Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích theo SWOT về ứng dụng bệnh án điện tử vào thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.83 KB, 17 trang )

Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

PHÂN TÍCH THEO SWOT VỀ ỨNG DỤNG
BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ VÀO THỰC TẾ

LÊ THỊ HÀ XUYÊN
MSSV: 125272122

Tp. HCM, 08/2017

1


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

LỜI CÁM ƠN
Quản lý bệnh viện và Kinh tế Y tế là 2 Module chỉ riêng Khoa Y – Đại học quốc gia
TPHCM triển khai cho sinh viên của trường. Đây là nét tiến bộ đáng tự hào khi cung cấp
những cái nhìn tổng quát và chi tiết hơn về ngành y tế - nơi mà khi đề cập đến thì mọi
người chỉ nghĩ đến công việc khám chữa bệnh.
Em xin được gởi lời cám ơn đến các thầy, các cô đã nhiệt tình giảng dạy chúng em, các
thầy cô không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả ở trong
nước và quốc tế mà còn giúp chúng em hiểu hơn về thực trạng và thách thức trong vấn đề


Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay. Không chỉ là chuyên môn, các thầy,
các cô còn là những người truyền ngọn lửa đam mê đến với chúng em, để chúng em sống
và học tập hết mình với niềm đam mê được xây dựng trên nền tảng ấy.
Ngoài những bài giảng lý thuyết, thầy cô cũng chia sẽ cho em những kinh nghiệm, những
vốn sống vô cùng quý giá mà đi cả đời người em cũng sẽ mãi mang theo. Kiến thức và
kinh nghiệm đó sẽ là hành trang để giúp em bước vào đời và sống với nghề mà mình đã
chọn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Dũng, thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã tạo ra hai
Module vô cũng bổ ích và thiết thực cho chúng em, cám ơn hai thầy đã không tiếc thời
gian, công sức, để hướng dẫn chúng em từng chút một. Dù có vài trục trặc về thời khóa
biểu, và mặc dù là những người rất bận rộn nhưng hai thầy đã cố gắng sắp xếp thời gian
để thay đổi phù hợp với lịch thỉnh giảng của các thầy cô khác, đảm bảo chúng em luôn đủ
bài.
Cuối cùng, em xin gởi lời cám ơn đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Y –Đại học quốc gia TP. Hồ
Chí Minh vì đã thiết kế hai module thiết thực này. Vì không chỉ giỏi chuyên môn, bác sĩ
cũng cần nắm rõ luật và cách hệ thống vận hành, tất cả vì mục tiêu cuối cùng là sức khỏe
cho người dân.
Trân trọng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2017

2


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

TÓM TẮT
Trong 2 module vừa qua có rất nhiều vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là vấn đề nổi cộm
hiện nay. Trong giới hạn bài thu hoạch của mình, em xin được trình bày về vấn đề ứng
dụng “Bệnh án điện tử” vào thực tế, đây là một hướng đi mới, theo em là tích cực và sẽ

góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc trong tương lai.
Vì đây là một vấn đề lớn, em chỉ xin được phân tích vấn đề một vài khía cạnh của vấn đề
theo phương pháp SWOT, đó là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi áp dụng
“Bệnh án điện tử” ở Việt Nam. Từ đó, có hướng phát triển hợp lý trong tương lai.

Hình 1: phân tích theo mô hình SWOT

3


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Tên hình
Hình 1 Phân tích theo mô hình SWOT
Hình 2 Giai đoạn phát triển của EMR những năm 1960
Hình 3 Giai đoạn phát triển của EMR những năm 1960 đến 1980
Hình 4 Giai đoạn phát triển của EMR từ những năm 1990 đến đầu thế kỉ 21
Hình 5 Tình hình ứng dụng EMR hiện tại và tương lai.

