Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài thu hoạch Hệ thống công nghệ thông tin hoạt động trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.47 KB, 27 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
MSSV: 125272073

Tp. HCM, 08/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, các cô trong
bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ môn Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí
Minh trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong môn học. Trong quỹ thời
gian hạn hẹp, thầy cô đã cố gắng giảng dạy một cách đầy đủ, dễ hiểu nhất kiến thức lý
thuyết, giải đáp các vấn đề chúng em thắc mắc. Bên cạnh đó, thầy cô cũng định hướng
cho chúng em cái nhìn đến sự phát triển của nền y tế trong tương lai, những gì đã làm
được, những gì mà đến thế hệ chúng em cần đạt được để bắt kịp với xu hướng thế giới.


Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thế Dũng, chủ nhiệm bộ môn.
Thầy đã dành hết tâm tư để lên lịch, mời giảng viên cho chúng em. Thầy là người luôn
mang lại cảm hứng, nhiệt huyết cho chúng em ở mỗi buổi học, cho chúng em thấy được
cách giải quyết vấn đề qua những trải nghiệm thực tế của thầy, nhờ đó chúng em có được
những bài học quý giá trên quãng đường hành nghề sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều
kiện, hỗ trợ cho chúng em nơi học tập vừa khang trang. Cũng cảm ơn các chị giảng viên
Khoa Nhiễm - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hỗ trợ phòng học, vật chất
thiết bị đầy đủ, thuận lợi cho chúng em học tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Môn
học giúp em hiểu hơn về cách mà Khoa Y – Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh vận hành,
hướng tới qua những gì thầy Nguyễn Tuấn Kiệt truyền đạt. Bộ môn cũng đã đưa đến cho
em cái nhìn sâu rộng hơn về kinh tế y tế và quản lý bệnh viện, hiểu hơn về những gì y tế
cần có, những gì cần làm để nâng cao chất lượng y tế.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhất
định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này.
Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy, các
cô.
Trân trọng.
Đăk Lăk, ngày 15 tháng 08 năm 2017
Trần Thị Hồng Nhung
2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Trong 2 module vừa qua – module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế, các
vấn đề xung quanh về y tế được đưa ra và bàn luận một cách thực tế, đều rất hay. Chúng

ta đã, đang và sẽ ứng dụng, nâng cao, hoàn thiện từng yếu tố nhằm hướng đến ngành y tế
chất lượng cao ở nước ta . Ở đây, bài thu hoạch em xin được trình bày về vấn đề Hệ thống
thông tin trong hoạt động bệnh viện. Một vấn đề em thấy khá nổi trội trong xu hướng phát
triển hiện nay và tất nhiên là cả trong tương lai tới nữa.
Bài thu hoạch của em sẽ đưa ra một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin
trong hoạt động bệnh viện mà em được học, trong đó nổi bật là hệ thống thông tin quản lý
trong bệnh viện HIS và phát triển hệ thống bệnh án điện tử. Bài viết cũng sẽ nêu lên một
phần thực trạng, xu hướng phát triển của CNTT ở bệnh viện và một số vấn đề khó khăn
cùng hướng giải quyết.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Danh sách hình
Tên hình

Trang

Hình ảnh 01

Một số thành phần cơ bản trong HIS

4

Hình ảnh 02

Kết quả tìm kiếm qua website
www.google.com.vn/imghp?hl=vi&tab=wi với


5

từ khóa “component of health information system”
Hình ảnh 03

Kết quả tìm kiếm qua website
www.google.com.vn/imghp?hl=vi&tab=wi với

7

từ khóa “health information system”
Hình ảnh 04

BV Quân y 175 (TP HCM) hội chẩn bệnh trực tuyến,
theo dõi phẫu thuật bệnh nhân ở Campuchia thông qua
hệ thống y tế trực tuyến Telemedicine.

10

Hình ảnh 05

Hình ảnh bác sĩ Hoạt thực hiện ca mổ được truyền bằng
điện thoại về cho bác sĩ Bệnh viện Quân y 4 theo dõi
MỤC LỤC

11

DANH SÁCH HÌNH VẼ


4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BN: Bệnh nhân.
BV: Bệnh viện
BHYT: Bảo hiểm y tế.
CNTT: Công nghệ thông tin
CLS: Cận lâm sàng
DICOM: Digital Imaging and Communications in Medicine - Hình ảnh kỹ thuật
số và truyền thông trong Y học
EMR: Electronic Medical Records / EHR: Electronic Health Records – Hồ sơ
bệnh án điện tử

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, công nghệ thông tin đã trở thành một thứ
thiết yếu, là yếu tố của một nền văn minh hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào ngành y tế nước ta trong nhiều năm gần đây đã đem lại nhiều lợi ích cho
việc cải cách hành chính, quản lý bệnh viện, khám chữa bệnh và cấp phát thuốc, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao về sức khỏe của cộng đồng.
Vai trò của công nghệ thông tin với sự phát triển của ngành Y tế là hết sức to

lớn và cần thiết. Công nghệ thông tin đã dần trở thành một yếu tố không thể thiếu
trong sự nghiệp phát triển ngành Y tế của một quốc gia, nó nắm giữ một vai trò chủ
đạo. Công nghệ thông tin đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt
của đời sống xã hội và đối với hoạt động của ngành Y tế.
Hiện nay các bệnh viện đang dần triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở
nhiều lĩnh vực trong công tác như: quản lý bệnh nhân, dược và vật tư tiêu hao, quản
lý và lưu trữ hồ sơ bệnh án, xuất các báo cáo cho Bộ Y tế và các đơn vị liên quan,
xây dựng và phát triển Website bệnh viện, lưu trữ các hình ảnh phục vụ cho chẩn
đoán hình ảnh, giảng dạy, hoạt động y tế từ xa... Ở nước ta, bộ y tế đã ban hành
Quyết định số: 5574/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 về “Hướng dẫn xây dựng sự án ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện”.
Ngoài ra, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thí điểm thành công
mô hình bệnh án điện tử tại bệnh viện quận Thủ Đức. Mô hình đem lại nhiều tiện
ích và thuận lợi cho cả bệnh viện lẫn người dân khi đi khám bệnh, bước đầu cho
việc thiết lập nhân rộng mô hình này.Từ trước tới nay tại bệnh viện, bệnh án giấy
được sử dụng là một phần không thể thiếu trong khám chữa bệnh nội trú. Bệnh án
do nhân viên y tế ghi chép lại tất cả các vấn đề có liên quan đến người bệnh từ tên
tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp đến tình trạng phát sinh, tiến triển. Chính vì vậy bệnh án
là văn bản có tính pháp lý cao, cần được chính xác, lưu trữ, bảo mật tốt. Tuy nhiên,
do áp lực công việc, thời gian hạn hẹp và nhiều nguyên nhân khác mà chữ bác sĩ rất
khó đọc, thường không thể dịch ra được, mất thời gian và có thể sai sót trong việc
khám chữa bệnh. Trong việc lưu trữ, khá mất thời gian, bất tiện trong việc hồi cứu
lại thông tin bệnh nhân đối với việc chữa trị trước kia, nhất là khi cần làm nghiên
cứu khoa học. Chính vì vậy, bệnh án điện tử góp phần giải quyết các vấn đề còn
đang tồn tại, giúp thúc đẩy và nâng cao tiến độ, hiệu quả làm việc, tạo ra một
phương thức tiếp cận giữa bác sĩ và bệnh nhân dựa trên khoa học công nghệ
Việc sử dụng công nghệ vào bệnh viện đã và đang có xu hướng phát triển mở
rộng, ngày càng được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả, đưa bệnh viện nói riêng và
toàn ngành y tế nói chung ngày càng nâng cao chất lượng, hướng đến dịch vụ tốt
nhất và thuận lợi nhất cho người đến khám và chữa bệnh. Việc nắm bắt được vai

trò, thực trạng của công nghệ thông tin nước ta sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng
thể, đồng thời đưa ra giải pháp và các xu thế phát triển của nó đối với sự phát triển
xã hội, nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và chất lượng mạng lưới công nghệ
thông tin trong y tế.
6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
I.
Tổng quan
1. Hệ thống thông tin trong bệnh viện:

Hệ thống thông tin trong bệnh viện ở nước ngoài chia ra gồm 3 hệ thống, trong đó
gộp RIS và PACs lại thành 1 hệ thống, còn ở nước ta chia ra gồm có 4 hệ thống:
HIS (Hospital Information System): hệ thống quản lý thông tin trong bệnh viện..
Hay nói một các chi tiết là một ứng dụng quản lý đối tượng phục vụ của bệnh viện
là người bệnh, chỉ chứa thông tin bệnh nhân nên chưa phải là bệnh án điện tử.
- LIS (Laboratory Information System): hệ thống thông tin phòng xét nghiệm. Hệ
thống này quản lý kết quả các xét nghiệm của người bệnh, kết nối với HIS, tránh
nhầm lẫn kết quả bệnh nhân này với bệnh nhân khác. Hệ thống ngày càng tự động
hóa cao. Hiện nay ở nước ta, có tiêu chuẩn phòng xét nghiệm ISO 15189 (TCVN
15189 : 2014).
- PACs (Picture Archiving and Communication System): hệ thống lưu trữ và quản
lý hình ảnh. Hệ thống có nhiệm vụ quản lý công tác lưu trữ, truyền và nhận hình
ảnh trên mạng thông tin máy tính của khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc của Bệnh viện,
trong đó các hình ảnh được lấy từ các thiết bị: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp, cộng
hưởng từ...với định dạng ảnh phổ biến hiện nay là DICOM được lưu trữ tại các

server và truyền đến các máy tính tại khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa trong
bệnh viện phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, xu hướng phát
triển hệ thống là đưa hình ảnh vô hệ thống mạng máy tính, có thể xem được ở bất kì
nơi nào.
- RIS (Radiology Information System): hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh.
RIS
bao gồm các thành phần và có tổ chức gần giống với HIS nhưng ở qui mô nhỏ hơn
với các chức năng: quản lý thông tin bệnh nhân, quản lý danh sách bệnh nhân đến
chụp - chiếu tại khoa, số liệu chụp - chiếu và kết quả chẩn đoán... Thông tin dữ liệu
của RIS gồm dạng text và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM được lấy từ các thiết bị
chiếu chụp: X-quang, cắt lớp, siêu âm, cộng hưởng từ…
-

PACs khác RIS là chỉ quản lý, tổ chức lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên mạng
mà không quan tâm đến các dữ liệu dạng text như: thông tin chi tiết của bệnh nhân,
số lần chụp chiếu, bệnh án, liệu trình điều trị... [2]
Như vậy hệ thống RIS và LIS cần kết hợp với hệ thống HIS để tránh nhầm lẫn bệnh
nhân. Ở bệnh viện có xu hướng làm bệnh án điện tử bắt buộc có đủ 3 hệ thống HIS,
LIS, RIS and PACs.
Tổng hợp các thành phần trên lại gọi là HIMS – Hospital Information Management
System: hệ thống quản lý thông tin trong bệnh viện.
2. Vai trò của CNTT trong bệnh viện:
7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Có thể nói cuộc sống hiện đại của chúng ta không thể không có khoa học công
nghệ. Và điều tất yếu là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, trong đó có công
nghệ thông tin đã làm thay đổi tất cả các lĩnh vực nói chung và y tế nói riêng. Công

nghệ cũng đã trở thành một trong những tiêu chí đánh giá bệnh viện.
Ngành y tế đã và đang có xu hướng dần tiếp cận, phát triển khoa học kỹ thuật và
phương pháp hiện đại vào công việc quản lý, khám chữa bệnh tại các bệnh viện và
các cơ sở y tế khác, ví dụ như quản lý bảo hiểm y tế, đơn thuốc, người bệnh đi
khám chỉ cần mang thẻ khám chữa bệnh điện tử, bệnh án điện tử, kĩ thuật chụp cắt
lớp, mổ nội soi... Việc áp dụng CNTT là cơ sở giúp nâng cao tính chính xác, kịp
thời và hiệu quả cao trong chẩn đoán, chữa trị bệnh, góp phần quan trọng trong việc
cải tiến chất lượng quản lý và chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng dịch vụ y
tế.
Với nhiều ưu thế như vậy, nên trên thực tế các nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam đã và đang đầu tư vào CNTT. Ứng dụng và phát triển hệ thống CNTT trong
bệnh viện và trong quản lý y tế là tính tất yếu khách quan và mang tính thời đại.
II.
Hệ thống thông tin trong quản lý bệnh viện
1. Yêu cầu

HIMS: cần thiết hoạt động được với các màn hình nhập liệu nhiều chức năng nhưng
đơn giản, dễ sử dụng, các bảng biểu, số liệu được phân tích và thể hiện dễ dàng,
giúp các cán bộ y tế thao tác nhanh gọn hơn. Hệ thống cần thiết có bảo mật cao,
quản lý dữ liệu an toàn, ổn định, đồng bộ, dữ liệu cần chính xác. Nói chung là đảm
bảo kết nối các công việc thành phần ở các bộ phận tạo môi trường làm việc thỏa
mãn các yếu tố:
Công nghiệp hóa, xã hội hóa, trung tâm hóa, tiêu chuẩn hóa, lợi ích chung.
2. Thành phần cơ bản trong hạ tầng CNTT
Cơ sở hạ tầng thông tin bệnh viện là hệ thống trang thiết bị trong bệnh viện phục vụ
sản xuất, dẫn truyền, thu thập, lưu trữ và trao đổi thông tin số hóa; bao gồm mạng
viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính nội bộ và cơ sở dữ liệu bệnh viện.
Các thành phần cơ bản của hạ tầng CNTT trong bệnh viện:
2.1 Phần cứng mạng:
- Hạ tầng mạng, thiết bị đầu cuối

- Hệ thống lưu trữ và xử lý trung tâm
- Hệ thống sao lưu và dự phòng
2.2 Hệ thống phần mềm hệ thống:
- Hệ điều hành hệ thống (hệ điều hành máy chủ):
Thương mại(Commercial): Windows, MacOS, iOS, …
Miễn phí(OpenSource): UNIX, LINUX,…
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản lý dữ liệu DBA):
Thương mại(Commercial): SQL Server,Oracle Server,DB2,…
Miễn phí(OpenSource) : MySQL, PostgreSQL,..
- Hệ điều hành máy trạm (máy làm việc):
Thương mại(Commercial): Windows, MacOS, iOS, …
Miễn phí(OpenSource) : RedHat, Ubumtu, CentOS,..
8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Như vậy định hướng sử dụng mã nguồn mở (OpenSource) sẽ tiết kiệm được chi phí
đầu tư.
2.3Thông tin:
- Thông tin bệnh viện (HIS)
- Thông tin phòng xét nghiệm (LIS)
- Thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS/PACs)
Tổng hợp các thành phần trên tạo thành dữ liệu điều trị chung của bệnh nhân, cơ
bản có thể tạo thành bệnh án điện tử (Electronic Medical Records: EMR). Việc
sử dụng bệnh án điện tử mang lại nhiều lợi ích hơn so với bệnh án giâý, ví dụ
như có thể truy xuất ra từng nhóm bệnh, chỉ định cận lâm sàng, đọc kết quả qua
mạng, so sánh kết quả cận lâm sàng, ra y lệnh, tính chi phí điều trị rõ ràng,
nhanh chóng, giảm chi phí mua, in ấn giấy…Tuy nhiên để làm được bệnh án
điện tử còn cần nhiều yếu tố khác như hạ tầng đủ mạnh, hệ thống phần mềm

khép kín, nguồn lực nhân sự, quy trình, chính sách nhà nước.
2.4 Bảo mật dịch vụ khác:
- Bảo mật, an toàn thông tin
- Virus, bảo vệ máy tính
- Internet – Web, các dịch vụ mạng
Hệ thống bảo mật là vô cùng quan trọng, liên quan nhiều đến đảm bảo an toàn, bí
mật của người bệnh, sự ổn định trong quản lý bệnh viện. Do đó cần có phương án
đầu tư hợp lý, đúng đắn về phần cứng, phần mềm và dịch vụ bảo mật. Bên cạnh đó
cần phải xây dựng quy trình, quy định, chính sách liên quan đến an toàn thông tin.
Hiện nay tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 là tiêu chuẩn quốc tế về các kỹ thuật bảo mật –
Hệ thống quản lý an toàn thông tin .
3. Giới thiệu một số module cơ bản trong HIS
Hệ thống liên kết các thông tin trong quản lý và điều hành bệnh viện. Theo Wikipedia
thì HIS là một hệ thống thông tin tổng hợp toàn diện được thiết kế để quản lý tất cả các
khía cạnh của hoạt động của bệnh viện, chẳng hạn như các vấn đề y tế, hành chính, tài
chính và pháp lý và xử lý các dịch vụ tương ứng[3]. Đây là phần rất khó cho các bệnh
viện trong triển khai thực hiện và là yếu tố quyết định sự thành công của CNTT trong
bệnh viện.
Một số phần cơ bản
1. Tiếp nhận thông tin người bệnh

7. Quản lý các kho, tài chính, hậu
cần

2. Viện phí

8. Quản lý máy móc thiết bị y tế

3. Khám bệnh – bệnh án ngoại trú
4. Khám bệnh – bệnh án nội trú

5. Quản lý các kết quả CLS
6. Quản lý lưu trữ hồ sơ

9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
bản trong HIS , hình ảnh lấy từ:
/>content/1/2/5818

Hình ảnh 01: Một số thành phần cơ
4.1 Cách tiếp cận
Ở đây bệnh viện được coi là khách hàng với nhu cầu quản lý, khám chữa bệnh với
sự giúp đỡ của CNTT.
Bên nhà cung cấp CNTT là nơi có thể xây dựng, cung cấp các tính năng, quy trình,
trên hết là cần hiểu được nhu cầu, đặc điểm của bệnh viện. Vì vậy, hai bên cần
tương tác với nhau, nhà cung cấp dựa trên mục đích của khách hàng tạo ra sản phẩm
phù hợp thực tế, ở đây là giúp bệnh viện có thể làm công việc của mình tốt hơn.
4.2 Xây dựng phần mềm
Đây là một ví dụ về thành phần cấu tạo nên và cả tiêu chuẩn của HIS. Hệ thống
gồm ba phần chính: dữ liệu vào, xử lý, dữ liệu xuất ra.

Hình ảnh 02: Hình ảnh lấy từ />10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Như đã nói ở trên để đạt được hiệu quả tốt, cần thiết triển khai theo nhu cầu của đối
tượng sử dụng, tương tác hai bên, chứ không đơn thuần là chỉ tìm mua hay đặt viết

phần mềm.
Tiêu chí xây dựng phần mềm:
-

Đáp ứng mục tiêu quản lý
Dễ vận hành và sử dụng
Dữ liệu tin cậy, bảo mật, an toàn
Tính liên tục, ổn định hệ thống PM theo thời gian
Khai thác và truy xuất được thông tin
Tương thích với hệ thống khác
Có khả năng mở rộng và phát triển

Hình thành phần mềm ứng dụng
Dựa trên tiêu chí xây dựng phần mềm. Sự phối hợp giữa nhà quản lý, chuyên viên
CNTT và người sử dụng tạo ra sản phẩm phần mềm thích hợp. Đây là điểm mấu
chốt khi thành lập phần mềm ứng dụng.
NHÀ QUẢN LÝ

LẬP TRÌNH VIÊN

NGƯỜI SỬ DỤNG

PHẦN MỀM ỨNG
DỤNG

Qui trình xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng
1. Xuất phát từ vấn đề cần quản lý, cải tiến
2. Xây dựng mục tiêu, yêu cầu định hướng cho phần mềm ứng dụng
3. Lập nhóm làm việc
4. Phân tích nghiệp vụ

5. Thiết kế xây dựng phần mềm
6. Triển khai thí điểm
7. Điều chỉnh phần mềm
8. Triển khai nhân rộng
9. Lượng giá hiệu quả, duy trì
Khi lượng giá sản phẩm cuối cùng, chúng ta cần nhìn lại vấn đề ban đầu đặt ra đã
đạt được chưa, đó cũng là mục tiêu của cả quá trình thực hiện.

11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
I.

CNTT phát triển trong hoạt động y tế :

Cách đây khoảng hơn chục năm, công nghệ thông tin mới phát triển ở nước ta, con
người vẫn đang quen quy trình cũ, ngại thay đổi, ít người có thể sử dụng máy tính
thành thạo. Bởi vậy, khi đưa phần mềm ứng dụng vào bệnh viện, sự thay đổi quy
trình khiến nhiều nhân viên y tế cũng gặp khó khăn, thao tác chậm. Trong khi công
việc thường rất bận, không có nhiều thời gian trau dồi thêm kiến thức tin học, nhân
viên CNTT cũng không tiếp xúc được nhiều với nhân viên y tế để biết được những
vướng mắc. Để giải quyết được vấn đề này chúng ta đã cần thời gian và chính sách
hướng dẫn. Và bây giờ, từ một thực tế lâu nay làm việc hoàn toàn bằng bút giấy, thì
nay các nhân viên y tế như điều dưỡng, kỹ thuật viên, bác sỹ đều đã quen thuộc, có
thể thao tác các thiết bị công nghệ linh hoạt, bớt được nhiều quy trình, tiết kiệm khá
nhiều thời gian. Các khâu từ tiếp nhận bệnh nhân lấy số khám, khám, phát hiện,
chẩn đoán bệnh, chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, hội chẩn

(nếu có), điều trị và theo dõi các tác dụng ngoại ý của thuốc cho đến khi BN ra viện
một cách đầy đủ, nhanh gọn.

12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Hình ảnh 03: Hình ảnh Hệ thống Thông tin Quản lý Bệnh viện. Hình ảnh lấy từ :
/>Nước ta đang rất chú trọng phát triển CNTT trên toàn bộ các lĩnh vực, trong đó có y
tế. Chúng ta đang thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ số: 36a/NQ-CP Nghị
quyết về Chính phủ điện tử, phần IV.13:
Bộ Y tế
a) Kết nối hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế
qua mạng điện tử trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
b) Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối
với việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01 tháng 01
năm 2017.
Cấp phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký lưu hành và đăng ký giá
thuốc qua mạng điện tử trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Tích hợp thông tin cấp chứng chỉ, cấp phép nêu trên lên Cổng dịch vụ công Quốc
gia, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.
c) Xây dựng các định mức chi trả cho hoạt động CNTT trong công tác khám, chữa
bệnh và thanh quyết toán bảo hiểm y tế; chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt
Nam đưa chi phí tin học hóa bệnh viện, hoạt động CNTT trong bệnh viện và hệ
thống giám sát điện tử vào trong giá dịch vụ thanh quyết toán bảo hiểm y tế.
d) Chỉ đạo, phối hợp với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trực thuộc các thành
phố lớn xây dựng và vận hành hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, hoàn thành
trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.
đ) Xây dựng hệ thống bệnh án điện tử; hệ thống thông tin quản lý tiêm chủng, bệnh

truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm, triển khai toàn quốc trước ngày 01 tháng 01
năm 2018.
1. Quản lý

