Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Thật đáng trân trọng biết bao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.72 KB, 1 trang )

Cô giáo nghèo và lớp học xóm ve chai
14/10/2008 9:06
Nắn nót nét chữ cho học sinh - Ảnh:
Trung Tân
Đã 11 năm nay, có một lớp học mà cô giáo chỉ tốt nghiệp phổ thông, chưa từng học qua sư phạm, vẫn phải
chạy ăn từng bữa đứng lớp; sách vở cho học trò dành dụm từ những đồng tiền của cô giáo nghèo và cả
của những người hảo tâm cho…
Lớp học với những chiếc ghế nhựa cũ mèm nhờ tiền mấy người bán hàng xung quanh mới mua được nằm
trong nhà điều hành cũ kỹ của khu phố 5, phường Tân Thuận Ðông (quận 7, TP.HCM). Lớp học ấy từ học
sinh 4-5 tuổi đến những học sinh 13-14 tuổi vẫn ê a tập đọc, nắn nót tập tô những chữ cái đầu tiên. Phần
lớn các em học sinh là “dân ngụ cư”, không giấy tờ, nghèo, phải vất vả mưu sinh nên không có cơ hội đến
trường.
Cô Nguyễn Thị Ðỏ, cô giáo đứng lớp, kể: hơn mười năm trước trong xóm này, cô là người “nhiều chữ” hơn
cả nên được chi hội phụ nữ nhờ đứng lớp xóa mù chữ cho những người dân nhập cư đến khu phố này làm
công nhân. Có nhiều người rất vui mừng cho con đi học nhưng cũng có nhiều người nói thẳng: “Chúng nó
còn phải đi lượm ve chai, bán vé số nữa, thời gian đâu mà học với chả hành”...
Lớp nghèo, không đủ tiền, không đủ thời gian nên chỉ dạy tuần ba buổi với toán, tiếng Việt và tập tô mà thôi.
Nhiều em dạy cả mấy tuần mỗi chữ “O” mà mãi không học được vì mỗi buổi học được vài giờ, về nhà lại đi
lượm ve chai, bán vé số, có khi quên đến lớp, phải dạy lại. Có em dạy cho biết đọc, biết viết rồi thì cha mẹ
dẫn về quê mấy tháng, ở quê hết mùa vụ lại đến lớp gửi con, cũng phải dạy lại từ đầu. Hôm tôi đến thăm
lớp, nghe cô giáo hỏi em Phan Thị Cẩm Dương (14 tuổi): “Mấy hôm nay sao em không đi học?”. Cô học trò
trả lời hồn nhiên: “Dạ thưa cô, mấy hôm nay em bán không hết vé số nên không kịp đi học...”.
“Mình đã mở lớp rồi, giờ bỏ sao đành. Tôi không nhiều chữ, chỉ mong dạy các cháu biết đọc, biết viết để đi
làm công nhân trong xí nghiệp, đỡ phải lang thang kiếm sống ngoài đường” - cô giáo nghèo tâm sự.
Theo Trung Tân / Tuổi Trẻ

×