Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Quản lý an toàn bệnh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.21 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

QUẢN LÝ AN TOÀN BỆNH NHÂN

LÊ CHẾ QUỲNH TRÂM
MSSV: 125272106

Tp. HCM, 08/2017


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Mục lục

i

Danh sách hình vẽ

ii



Danh sách thuật ngữ viết tắt

iii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1. Các thuật ngữ

2

2.2. Các yếu tố liên quan đến sự cố y khoa

2

2.3. Sai sót y khoa – Một vấn đề hệ thống

4

2.4. Điều 7, Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn thực hiện

6

quản lý chất lượng thực hiện khám chữa bệnh tại bệnh viện

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

7

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17

Phụ lục 1: Phân tích nguyên nhân gốc (Root Cause Analysis)

19


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
i


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Danh sách hình vẽ
Hình 1: Mô hình Phô mai Thuỵ Sĩ (Swiss cheese) về
rủi ro, phòng ngừa, rào cản và đường đi của sự cố có
thể gây hại
Hình 2: Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí- nơi

xảy ra vụ việc
Hình 3: Biểu đồ xương cá trong phân tích nguyên
nhân gốc
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.
CBYT: Cán bộ y tế.
BHYT: Bảo Hiểm Y Tế
BYT: Bộ Y tế
BV: Bệnh viện
AE: Adverse effect – sự cố không mong muốn

Tran
g
5
7


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Nhu cầu lớn nhất của bệnh nhân khi đến với bệnh viện là nhu
cầu được khám chữa bệnh, đó là điều không thay đổi, từ giai đoạn
chẩn đoán bệnh chỉ đơn thuần dựa trên kỹ năng lâm sàng của bác sĩ
là nhìn sờ gõ nghe, cho đến thời kỳ y học chứng cứ như hiện nay với
sự hỗ trợ của các máy móc cận lâm sàng. Sự hiện đại hóa cung cấp
một dịch vụ y tế tốt hơn, tuy nhiên kèm theo đó là sự gia tăng về tỉ

lệ rủi ro, có nghĩa là giảm sự an toàn người bệnh.
Khi bệnh nhân không còn được đảm bảo an toàn thì rõ ràng là
chất lượng dịch vụ y tế sẽ ngày càng giảm sút. Mặc khác, điều này đi
ngược lại với quy tắc của ngành y tế là “First, do no harm”- tức là,
điều đầu tiên là không gây hại. Không chỉ vậy, sự không tin tưởng
của người dân khi đến khám chữa bệnh sẽ làm mâu thuẫn người
bệnh – ngành y tế ngày một leo thang, kết cục là bác sĩ thì không
tập trung điều trị, người bệnh cũng không muốn nghe theo lời bác sĩ,
thay vào đó họ ra nước ngoài chữa hoặc đi cúng bái, thực hiện các
hủ tục mê tín dị đoan...sức khỏe chung toàn dân sẽ giảm nghiêm
trọng.
“Nhân vô bất thập toàn”, con người thì không thể lúc nào cũng
hoàn hảo, nhưng đối với nhân viên y tế, những người nắm giữ sức
khỏe và sinh mệnh của người khác thì một sai sót nhỏ có thể để lại
hậu quả nghiêm trọng không thể nào sửa chữa được. Vì vậy quản lý
an toàn bệnh nhân là một phần gắn bó mật thiết với công việc của
nhà quản lý.
Mặt khác, an toàn người bệnh không phải là trách nhiệm của
riêng nhà quản lý. Tất cả mọi bộ phận trong bộ máy vận hành của cơ
sở y tế đều đóng góp vào sự đảm bảo chất lượng an toàn khám chữa
bệnh. Có nghĩa là bao gồm cả nhân viên y tế như bác sĩ, điều dưỡng,
nữ hộ sinh, hộ lý; các nhân viên kỹ thuật, vi tính, bảo trì máy, văn
phòng tư vẩn, phòng kiểm soát nhiễm khuẩn..., mọi người đều phải
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cuối cùng, nhà quản lý là người có
trách nhiệm điều hành và phân bố quy trình cho hợp lý và đánh giá
kết quả đầu ra.
Đương nhiên rằng rủi ro là điều không ai mong đợi, nhưng theo
định luật Murphy, “Nếu một việc có thể diễn tiến xấu, nó sẽ diễn tiến
đúng như thế”. Rủi ro là không thể tránh khỏi, lúc nào cũng sẽ có
một xác suất những sự kiện không mong muốn xảy ra, nhưng để hạn

chế tối đa xác suất đó phải có một quy trình cụ thể. Chính vì vậy mà
cả Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Bộ Y Tế Việt Nam đều ban hành
các tài liệu giảng dạy hay đào tạo liên tục về vấn đề này. Thực hiện
theo quy trình không chỉ giúp giảm nguy cơ rủi ro mà nó còn giảm


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
sự đổ lỗi cho nhau khi có rủi ro xảy ra, là một bản tính thường thấy ở
người Việt Nam.
1


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Các thuật ngữ: [1]
Lỗi – Error: Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng
các quy định không phù hợp.
Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan
tới người bệnh.
Tác hại – Harm: Suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể
hoặc ảnh hưởng có hại phát sinh từ sự cố đã xảy ra. Tác hại bao
gồm: bệnh, chấn thương, đau đớn, tàn tật và chết người.
Sự cố không mong muốn – Adverse effect (AE): Y văn của các
nước sử dụng thuật ngữ “sự cố không mong muốn” ngày càng nhiều

vì các thuật ngữ “sai sót chuyên môn, sai lầm y khoa” dễ hiểu sai
lệch về trách nhiệm của cán bộ y tế và trong thực tế không phải bất
cứ sự cố nào cũng do cán bộ y tế.
-

-

Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến
quản lý y tế (khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh
vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, sử dụng trang thiết bị y tế
và cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phòng ngừa và
không thể phòng ngừa.
Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không
mong muốn gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc
y tế hoặc trong y tế. Để đo lường sự cố y khoa các nhà khoa
học Mỹ dựa vào ba nhóm tiêu chí. (1) Các sự cố thuộc danh
sách các sự cố nghiêm trọng; (2) Các tình trạng/vấn đề sức
khỏe người bệnh mắc phải trong bệnh viện; và (3) Sự cố dẫn
đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng cho người bênh nằm trong
bảng 4 Phân loại mức độ nguy hại cho người bệnh từ F-I, bao
gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải
can thiệp cấp cứu và chết người.

2.2. Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa [2]
2.2.1. Yếu tố con người
a) Sai sót không chủ định
- Do thiếu tập trung khi thực hiện các công việc thường quy
(bác sĩ ghi hồ



[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
sơ bệnh án, điều dưỡng tiêm và phát thuốc cho người bệnh..). Các
sai lầm này
không liên quan tới kiến thức, kỹ năng của người hành nghề mà
thường liên quan
tới các thói quen công việc.
[1], [2]: Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Bộ Y Tế, Cục
quản lý khám chữa bệnh, dự án tăng cường chất lượng nguồn nhân
lực trong khám chữa bệnh
2

- Do quên ( bác sĩ quên không chỉ định các xét nghiệm cấp
để chẩn đoán,
điều dưỡng viên quên không bàn giao thuốc, quên không
lấy bệnh phẩm xét
nghiệm,..)
- Do tình cảnh của người hành nghề ( mệt mỏi, ốm đau, tâm
lý,..)
- Do kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp hạn chế áp dụng
các quy định
chuyên môn không phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
sự cố y khoa
không mong muốn xảy ra ngay đối với các thầy thuốc có kinh
nghiệm nhất và
đang trong lúc thực hiện công việc chuyên môn có trách nhiệm
với người bệnh.
b) Sai sót chuyên môn

- Cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn.
- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
2.2.2. Đặc điểm chuyên môn y tế bất định
- Bệnh tật của người bệnh diễn biến, thay đổi.
- Y học là khoa học chẩn đoán luôn kèm theo xác suất.
- Can thiệp nhiều thủ thuật, phẫu thuật trên người bệnh dẫn
đến rủi ro và