4

Trang
3
4
5
6



Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
HIMSS: The Healthcare Information and Management Systems Society
SWOT : Strengths Weaknesses Opportunities Threats
EMR: Electronic medical records – Bệnh án điên tử
ASEAN: Association of South East Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

5


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Ngành công nghệ trong y học đang phát triển với tốc độ nhanh, tuy nhiên, thực tế này
không đúng đối với ngành công nghệ thông tin trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thực
tế là lĩnh vực thông tin trong y tế bị bỏ xa so với những lĩnh vực công nghệ khác của y tế
(Burt & Sick, 2005). Mặc dù nhu cầu về công nghệ thông tin trong y tế đã được nhận ra
từ nhiều năm trước, tuy nhiên nguồn đầu tư vào lĩnh vực này còn rất hạn chế, cụ thể theo
phân tích của Hiệp hội quản lý hệ thống thông tin sức khỏe (HIMSS), tai Mỹ năm 2014,
số tiền đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin y tế đạt 6.8 tỷ đô la Mỹ, Con số này là
quá nhỏ so với chi phí cho các lĩnh vực khác trong y tế. Tuy nhiên một tín hiệu đáng
mừng là ba phần tư số công ty quyết định sẽ đẩy mạnh nghiên cứu và đầu tư vào lĩnh vực
công nghệ thông tin y tế trong những năm sắp tới. (1)

Có nhiều mảng trong công nghệ thông tin y tế, trong đó mảng thu hút sự quan tâm và

phát triển mạnh nhất hiện nay là bệnh án điện tử (Electronic medical records - EMR),
theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dich bệnh Hoa Kỳ, từ năm 2007 đến năm 2012,
tốc độ tăng trưởng của EMR đạt từ 34.8 % lên 71% (1). Trong giới hạn bài báo cáo này,
em xin giới hạn ở việc phân tích EMR theo phương pháp SWOT ( Strengths Weaknesses
Opportunities Threats) để hiểu hơn và có cái nhìn tổng quát hơn về EMR, cũng như ứng
dụng EMR vào thực tế.

6


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của EMR:
Sự phát triển của EMR có thể được chia làm 2 giai đoạn chính. (2)
Giai đoạn đầu bắt đầu từ thập niên 60, 70 của thế kỉ 20, khi những trung tâm ý tế lớn tự
phát triển một hệ thống thông tin riêng của mình. Một trong những hệ thống lưu trữ thông
tin sớm nhất ra đời vào khoảng giữa những năm 1960 và tập trung chủ yếu vào việc quản
lý các dữ liệu lâm sàng. Những hệ thống này bắt đầu thu hút sự chú ý của các công ty đầu
tư vào lĩnh vực y tế. Cũng trong thập niên 1960, Larry Weed đưa ra ý tưởng sử dụng công
nghệ thông tin để lưu trữ lại các thông tin của bệnh nhân.

7


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế
Hình 2: giai đoạn phát triển của EMR những nămc1960. (Ảnh: Net health)
Không lâu sau đó, năm 1972, hệ thống EMR đầu tiên được phát triển bởi học viện

Regenstrief. Mặc dù đây là hệ thống EMR đầu tiên được đưa vào sử dụng, tuy nhiên do
chi phí đắt đỏ nên không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, hệ thống này chỉ
được sử dụng ở một số bệnh viện lớn do chính phủ quản lý.
Giai đoạn phát triển bắt đầu từ những năm 1980, khi ngày càng nhiều nỗ lực để nângc
cao tính ứng dụng của EMR. Vào năm 1990, khi máy tính cá nhân ngày càng trở nên phổ
biến, cùng với sự ra đời của mạng internet. Nhưng phát minh này khiến việc truy cập
thông tin trở nên dễ dàng hơn.

Hình 3: giai đoạn phát triển của EMR những năm 1960 đến 1980.
8


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế
(Ảnh: Net health)
Năm 1991, học viện y học Mỹ đã đề xuất kiến nghị, vào năm 2000, mỗi người bác sĩ nên
biết sử dụng máy tính để nâng cao khà năng chăm sóc bệnh nhân. Mặc dù kiến nghị này
không được ban hành thành luật, nhưng viện đã đưa ra nhiều cách để đạt được mục tiêu
này. Trong thời kì tổng thống George W. Bush còn tại chức, ngân sách cho công nghệ
thông tin y tế được tăng gấp đôi, cũng như mục tiêu đến năm 2014, ERM sẽ được áp
dung ở tất cả các bệnh viện. Việc ứng dung EMR tiếp tục nhận được sự tán thành của ông
Obama -tổng thống Hoa Kì nhiệm kì tiếp theo. Đến năm 2015, những tổ chức y tế ở Mỹ
không nâng cấp hệ thống lưu trữ sang lưu trữ điện tử sẽ bị phạt.

9


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế
Hình 4: giai đoạn phát triển của EMR từ những năm 1990 đến đầu thế kỉ 21

(Ảnh: Net health)
Khoảng một thập kỉ trước, có đến 9 trên 10 bác sĩ ở Mỹ sử dụng bệnh án giấy. Nhưng đến
2017, khoảng 90% bác sĩ đã sử dụng EMR thay thế cho ghi chép bằng giấy truyền thống
(3). Không chỉ ở Mỷ, EMR đang ngày càng được đón nhận và dần thay thế bệnh án giấy
ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Hình 5: Tình hình ứng dụng EMR hiện tại và tương lai.
(Ảnh: Net health)

2.2. Tính năng và lợi ích của EMR:
 Quản lý:
a Thông tin cá nhân, bảo hiểm y tế …
a Lịch trình: khả năng
 Giao tiếp: khả năng trao đổi thông tin với các nhân viên y tế khác và với bệnh
nhân
a Trao đổi thông tin với các bác sĩ thuộc các chuyên khoa khác
10


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế
Với bệnh nhân: khả năng liên lạc với bệnh nhân khi có lịch tái khám, theo
dõi bệnh nhân ngoại trú thường xuyên.
Lưu trữ
a Cho phép thiết lập, lưu trữ, sửa đổi, quàn lý thông tin của bệnh nhân
a Nhiều dạng lưu trữ phù hợp với đặc thù riêng của từng bệnh viện
a Liệt kê các vấn đề giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân mà
không sợ bị sót thông tin.
Khả năng quản lý các vấn đề y tế
a Kê đơn điện tử, có thể gởi ngay đến các khoa phòng xét nghiệm và quầy

thuốc mà không sợ thất lạc hay nhầm đơn thuốc
a Hạn chế tối đa việc tương tác thuốc và dị ứng nhờ công cụ kiểm tra tương
tác thuốc khi kê đơn
Bảo mật.
a Nhân viên y tế có thể truy cập thông tin bằng các thiết bị điện tử như điện
thoại di động, máy tính bảng, hay máy tính.
a Những thông tin về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân được bảo mật bằng
một hệ thống mã hóa mạnh đảm bảo những thông tin này không bị rò rĩ ra
bên ngoài.
Các khả năng khác
a Nhận kết quả lâm sàng nhanh chóng từ phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình
ảnh, giải phẫu bệnh.
a Sắp xếp thứ tự công việc theo lịch trình
a Hộ trợ chẩn đoán lâm sàng bằng cách đưa ra các chứng cứ khoa học cho
mỗi chẩn đoán
a Có thể in ấn thành văn bản giấy khi cần thiết
a









2.3 Tình hình sử dụng EMR ở Việt Nam
Hiện tại đã có một số bệnh viện triển khai thí điểm bệnh án điện tử đó là: bệnh viện Nhi
Trung Ương , Y học cổ truyền Trung Ương, Phụ sản Trung Ương, Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh,
bệnh viện Trung Ương Huế và bệnh viện quận Thủ Đức , tuy nhiên vẫn đang trong quá

trình hoàn thiện. Chi phí triển khai khá tốn kém, trung bình khoảng 8 - 9 tỉ đồng/bệnh
viện (4)
Ngày 30/6/2017, tại Quảng Bình, Cục Công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Y tế phối hợp
với Bệnh viện Việt Nam – Cuba Đồng Hới tổ chức Hội thảo đẩy mạnh triển khai bệnh án
điện tử tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Theo đó chính phủ giao tại Nghị quyết số
36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử và Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà
nước giai đoạn 2016-2020, trong đó nêu rõ Bộ Y tế xây dựng Hệ thống bệnh án điện tử,
triển khai trên toàn quốc trước ngày 1/1/2018 (5)

11


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG
3.1. Sự cần thiết của việc ứng dụng EMR vào thực tế:
Việt Nam được xếp vào một trong những nước có cơ cấu dân số đang trong quá trình già
hóa với tuổi thọ trung bình năm 2015 là 73.2 tuổi (70.7 tuổi ở nam và 76.1 tuổi ở nữ).
Trong các nước trong khu vực ASEAN, chỉ số già hóa của Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau
Thái Lan và Singapore. Cùng với đó, Việt Nam là quốc gia có gánh nặng bệnh tật kép.
Các bệnh lây nhiễm vẫn ở mức cao, các nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn ngày
càng có xu hướng tăng cao.Các bệnh không lây nhiễm tăng từ 45.5% năm 1990 lên
66.2% năm 2012. Trong bối cảnh già hóa dân số, cùng với sự gia tăng các bệnh mạn tính
không lây, dẫn tới số lượng bệnh nhân cần tìm đến các dịch vụ y tế ngày càng tặng. Điều
này đặt ra những thách thức với hệ thống y tế Việt Nam, đặc biệt trong việc quản lý dữ
liệu khổng lồ về hồ sơ của người bệnh. Với thực trạng lưu trữ dữ liệu bệnh sử tại Việt
Nam, việc phát triển ứng ụng EMR xây dựng trên nền tảng công nghệ được xem là giải
pháp tiềm năng.

Thực tế, chúng ta đã dần triển khai công nghệ tin học vào quản lý y tế, tuy nhiên sự áp
dụng này còn rất yếu và chưa đồng bộ. Tại một số bệnh viện, dữ liệu của người tham gia
bảo hiểm y tế phải được nhập lại 3 lần trên 3 phần mềm khác nhau: phần mềm quản lý
bệnh viện do bệnh viện đầu tư, phần mềm quản lý bảo hiểm y tế (do bảo hiểm y tế Việt
Nam cung cấp), phần mềm báo cáo thống kê (phần mềm Medisoft 2003 do bộ Y tế ban
hành để quản lý thông tin dịch tễ về bệnh tật và tử vong của các bệnh nhân ra viện. Việc
này gây nên sự lãng phí thời gian và nguồn nhân lực rất lớn cho ngành y tế.
Chúng ta đang cở giai đoạn chuyển giao giữa lưu trữ bằng phương pháp truyền thống
sang số hóa dữ liệu trong y tế. Sự thay đổi này không chỉ do yêu cầu số hóa để đồng bõ
dự liệu của nhà nước mà còn đến từ nhu cầu thực tế của ác y bác sĩ và bệnh nhân là đẩy
nhanh tốc độ và hiệu quả công việc. Trong nội dung chương này, em sẽ phân tích rõ hơn
EMR bằng nhiều góc nhìn, để nhận thấy điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weakness),
cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) khi chuyển sang dùng EMR.

3.2 Điểm mạnh (Strengths)
 Hạn chế tối đa sai sót.

Chữ viết tay có thể gây sai sót trong việc tiếp nhận cho người đọc, đặc biết các bác
sĩ do khối lượng công việc nhiều nên thường viết rất nhanh, viết tắt, và những
vùng miền khác nhau sử dụng những thuật ngữ khác nhau. Điều này dẫn tới sự
12


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế










không thống nhất và hiểu lầm trong nhiều tình huống. Nhưng sai sót này có thể
được hạn chế bằng việc sử dụng EMR để chuẩn hóa việc ghi chép thông tin bệnh
nhân.
Đẩy nhanh tiến độ công việc.
Việc theo dõi bệnh án có thể tiến hành bất kì đâu trong bệnh viện. Việc xem các
kết quả hình ảnh, nội soi được thực hiện trên máy tính sẽ cải thiện chất lượng hình
ảnh. Không như bệnh án giấy, việc tìm kiếm thông tin, so sánh sự thay đổi trong
kết quả cận lâm sàng dễ dàng hơn. Cho phép theo dõi bệnh nhân lâu hơn mà
không sợ mất hay thất lạc dữ liệu.
Tối ưu hóa hiệu quả chi phí
Việc sử dụng EMR sẽ tiết kiệm chi phí giấy tờ, in ấn, giảm chi phí lưu trữ cho hồ
sơ giấy, cũng như diện tích cho lưu trữ hồ sơ ở các khoa phòng và phòng lưu trữ
của bệnh viện. Bên cạnh đó, EMR cũng cho phép trao đổi thông tin giữa các bệnh
viện, giúp hạn chế chi phí thực hiện các xét nghiệm và thời gian cho bệnh nhân.
Tăng cường sự hợp tác giữa các trung tâm y tế
Như đã đề cập ở trên, EMR cho phép trao đổi thông tin bệnh nhân, kết quả xét
nghiệm giữa các khoa trong bệnh viện, cũng như giữa các bệnh viện với nhau.
Việc trao đổi thông tin này sẽ giúp bệnh nhân có một hồ sơ chuẩn mực duy nhất,
hạn chề tối đa các sai sót trong điều trị. Ví dụ khi bệnh nhân đang sử dụng thuốc
do bệnh viện A cung cấp, nhưng lại nhập bệnh viện B cấp cứu, thì EMR sẽ giúp
bệnh viện B tiết kiệm thời gian hỏi bệnh sử, thông tin cá nhân, dị ứng, các loại
thuốc đang sử dụng, hạn chế việc tương tác thuốc cũng như gián đoạn điều trị của
bệnh viện A.
Lợi ích xã hội
Một trong những lợi ích to lớn của EMR ít được đề cập tới đó là khả năng cải
thiện các nghiên cứu cộng đồng. Sử dụng các dữ liệu về thông tin bệnh nhân, các

nghiên cứu sẽ có được những thông tin chính xác hơn, tăng độ tin cậy cho các
bằng chứng nghiên cứu.

3.3 Điểm yếu (Weaknesses)
Mặc dù EMR ngày càng được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi, vẫn có những bất lời
trong việc sử dụng EMR.
 Vấn đề tài chính.

Chi phí để xây dựng hệ thống dữ liệu, duy trì, nâng cấp hệ thống khá tốn
kém.Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ, người ta ước tính chi phí phần
cứng, phần mềm, dịch vụ xấp xỉ 14,000 đô la Mỹ cho mỗi bác sĩ trong năm đầu
tiên sử dụng (6). Chi phí bảo trì, nâng cấp hang năm cũng sẽ rất tốn kém, theo một
nghiên cứu khác ước tính chi phí duy trì hoạt động mỗi năm (full-time-equivalent)
là 8,412 đô la Mỹ (7)
 Cần thời gian đễ các bác sĩ làm quen với việc sử dụng EMR.
13


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế
Việc làm quen với hệ thống, thăm khám và điền thông tin của bệnh nhân sẽ tốn
nhiều thời gian ở những lần đầu. Điều này có thể làm chậm tiến độ công việc trong
thời gian đầu đưa hệ thống vào sử dụng. EMR cần thời gian để thực sự phát huy
tính hữu dụng của nó.
 Rào cản công nghệ.
Nhiều nhân viên y tế sẽ cảm thấy khó khăn khi sử dụng EMR khi chươngt trình
yêu cầu người dùng phải có những hiểu biết nhất định về công nghệ. Rất nhiều
lệnh, công cụ người dùng phải trải qua các khóa đào tạo cơ bản để sử dụng.
 Không đồng bộ trong lưu trữ dữ liệu.
Nếu cơ sở y tế không đồng bộ tất cả giữ liệu dưới dạng số hóa, thì sẽ tồng đọng

song song hai hệ thống truyền thống và điện tử hóa, điều này dẫn đến thông tin
một cá nhân được lưu trữ dưới nhiều dạng, nhiều định dạng, cấu trúc và mã số
nhận diện khác nhau, làm chậm trễ, thiếu nhất quán và dễ gây sai sót trong chẩn
đoán và điều trị cho các y bác sĩ.

