Tải bản đầy đủ (.ppt) (163 trang)

CHUYÊN ĐỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG HÓA XNK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 163 trang )

TRƯỜNG HẢI QUAN VIỆT NAM

CHUYÊN ĐỀ
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
HÀNG HÓA XNK
Ths. Phan Bình Tuy
Phó chi cục trưởng
Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn Khu vực 4


CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

•Chính sách thương mại quốc tế là
các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp
thích hợp của một nước dùng để điều
chỉnh hoạt động thương mại quốc tế
của nước đó trong một thời gian nhất
định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế
- chính trị - xã hội của nước đó.


CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1/ Biện pháp điều tiết:
• Kinh tế
• Hành chính
• Kỹ thuật
2/ Hàng rào chính:
• Hàng rào thuế quan
• Hàng rào phi thuế quan



HÀNG RÀO THUẾ QUAN
•Hàng rào thuế quan là sử dụng các loại
thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đi
qua khu vực hải quan của một nước (XK,
NK).
•Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm
cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào
thuế quan.


HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN

•Hàng rào phi thuế quan là những
biện pháp biên giới nằm ngoài phạm
vi phi thuế quan mang tính cản trở
đối với thương mại mà không dựa
trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc
bình đẳng.
•Hàng rào phi thuế quan thường được
áp dụng đối với hàng nhập khẩu.


HÌNH THỨC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN

•Hạn chế số lượng
•Cấp giấy phép
•Các rào cản kỹ thuật
•Biện pháp sử dụng doanh nghiệp độc

quyền
•Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm
thời
•Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước
ngoài
•Một số biện pháp khác


Biện pháp hạn chế số lượng

•Là hình thức giới hạn số lượng, hạn chế
thương mại với một quốc gia khác bằng:
Hạn ngạch
Giấy phép
 Biện pháp có tính chất tương tự
Biện pháp và yêu cầu hành chính hạn
chế thương mại
•Gồm các mức độ: cấm, sử dụng hạn
ngạch (quota) và cấp giấy phép


Biện pháp cấp giấy phép

•Là hình thức cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cho phép các thương nhân được
xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa.
•Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho
thương mại và theo cam kết tại các Hiệp
định Thương mại tự do (FTA) thì các
nước dần dần ít sử dụng biện pháp quản

lý này.


Hàng rào kỹ thuật

Hàng rào kỹ thuật đối với thương
mại là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật mà một nước áp dụng đối với
hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy
trình nhằm đánh giá sự phù hợp
của hàng hoá nhập khẩu đối với các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó
(còn gọi là các biện pháp kỹ thuật)


Hàng rào kỹ thuật
1. Tiêu chuẩn kỹ thuật:
• Là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản
lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường
và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã
hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
các đối tượng này.
• Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn
bản để tự nguyện áp dụng.


Hàng rào kỹ thuật
2. Quy chuẩn kỹ thuật:
• Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật

và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để
bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo
vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và
an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và
các yêu cầu thiết yếu khác.
• Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp
dụng.


Hàng rào kỹ thuật

3.Quy trình đánh giá sự phù hợp
Quy định trình tự, thủ tục,
phương pháp đánh giá sự phù hợp
về các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật của một loại hàng hoá với
các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật.


Biện pháp sử dụng
doanh nghiệp độc quyền

Nhiều nước (như Việt Nam, Trung
Quốc, Indonexia, Philippines…) sử
dụng quyền kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu và doanh nghiệp thương
mại Nhà nước như một rào cản với

lý do “bình ổn nền kinh tế”.


Biện pháp bảo vệ
thương mại tạm thời

1/ Trợ cấp
Là khoản tài trợ của chính phủ cho
các DN trong nước nhằm hạ chi phí,
tăng khả năng cạnh tranh của hàng
XK hoặc bù đắp cho DN NK hàng hóa
cần thiết nhưng giá NK cao hơn giá
bán trong nước do chính phủ quy
định.


Biện pháp bảo vệ
thương mại tạm thời
2/ Chống bán phá giá
• Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện
tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu
với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị
trường nước XK
• Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên
cạnh thuế NK thông thường, đánh vào sản phẩm
nước ngoài bị bán phá giá vào nước NK. Đây là loại
thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ
những thiệt hại do việc hàng NK bán phá giá gây
ra.