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
biến chứng bất khả kháng.
- Sử dụng thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể dễ gây sốc phản
vệ, phản ứng
v.v,..
2.2.3. Môi trường làm việc nhiều áp lực
- Môi trường vật lý ( tiếng ồn, nhiệt độ, diện tích..)
- Môi trường công việc ( quá tải, thiếu nhân lực, thiếu phương
tiện..); Môi
trường tâm lý (tiếp xúc với người ốm, tâm lý luôn căng thẳng…)
2.2.4. Quản lý và điều hành dây chuyền khám chữa
bệnh
- Một số chính sách, cơ chế vận hành bệnh viện đang tiềm ẩn
nhiều nguy
cơ có thể làm gia tăng sự cố y khoa liên quan tới BHYT, tự chủ,
khoán quản làm tăng lạm dụng dịch vụ y tế.
3
- Tổ chức cung cấp dịch vụ: Dây chuyền khám chữa bệnh khá

phức tạp,
ngắt quãng, nhiều đầu mối, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp
tác chưa tốt.
- Thiếu nhân lực nên bố trí nhân lực không đủ để bảo đảm
chăm sóc người
bệnh 24 giờ/24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần. Các ngày cuối tuần, ngày lễ
việc chăm
sóc, theo dõi người bệnh chưa bảo đảm liên tục.
2.3. Sai sót y khoa – Một vấn đề hệ thống [3]
Các nghiên cứu một cách hệ thống về sự cố tại tổ chức giúp
chúng ta hiểu được rằng sai sót không xảy ra một cách đơn lẻ mà
được định hình từ bản chất của tổ chức sinh ra nó.
Các sai sót có thể gây hại trực tiếp hoặc có thể làm giảm khả
năng phòng bị sẵn có. Các sai sót này xảy ra ở mũi nhọn và được gọi
là thất bại hiệu lực (active failure). Khi sự cố xảy ra, việc xác định


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
thất bại hiệu lực thường khá dễ dàng, đồng thời một hoặc nhiều cá
nhân ở vị trí “mũi nhọn” sẽ bị phê bình, công kích. Việc chú ý tới mũi
nhọn được gọi là“tiếp cận con người” (person appoach), vì nó chú
trọng đến việc quy trách nhiệm cho các cá nhân. Vấn đề của cách
tiếp cận này là thất bại hiệu lực hầu như không do cố ý và thường
không xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Sai sót có xu hướng xảy ra theo một hình mẫu lặp đi lặp lại.
Quá chú trọng vào sai lầm cá nhân làm chệch sự chú ý khỏi việc
“tiếp cận hệ thống” (systems approach) để phát hiện ra nguyên

nhân của sai sót. Thất bại hiệu lực của cá nhân thường là triệu
chứng củatình trạng tiềm tàng (latent conditions) sâu hơn bị bỏ qua.
Các ví dụ của tình trạng tiềm tàng bao gồm giám sát và đào tạo
kém; thiết kế công việc yếu; thiếu sự phân quyền; quy trình không
thực tế hoặc không vận dụng được; không đủ công cụ; và thiết kế,
vận hành hệ thống tự động kém hiệu quả. Mỗi nguy cơ tiềm tàng
này đều là một lỗ hổng trong hàng rào bảo vệ, tương tự các lỗ khí
trên miếng phô mai Thuỵ Sĩ.
Các nguy cơ tiềm tàng được biểu trưng bằng các lỗ có sẵn trên
các lớp. Thất bại hiệu lực có thể được tượng trưng bằng những lỗ mới
được tạo ra. Hậu quả nguy hại khi một rủi ro bất kỳ đi theo con
đường vàng dọc theo các lỗ trên tất cả các lát xếp thẳng hàng, tạo
điều kiện cho rủi ro có thể lọt qua tất cả các hàng rào phòng vệ và
dẫn đến sự cố. Hầu hết các sự cố xảy ra khi có một sự kết hợp khác
thường của nhiều thất bại, khi xét đơn độc thì không đáng chú ý
nhưng khi kết hợp lại thì có thể tạo thành hoàn cảnh thích hợp để sự
cố xảy ra.
[3]: Ha, V.(27/06/20117). Phân tích hệ thống gây tử vong tại BV Hòa Bình. Truy
cập ngày 09/08 từ: />
4


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 1: Mô hình Phô mai Thuỵ Sĩ (Swiss cheese) về rủi ro, phòng ngừa,
rào cản và đường đi của sự cố có thể gây hại. Nguồn: Reason J. The
human error. BMJ. 2000;320:768–770.