Theo thống kê năm 2004, có 100% bệnh viện tuyến Trung ương, 68% bệnh viện
tuyến tỉnh và 61% bệnh viện tuyến huyện đã triển khai phần mềm quản lý khám
chữa bệnh[4].Hiện nay đa số các bệnh viện đều đã sử dụng phần mềm quản lý.
Hệ thống phần mềm lấy thông tin từ các khoa phòng: phòng khám, các khoa nội trú,
khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa dược, và một số khoa phòng khác.
Hệ thống giúp việc trao đổi thông tin giữa các khoa phòng được chặt chẽ, tối ưu hóa
việc sử dụng các nguồn lực, quản lý thông tin điều trị bệnh nhân một cách khoa học.
Bên cạnh đó, các phần mềm này còn tích hợp với các khoa chuyên môn và phòng
chức năng cung ứng vật tư hóa chất, thuốc cũng sẽ quản lý số lượng đầu vào đầu ra,
tồn thất, thuốc hết hạn, cận hạn sử dụng hay dùng mới, quản lý chặt chẽ về tài
chính, giúp cho người quản lý theo dõi tình hình hoạt động của bệnh viện một cách
toàn diện, dễ dàng trong việc thống kê, báo cáo.
Như dịch sốt xuất huyết đang diễn ra hiện nay, ban quản lý BV có thể nắm được
tổng số chính xác bệnh nhân mắc, số lượng BN từng mức độ bị sốt xuất huyết, sốt

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng để có thể đưa ra biện pháp
ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Dựa vào đó phía bên bảo hiểm cũng thuận tiện nắm được thông tin bệnh nhân đã
được chẩn đoán, đề nghị cận lâm sàng gì, kê thuốc, điều trị như thế nào, có phù hợp
để thống kê, thanh toán chi phí . Lãnh đạo bệnh viện có thể theo dõi sử dụng thuốc
của bác sĩ, kiểm tra được sai sót, bổ sung trong khám chữa bệnh, nhất là ở phòng

khám trước kia thường không lưu lại hồ sơ, và nếu không có phần mềm quản lý thì
cũng ít được quan tâm. Về quản lý dược, khi làm số liệu trên giấy có thể không
minh bạch, thống kê số liệu khá vất vả, dễ nhầm lẫn, thuốc mất đôi khi cũng không
biết, khi sử dụng phần mềm quản lý sẽ thống kê chính xác số liệu, bớt được lượng
việc phải làm, giúp giảm nhân lực và tiết kiệm thời gian.
Ngoài ra ứng dụng CNTT còn để quản lý bệnh tật. Một trong số đó là phần mềm
quản lý sốt rét (MMS - Malaria Management System) : việc thu thập và phân tích số
liệu kịp thời, tích hợp các báo cáo về bản đồ dựa trên hệ thống thông tin địa lý (GIS
- Geographic Information System) giúp cho công tác chỉ đạo sát đúng với tình hình
sốt rét địa phương góp phần tích cực dự báo sớm và kiểm soát dịch bệnh, thống kê
và phân tích xử lý số liệu trong nghiên cứu, điều tra dịch tễ sốt rét, cập nhật trực
tiếp số liệu từ các tỉnh trong khu vực thông qua đường truyền Internet.
2. Bệnh án điện tử

Trên thế giới các chính phủ lâm thời, các công ty bảo hiểm và các tổ chức y tế lớn
đang đẩy mạnh việc thông qua hồ sơ y tế điện tử (EMR / EHR). Estonia là quốc gia
đầu tiên trên thế giới áp dụng hệ thống EHR trên phạm vi toàn quốc, đăng ký lịch
sử y tế của hầu hết mọi người dân từ khi sinh ra cho đến tử vong, được đưa ra vào
năm 2008. Ở Mỹ năm 2009, Quốc hội Mỹ đã ra đạo luật cho việc áp dụng hồ sơ
bệnh án điện tử, bắt đầu đầu tư, thực hiện bệnh án điện tử trên cả nước. Ở Nhật Bản,
Chính phủ có chính sách ưu tiên để xây dựng bệnh án điện tử tại các giường bệnh ở
những bệnh viện cỡ lớn và vừa. Ở Úc và Mỹ, EMR được giới thiệu sử dụng ở cả
dịch vụ y tế khẩn cấp là xe cứu thương với những lợi ích: chia sẻ dữ liệu bệnh nhân,
phòng chống thương tích, phòng ngừa bệnh tật, đào tạo tốt hơn cho nhân viên y tế,
đánh giá các tiêu chuẩn lâm sàng, các lựa chọn nghiên cứu tốt hơn cho chăm sóc
trước bệnh viện và các lựa chọn điều trị trong tương lai, hỗ trợ quyết định lâm sàng.
Một số hệ thống EMR có thể giám sát, phân tích dữ liệu BN, dự đoán, phát hiện và
ngăn ngừa trường hợp bất lợi. Hệ thống này có thể bao gồm đơn đặt hàng dược
phẩm, kết quả chụp X quang, kết quả xét nghiệm và bất kỳ dữ liệu nào từ các dịch
vụ phụ trợ hoặc ghi chú của nhà cung cấp. Hệ thống này cảnh báo các nhà cung cấp

dịch vụ y tế khi bệnh nhân HIV/AIDS không nhận được chăm sóc trong hơn mười
hai tháng. Ở các nước tiên tiến, ngoài các máy trạm làm việc, còn có thể đọc và viết
hồ sơ từ các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng. [5]Trong
trường hợp khẩn cấp, truy cập EHR cung cấp thông tin tiền sử BN bệnh dị ứng,
bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp… cho phép bác sĩ quyết định sớm
thay vì chờ kết quả kiểm tra và người nhà khi BN mất ý thức. Chia sẻ thông tin với
BN và gia đình của họ, họ có thể tham gia đầy đủ hơn vào các quyết định về chăm
sóc sức khoẻ. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và những bệnh nhân có
cuộc sống bận rộn, EHRs có thể giúp đỡ. Ví dụ, với việc kê đơn bằng điện tử, bệnh
14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
nhân có thể yêu cầu đặt đơn thuốc. Các nhà cung cấp và nhân viên của họ thường có
thể nộp đơn yêu cầu bảo hiểm ngay lập tức từ văn phòng của nhà cung cấp. Và nhà
cung cấp dịch vụ có thể truy cập các tệp tin bệnh nhân hoặc gửi đơn thuốc từ xa - từ
nhà hoặc trong kỳ nghỉ.
Ở Việt Nam, tại hội thảo đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện trực
thuộc Bộ Y tế 30/6/2017. Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số
36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử và Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ
quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó nêu rõ Bộ Y tế xây dựng Hệ thống
bệnh án điện tử, triển khai trên toàn quốc trước ngày 1/1/2018. Theo đó, cuộc bàn
luận giữa bên quản lý y tế, bên sử dụng là BV và bên kĩ thuật thông tin sẽ đưa ra
những phương pháp triển khai bệnh án điện tử hiệu quả. Hiện tại đã có 6 bệnh viện
(Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Phụ
sản Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Bệnh viện Trung ương Huế,
Bệnh viện Quận Thủ Đức TPHCM) đang trong quá trình triển khai bệnh án điện tử.
Hiện nay, nước ta có Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đi đầu áp

