TRƯỜNG THCS – THPT BÌNH THẠNH TRUNG
GV: Trần Bảo Quốc
BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2013
CÂU HỎI:
Bằng những kiến thức của mình, đồng chí hãy trình bày những cơ sở
thực tiễn và cơ sở pháp lý về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (vùng trời, vùng
biển, hải đảo) của nước ta.
Trong những năm sắp tới, đồng chí cần làm gì để góp phần bảo vệ vững
chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.
BÀI LÀM
Cơ sở pháp lý hình thành vùng đất Nam bộ:
- Lịch sử hình thành và phát triễn vùng đất Nam bộ trải qua nhiều giai đoạn.
- Trước khi trở thành lãnh thổ của nước Việt nam, vùng đất Nam Bộ thuộc
Vương quốc Phù nam và Vương quốc Chân Lạp.
- Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII, Nam Bộ là Vương Quốc Phù Nam, có
truyền thống hàng hải và thương nghiệp. Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVI ,
Nam Bộ thuộc về Chân Lạp, Chân Lạp là một quốc gia xuất hiện ở vùng trung
lưu sông Mê Công, gần Biển Hồ, sống chính bằng nghề nông và là thuộc quốc
của Phù Nam. Đầu thế kỷ thứ VII, sau năm 627, nhân lúc Phù Nam suy yếu,
nước Chân Lạp đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam.
- Từ thế kỷ thứ VII đến nay, Nam Bộ trở thành một bộ phận của nước Viêt
Nam.
- Năm 1620, Vua Chân Lạp Chey Chetta II cưới Công Chúa Ngọc Vạn, con gái
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ. Quan hệ hữu hảo này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho người kinh có mặt từ trước và từ các nơi khác di cư tới tự do khai khẩn
đất hoang, làm ăn sinh sống trên vùng đất Nam Bộ.
- Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập một trạm thu thuế ở vùng Sài Gòn ngày nay.
Để quản lý và thu thuế trong cư dân nước Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông
Nam Bộ và Sài Gòn.
- Từ năm 1679 đến 1698: Chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm
Dương Ngạn Địch Quãng Tây (Trung Quốc) và cùng nhóm Trần Thượng Xuyên
Quãng Đông (Trung Quốc) cùng với đồng hương, các nha môn, và các quân sĩ tổ
chức khai phá và phát triển kinh tế các vùng lưu vực Tiền Giang, Kiên Giang, Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ.
- Từ năm 1708 đến 1757: Mạc Cửu ở Hà Tiên xin quy phục Chúa Nguyễn,
cùng với sự có mặt của các nhóm người Hoa, người Kinh, người khmer sinh cơ
lập nghiệp từ trước, sau đó được Chúa Nguyễn lấy đất sáp nhập vào Việt Nam
gồm Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu. đã hình
thành nên các làng mạc, khu dân cư tập trung, chợ, bến thuyền…đã trở nên các
trung tâm kinh tế quan trọng ở vùng đất Nam Bộ. nhiều thuyền buôn của trung
Quốc, Nhật Bản, Tây Dương tới đây buôn bán… trên cơ sở đó đã hình thành
những tụ điểm dân cư đông đúc.
Vào sự kiện năm 1757, để đền ơn cứu giúp của Chúa Nguyễn trong lúc hoạn
nạn và giành lại ngôi Vua. Vua Chân Lạp là Nặc Tôn trao cho Chúa Nguyễn
vùng đất Tầm Phong Long, gồm An Giang và Đồng Tháp. Đánh dấu quá trình
xác lập chủ quyền lãnh thổ của các vương triều Việt Nam trên toàn bộ vùng đất
Nam Bộ cơ bản hoành thành.
- Từ năm 1715 - 1785, các Chúa Nguyễn đã bảo vệ lãnh thổ bằng việc kiên
quyết đánh bại các cuộc tấn công của quân Xiêm để bảo vệ vùng đất Nam Bộ,
năm 1785, anh hùng Nguyễn Huệ đã đánh tan quân Xiêm trong trận Gạch Gầm -
Xoài Mút.
- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau khi không chiếm được Đà
Nẵng, chúng kéo quân vào bao vây tấn công thành Gia Định. Mặc dù quân đội
Việt Nam dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chiến đấu anh dũng, nhưng do
lực lượng quá chênh lệch, đặc biệt là vũ khí, và chưa biết nắm bắt thời cơ để đánh
thắng Pháp, nên đã thất bại, triều đình nhà Nguyễn bất lực, ký hiệp định nhượng
3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây cho Pháp.
- Dưới sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tiền thân là An Nam Cộng Sản
Đảng đã lãnh đạo nhân dân Nam Bộ tạo nên các cuộc đấu tranh vô cùng anh
dũng… năm 1945 nhân dân Nam Bộ đã cùng cả nước làm nên cuộc Cách Mạng
Tháng Tám giành lại độc lập cho cả nước.
