Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Van de la han che nabng luc dieu hanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.47 KB, 3 trang )

Thứ Hai, 20/02/2006, 06:23 (GMT+7)
Gặp gỡ đầu tuần
Vấn đề là hạn chế năng lực điều hành!
TT - Sau khi Tuổi Trẻ đăng loạt bài “Sốt ruột những công
trình... rùa”, Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách quản lý
đô thị Nguyễn Văn Đua và giám đốc Sở Giao thông công
chính Trần Quang Phượng đã có cuộc gặp gỡ với Tuổi Trẻ để
trao đổi về các vấn đề xung quanh sự chậm trễ của công
trình đang thi công.

Ông Nguyễn Văn Đua (trái) và
Ông Nguyễn Văn Đua thừa nhận: “Lãnh đạo TP thừa nhận có ông Trần Quang Phượng Ảnh: Đ.TR.
công trình chậm. Chậm do chủ quan, do tự đặt ra thời hạn rồi vì
nhiều nguyên nhân tác động khiến không thực hiện đúng tiến độ, nhưng cũng có công trình chậm
do nhiều khó khăn, vướng mắc khác mà TP phải hết sức nỗ lực, tự mình bứt phá để tháo gỡ”.
* Giải phóng mặt bằng luôn là nguyên nhân chính của sự chậm trễ dẫn đến giá trị công
trình tăng lên. Vướng nhất trong giải phóng mặt bằng là gì, thưa ông?
- Ông Nguyễn Văn Đua: Thường vụ Thành ủy, UBND TP luôn nhất quán quan điểm là lo chỗ ở
tốt hơn cho người bị giải tỏa. Chúng ta đã, đang và tiếp tục làm việc đó bằng cả trách nhiệm và
tấm lòng. Cái dở của TP là chưa chủ động để có được một quĩ nhà, nền nhà bố trí tái định cư cho
người bị giải tỏa.
Vừa qua TP phải “vừa chạy vừa xếp hàng”, thậm chí phải mất
nhiều thời gian, công sức để giải tỏa phần đất dành để bố trí tái
định cư. Trước đây chúng ta thực hiện qui trình ngược là giải tỏa
nhưng chưa có chỗ tái định cư, nay phải chỉnh lại cho đúng qui
trình là phải có nhà bố trí tái định cư xong mới giải tỏa.
- Ông Trần Quang Phượng: Ở các đô thị lớn, công tác giải
phóng mặt bằng chiếm 80% công sức thực hiện toàn dự án. Công
tác này chậm do một số người dân chưa đồng ý với việc đền bù
giải tỏa, chậm do việc di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật hết sức
phức tạp.



Công trình dự án vệ sinh môi
trường TP.HCM (ven kênh * Đôi khi chỉ vì quan điểm chưa thống nhất dẫn đến kéo lê
Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn thời gian giải tỏa, gây thiệt hại nặng như dự án cầu Thủ
qua Q.3) thi công cầm chừng - Thiêm, chậm một tháng mất 1,5 tỉ đồng?
Ảnh: THANH ĐẠM
- Ông Nguyễn Văn Đua: Đối với dự án cầu Thủ Thiêm, Bộ Tài nguyên - môi trường và TP đều
cùng chung quan điểm lo cho dân. Nhưng giữa người chấp hành tốt (được cấp đất bao nhiêu sử
dụng bấy nhiêu) và người lấn chiếm thêm ngoài phần đất được giao phải được giải quyết khác
nhau. Nếu giải quyết như nhau, chẳng khác nào chính quyền khuyến khích người khác đi lấn
chiếm, xây dựng trái phép!