dụng thẻ khám chữa bệnh điện tử.Với thẻ này, BN sẽ có mã số, mã vạch và mật
khẩu để có thể truy cập trang web của BV Bạch Mai bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu
miễn là có đường truyền Internet. Thẻ sẽ giống như một bệnh án điện tử, mỗi lần đi
khám chữa bệnh, BN không phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án, không phải
chờ đợi làm các thủ tục, xét nghiệm, thăm khám lại, mà bác sỹ điều trị vẫn có thể
xác định tương đối chính xác phác đồ điều trị bởi mọi thông tin bệnh án như tiền sử
bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các chất chống chỉ định cũng như
tất cả thông tin liên quan qua các lần khám, điều trị... đã được lưu giữ tại hệ thống
máy tính
BV.
Không những thế, BN còn có thể liên hệ trực tiếp, gửi e-mail cho các bác sỹ điều
trị; vào hệ thống đọc các thông tin liên quan đến bệnh lý, tự so sánh đánh giá, tự xác
định kết quả khám chữa với các mức chi phí quy định. [6]
Bệnh án điện tử :
Bệnh án điện tử giúp lưu trữ và in hồ sơ bệnh án, tất cả đều có trong tài khoản bệnh
án điện tử. Bệnh án điện tử cũng có các thành phần và vai trò tương đương như
bệnh án giấy, cũng cần có tính pháp lý, chính xác, lưu trữ và bảo mật tốt.
Bệnh án điện tử có thể dễ dàng so sánh các chỉ số xét nghiệm, siêu âm hay kết quả
của những đợt điều trị trước. Đặc biệt là hỗ trợ rất tốt đối với bệnh nhân điều trị lâu
dài, đang điều trị bệnh lý mạn tính hoặc bệnh lý có nguy cơ cao như đái tháo đường,
cholesterol, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…Nhờ đó, Bác sĩ sẽ làm việc nhanh
hơn, mà cũng không cần phải đem nhiều giấy tờ như trước đây.
Khi thành lập bệnh án điện tử, cần có căn cứ pháp lý, nhân lực, cơ sở hạ tầng đầy
đủ.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã thí điểm khai hồ sơ bệnh án điện tử tại BV quận
Thủ Đức. Theo báo cáo giám đốc BV Quận Thủ Đức BS.Nguyễn Minh Quân tại hội
thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 21 - Kỷ nguyên số trong chăm sóc sức
khoẻ năm 2016. BV đã lập đề án triển khai chữ kí số và chữ kí điện tử, đề án triển
15



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
khai bệnh án điện tử, xin chủ trương Cục quản lý khám chữa bệnh và được cho
phép thông qua các công văn. Ở nước ta, theo căn cứ pháp luật: Điều 59 Luật số
40/2009/QH12 của Quốc hội : Luật khám bệnh, chữa bệnh có cho phép sử dụng hồ
sơ bệnh án điện tử (phụ lục trích kèm theo). Khi thành lập đề án, BV đã chuẩn bị
đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, bao gồm số lượng và cấu hình máy, phần
mềm, mạng và cả nhân lực.
Hệ thống CNTT được áp dụng từ tiếp đón bệnh nhân có form tiếp nhận bệnh tử
phòng khám và phòng cấp cứu. Triển khai ứng dụng trên hệ thống ngoại trú và nội
trú:
Ở phòng khám, bệnh nhân dựa theo số thứ tự chờ tự động trên bảng điện tử để vào
khám. Bác sĩ chỉ định cận lâm sàng, chẩn đoán, điều trị phải theo mã ICD 10, thống
nhất phác đồ điều trị. Khi cho thuốc, phần mềm có thể thông báo trùng hoạt chất,
tương tác thuốc, tổng chi phí, lượng cho phép trong toa để Bác sĩ đưa ra toa phù
hợp. Tương tự với cận lâm sàng Bác sĩ sẽ cho dựa theo chẩn đoán sơ bộ ban đầu,
đến khi đọc kết quả có thể đọc trên máy tính, dễ xem hơn so với in ra, nhất là kết
quả CT, nội soi, siêu âm. Lãnh nhận thuốc và thanh toán viện phí dựa trên ứng dụng
điện tử, đơn thuốc in ra rõ ràng, tránh nhầm lẫn khi lấy thuốc. Từng bước đều được
quản lý qua hệ thống phần mềm.
Trong điều trị nội trú, thông tin BN được nhập đầy đủ tương tự bệnh án thông
thường. Nhân viên y tế truy cập vào cần mã PIN, có thể ghi và thực hiện hồ sơ ,
dùng chữ kí số, chữ kí điện tử xác nhận. Tương tự như phòng khám, bác sĩ có thể
đọc cận lâm sàng qua mạng, cho và kiểm thuốc, theo dõi lượng thuốc cho phép ví
dụ như kháng sinh, corticoid,…Nhân viên không phải nhập liệu lại các dữ liệu đã
được nhập. Tất cả thông tin được tổng hợp lại và hội chẩn dễ dàng qua trực tuyến,
thuận lợi hội chẩn ngoại viện. Các phần cần thiết được in ra để xác nhận, khi tổng
kết bệnh án được thống kê, lưu lại và in ra. Thời gian làm thủ tục xuất viện tiết kiệm
rất nhiều thời gian và công sức so với trước đây. Về lưu trữ, BV lưu trên cả giấy in

và trên máy. Bệnh án sạch đẹp, tuân thủ phác đồ điều trị, thống kê đầy đủ, minh
bạch thuốc, vật tư…, quản lý từng bước phát hiện sai sót nhanh chóng. [7]
3. Chỉ đạo khẩn cấp trong vụ dịch từ Chính phủ, Trung ương

Đối với các trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm như thảm họa, thiên tai, dịch bệnh. Ví
dụ gần đây là dịch Viêm não Nhật Bản để lại những biến chứng nặng nề, và dịch sốt
xuất huyết bùng phát mạnh đã gây ra số lượng tử vong đáng kể ở các địa phương,
trước kia như là đại dịch SARS, Ebola... Khi đó văn bản chỉ đạo từ Chính phủ,
trung ương đến các ban ngành liên quan ở các địa phương là khẩn cấp, kịp thời để
ứng phó dập dịch, ngăn ngừa lây lan. Chỉ đạo có thể qua e-mail, fax, hoặc là ứng
dụng Videocall…
Nhờ có những phương tiện CNTT nên việc truyền và nhận thông tin đã trở nên đơn
giản và rút ngắn thời gian rất nhiều.
4. Hoạt động y học từ xa

Hội chẩn, xử trí từ xa qua hệ thống bệnh viện vệ tinh

16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Nhờ các kênh thông tin và hình ảnh (Media) các chuyên gia tuyến trên có thể giúp
cùng hội chẩn, cấp cứu và đưa ra các hướng xử trí từ xa qua hệ thống bệnh viện vệ
tinh và y học từ xa, hệ thống trực tuyến giúp chữa khỏi hoặc cứu sống kịp thời bệnh
nhân. Các ca như chấn thương nặng, sốc nặng, bệnh nhân chưa qua giai đoạn nguy
hiểm, tình hình địa lý như vùng sâu vùng xa, hải đảo, khó khăn vận chuyển lên
tuyến trên, hoặc các chuyên gia của tuyến trên chưa đến hỗ trợ kịp thì vai trò CNTT
trong trường hợp này vô cùng hữu ích.
Như vậy, số lượng bệnh nhân tử vong ở tuyến dưới sẽ giảm bớt, đồng thời giảm vấn

đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.
Ứng dụng CNTT trong khía cạnh này không chỉ giúp lấy lại mạng sống cho bệnh
nhân mà còn sẽ giảm chi phí vận chuyển và khám chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân ở
tuyến dưới. Không những áp dụng y học từ xa trong nội vùng, liên bệnh viện trọng
nước mà còn có những ca mổ hoặc ca can thiêp tim mạch, phẩu thuật nội soi,…từ
quốc gia này sang các quốc gia khác đồng thời vừa mang tính chẩn đoán và điều trị
thực hành vừa mang tính đào tạo trực tuyến dưới.
Một số trường hợp cụ thể như: BV Quân y 175 (TP HCM) hội chẩn bệnh trực tuyến,
theo dõi phẫu thuật bệnh nhân ở Campuchia thông qua hệ thống y tế trực tuyến
Telemedicine.
Theo báo Thanh niên online: Từ Việt Nam chẩn bệnh trực tuyến, theo dõi phẫu
thuật bệnh nhân ở Campuchia, ngày 09/02/2017.

Hình ảnh 04: Hình ảnh lấy từ: />Hay trường hợp một Trung sĩ công tác ở đảo Cồn Cỏ bị viêm ruột thừa nhiễm trùng
được mổ thành công. Trường hợp này bác sĩ Bệnh viện quân y 4 từ đất liền đã
hướng dẫn cho bác sĩ ở bệnh xá trên đảo thông qua điện thoại.
Theo VNExpress: Hướng dẫn mổ ruột thừa qua điện thoại cứu người lính ở đảo xa,
ngày 3/11/2015.
17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

.

18


Hình ảnh 05: Hình ảnh bác sĩ Hoạt thực hiện ca mổ được truyền bằng điện thoại về

cho bác sĩ Bệnh viện Quân y 4 theo dõi. Hình ảnh lấy từ
/>Ngày 15/01/2015, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị ứng dụng công nghệ thông tin Ngành y
tế lần thứ VII. Mục đích hội nghị nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông
tin cho việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của các hoạt động y tế. Các đại biểu đã
tập trung thảo luận những vấn đề chính như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tư
vấn khám chữa bệnh từ xa trong Đề án bệnh viện vệ tinh, trong y tế biển đảo, cho
việc tăng cường y tế tuyến dưới; ứng dụng công nghệ truyền hình thế hệ mới cho y
tế từ xa tại Việt Nam; dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa; dịch vụ công trực tuyến[4].
Theo như Hội thảo Xây dựng Thông tư “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong y tế
từ xa” và Xây dựng “Bộ tiêu chí và các gói dịch vụ đối với hệ thống Công nghệ
thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ngày 24 và 25 tháng 10/2016 : Từ
thực tế cho thấy hiệu quả của ứng dụng CNTT, Bộ Y tế đã chỉ đạo một số BV tuyến
Trung Ương triển khai Telemedicine, hỗ trợ các BV vệ tinh ở tuyến tỉnh, tuyến
huyện bước đầu có kết quả rất khả quan. Các BV Bạch Mai, BV Hữu nghị Việt
Đức, BV Nhi Trung Ương, BV Phụ sản TW, BV Chợ Rẫy đã thường xuyên hội
chẩn cho một số BV tuyến tỉnh đã góp phần nâng cao hiệu quả cấp cứu, phẫu thuật
của các BV vệ tinh. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã thử nghiệm chẩn đoán hình ảnh từ xa
qua hệ thống PACS của Viewsend (Nhật Bản) giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh
viện Đa khoa Bắc Ninh.
Chỉ đạo tuyến, đào tạo từ xa
Bên cạnh việc đào tạo và chỉ đạo tuyến trực tiếp, các bệnh viện lớn đang hướng tới
ứng dụng công nghệ từ xa. Biện pháp này giải quyết vấn đề giảm bớt chi phí cũng
như bất tiện đi lại, ăn ở và thời gian cho các nhân viên y tế.
5. Phát triển Website bệnh viện, nghiên cứu khoa học

Hiện nay, đa số các bệnh viện đều thành lập website của riêng mình. Nó cung cấp
thông tin về cơ cấu tổ chức BV, tin tức y tế, lĩnh vực, công trình nghiên cứu khoa
học, thông tin và truyền thông giáo dục sức khoẻ, quan hệ quốc tế, hợp tác trao đổi
giữa các bệnh viện…
Bệnh viện có thể sử dụng Website đề quản lý thông tin trong bệnh viện, hoặc

marketing cho bệnh viện của mình, còn đối với người dân có thể đọc những thông
tin hữu ích chứ không phải chỉ qua báo mạng, thông tin không được kiểm duyệt.
Việc triển khai ứng dụng và áp dụng các hệ thống mạng LAN, trang tin điện tử
Website của các cơ sở nghiên cứu hiện nay rất cần thiết nhằm chia sẻ với thế giới
nhiều vấn đề và thông tin hữu ích và ngược lại họ cũng sẽ giúp chúng ta chia sẻ
thông tin như một cuộc hội chẩn qua mạng các vấn đề nghiên cứu đang quan tâm
nào đó.
Nghiên cứu khoa học và trong xử lý thống kê số liệu. Nhờ có hệ thống CNTT mà
các thuật toán trong phân tích thống kê báo cáo các bệnh trong một thời gian hạn
định cần báo cáo đã tinh gọn và chính xác rất nhiều, toàn bộ số liệu có thể trình ra


nhanh chóng để người dùng đánh giá tình hình bệnh tật trong ngày. Các số liệu đó
vừa lưu trên máy tính, bộ dữ liệu nguồn và dễ dàng trong khâu xử lý báo cáo.
Cập nhật thông tin nghiên cứu y văn trong và ngoài nước, tìm ra các điểm mới trong
nghiên cứu y học của mình hiện nay. Các số liệu và kết quả của nghiên cứu, chúng
ta có thể chia sẻ trên các công cụ hiện đại, có thể truy cập dữ liệu và truyền tải đến
bất kỳ lúc nào mà chúng ta muốn, không phải thông qua chuyển các file giấy đi theo
đường bưu điện mất nhiều thời gian và giảm chi phí và đạt tiêu chí kinh tế trong y tế
vì thế cũng tăng lên
II.

Những khó khăn và thách thức

1. Thiếu cơ sở hạ tầng

Theo báo cáo của TS.BS.Tăng Chí Thượng trong hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt
Nam lần thứ 21 - Kỷ nguyên số trong chăm sóc sức khoẻ năm 2016, kết quả đánh
giá khảo sát trên 92 BV tuyến Thành phố, quận huyện, tư nhân:
Số lượng máy chủ, máy tính: BV tuyến Thành phố đáp ứng đủ yêu cầu., cơ sở y tế

tuyến quận huyện : còn thiếu so với yêu cầu.
Tất cả đều có mạng LAN & kết nối internet băng rộng. Một số cơ sở y tế có mạng
LAN nhưng chưa hoàn thiện.
Không có thiết bị dự phòng. Giải pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu chưa đầy đủ. [8]
2. Triển khai phần mềm ứng dụng tại BV

Khó khăn một phần do lãnh đạo một số cơ sở y tế chưa xác định được trách nhiệm
và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong việc quản lý, nâng cao chất lượng
đơn vị của mình. Một số BV vẫn còn sử dụng các phương thức truyền thống, chỉ áp
dụng CNTT ở một bộ phận nào đó. Như việc lấy số khám bệnh, BN phải đi từ sớm
mà không biết cụ thể đến khi nào thì mình được khám, các BN ngồi chờ đông đúc
và lãng phí thời gian.
Theo như khảo sát của TS.BS Tăng Chí Thượng đã nói ở trên:
Còn 10 BV chưa có phần mềm quản lý bệnh viện.
14 BV (15%) đạt đủ 11 phân hệ. 48 BV (52%) có từ 7 – 9 phân hệ, chiếm đa số.
Các phần mềm quản lý xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thường chạy độc lập.
Hơn 20 Công ty cung cấp phần mềm cho các BV.
53 BV (58%) thực hiện các biểu mẫu báo cáo một cách thủ công.
Một số BV chưa thành lập được bộ phận chuyên trách về CNTT, cơ sỏ y tế tuyến
quận huyện khó thu hút nhân lực CNTT. [8]
3. Thanh toán bảo hiểm y tế

Tại hội nghị trực truyến Triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT năm 2017: Thứ trưởng Phạm Lê
Tuấn nhấn mạnh: Mặc dù dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa cơ sở khám,


chữa bệnh đã kết nối với hệ thông tin giám định của cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng
chất lượng dữ liệu còn hạn chế và việc gửi dữ liệu chưa thường xuyên, liên tục.
Việc ứng dụng CNTT đem lại nhiều hiệu quả, tuy nhiên việc triển khai kết nối liên

thông giữa cơ sở khám chữa bệnh với cơ quan quản lý và bảo hiểm y tế:
Khó khăn chuẩn hóa dữ liệu danh mục dùng chung và cần bổ sung các danh
mục
dịch vụ kỹ thuật, danh mục vật tư y tế và danh mục tân dược.
- Để thực hiện yêu cầu kết nối liên thông nhiều cơ sở khám chữa bệnh phải thay
mới hoặc nâng cấp phần mềm quản lý. Tuy nhiên ở các cơ sở có cấu hình máy
không phù hợp nâng cấp, các phần mềm do nhiều doanh nghiệp cung cấp, phần
mềm không được chỉnh sửa, cập nhật kịp thời, nên chưa đáp ứng yêu cầu trích xuất
dữ liệu theo các biểu mẫu thanh quyết toán theo quy định BHYT.
- Nhiều cơ sở y tế chưa thể kết nối được kết quả xét nghiệm vào phần mềm do
thiếu đồng bộ của các máy xét nghiệm, thiết bị sinh ảnh.
4. Y tế dự phòng, nghiên cứu khoa học
-

Hiện nay Y tế dự phòng đã được đánh giá là một lĩnh vực quan trọng trong y tế, đưa
vào chương trình hoạt động của bệnh viện. Tuy nhiên, nó vẫn ít được nhiều người
quan tâm. Tạm thời, chưa có phần mềm chuyên môn cho lĩnh vực này, tại các cơ sở
y tế dự phòng thì nhân lực cũng như vật lực đều thiếu, rất khó khăn để phát triển
CNTT.
Nhờ phần mềm ứng dụng có thể quản lý, lưu trữ mà nghiên cứu khoa học trở nên
thuận lợi hơn nhiều. Chỉ cần nhờ bộ lọc trên máy tính, chúng ta có thể truy xuất ra
những gì cần thiết. Tuy nhiên hiện nay, để có tất cả số liệu cần có, nhất là nghiên
cứu hồi cứu thì phải cần có dữ liệu lưu trữ giống như bệnh án điện tử. Trong khi đó,
hệ thống quản lý cũng chưa phát triển đầy đủ để liên kết tất cả các dữ liệu từ các
khoa lại và lưu trữ như một bệnh án điện tử, vì thế mà chúng ta chưa thể lấy được
số liệu dễ dàng để nghiên cứu khoa học.
5. Bệnh án điện tử

Tuy bệnh án điện tử đem đến nhiều lợi ích nhưng để phát triển hệ thống trên các BV
cũng là một thách thức. Để xây dựng được đầu tiên cần người đứng đầu và nhân lực

hiểu được tầm quan trọng và biết cách làm, BV phải có đủ cơ sở vật chất, được các
ban ngành liên quan hỗ trợ, chính yếu là cần hướng dẫn, văn bản chính thức từ bộ y
tế. Nhưng đa số ở các BV nước ta, mọi người đều lười thay đổi và cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật còn thiếu, cần được đầu tư nhiều trong khi nguồn vốn khó khăn.
Khi làm bệnh án điện tử, việc sao lưu dữ liệu cần đến hai hệ thống là sao lưu liên
tục và sao lưu dự phòng. Sao lưu liên tục đề phòng trường hợp mất điện, sự cố máy
móc thì hệ thống vẫn chạy ổn định. Sao lưu dự phòng giúp bảo tồn dữ liệu, lưu trữ
được lượng dữ liệu lớn, giảm tải cho máy chủ. Như vậy sẽ tốn kém thiết bị và cần
đến nhân viên CNTT hỗ trợ, sao lưu liên tục. Nhưng hiện tại vẫn còn phải sử dụng
giấy tờ để lưu trữ, chưa đáp ứng mục tiêu BV không giấy (trừ trường hợp nhất thiết
phải dùng giấy như tờ cam kết). Phần mềm mới đưa vào sử dụng nên không thể
tránh khỏi các lỗi hệ thống, cần chỉnh sửa, cập nhật liên tục. Để thực hiện chữ kí số,
người dùng phải mang theo token USB, bất tiện, dễ mất và khó làm lại. Do khó
khăn về tài chính, hiện tại nước ta sử dụng máy tính là chính, khi số lượng BN nhập


viện đông, nhân viên không đủ máy để làm vừa mất thời gian vừa bất tiện. Vì bệnh
án điện tử cần tính bảo mật cao khi truy cập vào nên sẽ khó khăn hơn cho sinh viên,
học viên khi cần thông tin bệnh án. Nếu bác sĩ muốn sửa đổi, bổ sung những y lệnh
trước đó, phần mềm sẽ lưu lại tất cả, đòi hỏi phải có password, xin phép gây khó
khăn cho các bác sĩ, cần có quy định khi nào được sửa, xóa, cập nhật, chốt hồ sơ.
Về lâu dài, hệ thống bảo mật có thể bị tấn công bởi virus ảnh hưởng tới hoạt động
hệ thống và có thể truy cập, đánh cắp thông tin dễ hơn so với bệnh án giấy.

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.

Kết luận:

Ngành Y tế luôn coi chăm sóc sức khỏe cho người dân là điều quan trọng hàng đầu.
Người bệnh luôn là đối tượng ưu tiên và cần được giúp đỡ. Việc ứng dụng công

nghệ thông tin là rất quan trọng và phải được coi là nhiệm vụ trọng điểm của ngành.
Các hội nghị của ngành diễn ra những năm gần đây đều có mục đích thúc đẩy
CNTT ví dụ như “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Quản lý khám chữa bệnh và
thanh toán BHYT theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ”, giúp cho việc
ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, chất lượng của các hoạt động y
tế, đặc biệt là tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong giai
đoạn tới.
Ứng dụng CNTT trong y tế góp phần giảm tải, nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh Đồng thời nhờ có CNTT mà vấn đề chia sẻ thông tin về kết quả nghiên cứu
khoa học trong nước và quốc tế trở nên gần hơn và hiệu quả thiết thực nhất.Việc
ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh từ xa sẽ góp phần giảm thiểu quá tải bệnh
viện, giảm phiền hà cho người bệnh, nâng cao chất lượng và tăng tính công bằng
trong tiếp cận dịch vụ y tế. Đồng thời, dịch vụ công trực tuyến góp phần đẩy mạnh
hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm cho
người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận với cơ quan quản lý.
Bộ Y tế đã tổ chức chỉ đạo về ứng dụng CNTT từ cơ quan Bộ đến các đơn vị. Trong
những năm qua, ngành đã triển khai ứng dụng CNTT tới nhiều hoạt động y tế từ
Trung ương đến địa phương. Bộ Y tế đang triển khai thí điểm Dự án Bệnh án điện
tử và quản lý hệ thống bệnh viện, trong đó có nâng cấp phần mềm tin học quản lý
bệnh viện.
Tuy nhiên, khả năng kết nối liên thông các hệ thống thông tin bệnh viện giữa các
bệnh viện chưa có. Chúng ta đã ứng dụng CNTT trong ngành y tế như việc đã ứng
dụng CNTT trong quản lý tài chính và nhân sự, nhưng hoạt động này vẫn chưa mở
rộng và không gắn kết với nhau. Chính vì vậy, hoạt động ứng dụng CNTT trong
ngành y tế dù đã làm rồi nhưng vẫn phải tiếp tục và phải làm lâu dài vì rất phức tạp
do liên quan đến nhiều vấn đề.
Như vậy, CNTT ngày nay vô cùng quan trọng ở mọi lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực y tế
là không thể phủ nhận. Đồng thời, chúng ta đánh giá rất cao vai trò của các kỹ sư
CNTT trong thời gian qua đã đầu tư trí tuệ của mình trong góp phần giải quyết các



vấn đề về CNTT nói chung và mạng nói riêng rất hiệu quả và kịp thời, góp phần
quan trọng trong chuyển tải, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong cho bệnh nhân và
đưa đến nhiều tiện ích, từng bước hiện đại hóa ngành y tế.
II.