2.4. Điều 7, Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn thực hiện
quản lý chất lượng thực hiện khám chữa bệnh tại bệnh viện
[4]
Điều 7. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và
nhân viên y tế
1. Thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm
an toàn người bệnh và nhân viên y tế với các nội dung chủ yếu sau:
a) Xác định chính xác người bệnh, tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch
vụ;
b) An toàn phẫu thuật, thủ thuật;
c) An toàn trong sử dụng thuốc;
d) Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện;
đ) Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạt thông tin sai
lệch giữa nhân viên y tế;
e) Phòng ngừa người bệnh bị ngã;


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
g) An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế.
5
2. Bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người bệnh, khách
thăm và nhân viên y tế; tránh tai nạn, rủi ro, phơi nhiễm nghề
nghiệp.
3. Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y
khoa tại các khoa lâm sàng và toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt
buộc và tự nguyện.

4. Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để
xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên
nhân chủ quan của nhân viên y tế; đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể
xảy ra.
5. Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có các hành động khắc
phục đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và
nguyên nhân chủ quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa
rủi ro.


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

6


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG
3.1. Sự cố y khoa – Bệnh nhân, bác sĩ và nhà báo
Thực tế là sự cố trong y khoa không phải là một vấn đề mới,
nhưng nó được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây một
phần vì trình độ dân trí nước ta ngày một tăng cao, và cũng do sức
ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông. Nhiều người dân khi
nghĩ đến sự cố y khoa thì áp đặt ngay rằng đây là lỗi của bác sĩ, điều
dưỡng,... những người trực tiếp chăm sóc người bệnh trong bệnh

viện, từ đó sinh ra những hành vi thái độ không đúng mực, đôi khi là
xúc phạm tới danh dự và nhân phẩm của nhân viên y tế. Hiểu lầm
này làm mâu thuẫn giữa bệnh nhân và bệnh viện ngày một lớn hơn
và dẫn đến những hậu quả không tốt.

Hình 2: Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí- nơi xảy ra vụ việc.
Nguồn ảnh: xaluan.com

Lấy ví dụ về một sự cố y khoa gần đây mà nguyên nhân của nó
là bất khả kháng. Theo lời kể của gia đình người bệnh, ngày 9.7, bà
Hồng (79 tuổi) bị ngã ở nhà vệ sinh. Sau khi ngã, bà Hồng bị mất
vận động háng, đùi phải và được đưa vào bệnh viện Việt Nam- Thụy
Điển Uông Bí. Lúc vào viện, người bệnh tỉnh, đùi và háng biến dạng,
bàn chân phải đổ ngoài, chân phải ngắn hơn chân trái, mất vận động
háng và đùi phải; nắn vùng mấu chuyển xương đùi phải đau chói,
mạch mu chân phải rõ. Chụp X quang khung chậu thấy hình ảnh gãy
cổ xương đùi phải, có bong mảnh xương, chẩn đoán gãy kín liên mấu


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
chuyển xương đùi phải phức tạp. Người bệnh và người nhà được giải
thích về tình hình bệnh tật, phương pháp phẫu thuật và sử dụng
công nghệ cao (thay khớp háng), gia đình đồng ý phẫu thuật.
7
Ca phẫu thuật diễn ra từ 10h10 đến 11h50 ngày 12.7. Bác sĩ
phẫu thuật thực hiện đúng quy trình phẫu thuật thay khớp và cuộc
phẫu thuật diễn biến bình thường. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được