Các hộ ở chân cầu Thủ Thiêm đều được bố trí tái định cư (tôi khẳng định nhà tái định cư đã có
đủ, có sẵn), nhưng người nào ở hợp pháp sẽ được bố trí thuận tiện tại Q.Bình Thạnh, Q.4, những
người lấn chiếm sẽ phải chịu khó đi xa hơn như Q.12. Làm vậy mới giữ được kỷ cương và sử
dụng ngân sách (cũng là tiền do dân đóng góp) một cách đúng đắn.
Phó giám đốc Sở Giao thông công chính Nguyễn Viết Sơn:
Xem xét năng lực tài chính thực tế của nhà thầu
- Các đơn vị tham dự thầu đều nộp hồ sơ tài chính có kiểm toán hằng
năm của cơ quan chức năng chứng minh khả năng tài chính lành mạnh.
Thế nhưng trong quá trình tham dự thầu, họ lại tham gia nhiều công
trình khác dẫn đến tài chính bị hụt hẫng. Theo tôi, điều rút kinh nghiệm
khi mời các đơn vị thầu là cần căn cứ kiểm toán tài chính hằng năm và
phải xem xét thực tế năng lực của họ đã làm ở các công trình. Đối với
các công trình thi công trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi sẽ yêu cầu các
nhà thầu mở tài khoản tại TP.HCM và chủ đầu tư sẽ giám sát số tiền chi
trả đưa vào công trình xây dựng ở TP, không để họ sử dụng tiền cho
các công trình khác ngoài TP nhằm đảm bảo công trình thi công đúng
tiến độ.

* Công trình thi công... “rùa”, trách nhiệm ra sao?
- Nhà nước phải nhanh chóng lấp lỗ trống về luật. Đồng thời các cơ
quan quản lý nhà nước phải có những biện pháp cương quyết giải tỏa
nhanh đối với những trường hợp đã đúng luật và người dân cần chấp
hành nhanh việc di dời giải tỏa khi thấy Nhà nước làm đúng. Các cơ
quan chức năng cần tham mưu cho UBND TP.HCM những biện pháp
giải quyết tháo gỡ ngay những vướng mắc ở các công trình thi công
chậm. Sắp tới chỉ có những dự án nào đã giải tỏa 100% mặt bằng mới
được phép triển khai thi công, như vậy mới sòng phẳng xử lý chủ đầu
tư hoặc đơn vị thi công vi phạm.

Người dân không hài
lòng khi nhìn thấy những
trụ điện nằm chình ình
giữa đường do chậm di
dời, nhưng việc dời hệ
thống hạ tầng kỹ thuật
cần một “độ trễ” nhất
định. “Độ trễ” này là do
phải thiết lập một hệ
thống hạ tầng kỹ thuật
mới đáp ứng nhu cầu
mới của đô thị. Đó là
phục vụ số lượng dân cư
đông hơn với nhu cầu
cao hơn và ngầm hóa.
Giải phóng mặt bằng
thiếu đồng bộ cũng ảnh
hưởng đến chất lượng
công trình.

* Khâu tư vấn thiết kế,
tư vấn giám sát được
cho là đã “có vấn đề”
từ nhiều năm trước,
nhưng đến nay một số
công trình chậm vẫn có
nguyên nhân từ khâu
này?

N.ẨN thực hiện

- - Ông Trần Quang
Phượng: Các chính sách về xây dựng hạ tầng thiết kế giống nhau trên cả nước, căn cứ trên hoạt
động thực tế ở tất cả các địa phương, không có mô hình riêng cho đô thị đang phát triển mạnh
như TP.HCM. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho TP. Ví dụ: khảo sát nội thành TP phức tạp
hơn nhiều so với bên ngoài, công việc nhiều hơn nhưng đơn giá khảo sát và qui trình lại giống
nhau (như khảo sát ở khu vực nông thôn), nên không khuyến khích được đơn vị tư vấn thiết kế
mạnh, giỏi tham gia.
Để đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án cầu Thủ Thiêm, chúng tôi đã kiến nghị và được
UBND TP đồng ý cho thuê tư vấn giám sát nước ngoài (là đơn vị Q.C.I của Cuba, từng giám sát
công trình đường Hồ Chí Minh), chấp nhận trả chi phí gấp 6-10 lần qui định của Nhà nước. Tôi
nghĩ các bộ ngành cần đề xuất để Chính phủ chỉnh sửa phí tư vấn thiết kế và giám sát, đặc biệt
trong tư vấn thiết kế phải có chỉ tiêu riêng cho đô thị lớn, để giống như các vùng nông thôn là hết
sức vô lý.
* Không chỉ chậm, nhiều công trình thi công kém chất lượng cũng gây bức xúc trong nhân
dân.
- - Ông Trần Quang Phượng: Điều không thể phủ nhận là năng lực điều hành của các ban quản
lý dự án còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của TP.



- Ông Nguyễn Văn Đua: Các ban quản lý dự án hiện nay vẫn còn bị hụt so với yêu cầu điều
hành dự án trong sự phát triển bền vững về đô thị. Không phải chúng ta không có nhà thầu thi
công thật sự có năng lực, vì thực tế có nhiều công ty trong nước làm thầu phụ cho nhà thầu chính
nước ngoài.
Nếu điều chỉnh giá cho các tư vấn, tôi tin bằng sự tự trọng, lương tâm nghề nghiệp và trên nền tư
vấn thiết kế có chất lượng, nhất định các đơn vị trong nước cũng sẽ làm tốt mà không nhất thiết
dự án nào cũng phải đi thuê nước ngoài. Đây là khâu TP đang làm để chuyển đổi, chuyển động.
Nhà thầu làm đúng, làm tốt sẽ có thưởng chứ không chỉ phạt nhà thầu làm sai, làm ẩu, đó là giải
pháp căn cơ để chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản. Vấn đề là chúng ta đang thiếu năng
lực điều hành. Và như vậy, giải pháp là phải tập trung đào tạo cán bộ quản lý dự án.
* Biện pháp giải quyết những dự án khởi công rồi... để đó như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Văn Đua: Điều chúng ta cần là thực chất chứ không chạy theo thời gian. Ví dụ
trước Tết Nguyên đán vừa qua, UBND TP nhận được báo cáo xin ý kiến cho khởi công dự án nút
Tân Tạo và nút Chợ Đệm của dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và một số công trình
chung cư tái định cư tại quận 4...
Nhưng nếu khởi công xong sẽ để đó vì công nhân nghỉ tết, vậy khởi công làm gì? Do vậy, tôi chỉ
đạo cứ để anh em ăn tết thoải mái, qua tết khởi công rồi làm luôn! Lãnh đạo TP không muốn
chậm trễ, nhưng cũng không muốn thực hiện hình thức, hoặc chạy theo tiến độ mà không lo cho
dân.
* Có công trình đang làm dở dang bỗng bị ngưng lại vì thiếu vốn. TP giải quyết bài toán
thiếu vốn như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Văn Đua: Nếu chỉ trông chờ ngân sách thì không thể đầu tư hạ tầng kỹ thuật với
số tiền hàng tỉ USD. Sau nhiều dự án có thành công, có thất bại, TP rút ra kết luận là kiên trì với
phương thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao). Nếu áp dụng BOT, chúng ta sẽ thoát
khỏi qui trình theo hệ thống nhà nước trong khâu trình, duyệt của các cơ quan chức năng TP chỉ
ký hợp đồng với công ty BOT, sau đó công ty BOT dùng hình thức đấu thầu E.P.C bao gồm thiết
kế, mua sắm thiết bị, thi công (giám sát phải là đơn vị khác).
Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng nhà thầu bỏ giá rất rẻ để trúng thầu, sau đó xin duyệt bổ
sung giá kéo dài thời gian, hoặc trúng thầu xong bán lại do thiếu năng lực. TP cũng sẽ chống tình
trạng khép kín trong đấu thầu, thi công, giám sát mà các đơn vị thực hiện đều chung một ngành

chủ quản.
* Xin cảm ơn ông.
ĐOAN TRANG thực hiện

Copyright (C) 2004 Tuoi Tre Online



×