau.
(3), (4), (5) đúng.
Câu 17: Đáp án A
Ý 1, 2, 3, 4, 5, 6 đúng.
Ý 7 đúng. Enzim ADN polymeraza tổng hợp chuỗi polynucleotit chỉ hoạt động khi có mồi, nên trước
khi tổng hợp chuỗi phải có quá trình tổng hợp mồi. Còn enzim ARN polymeraza có thể bắt đầu phiên mã
mà không cần mồi, vừa có khả năng tháo xoắn vừa có khả năng tổng hợp nên chuỗi ribonucleotit.
Ý 8 sai vì enzim ARN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’ - 5’.
Ý 9 đúng.
Ý 10 sai vì mARN sau khi được tổng hợp chỉ trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein ở tế bào nhân
sơ. Còn ở tế bào nhân thực thì mARN sau khi tổng hợp phải cắt bỏ các intron và nối các exon lại với nhau
thành mARN trưởng thành.
Câu 18: Đáp án C

Ý 1 đúng quá trình phiên mã tạo ra mARN sơ khai ở tế bào nhân sơ và nhân thực giống nhau.
Ý 2 sai vì ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein. Ở tế bào
nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng
thành.
Ý 3 đúng. Các em quan sát trên hình dễ dàng thấy được điều này nhé!!


Ý 4 sai vì ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân, quá trình dịch mã diễn ra ở tế
bào chất.
Ý 5 sai vì ở sinh vật nhân thực, quá trình tạo thành mARN trưởng thành từ mARN sơ khai diễn ra trong
nhân.
Ý 6 đúng.
Ý 7 đúng vì gen phân mảnh có chứa các đoạn exon xen kẽ các đoạn intron nên sau quá trình phiên mã
các gen này, mARN sơ khai sẽ được cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon với nhau. Với mỗi cách
cắt intron và nối exon khác nhau sẽ tạo ra một mARN trưởng thành khác nhau.
Ý 8 sai vì quá trình hoàn thiện biến mARN sơ khai thành mARN trưởng thành xảy ra trong nhân tế bào.
Chỉ có quá trình dịch mã diễn ra trong tế bào chất.
Câu 19: Đáp án B
(1) đúng, chỉ có trong nhân đôi.
(2) sai, có ở cả 2 quá trình.
(3) sai, có ở cả 2 quá trình.
(4) đúng, chỉ có trong nhân đôi.
(5) sai, có ở cả 2 quá trình. Các khởi điểm tái bản hay điểm khởi đầu phiên mã đều không phân bố ở một
đầu ADN, vì phần đầu mút NST không chứa gen.
(6) sai, chỉ có trong phiên mã.
Câu 20: Đáp án B
(1) đúng vì vi khuẩn không có nhân nên mọi cơ chế di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.
(2) đúng vì trong quá trình nhân đôi, ARN polimeraza đóng vai trò xúc tác tổng hợp đoạn mồi, còn trong
phiên mã, ARN polimeraza đóng vai trò tháo xoắn và lắp ráp các nucleotit tạo ra phân tử ARN.
(3) sai, trong hiện tượng operon, một số gen có thể cùng tổng hợp ra một ARN chung cho các gen này.

(4) đúng, ở sinh vật nhân sơ, quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa
tách khỏi sợi khuôn.
(5) đúng. Các gen cấu trúc nằm trong cùng cụm gen cấu trúc của một Operon có chung một vùng vận
hành và bắt đầu phiên mã cùng nhau nên những gen nằm trong cùng một Operon sẽ có số lần phiên mã
bằng nhau.
(6) sai. Các gen nếu nằm khác Operon chịu sự điều hòa khác nhau và sẽ có số lần phiên mã khác nhau
phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào.
Câu 21: Đáp án A
(1) Sai. Chỉ mạch mã gốc có chiều từ 3’ đến 5’mới làm khuôn.
(2) Sai. Còn xảy ra ở tế bào chất (ti thể, lục lạp).
(3) Sai. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực nếu xét gen trên NST (chiếm đa số) diễn ra không đồng
thời với quá trình dịch mã của gen đó, do có giai đoạn di chuyển từ trong nhân ra ngoài nhân và hoàn thiện
mARN. Còn quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời ở sinh vật nhân sơ.
(4) Sai. Khi trượt đến vùng kết thúc mới dừng phiên mã (lưu ý vùng kết thúc có chức năng kết thúc
phiên mã, còn mã kết thúc thuộc vùng mã hóa, sau này trên mARN có chức năng kết thúc dịch mã).
(5) Sai. Những đoạn intron cũng được phiên mã. Sau đó, mARN sơ khai sẽ được cắt bỏ các intron và
nối các exon lại với nhau.
Câu 22: Đáp án D
Những phát biểu đúng: (1), (2), (5), (6).
(1) Đúng. ARN thông tin (mARN) được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom.
(2) Đúng vì dùng làm khuôn để tổng hợp protein nên mARN có cấu tạo mạch thẳng.
(3) Sai vì ở đầu 5’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần
codon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.


(4) Sai vì loại ARN trong cơ thể bền nhất là rARN. Do rARN có số liên kết hidro rất lớn, mạch xoắn
phức tạp nên bền vững hơn so với mARN và tuổi thọ lâu hơn, lượng rARN trong tế bào cũng cao hơn.
(5) Đúng. Tất cả sinh vật đều có quá trình phiên mã.
(6) Đúng. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì
trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn. (các em nên nắm rõ kiến thức này)

(7) Sai vì rARN mới có chức năng kết hợp với protein tạo nên riboxom (nơi tổng hợp protein). Riboxom
gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng lẽ trong tế bào chất. Chỉ khi tổng hợp protein, chúng mới liên kết với nhau
thành riboxom hoạt động chức năng.
(8) Sai vì phân tử mARN có cấu trúc mạch đơn.
Câu 23: Đáp án B
(1) đúng vì nếu là đột biến tiền phôi thì có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
(2) sai vì không phải tất cả các giao tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh. Các bạn lưu ý với từ luôn
nhé. Nếu có đột biến trội thì có khả năng rất cao biểu hiện ra kiểu hình nhưng không phải lúc nào các giao
tử mang đột biến trội nó cũng tham gia thụ tinh tạo hợp tử.
(3) sai vì đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xoma vẫn có cơ hội được biểu hiện thành
thể khảm có những tế bào chỉ nhận được gen đột biến (hiện tượng phân chia không đều của tế bào chất).
(4) đúng vì đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân chỉ có khả năng đi vào giao tử và biểu hiện ở thế
hệ sau, không ảnh thưởng đến cơ thể đột biến. Còn đột biến gen phát sinh trong giảm phân nó có thể biểu
hiện ra một phần của cơ thể đột biến tạo thành thể khảm.
(5) đúng vì thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình
là kiểu hình đột biến.
Câu 24: Đáp án A
Ở tế bào sinh vật nhân thực, mARN sau khi phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với
nhau thành mARN trưởng thành. Chính vì thế mà trong quá trình hình thành mARN trưởng thành, sẽ có
những cách cắt intron khác nhau cũng như cách nối êxon khác nhau và từ đó tạo ra nhiều loại phân tử
mARN khác nhau làm cho số phân tử mARN nhiều hơn hệ gen. Mỗi phân tử mARN lại có vai trò quy định
tổng hợp một loại chuỗi polipeptit từ đó tạo ra nhiều chuỗi polipeptit hơn so với hệ gen.
Câu 25: Đáp án A



×