Biện pháp bảo vệ
thương mại tạm thời

3/ Tự vệ
•Là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối
với một hoặc một số loại hàng hoá khi
việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra
hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm
trọng cho ngành sản xuất trong nước.
•Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với
hàng hoá, không áp dụng đối với dịch
vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.


Biện pháp liên quan đến đầu


•WTO quy định các thành viên không
được đưa ra các yêu cầu về tỷ lệ nội
địa hoá và hạn chế ngoại tệ.
•Yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài khai
rõ về tỷ lệ xuất khẩu, chuyển lợi
nhuận, loại sản phẩm phải sản xuất
và tiêu thụ…


Một số biện pháp khác
•Một số biện pháp mới thường được các
nước phát triển như Mỹ, EU áp dụng,

với các tiêu chuẩn liên quan đến môi
trường, người lao động.
•Ví dụ: Mỹ đánh thuế cao vào các loại ô
tô không đáp ứng tiêu chuẩn tiết kiệm
nhiên liệu do Cơ quan Bảo vệ môi
trường Mỹ đặt ra, khiến các nhà sản
xuất ô tô EU phải chịu thuế cao tới 85%.


CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM

Chính sách quản lý hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu của Việt
Nam là tập hợp các công cụ mà
Nhà nước Việt Nam áp dụng để
tác động đến các hành vi xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa.


HÌNH THỨC QUẢN LÝ
HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM
• Ban hành Danh mục hàng hóa cấm XK, cấm NK.
• Ban hành Danh mục hàng hóa NK áp dụng hạn ngạch thuế
quan.
• Ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK áp dụng chế độ cấp
giấy phép tự động.
• Ban hành Danh mục hàng hóa phải có giấy phép XK, NK.
• Ban hành Danh mục hàng hóa có quy định điều kiện, tiêu
chuẩn XK, NK.

• Ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng.
• Ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực
phẩm.
• Ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm dịch.


Nghị định 187/2013/NĐ-CP
•Ban hành 20/11/2013
•Hiệu lực 20/2/2014
•Thay thế NĐ 12/2006/NĐ-CP
•Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục
vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại
giao và hành lý cá nhân theo quy định riêng


Quyền kinh doanh XK,NK

1/ DNVN: được XK,NK hàng hóa
không phụ thuộc vào ngành nghề
đăng ký kinh doanh.
2/ DN có vốn nước ngoài:
•Thực hiện NĐ187 và các quy định
khác (NĐ23/2007/NĐ-CP)
3/ Hàng XK,NK có điều kiện:
•Thực hiện theo NĐ này và các quy
định về điều kiện XK,NK


Hàng hóa cấm XK,NK
1/ Danh mục hàng hóa cấm XK,NK quy định tại Phụ

lục I –NĐ187
2/ Nguyên tắc điều hành:
• Việc cho phép XK,NK hàng hóa thuộc Danh mục
hàng hóa cấm do TTCP quyết định
• NK hàng cấm để nghiên cứu khoa học: Các bộ xem
xét quyết định
• Nk hàng cấm viện trợ nhân đạo: Bộ Công thương
quyết định
• Các Bộ ban hành văn bản quy định và danh mục
hàng hóa cụ thể theo đúng mã số HS


Hàng hóa XK,NK chuyên ngành
1/ Danh mục hàng hóa XK,NK theo giấy phép và
thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ
theo Phụ lục II-NĐ187
2/ Nguyên tắc điều hành:
• Các Bộ hướng dẫn cụ thể danh mục hàng hóa
quản lý chuyên ngành theo HS
• Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên
ngành phải công bố công khai tiêu chuẩn, điều
kiện để được cấp phép XK,NK


Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
• TNTX phải có 2 HĐMB riêng biệt
• Hàng KDTNTX làm TTHQ tại HQ cửa khẩu
• KDTNTX hàng cấm XK,NK phải có giấy phép Bộ
Công thương
• Hàng TNTX có điều kiện:

+ Hàng hóa cấm, tạm ngừng XK,NK
+ Hàng hóa dễ gây lây lan mầm bệnh hoặc gây ô nhiễm
môi trường.
+ Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
• Thời hạn lưu VN: 60 ngày; gia hạn 30 ngày; 2 lần
• TNTX qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính
• TN nộp thuế ngay, TX được hoàn lại thuế


×