3.4. Cơ hội (Opportunities)
Những hạn chế còn tồn tại cũng chính là cơ hội cho EMR phát triển.
 EMR sẽ là hướng đi trong tương lai, khi bắt đầu từ tháng 1/2018, hơn 40 bệnh

viện bắt đầu thí điểm sữ dụng phần mềm này. Đây là một thị trường đầy tiềm năng
và là cơ hội cho các nhà đầu tư nghiên cứu vào lĩnh vực này để giảm chi phí lắp
đặt và bảo dưỡng, nâng cao khả năng cạnh tranh.
 Do tính hữu dụng, EMR nhận được nhiều nhận xét tích cực từ nhân viên y tế.
Không chỉ các bệnh viện công, lớn, mà những bệnh viên tư nhân cũng cần đồng bộ
hóa các dữ liệu của mình nếu muốn hội nhập vào nền y tế chung. Điều này sẽ giúp
loại bỏ dần bệnh án, đơn thuốc viết tay, những thông tin này sẽ được lưu lại, làm
cho các y bác sĩ sẽ cẩn thận hơn khi kê đơn chẩn đoán, góp phần hạn chế việc sử
dụng thuốc không đúng.

3.5 Thách thức (Threats)
 Vẫn chưa thể xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin qua EMR khắp cả nước trong

tương lai gần do cơ sở, hạ tầng kĩ thuật còn thiết và nguồn ngân sách còn hạn chế
 Khi thông tin được trao đổi giữa nhiều bệnh viện, thông tin đó sẽ được lưu trữ tại
nhiều hệ thống, vấn đề đảm bảo an toàn thông tin phải được đảm bảo.
 Việc không đồng bộ hóa trong các phần mềm EMR giữa các bệnh viện có thể làm
hạn chế việc trao đổi thông tin. Cần tìm ra một phần mềm tối ưu nhất để giúp hạn
vấn đề này.

14



Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ
Không còn nghi ngại gì vì EMR là một hướng đi đúng đắn giúp nâng cao hiệu quà và
chất lượng y tế trong tương lai. Tuy nhiên, để EMR thật sự đạt được những lợi ích
đúng như sáng kiến ban đầu của nó thì cần sự hỗ trợ từ nhiều phía.
Vấn đề lớn nhất để áp dụng EMR hiện nay là tìm nguồn kinh phí. Chính phủ nên có
chính sách hỗ trợ để kêu gọi các nguồn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này, các nguồn này có
thể đến từ nguồn hộ trợ từ các tổ chức cá nhân, nguồn tài tiền chính phủ, bảo hiểm y tế,
hay bệnh nhân tự trả tiền. Về lâu dài, chúng ta cần tìm ta nguồn giải pháp kinh tế nếu
muốn ứng dụng EMR cho toản quốc, có thể sẽ phải kết hợp nhiều nguồn tài chính khác
nhau.
Cần tổ chức các lớp cập nhật kiến thức công nghệ, để các y bác sĩ không còn thấy rào cản
trong việc sử dụng EMR.
Nâng cao khả năng bảo mật để EMR hạn chế tối đa khả năng rò rỉ thông tin và trùng lắp
thông tin giữa nhiều bệnh viện.
Còn cần nhiều nỗ lực và thời gian để EMR thực sự trở thành một phần của hệ thống y tế
Việt Nam. Những thay đổi đó có thể sẽ rõ ràng hơn sau một vài năm nữa. Các bác sĩ, đặc
biệt các bác sĩ trẻ và sinh viên ngành y nên đượct trang bị kiến thức về vấn đề này.

15


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hsieh, Chang-tseh (2010) "Electronic Medical Record System: Current Status and Its Use to Support
Universal Healthcare System," Communications of the IIMA: Vol. 10: Iss. 3, Article 7.
Available at: htp://scholarworks.lib.csusb.edu/ciima/vol10/iss3/7
2. Development of the Electronic Health Record”, AMA Journal of Ethics. />Truy cập ngày 12/8/2017
3.

EHR adoption rates: 20 must-see stats. />Truy cập ngày 12/8/2017

4. Châu, L. (02/07/2017). 40 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử từ 2018. Thanh Niên
16


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bêṇh viêṇ & Kinh tế y tế
Truy cập ngày 12/8/2017 tại />5. PV. (30/6/2017). Chính thức triển khai bệnh án điện tử từ 1/1/2018. Báo mới
Truy cập ngày 12/8/2017 tại />6. CDW. CDW Healthcare Physician Practice EHR Price Tag. Vernon
/>
Hills,

IL;

2010.

Truy cập ngày 12/8/2017
7. Miller RH, West C, Brown TM, et al. The value of electronic health records in solo or small group
practices. Health Aff (Millwood). 2005; 24(5):1127–1137

17




×