khám, theo dõi liên tục. Từ 14h45, người bệnh xuất hiện tụt huyết
áp. Sau đó, bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực bằng truyền
dịch, các thuốc vận mạch nâng huyết áp và làm các xét nghiệm, cận
lâm sàng để xác định nguyên nhân. Sau hội chẩn liên khoa, người
bệnh được chẩn đoán theo dõi nhồi máu phổi ở người bệnh phẫu
thuật thay khớp kháng, chưa loại trừ nhồi máu cơ tim, tiếp tục được
điều trị hồi sức tích cực nhưng diễn biến người bệnh nặng lên và tử
vong hồi 4h40 ngày 13.7.
Theo báo cáo của BV, nguyên nhân tử vong do tắc mạch phổi
hoặc nhồi máu cơ tim ở người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng.
Gia đình người bệnh có bức xúc và yêu cầu bệnh viện làm rõ nguyên
nhân tử vong. Bệnh viện đã báo cáo Lãnh đạo và Công an TP Uông
Bí, cơ quan công an đã cử cán bộ điều tra đến cùng với bệnh viện để
giải quyết sự việc và tiến hành giải phẫu tử thi, tìm nguyên nhân.
Báo cáo của BV nêu rõ: “Trong quá trình mổ tử thi có ghi nhận
có nhồi máu phổi, động mạch phổi có cục máu đông. Nhồi máu phổi
là một tai biến rất nặng, xảy ra trong và sau các trường hợp phẫu
thuật vùng xương chậu, khớp háng, tiểu khung. Khi xảy ra tai biến,
người bệnh đã được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực nhưng
không kết quả”. “Đây là nỗi đau của gia đình người bệnh và cũng là
nỗi đau của người thầy thuốc. Sau khi người bệnh tử vong, BV đã
cùng gia đình đưa thi hài người bệnh về nhà an táng và chia sẻ nỗi
đau này với gia đình”- báo cáo nhấn mạnh.
Trước đó, cho rằng người bệnh chết bất thường và kíp trực hôm
đó không quan tâm, để ý tới bệnh nhân, gia đình bệnh nhân đã kéo
đến bệnh viện tố cáo bác sĩ tắc trách, đồng thời đề nghị cơ quan
chức năng vào cuộc làm rõ vụ việc. Công an thành phố Uông Bí đã
phải có mặt tại hiện trường ổn định trật tự, lập biên bản và lấy lời
khai của các bên. Thông tin trên được lấy từ bài báo “Bệnh nhân tử
vong sau khi thay khớp háng, gia đình bức xúc kéo đến bệnh viện”

được đăng trên baomoi.com ngày 13/7/2017.


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Đó chỉ là câu chuyện xảy ra tại một bệnh viện, nhưng cũng là
kịch bản chung đang diễn ra ở nhiều nơi, khi mà bệnh nhân và người
nhà không đặt niềm tin vào bác sĩ nữa. Để dẫn đến tình trạng này,
đa số nhân viên y tế đổ lỗi cho truyền thông đã đưa tin sai lệch
không đúng sự thật để “ném đá”, “câu view”. Quả thực là một số
nhà báo có làm vậy để chiều theo ý muốn của dư luận, nhưng những
vấn đề như vậy sẽ không được công chúng quan tâm theo dõi nếu
ngay từ đầu ngành y tế có sự giải thích rõ ràng. Nhưng thay vào đó,
bệnh nhân lâu nay đã quen với sự “im lặng” của bác sĩ, không giải
thích, không dặn dò, đôi khi còn quát nạt khi bệnh nhân thắc mắc.
Đồng ý là bác sĩ lúc nào cũng bận và mệt vì tình trạng quá tải hiện
nay, thời gian khám bệnh
8
cho một cá nhân là rất ngắn so với thời gian cho một người bệnh ở
nước ngoài. Tuy vậy mỗi nhân viên y tế chỉ cần thay đổi cách nhìn,
thay vì coi bệnh nhân như là người cần mình hay mình là người đang
ban ơn, phải coi rằng y tế là một ngành dịch vụ, nhân viên y tế cung
cấp dịch vụ đó và người bệnh trả tiền để được hưởng, như vậy không
chỉ thái độ của chúng ta mà chất lượng điều trị cũng sẽ tốt hơn, vì
người bệnh cảm thấy thoải mái về tâm lý khi nằm viện.
Còn về phía truyền thông, để tránh việc đưa tin sai lệch, phóng
đại với ý đồ xấu, cần có một bộ luật. Bộ luật này cần một số điều
kiện như: không cho phép nhà báo đưa thông tin không đúng sự

thật, bóp méo bằng chứng, không được viết về các thông tin khoa
học mà không có chứng cứ để đánh lừa người đọc. Mỗi phóng viên
cũng phải có đạo đức hành nghề vì truyền thông là tiếng nói của dư
luận, nên không thể lấy góc nhìn chủ quan của mình, hay vì tư thù,
lợi ích cá nhân mà thay đổi sự thật.
3.2. Những quy định về đảm bảo an toàn người bệnh hiện
nay
Hiện tại, các quy định về đảm bảo an toàn người bệnh gồm có
quy định riêng của từng bệnh viện và điều 7 trong thông tư
19/2013/TT-BYT hướng dẫn các phần cần thiết lập quy định và quyết
định 56/QĐ-K2ĐT về việc ban hành chương trình và tài liệu đào tạo
“An toàn người bệnh”. Việc các bệnh viện tự xây dựng quy trình của
riêng mình có những mặt tốt như: phù hợp với quy mô và cơ sở hạ
tầng của bệnh viện, phù hợp hơn về chuyên môn của từng khoa
phòng, mỗi địa phương khác nhau có tác phong làm việc và văn hóa


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
ứng xử khác nhau...Tuy nhiên việc này cũng gây bất lợi trong đánh
giá chất lượng giữa các bệnh viện khác nhau vì chưa có một chuẩn
mực chung.
Những biện pháp đảm bảo an toàn người bệnh đang được
thực hiện bệnh viện Thống Nhất theo cẩm nang an toàn
người bệnh [5]:
1. Phòng ngừa sự cố trong xác định tên người bệnh
a. Nguyên nhân
• Người bệnh: bất đồng ngôn ngữ, khiếm thính, khiếm thị, đặc





-

điểm bệnh tật, tình trạng tâm lý, tâm thần...
Nhân viên y tế: nói nhỏ, kỹ năng giao tiếp chưa tốt, cách thức
bàn giao bệnh nhân giữa các nhân viên chưa tốt...
Môi trường: quá tải bệnh viện, ồn ào...
Quản lý điều hành: thiếu quy trình, hướng dẫn...
b. Biện pháp phòng ngừa
Không khuyến khích y lệnh miệng. Nếu có cần phải:
Người nhận: viết lại hoặc đọc lại nguyên văn nôi dung chỉ định
cho người chỉ định nghe.
Người chỉ định: xác nhận bằng miệng chỉ định đó là chính xác,
có người thứ 3
9




-

cùng xác nhận thì tốt hơn.
Chữ viết rõ ràng, chuẩn hóa từ viết tắt
Ghi chỉ định theo đúng quy định của BYT.
Quy định danh mục từ viết tắt.
Kiểm tra giảm sát đảm bảo quy định được mọi người tuân thủ.
Qui định bàn giao người bệnh

Đối tượng giao- nhận
Thời gian
Địa điểm
Nội dung bàn giao
Chữ ký
Trả kết quả xét nghiệm đúng thời gian và thông báo kịp
thời kết quả xét nghiệm bất thường
Quy định về thời gian trả kết quả xét nghiệm.
Quy định về việc thông báo, tiếp nhận kết quả và giá trị các
xét nghiệm quan trọng.
Thông báo cho khoa hoặc người chỉ định xét nghiệm nếu bất
thường.
Quy định về báo cáo kết quả xét nghiệm cho nhân viên thay
thế (trực) khi nhân viên chịu trách nhiệm vắng mặt.


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích người bệnh tham gia
vào quá trình điều trị, chăm sóc
- Quyền người bệnh
- Tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh, người nhà.
2. Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc


Sai sót trong sử dụng thuốc bao gồm bất kỳ sai sót nào xảy ra
trong quá trình kê đơn, cấp phát thuốc, bất kể sai sót đó có dẫn
đến kết quả bất lợi hay không.

a. Phân loại
Sai sót trong kê đơn:
Lựa chọn thuốc không chính xác.
Cách sử dụng thuốc không đúng.
Đơn thuốc hoặc chữ viết tắt không đọc được, kê đơn bằng
miệng dẫn đến dùng sai thuốc, sai người bệnh, thiếu hàm
lượng, nhầm lẫn khi cấp phát và thực hiện thuốc.
- Kê các thuốc có tương tác mức độ nguy hiểm.
- Thiếu thông tin người bệnh.
• Sai sót trong cấp phát thuốc:
- Cấp phát nhầm thuốc.
- Cấp phát thuốc không đảm bảo chất lượng.

-

10
Sai sót trong giám sát sử dụng thuốc:
Kê đơn không phù hợp với chẩn đoán và phác đồ điều trị.
Tình trạng bệnh không chính xác.
b. Biện pháp phòng ngừa
• Thông tin về người bệnh
- Nắm rõ tiền sử dị ứng, y lệnh khi giám sát sử dụng thuốc, cấp
phát thuốc.
- Đeo vòng tay đánh dấu người bệnh có tiền sử dị ứng.
- Trả kết quả xét nghiệm qua hệ thống mạng bệnh viện.
- Theo dõi kĩ người bệnh có nguy cơ cao: béo phì, hen, ngưng
thở khi ngủ,... khi sử dụng nhóm opioids.
• Thông tin thuốc
- Cập nhập kịp thời thông tin thuốc.
- Có dược sĩ tư vấn cho người bệnh về thuốc đặc biệt với các

thuốc cần yêu cầu trước khi sử dụng.
- Các thuốc có cảnh báo cao cần cung cấp thông tin dưới dạng
biểu đồ, quy trình, bảng kiểm, liệt kê liều dùng tối đa.
• Trao đổi thông tin:


-


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế


-


-





-

Sử dụng hệ thống kê đơn điện tử có mẫu yêu cầu thuốc chuẩn,
đầy đủ thông tin và hệ thống mạng bệnh viện.
Hạn chế yêu cầu thuốc qua điện thoại.
Gửi tất cả các yêu cầu thuốc cho khoa Dược.

Xây dựng quy trình khi yêu cầu thuốc.
Tên thuốc, nhãn thuốc, dạng đóng gói:
Lưu ý các thuốc nhìn giống nhau và tên thương mại giống
nhau.
Thuốc phải đầy đủ, rõ ràng tên thuốc, hàm lượng, được bảo
quản trong hộp đến khi cấp phát cho người bệnh.
Sử dụng các nhãn cảnh báo về các thuốc có chỉ dẫn đặc biệt
về bảo quản và độ an toàn.
Danh mục các thuốc cảnh báo.
Pha chế, bảo quản, cấp phát thuốc:
Chuẩn hóa nồng độ insulin, heparrin, morphin.
Sử dụng các dung dịch tiêm truyền đã pha sẵn.
Xây dựng quy trình về lĩnh thuốc hằng ngày, cấp phát thuốc,
thuốc cấp cứu, thuốc dùng cho người bênh đặc biệt, các thuốc
cảnh báo.
Thiết lập tủ thuốc cấp cứu tại khoa lâm sàng.
Thiết bị hỗ trợ dùng thuốc:
Lựa chọn thiết bị phù hợp
Kiểm tra kỹ các thiết bị trước khi mua và sử dụng.
Đào tạo cho các nhân viên y tế về cách sử dụng và kỹ thuật
các thiết bị mới.
11
Kiểm tra hai lần (double-check) khi truyền dịch.
Môi trường làm việc:
Đảm bảo môi trường làm việc đủ ánh sáng, tránh tiếng ồn, đi
lại nhiều gây mất tập trung.
Có kế hoạch về nhân sự, thời gian làm việc của cán bộ y tế.
Thông báo về kế hoạch và thực hiện kỹ thuật mới cho các nhân
viên y tế.
Năng lực và chuyên ngành đào tạo