Kiến nghị

Nhìn chung, khó khăn trong ứng dụng CNTT của ngành y tế là hạ tầng chung của
ngành y tế còn thiếu, chưa có trung tâm dữ liệu y tế quốc gia, chưa có hệ thống
đường truyền kết nối ngành y tế, nhiều dịch vụ kèm theo chưa phát triển (hệ thống
quản lý chữ ký số dùng trong y tế, quản lý định dạng cho từng cơ sở khám chữa
bệnh).
Do đó, Bộ Y tế đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội, tiếp tục phối hợp để triển khai
thống nhất, đồng bộ khám chữa bệnh BHYT điện tử theo lộ trình, cụ thể với Bộ Y
tế. Thống nhất chuẩn đầu ra dữ liệu, đồng bộ danh mục dùng chung với hệ thống
thông tin khám chữa bệnh BHYT của Bộ Y tế để cùng tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc đang tồn tại... Về phía các cơ sở khám chữa bệnh cần cập nhật đầy đủ
mã và tên thuốc, dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế theo danh mục dùng chung điện tử vào
phần mềm quản lý khám chữa bệnh, điều chỉnh phần mềm để kết xuất dữ liệu đúng
quy định của Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ thông tin về chỉ định, kết quả điều trị ngay
khi người bệnh BHYT ra viện để quản lý việc khám chữa bệnh BHYT...Trong thời
gian tới, dữ liệu trong khám chữa bệnh BHYT sẽ được kết nối trên toàn quốc.
Việc liên thông phần mềm giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội
là một giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường chất lượng bệnh viện, chất lượng dịch vụ
y tế, cải cách thủ tục hành chính khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Bộ Y
tế cũng tiếp tục triển khai hoạt động y tế từ xa tại các bệnh viện với các hoạt động
giao ban hàng tuần trực tuyến, chẩn đoán hình ảnh từ xa, hội chẩn, tư vấn các ca
khó, khám chữa bệnh từ xa.
Các BV phải coi ứng dụng CNTT trong ngành y tế cũng là một hoạt động trọng

tâm. CNTT có thể ứng dụng đơn giản nhất là vào việc xếp hàng khám chữa bệnh tại
các bệnh viện (như hệ thống lấy số điện tử) và phức tạp hơn là hội chẩn từ xa, bệnh
án điện tử… Một vấn đề phức tạp hơn nữa là làm sao quản lý tổng thể thẻ bảo hiểm
y tế, tiến tới nữa là quản lý tổng thể tình trạng sức khỏe cơ bản của mọi công dân
bằng thẻ có mã số.
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc nên được quản lý, liên thông với
nhau. Tránh trường hợp không đồng bộ kết quả, BN phải làm đi làm lại cùng một
xét nghiệm từ BV này đến BV khác. Các BV có thể liên kết với các doanh nghiệp
đầu tư, nâng cao mạng lưới hệ thống công nghệ trong việc quản lý, khám chữa
bệnh. Đề nghị Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông cho phép thuê dịch vụ về
các ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp, đây là hoạt động vì người dân, vì người
bệnh.
Để đạt được những mục tiêu này, cùng với những giải pháp về đầu tư nâng cấp cơ
sở vật chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Ngành y tế cần đầu tư mạnh cho
việc ứng dụng CNTT trong toàn bộ hệ thống tới các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến
huyện, đến các cơ sở y tế dự phòng. Đây được coi là giải pháp quan trọng trong đổi


mới phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân toàn
diện, giảm tải cho các BV tuyến trên.
Các kỹ sư CNTT có thể xác định các giải pháp công nghệ dựa trên việc kết hợp các
thiết bị y tế mới với các mục tiêu của bệnh viện. Họ có thể xem xét vị trí công nghệ
tổng thể của tổ chức, xác định điểm mạnh và điểm yếu, xây dựng tiêu chuẩn lựa
chọn thiết bị, giám sát việc lắp đặt, đào tạo người sử dụng và giám sát hoạt động
mua sắm sau để đảm bảo đạt được mục tiêu. Cùng với phân tích kế toán chi phí bao
gồm xác định số tiền, dựa trên kế hoạch chiến lược và các nguồn tài chính, của ngân
sách được phân bổ hàng năm để mua và thay thế thiết bị y tế. Chức năng này làm
việc chặt chẽ với kỹ thuật lâm sàng để thiết lập thời gian sử dụng thiết bị và ưu tiên
mua lại, nâng cấp và thay thế hàng tồn kho trong phạm vi ngân sách và không tốn
nhiều thời gian, đánh giá dự án vốn tài chính cá nhân.

Từng bước đưa thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại thông minh vào
cài đặt sử dụng bệnh án điện tử. Chúng ta có thể học hỏi các nước đã phát triển như
Nhật Bản về quy trình và cách làm. Như khả năng đăng nhập và quyền xem, chỉnh
sửa thông tin của từng đối tượng. Đối với sinh viên, học viên có quyền xem nội
dung bệnh án và làm một số việc trên bệnh án ví dụ như viết bệnh sử và thời gian
hạn định được đăng nhập vào, đối với bác sĩ có quyền viết, chỉnh sửa y lệnh…Cần
có quy định về khả năng chỉnh sửa, cập nhật bệnh án và thời điểm chốt hồ sơ bệnh
án của bác sĩ. Đầu tư về vấn đề bảo mật là không thể thiếu trong bệnh án điện tử.
Giới hạn khả năng kết nối của máy chủ, máy trạm với mạng Internet, sao chép dữ
liệu qua các thiết bị khác phải dưới sự giám sát của nhân viên quản lý, hệ thống mật
khẩu các lớp người dùng, dữ liệu, hệ thống, các chương trình bảo vệ chúng ta có thể
nhờ hỗ trợ từ các tổ chức lớn. Cần có sự tiếp xúc, thảo luận giữa nhân viên y tế và
kỹ sư CNTT về cách sử dụng, những bất tiện, lỗi hệ thống trên phần mềm để chỉnh
sửa kịp thời.
Nói chung, đầu tư cho CNTT ở nước ta nên cần từng bước thực hiện, có kế hoạch,
sử dụng nguồn vốn và nguồn nhân lực hiệu quả.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hùng, Đ. (2017). Hệ thống công nghệ thông tin hoạt động trong bệnh viện.pdf
[2] Website Học viện quân y. Một số khái niệm Công nghệ Thông tin y tế.
Truy
cập
ngày
28-07-2017
từ:
/>[3] En.Wikipedia (05-2017). Hospital information system.
Truy cập ngày 29-07-2017 từ:
/>[4] Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (2015). Hội nghị ứng dụng công nghệ thông tin
ngành y tế lần thứ VII

Truy cập ngày 01-08-2017 từ: />ItemID=981
[5] En.Wikipedia (07-08-2017). Hospital information system.
Truy cập ngày 10-08-2017 từ:
/>[6] Wedsite Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành y tế: Công nghệ đồng hành cùng cuộc sống.
Truy cập ngày 29-07-2017 từ: />[7] Quân, N. (2016). Báo cáo kết quả thí điểm bệnh án điện tử tại BV Thủ Đức.pdf
[8] Thượng, T. (2016). Thực trạng, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực ứng dụng
công nghệ thông tin của ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh.pdf


×