- Đồng bào Nam Bộ đã “đi trước, về sau” trong các cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ xâm lược, bảo vệ nền độc lập của Tổ Quốc. Thắng lợi vẻ
vang trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công
mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chứng minh sự
kiên định, lòng dũng cảm và sự hy sinh của nhân dân Nam Bộ trong quá trình đấu
tranh vì độc lập và thống nhất đất nước của Tổ Quốc Việt Nam.
- Cơ sở pháp lý vùng biển Việt Nam (theo Luật biển quốc tế năm 1982 unclos)
- Với việc thông qua luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên nước ta có một văn bản
luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển , đảo của
nước ta. Có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển,
đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo công ước Liên
Hợp Quốc về luật biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý,
bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.
- Song song đó, thông qua luật biển Việt Nam, chúng ta đã chuyển một thông
đdiệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế, đó là Việt Nam là một thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế nhất
là Công ước Liên hợp quốc tế, nhất là công ước luên hợp quốc và luật biển năm
1982, phấn đấu vì hào bình ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế
giới.
- Về pháp lý, Trung Quốc tiếp tục tìm cách “ hợp pháp hóa” hành vi chiếm
đóng và hiện diện của mình; tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua
việc phê chuẩn một loạt văn bản pháp lý như: “Quy hoạch chức năng biển toàn
quốc” bao gồm “ vùng chức năng biển” tại Trường Sa và Hoàng Sa, chính thức
khai trương tuyến du lịch tới Hoàng Sa.
- Trên thực địa, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động kiểm soát thực tế trong phạm
vi “Đường lưỡi bò” đầu tháng 4/2012 đến nay, Trung Quốc tiếp tục tạo tranh
chấp với philipin tại khu vực bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa cảu philipin, Ngoài ra Trung Quốc đã triển khai giàn
khoan nước sâu 3.000 mét CNOOC 981 tại vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông;
triển khai tàu chế biến thủy sản công suất lớn trên biển, hàng chục tàu cá Trung
Quốc xâm phạm vùng biển của ta tại khu vực biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, khi ta
cho tàu ra xua đuổi, trung Quốc đã cho tàu Ngư chính 310 lớn nhất ra ngăn cản.
- Vùng biển nước ta có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó, vùng biển Đông
Bắc có khoảng 3.000 hòn đảo, Bắc Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
- Căn cứ vào vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời của đất nước,
kiểm tra hoạt động tàu thuyền, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng kinh tế,
bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là các đảo, quần đảo như
Hoàng Sa, Trường Sa, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn
Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu….
- Các đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là
các đảo như: Cô Tô, Côn Đảo, Phú Quốc, Lý Sơn, Cát Bà Cù Lao Chàm…
- Các đảo ven bờ có điêu kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để
bảo vệ trật tự, an ninh trên bờ biển và vùng biển. Đó là các đảo Cát Hải, Bạch
Long Vĩ, Phú Quý, Côn Sơn, Phú Quốc…
* Quần đảo Hoàng Sa: là một quần đảo san hô nằm giữa biển Đông, gồm trên 30
đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn nằm ở tọa độ 15
o
45
’
-17
0
05
’
vĩ độ Bắc 111
0
–
113
0
kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam của
Trung Quốc khoảng 130 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo
khoảng 10km
2
và đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm diện tích khoảng 1.5km
2
. năm
1956, Trung Quốc chiếm phần phái đông của đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974 trong
lúc quân và dân ta tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước,
Trung Quốc đưa quân chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
* Quần đảo Trường Sa: cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lý về phía về phía
Đông Nam, gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở tọa độ 6
0
50
’
–
12
0
vĩ độ Bắc, 111
0
30
’
-117
0
20
’
kinh Đông, cách Cam Ranh khoảng 248 hải lý,
cách đảo Hải Nam của trung Quốc khoảng 595 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi
của quần đảo khoang 10km
2
, trong đó đảo Ba Đình lớn nhất, rộng khoảng
0,5km
2
. tại quần đảo Trường Sa đang diễn ra tình trạng một số nước tranh chấp
chủ quyền với ta. Trong đó, philipin chiếm 8 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo đá, Đài
Loan chiếm 1 đảo, Trung Quốc chiếm 9 bãi đá ngầm, Việt Nam đang giữ 21 đảo
và bãi đá ngầm.
Trong những năm sắp tới, đồng chí cần làm gì để góp phần bảo vệ vững
chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.
- Giáo dục các cháu lòng yêu quê hương đất nước qua tranh ảnh, truyện thơ,
báo chí …. góp phần xây dựng con người mới, xây dựng xã hội dân chủ, văn
minh, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng
của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tích cực tuyên
truyền vận động nhân dân triển khai thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của
Đảng, nhất là nghị quyết Trung ương 4 khóa X về “Chiến lược biển Việt nam đến
năm 2020”
- Là giáo viên, trong những năm sắp tới tôi ra sức xây dựng Đảng, cơ quan và
các đoàn thể, trong sạch, vững mạnh. Góp phần tuyên truyền để nhân dân ta thực
hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhất là về quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Việt Nam.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, góp phần xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh.