Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

CNTT tiền đề phát triển của y tế tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.56 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ
MINH KHOA Y

BÀI THU HOẠCH LIÊN MODULE QUẢN LÝ BỆNH
VIỆN - KINH TẾ Y TẾ

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TIỀN ĐỀ PHÁT
TRIỂN CỦA Y TẾ TƯƠNG LAI

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
MSSV: 125272048

Tp. HCM, 08/2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Ban chủ nhiệm
Khoa Y - Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra một môi trường
học, một module cực kỳ thiết thực và thú vị. Qua thời gian học module
Quản lý bệnh viện -Kinh tế y tế, bản thân em đã thực sự bị cuốn hút,
hấp dẫn của kiến thức mà môn học mang lại.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô module Quản lý bệnh viện
và Kinh tế y tế đã tận tình chỉ dẫn, cung cấp nguồn kiến thức quý báu
cho em hoàn thành bài thu hoạch này. Cùng theo đó là sự nhiệt huyết
và đam mê được vun đắp qua từng tiết giảng dạy, tạo động lực cho
chúng em có thể theo đuổi module theo hướng thoải mái và sâu sắc
nhất.
Với nguồn kiến thức quý báu và vô tận, tự cảm thấy bản thân
mình khó có thể tiếp thu hoàn toàn, bài thu hoạch không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong được sự cảm thông và những ý
kiến đóng góp quý báu từ các thầy, các cô.


Trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 08 năm 2017

2


TÓM TẮT
Sau quá trình học tập liên module vừa qua – module Quản lý bệnh
viện- Kinh tế y tế, chúng em đã được giới thiệu rất nhiều vấn đề nổi bật,
trọng yếu trong ngành y tế. Tuy nhiên với thời lượng do nội dung cho phép
của bài thu hoạch, cũng như kiến thức cá nhân có sự hạn chế nhất định,
em xin được trình bày về vấn đề Công nghệ thông tin – Tiền đề phát triển
của y tế tương lai. Một vấn đề nằm trong sự đam mê của em, cũng như
nhu cầu và tính cấp thiết hiện tại luôn đòi hỏi sự phát triển của yếu tố kỹ
thuật này.
Bằng tất cả kiến thức và sự tâm đắc bản thân, em xin cô đọng tất cả
những gì mình có trong bài thu hoạch sau. Ở đây sẽ đề cập về lịch sử, nhu
cầu phát triển của ngành Công nghệ thông tin, về vai trò, thực trạng và
các yếu tố thực tế đã góp phần cho bệnh viện như thế nào? Cũng như các
kiến nghị để phần nào đẩy nhanh sự phát triển ấy, tạo tiền đề vững chắc
cho y tế tương lai. Một vấn đề không mới, nhưng cũng khá nhức nhối trong
việc triển khai đã tốn rất nhiều giấy mực của truyền thông cũng như kỹ
thuật.

3


MỤC LỤC
Đề mục
Trang


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Danh sách bảng biểu
Tên bảng
Trang
Bảng 1: Sơ đồ đơn giản về CNTT
02
Bảng 2: Quan hệ LTV, Quản lý và phần mềm
10
Bảng 3: Quy trình triển khai PMUD
11
Bảng 4: Quan hệ khách hàng và dịch vụ
4


13

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Danh sách hình
Tên hình

Trang
5


Hình 1: Hạ tầng CNTT BV Nhi Đồng 1
05
Hình 2: Phần mềm CNTT trong bệnh viện – PACS
07


DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin
TT: Truyền thông
BV: Bệnh viện
6


PMUD: Phần mềm ứng dụng

7


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước đang phát triển với tổng dân số với hơn 95 triệu người
(2017), là nước đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế
giới. GDP bình quân đầu người năm 2017 ước khoảng 48,6 triệu đồng, tương đương
2.215 USD. Với mức này, Việt Nam đã chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang
nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Hiện ngân sách dành cho y tế vào
khoảng gần 7% và Bộ Y tế đang đề xuất tăng hơn trong những năm tới.
Và trong giai đoạn hiện tại, một trong những lĩnh vực được coi trọng nhất và là
một trong những ưu tiên đặc biệt của ngành y tế để đầu tư đó là Công nghệ thông tin
trong Y tế. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin nói chung và thông tin về quản lý bệnh viện
nói riêng như: quản lý bệnh nhân, dược, viện phí, Quản lý thông tin về lâm sàng,
hành chính và tài chính của bệnh viện; Cung cấp cơ chế để các chuyên gia y tế ở
khoảng cách xa thực hiện được các công việc chẩn đoán và điều trị; Nâng cao năng
lực bằng cách đưa ra các khóa huấn luyện và đào tạo y học liên tục, trực tuyến cho
các sinh viên và nhân viên y tế; Tạo nguồn thu từ phát triển các thiết bị di động,
đem lại những cách tiếp cận sáng tạo cho chăm sóc sức khỏe; Tạo khả năng thực

hiện các nghiên cứu y sinh có mức độ phức tạp cao thông qua mạng lưới tin học.
Công nghệ thông tin còn giúp các bệnh án điện tử, kê đơn thuốc trên hệ thống máy
tính, cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh được cập nhật, thay đổi hàng ngày và đảm bảo
an toàn cao, hỗ trợ cho hoạt động khám và điều trị sức khoẻ, cung cấp thông tin về
sức khoẻ tới người dân và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
khoa học.
So sánh sự phát triển của thông tin trong Y tế qua từng thời kỳ, ta có thể phân
thành hai loại thông tin: Thông tin truyền thống và thông tin công nghệ.
+ Thông tin truyền thống là hệ thống thông tin được tổng hợp trực tiếp qua việc
viết, sao chép, lưu trữ trên giấy tờ, biên lai, sổ sách … nhằm nắm được thông tin y
tế cần thiết.
+ Thông tin công nghệ cũng là hệ thống thông tin y tế nhưng được tổng hợp qua
phần mềm, đánh máy, hình ảnh và được lưu trữ, phân tích qua máy tính, điện thoại,
mạng internet...
8


Nhìn qua so sánh ta có thể thấy về mặt hình thức và hiệu quả Thông tin công nghệ
vượt trội hoàn toàn về mọi mặt so với thông tin truyền thống.

Từ những nội dung trên, mục tiêu của bài thu hoạch này nhằm bàn luận sẽ giới
thiệu tổng quan về Công nghệ thông tin trong hoạt động bệnh viện với các hình
thức, vai trò, tiềm năng qua các hệ thống được giới thiệu cụ thể.
1.2. Hệ thống và vai trò của Công nghệ thông tin trong bệnh viện
Tổng quan hệ thống thông tin ta có sơ đồ sau:

Bảng 1: Sơ đồ đơn giản về CNTT trong Bệnh viện (Ảnh: Bài giảng “CNTT
trong hoạt động bệnh viện” của thầy Đặng Thanh Hùng)
1. HIS: Hospital Information System: Hệ thống thông tin bệnh viện.
2. LIS: Laboratory Information System: Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm.

3. PACS: Picture Archiving and Communication System: Hệ thống lưu trữ và
truyền hình ảnh.
4. RIS: Radiology Information System: Hệ thống thông tin chuẩn đoán hình ảnh.
5. HIMS: Hospital Information Management System.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta đạt
được nhiều kết quả tốt. Việc ứng dụng y tế điện tử đã góp phần đáng kể trong công tác
quản lý, điều hành hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giảm bớt áp lực công việc cho cán bộ
các cơ sở y tế đồng thời nâng cao chất lượng thông tin. Tuy nhiên, trước sự phát triển với
tốc độ nhanh của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và trước
9


nhu cầu thông tin phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, việc ứng
dụng CNTT trong lĩnh vực y tế vẫn còn nhiều vấn đề nan giải.
Hệ thống công nghệ thông tin trong bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong hệ
thống chăm sóc sức khỏe:
+ Thứ nhất: Đây là cuộc cách mạng khoa học công nghệ thay đổi toàn diện các lĩnh
vực trong đó có y tế.
Theo dòng lịch sử phát triển thì từ những năm 90 cho đến nay, Đảng và chính phủ
Việt nam đã rất quan tâm đến phát triển công nghệ thông tin, coi đó là động lực quan
trọng của sự phát triển kinh tế- xã hội, một loạt chính sách về tăng cường ứng dụng phát
triển công nghệ thông tin đã được ban hành như: nghị quyết số 26/NQ/TW của Bộ Chính
trị ngày 30 tháng 3 năm 1991 “ Tập trung phát triển một số ngành khoa học công nghệ
mũi nhọn như điện tử, tin học...”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa 7 “ Ưu
tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin phục vụ yêu
cầu điện tử hóa và tin học hóa nên kinh tế quốc dân; Nghị Quyết đại hội đại biểu Đảng
toàn Quốc lần thứ VIII “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực...”; Chỉ
thị 58/CT-TW năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT;
Luật Công Nghệ thông tin đã được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 29/6/2006.

+ Thứ hai: Việc phát triển công nghệ thông tin trong bệnh viện là góp phần tiếp cận
khoa học kỹ thuật và phương pháp hiện đại.
Với các tiện ích thực sự tuyệt vời mà CNTT đã làm được, đội ngũ Y tế giảm tải
được rất nhiều các công việc. Nó tạo ra sự hào hứng và thích thú khi sử dụng. Điều này
đẩy mạnh sự phát triển theo chiều sâu cho sự tiếp cận của đội ngũ nhân sự Y tế với các
phương pháp điều trị bằng khoa học kỹ thuật hiện đại nhất
+Thứ ba: Cải tiến chất lượng quản lý và chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng
dịch vụ y tế.
Công nghệ thông tin là công cụ quan trọng phục vụ công tác thu thập, xử lý, tổng
hợp, phân tích, công bố thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu thống kê y tế. Là phương
tiện tập trung luồng thông tin, hình thành Hệ thống thông tin y tế thống nhất, thông suốt
và hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT trong Hệ thống không chỉ nâng cao chất lượng số liệu
mà còn tăng cường quản lý, điều hành của các cơ sở y tế, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác và chất lượng dịch vụ y tế.
10


Tóm lại, ứng dụng và phát triển hệ thống CNTT trong bệnh viện nói riêng và trong
quản lý y tế nói chung là tính tất yếu khách quan và mang tính thời đại. Và thực tế cho
thấy, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang đầu tư cho sự phát triển CNTT.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Thành phần cơ bản trong Hạ tầng Công nghệ thông tin
• Phần cứng-mạng.
• Phần mềm-hệ thống.
• Thông tin.
• Bảo mật và dịch vụ khác.

Đặc biệt, HIMS (Hospital Information Management System) có vai trò đảm bảo kết
nối các công việc thành phần ở các bộ phận tạo môi trường làm việc thỏa mãn các yêu

cầu về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, trung tâm hóa, tiêu chuẩn hóa và lợi
ích chung.
Sau đây, ta sẽ chi tiết từng thành phần:
+ Phần cứng- Mạng:
Phần cứng-Mạng hay còn được gọi là Hạ tầng kỹ thuật các thiết bị hỗ trợ: Hạ tầng
mạng, thiết bị đầu, cuối, hệ thống lưu trữ, sao lưu dự phòng và hệ thống xử lí trung tâm.
Về thực tế, hầu hết các đơn vị Y tế có mạng LAN, có Internet và có website, một số
ít đơn vị chưa có hệ thống email riêng.
Tuy nhiên, tỷ lệ máy tính/cán bộ còn thấp. Hệ thống sao lưu, dự phòng dữ liệu còn
rất khiêm tốn và chủ yếu vẫn dũng sao lưu cứng là chính. Cho thấy, tỷ lệ đầu tư cho hạ
tầng kỹ thuật còn hạn chế.
Một số hỗ trợ và phát triển của Hạ tầng kỹ thuật (Phần cứng):
11


Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp tác Viettel kết nối Internet cho các đơn vị
đào tạo với việc miễn phí thiết bị đầu cuối và chi phí sử dụng được giảm mức tối đa.
Năm 2009, Bộ Y tế cũng có chương trình hợp tác với VNPT với việc VNPT cung
cấp đường truyền internet ADSL tốc độ cao với giá ưu đãi lên đến 50%.

Hình ảnh 1: Sự phát triển Hạ tầng theo thời gian của BV Nhi Đồng 1 (Ảnh: Bài
giảng “CNTT trong hoạt động bệnh viện” của thầy Đặng Thanh Hùng)
12


+ Phần mềm- hệ thống:
Phần mềm phục vụ cho hạ tầng cơ bản Công nghệ thông tin đều được chạy trên các
hệ điều hành phổ thông với mã nguồn mở (Open Source). Điều này giúp giảm bớt chi phí
cho vấn đề bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc làm
quen và sử dụng.

Các hệ điều hành thường dùng:


Hệ điều hành hệ thống (điều hành máy chủ):
Thương mại (Commercial): Windows, MacOS, iOS, …
Miễn phí (Open Source): UNIX, LINUX, …



Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản lý dữ liệu DBA):
Thương mại (Commercial): SQL Server, Oracle Server,DB2, …
Miễn phí (Open Source) : MySQL, PostgreSQL, ...



Hệ điều hành máy trạm (Máy làm việc):
Thương mại (Commercial): Windows, MacOS, iOS, …
Miễn phí (Open Source) : RedHat, Ubumtu, CentOS, ...
+ Thông tin:
 Phần mềm quản lý HIS

HIS được phát triển theo mô hình mới dựa trên công nghệ điện toán đám mây,
cho phép quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, xuyên suốt toàn hệ thống. Các bệnh viện,
trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám có thể kế thừa dữ liệu bệnh án của bệnh nhân
giúp quá trình khám, điều trị cho người bệnh được hiệu quả hơn và tiết kiệm chi
phí cho người bệnh. Ngoài ra, hệ thống còn có chức năng đăng ký khám bệnh từ xa
qua điện thoại, giúp ngành bảo hiểm xã hội thẩm định, quản lý hồ sơ thanh quyết
toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tập trung. Cùng lúc, hệ thống y bạ điện
tử do VNPT triển khai kết nối với hệ thống His sẽ giúp bệnh nhân đặt lịch khám
mọi nơi, theo dõi thứ tự khám, nhắc lịch khám, thông báo kết quả xét nghiệm, cảnh

báo uống thuốc, tìm bệnh viện, hiệu thuốc gần nhất…
Hệ thống liên kết các thông tin trong quản lý và điều hành bệnh viện, đây là phần
rất khó cho các bệnh viện trong triển khai thực hiện. Đòi hỏi người quản lý phần
13


mềm được đào tạo kỹ thuật cao.
Do đó, việc sử dụng phần mềm thay thế là phương pháp hiệu quả trong quá
trình chờ đợi HIS hoàn thiện:
Phần mềm quản lý thông tin tại Trạm y tế xã do Phòng thống kê xây dựng dưới sự
hỗ trợ của “Gavi”. Phần mềm này chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows XP
SP2, và không giao tiếp với hệ thống khác. Phần mềm ứng dụng thiết kế đơn giản
dễ sử dụng phù hợp với trình độ cán bộ y tế tuyến Xã.Phần mềm quản lý thông tin
của trạm y tế, chạy độc lập trên máy tính cá nhân, tại các cơ sở y tế tuyến xã. Bao
gồm hai bộ phận chính: quản lý các thông tin tiêm chủng mở rộng và quản lý các
thông tin thống kê y tế tuyến xã.
-

Quản lý tiêm chủng

-

Quản lý các hoạt động khác của trạm, như: khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
BMTE/KHHGĐ…

Đối với các tuyến Y tế cao hơn đòi hỏi kỹ thuật và trình độ cán bộ cao hơn, vì vậy
tại Việt Nam, việc triển khai hệ thống liên kết còn nhiều hạn chế.
 Hệ thống PACS/RIS

Trong y tế, PACS (Picture Archiving and Comunication System) là hệ thống lưu

trữ và truyền thông hình ảnh y tế. Còn RIS (Radiology Information System) là hệ
thông tin chẩn đoán hình ảnh y tế. Các giải pháp chăm sóc sức khỏe PACS và RIS
được phát triển để tạo điều kiện cho dòng công việc chẩn đoán hình ảnh điện tử và
cung cấp một phương pháp lưu trữ, cất giữ một cách kinh tế, phục hồi nhanh chóng
các hình ảnh đã chiếu chụp, truy cập vào hình ảnh đã được chụp với nhiều phương
thức,



thể

truy

cập

đồng

thời

từ

nhiều

trang

web

một

lúc.


Trong điều kiện của phòng khám, bệnh viện, PACS và RIS là tổ hợp phần mềm
và phần cứng có nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, hiển thị, chuyển giao những hình ảnh
chụp từ X-quang, MR, cộng hưởng từ, siêu âm, nội soi, điện tim, điện não đồ…
PACS sử dụng định dạng chuẩn để lưu trữ và chuyển giao hình ảnh được gọi là
DICOM - Digital Imaging and Communications in Medicine (Kỹ thuật số Hình ảnh
và Truyền thông trong Y học), đồng thời cũng có thể đóng gói dữ liệu không phải
hình ảnh trong định dạng DICOM, chẳng hạn như định dạng PDF và JPG… để
phân phối, xem và lưu trữ của cả hai định dạng DICOM và không DICOM
Hệ thống lưu trữ và truyền dữ liệu hình ảnh, hệ thống có tính năng kỹ thuật cao, chi
phí lớn, việc triển khai đơn giản, vấn đề chính là kết nối với hệ thống HIS, tăng
14


hiệu quả của hệ thống PACS cần tích hợp hệ thống hội chẩn, điều trị từ xa
(Telemedicine).
Chính do sự liên kết mật thiết với hệ thống HIS. Nên việc ứng dụng DICOM và
PACS là hết sức hạn chế, dù triển khai là đơn giản. Hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
đã bắt đầu nghiên cứu và triển khai ứng dụng MiniPACS.
Một số hình ảnh cho hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh PACS/RIS (DICOM).

Hình ảnh 2: Phần mềm CNTT trong bệnh viện – PACS (Ảnh: Bài giảng “CNTT trong hoạt
động bệnh viện” của thầy Đặng Thanh Hùng)

 Hệ thống LIS

LIS là phần mềm kết nối các máy xét nghiệm (tên gọi khác là hệ thống thông
tin phòng xét nghiệm - Laboratory Information System, hay phần mềm quản lý
phòng/khoa xét nghiệm) được thiết kế giúp các phòng khám/bệnh viện quản lý hiệu
quả các hoạt động xét nghiệm, và có thể cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng

khác như theo dõi tình hình hoạt động của phòng xét nghiệm từ xa, trả kết quả xét
nghiệm qua LAN hoặc internet, website, SMS ... Phần mềm cũng có khả năng tích
hợp, trao đổi dữ liệu dễ dàng với các phần mềm khác.
Gồm các tính năng cơ bản:
1. Tự động nhận, lưu các kết quả XN từ các máy XN. Dễ dàng lưu trữ, tìm kiếm,

thống kê.
2. Quản lý mẫu xét nghiệm dùng mã vạch.
15


3. Nếu bệnh nhân làm xét nghiệm trên nhiều máy thì không cần in nhiều phiếu kết

quả, chỉ cần in 01 phiếu kết quả tổng hợp cho bệnh nhân.
4. Một máy tính có thể kết nối với đồng thời 24 máy XN và không giới hạn máy

XN qua cổng Ethernet.
5.

Kết nối với máy XN theo 1 chiều hoặc 2 chiều, kết nối hầu hết với các máy XN
trên thị trường Việt Nam.

6. Tự động hóa quá trình ánh xạ dữ liệu xét nghiệm (chuẩn hóa tên các kết quả

XN)
7. Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác trong bệnh viện/phòng khám qua

database/file/ web service.
8. Linh hoạt, dễ dàng tùy biến để thích hợp với các loại phòng khám, bệnh viện.
9. Tối ưu, đơn giản hóa các hoạt động trong phòng XN, dễ sử dụng và đào tạo,


giảm sử dụng giấy tờ, thực hiện XN nhanh chóng hơn, sử dụng ít nhân lực hơn,
nhờ đó giúp tăng hiệu quả và năng suất của phòng xét nghiệm
10. Tránh được các lỗi, nhầm lẫn do chỉ định XN bằng tay, ghi kết quả XN bằng

tay
11. Các máy xét nghiệm được kết nối sử dụng mạng LAN/đầu RJ45, nên triển khai

nhanh chóng, dễ dàng sửa chữa, thay thế dây, dễ di chuyển, đổi chỗ của máy xét
nghiệm. Khách hàng có thể tự nối dây máy xét nghiệm để chúng tôi cài đặt
phần mềm từ xa.
Tính năng nâng cao:
1. Chi phí thấp, hệ thống hoạt động ổn định, bảo hành, bảo trì đầy đủ.
2. Tự động trả kết quả XN cho bác sĩ hoặc đơn vị khác
3. Có thể trả kết quả XN từ xa qua internet
4. Trả kết quả XN qua SMS
5. Theo dõi, quản lý hoạt động của phòng xét nghiệm từ xa.

LIS kết nối với HIS để trao đổi thông tin người bệnh và LIS trả kết quả về HIS. LIS
ngày càng tự động hóa cao (Lab Automation & Robotics)
+ Bảo mật và các dịch vụ khác:
Do tính chất phức tạp, lớn, đa chiều và siêu dữ liệu của thông tin thống kê nên cần
16


thiết xây dựng một hệ thống mạnh máy tính chuyên dùng ở cấp Bộ. Một hệ thống máy
chủ về cơ sở dữ liệu thống kê y tế sẽ được xây dựng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu đạt
dưới sự quản lý của phòng Thống kê, vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ y tế. Bộ máy chủ này
độc lập với các hệ thống máy chủ khác của văn phòng Bộ.
Trang bị máy chủ có cấu hình mạnh , dung lượng lớn, có thể nâng cấp ổ cứng để có

thể đảm bảo làm việc liên tục và sao lưu an toàn dữ liệu khi gặp sự cố.
Máy trạm có cấu hình có thể làm việc với các loại dữ liệu dạng đồ họa, hình ảnh,
âm thanh.
Các thiết bị mạng và các thiết bị CNTT khác phải có chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật nhằm đảm bảo hoạt động của mạng được tốt.
Tăng cường an toàn mạnh và bảo mất thông tin:
Các giải pháp bảo mật bắt buộc phải được thiết kê, xây dựng và thực hiện khi sử
dụng phần mềm, Bao gồm: Phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo mật như
gian lận, lấp cắp số liệu, phá hoại và truy cấp trái phép cơ sở dữ liệu; phục hồi cơ sở dữ
liệu sau khi bị mất v.v.…
Tất cả các yếu tố cấu thành dịch vụ mạng cần được đầu tư an toàn, tránh lãng phí.
Các phương án đầu tư: Mua thiết bị phần cứng, phần mềm (Thương mại, nguồn mở),
thuê dịch vụ bảo mật.
Dữ liệu, thông tin là tài sản của đơn vị. Để bảo vệ tốt loại tài sản này không chỉ đầu
tư thiết bị phần cứng, phần mềm mà còn phải xây dựng các qui trình, qui định và các
chính sách liên quan đến an toàn thông tin (ISO/IEC27001).
2.2. Tiếp cận và xây dựng phần mềm
Những cơ bản về các phần mềm hệ thống đã được giới thiệu phần trên. Dù việc
triển khai và phát triển rộng rãi còn nhiều hạn chế, nhưng việc xây dựng phần mềm và
cách tiếp cận phần mềm vẫn luôn được hoạt động mạnh mẽ. Vậy, dựa trên cơ sở nào để
xây dưng một phần mềm đáp ứng nhu cầu công việc và cách sử dụng, tiếp cận như thế
nào? Phải làm gì để giảm tải đi những công việc mà công nghệ kỹ thuật có thể thay thế
ta? Sau đây, ta cùng tìm hiểu về cách tiếp cận và xây dựng một phần mềm.
Đầu tiên, ta phải làm việc và am hiểu về công việc hiện tại của ta, từ đó xuất phát
nhu cầu cần quản lý và cải tiến. Và sau đó là sự cam kết mật thiết giữa nhà quản lý, sử
dụng phần mềm và lập trình viên. Sau đây là sơ đồ quan hệ giữa người quản lý, lập trình
viên và phần mềm:
17



Áp đặt cách thức sử dụng, quản lý
Lập trình
viên

Nhà quản lý, sử
dụng
Đưa ý tưởng, cách thức hoạt động, chi
tiết các số liệu

Sản phẩn của nhu cầu công việc nhà
quản lý cần

Sản phẩm ý tưởng của
CNTT

Phần mềm

Bảng 2: Quan hệ LTV, Quản lý và phầm mềm (Sưu tầm)
Tiêu chí xây dựng phần mềm


Đáp ứng mục tiêu quản lý



Dễ vận hành và sử dụng



Dữ liệu tin cậy, bảo mật, an toàn




Tính liên tục, ổn định hệ thống PM theo thời gian



Khai thác và truy xuất được thông tin



Tương thích với hệ thống khác



Có khả năng mở rộng và phát triển

Để có hệ thống phần mềm ứng dụng tốt, hiệu quả, không đơn giản là tìm mua hay đặt
viết phần mềm, mà tuân thủ qui trình và đối tượng tham gia xây dựng và triển khai phần
mềm.
Hình thành phần mềm ứng dụng:
Xây dựng hạ tầng ứng dụng CNTT phải xuất phát từ tình hình thực tế và mong muốn cải
tiến chất lượng quản lý cũng như chất lượng điều trị.
Sản phẩm phần mềm là tài sản trí tuệ của sự phối hợp giữa nhà quản lý, chuyên viên
CNTT và người sử dụng.

18


Bảng 3: Sơ đồ biểu thị Quy trình phát triển phần mềm ứng dụng (Ảnh: Bài giảng

“CNTT trong hoạt động bệnh viện” của thầy Đặng Thanh Hùng)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG
3.1. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong dịch vụ y tế
Việc ứng dụng CNTT của các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở việc
khai thác công việc văn phòng, thống kê, báo cáo với từng phần riêng lẻ như quản lý
nhân sự, viện phí, quản lý kho dược, bệnh nhân ra vào viện.
Hệ thống thông tin y tế tuy đã có nhiều cố gắng trong việc củng cố và tăng cường
song xử lý, lưu trữ và chuyển tải thông tin chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công, phần
là do các cơ sở y tế chưa đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phần do kinh phí đầu tư cho hệ
thống thấp. Tại phòng thống kê tin học, Bộ Y tế, nơi được phân công tổng hợp và phân
tích số liệu về hoạt động của toàn ngành Y tế và thực trạng sức khỏe của nhân dân vẫn
19


chưa được trang bị máy chủ, máy tính cá nhân đã quá cũ, cấu hình thấp chưa tương xứng
với yêu cầu ứng dụng CNTT của Hệ thống.
Các bệnh viện hiện nay còn đang ứng dụng CNTT theo kiểu “trăm hoa đua nở”, các
phân hệ tài chính, BHXH, dược, nhập viện, chuyển viện, ra viện và báo cáo thống kê vẫn
chưa kết nối được với nhau. Các phần mềm cũng không kết nối được với nhau khiến Bộ
Y tế không thể quản lý tập trung về các thông tin đầu ra phục vụ cho việc lập chính sách.
Nói tóm lại, “Dịch vụ y tế chưa thực sự mang lại giá trị cho người bệnh”.
3.2. Xây dựng các dịch vụ trên hạ tầng CNTT
Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những
của bản thân mà của cả gia đình. Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu
được chạy chữa mà ngay cả lúc khoẻ mạnh chúng ta vẫn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ.
Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu
cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công
mở rộng: Nhóm dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa tư
nhiều hơn có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị trường này) và nhóm dịch vụ y tế

công cộng như phòng chống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn)…do
Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.
Và tất nhiên xây dựng được dịch vụ y tế dựa trên hạ tầng CNTT là công việc mang
tính cấp thiết quyết định quan trọng cho sự phát triển, đổi mới của ngành Y tế nước ta nói
riêng và quốc tế nói chung.
TÓM LẠI:
1. Đầu tư phần cứng, mạng phải theo tình hình ứng dụng thực tế, không dồn sức đầu
tư một lần, phải có kế hoạch khai thác.
2. Phần mềm là yếu tố quan trọng nhất trong hạ tầng và là nguyên nhân gây thất bại
phổ biến trong đầu tư hạ tầng CNTT. [PM = Nhà QL + LTV + NSD]
3. BV phải chủ động trong công nghệ và làm chủ được hệ thống.
4. Hạ tầng CNTT phải đáp ứng được cải tiến CL và các yêu cầu trong QLCL.
5. Hạ tầng CNTT hổ trợ và phát triển các dịch vụ dựa trên Khách hành + Nhân sự +
Pháp lý.
Mối quan hệ được tóm tắt trong sơ đồ sau:

20


Bảng 4: Sơ đồ biểu thị Quan hệ giữ dịch vụ và khách hàng (Ảnh: Bài giảng “CNTT trong
hoạt động bệnh viện” của thầy Đặng Thanh Hùng)

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận:
Trong những năm qua, công tác triển khai và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành
Y tế nói chung và hệ thống bệnh viện, dự phòng, đào tạo, nghiên cưu khoa học tại Việt
Nam nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ sở hạ tầng máy móc, mạng từng
bước được nâng cao. Nhận thấy những lợi ích to lớn từ việc ứng dụng CNTT trong công
tác quản lý và cung cấp thông tin, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đã và đang
đầu tư cho lĩnh vực này. Dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng trong tương lai gần,

CNTT là một lĩnh vực đầu tư đầy hứa hẹn.
Việc ứng dụng CNTT đã và đang triển khai trong các lĩnh vực dự phòng, khám chữa
21


bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học và hệ thống thông tin quản lý, Nhiều phần mềm quản
lý và xử lý số liệu đã được xây dựng và đang được tiển khai tại các cơ sở y tế. Những
phần mềm này đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực công việc cho cán bộ y
tế đồng thời tăng cường chất lượng thông tin. Tuy nhiên, hầu hết các phần mềm trên chưa
hoàn thiện, cần nâng cấp và mở rộng triển khai trên toàn quốc.
4.2. Kiến nghị:
Thực tế, công nghệ thông tin trong hoạt động bệnh viện thực sự trở thành công cụ
quan trọng phát triển ngành y tế nói chung và hệ thống thông tin thống kê y tế nói riêng,
cùng với việc quan tâm phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực,
phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu, kết nối, chia sẻ và phổ biến thông tin thống kê của Hệ
thống thông tin y tế; cần ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong tất
cả các khâu thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, lưu giữ, chia sẻ và công bố
thông tin của Hệ thống thông tin y tế, thống kê của các Bộ ngành liên quan và địa
phương. Trong đó chú trọng xây dựng các cơ sở dữ liệu vĩ mô, vi mô, siêu dữ liệu, kho
dữ liệu; phát triển các công cụ khai thác dữ liệu, phân tích và dự báo thống kê; tăng
cường sử dụng trang thông tin điện tử và phát hành các sản phẩm thống kê y tế điện tử để
công bố và chia sẻ thông tin, phổ biến kiến thức và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thống
kê y tế thống qua mạng.
 Kiến nghị về việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ

tư vấn khám chữa bệnh từ xa :
Trong những năm qua, tình trạng quá tải đã và đang diễn ra ở các bệnh viện tại Việt
Nam đặc biệt là các bệnh viện cấp Trung ương, tạo ra nhiều bất cập trong xã hội. Chẳng
hạn như sự chênh lệch về trình độ điều trị, chất lượng hạ tầng kỹ thuật, chế độ đãi ngộ...
đã khiến cho các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao muốn làm việc tại các bệnh viện lớn.

Tạo ra khối lượng công việc khổng lồ, kèm theo áp lực cực lớn cho các bệnh viện tuyền
cuối. Hệ quả của sự chênh lệch này là các cơ sở điều trị ở vùng sâu vùng xa không có cơ
hội nâng cao nghiệp vụ, còn các bệnh viện trung tâm lại bị giảm chất lượng điều trị do
quá tải.
Từ đó, Giải pháp telemedicine – dịch vụ y tế từ xa, đã và đang triển khai tại Việt
Nam thực sự có hiệu quả và cần được phát huy mạnh mẽ.
Đây cũng là mục đích quan trọng nhất của bài thu hoạc này, đó là làm cách nào để
hướng đến dịch vụ Y tế tối ưu nhất- Dịch vụ y tế tương lai.
Một số thành tựu nổi bật của dịch vụ y tế từ xa dựa trên ứng dụng công nghệ thông
tin trong bệnh viện, đó là:
22


Ngày 5/5/2005, dựa trên đường truyền cáp quang của VNPT kết nối trực tiếp giữa
thiết bị mổ nội soi và camera quay từ phòng mổ, Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) đã trực
tiếp thực hiện thành công ca phẫu thuật dưới sự tư vấn chuyên môn của các chuyên gia ở
Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Ngày 27/2/2006, các chuyên gia của Viện tim mạch Việt Nam đã thực hiện trao đổi
trực tuyến với Singapore trong cuộc phẫu thuật can thiệp tim mạch thông qua kênh vệ
tinh của Công ty viễn thông quốc tế VTI.
Tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Quân y 175 (TP. Hồ
Chí Minh) đều thiết lập hệ thống kết nối 2 máy chẩn đoán hình ảnh chủ yếu là CT và siêu
âm nhằm hỗ trợ tác nghiệp trong xem xét hình ảnh và thực hiện chức năng hậu xử lý
(postprocessing).
Qua những tổng hợp trên, cho thấy hiện tại, Việt Nam ta cần quan tâm đặc biệt sâu
sắc đến sự phát triển ứng dụng này trong hoạt động bênh viện. Một số kiến nghị như sau:
1. Phát triển công nghệ thông tin trong hệ thống Y tế:
-Xây dựng cơ chế, kết nối, chia sẻ, khai thác và cung cấp thông tin giữa các đơn vị y
tế với nhau.
- Chính phủ tạo điều kiện cho sự kết nối các cơ sở dữ liệu từ các nguồn khác nhau.

- Thiết kế đường truyền tốc độ cao.
- Xây dựng website có khả năng sao lưu khối lượng lưu trữ lớn để dễ dàng trao đổi
khi cần.
2. Phát triển công nghệ thông tin trong quản lý Y tế:
-Chuẩn hóa, hệ thống hóa các biểu mẫu , hồ sơ bệnh án từ phương pháp truyền
thống thành phương pháp công nghệ thông tin.
- Tăng kinh phí đầu tư cho các ứng dụng DICOM, PACS dựa trên triển khai tốt HIS.
- Cũng cố kiến thức cán bộ tin học trong Y tế.
3. Phát triển công nghệ thông tin trong đào tạo và nghiên cứu:
- Tăng cường sử dụng CNTT cho việc đào tạo từ xa, cùng thảo luận từ xa trên diễn
đàn y tế.
- Xây dựng thư viện thông tin trên website để cán bộ ở xa có cơ hội học tập.
- Thường xuyên quan tâm đến các sinh viên theo học ngành Y tế. Vì đa số sinh viên
chỉ đủ thời gian để học kiến thức y học, khó có cơ hội tiếp xúc công nghệ cao.
23


- Đào tạo riêng các sinh viên ưu tú hay sinh viên có đam mê về lĩnh vực công nghệ
thông tin trong hoạt động bệnh viện để trẻ hóa, sáng tạo hóa các sản phẩm công nghệ.
- Đầu tư kinh phí, tạo cơ hội về thời gian cho các sinh viên trong quá trình học kỹ
thuật công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] KS.Đặng Thanh Hùng. (2017). Hệ thống CNTT trong hoạt động bệnh viện.pptx
[2] Advantech Corp. (2015). Advantech Intelligent Hospital Solution Video, Advantech
(EN).
Truy cập ngày 03-08-2017 từ .
[3] Zdnetvideo .(2010). The Future of... Hospitals.
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />24



[4] The Medical Futurist. (2015). Let’s Design The Hospital Of The Future! - The
Medical Futurist.
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />[5] Sunmedia. (2015). Telemedicine hướng đi mới cho lĩnh vực khám
chữa bệnh từ xa.
Truy cập ngày 03/08/2017 từ />[6] Nanosoft. (2016). Hệ thống Y tế từ xa (Telemedicin).
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />[7] Ngọc Liên. (2016). Công nghệ thông tin được phát triển mạnh trong khám chữa bệnh.
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />[8] TS.BS Tăng Chí Thượng. (2017). Y tế thông minh và ứng dụng công nghệ thông tin.
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />[9] Việt Nga. (2015). Phần mềm quản lý bệnh viện của VNPT: Rút ngắn thời gian khám
chữa bệnh.
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />[10] Tacorp. (2015). “Giải pháp lưu trữ và truyền hình ảnh y khoa PACS”
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />[11] ThS. Hoàng Anh Tuấn. (2011).Hệ thống thông tin chẩn đoán hình
ảnh RIS.
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />
25


×