Bố trí công việc đúng chuyên ngành, hợp lý, định kỳ đánh giá.
Cung cấp thông tin cho người bệnh:
Tư vấn cho người bệnh về thông tin thuốc và tuân thủ điều trị.
Cung cấp thông tin về tên thuốc, thuốc cảnh báo, số điện thoại
người liên lạc khi cần hỏi thông tin về thuốc sau khi xuất viện.
Khuyến khích người bệnh giữ lại các đơn thuốc đã dùng.
Quy trình quản lý chất lượng và rủi ro:
Công bố vấn đề an toàn cho người bệnh.


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Đào tạo cho các cán bộ quản lý để đánh giá năng lực và khả
năng giải quyết vấn đề phức tạp.
- Thay đổi cách nghĩ đổ lỗi khi xảy ra sai sót.
- Báo cáo thường xuyên, thảo luận nhóm và cách phòng tránh
các sai sót.
- Thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Sử dụng công nghệ mã hóa bệnh nhân trong điều trị.
3. Phòng ngừa sai sót, sự cố phẫu thuật, thủ thuật
a. Mười mục tiêu an toàn trong phẫu thuật, thủ thuật:
- Phẫu thuật đúng bệnh nhân, đúng vùng mổ.
- Sử dụng các phương pháp vô cảm phù hợp, tránh gây tổn hại
cho bệnh nhân.
- Đánh giá và chuẩn bị tốt hệ thống đường thở và chức năng hô
hấp.
- Đánh giá và chuẩn bị tốt để xử lý nguy cơ mất máu.
- Tránh sử dụng đồ hay thuốc gây dị ứng ở những bệnh nhân biết

có nguy cơ dị ứng.
- Áp dụng tối đa các phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm
trùng ngoại khoa.
- Tránh để quên dụng cụ mổ hay bông gạc trong vùng mổ.
- Kiểm tra đối chiếu kỹ bệnh phẩm phẫu thuật.
- Thông báo kết quả và trao đổi thông tin đến người tổ chức thực
hiện an toàn phẫu thuật.
- Các bệnh viện và hệ thống y tế thành lập bộ phận có nhiệm vụ
thường xuyên theo dõi số lượng kết quả phẫu thuật.
b. Biện pháp phòng ngừa
- Chuẩn bị kỹ trước khi phẫu thuật.
- Thông tin người bệnh chi tiết, đầy đủ.
- Chuẩn bị máu, thuốc men đầy đủ.
12
- Cần có sự trao đổi thông tin bệnh nhân và chi tiết cuộc phẫu
thuật giữa các thành viên trong nhóm phẫu thuật.
- Đảm bảo trình độ chuyên môn của phẫu thuật viên.
- Tham gia tập huấn về an toàn phẫu thuật.
- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn người bệnh, thực hiện bảng
kiểm trước, trong và sau phẫu thuật.
- Cải thiện môi trường làm việc.
4. Kiểm soát nhiễm khuẩn
-

Nhiễm khuẩn người bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại
bệnh viện và nhiễm khuẩn đó không phải là lý do nhập viện
hoặc/và nhiễm khuẩn xảy ra với người bệnh trong bệnh viện hoặc
cơ sở y tế khác mà nhiễm khuẩn này không hiện diện hoặc không



[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Nhiễm khuẩn
bệnh viện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập
viện.
a. Phân loại vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp:
-

-

Nhiễm khuẩn vết mổ
Viêm phổi bệnh viện có/không liên quan thở máy
Nhiễm khuẩn huyết liên quan đến dụng cụ đặt trong lòng mạch
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
b. Đường lây nhiễm:
Tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp (tiếp xúc với vật trung
gian chứa tác nhân gây bệnh)
Lây nhiễm qua đường giọt bẩn (ho, hắt hơi...)
Lây qua đường không khí
c. Nguồn lây nhiễm:
Từ môi trường: không khí, bề mặt vật dụng xung quanh người
bệnh...
Từ người bệnh: yếu tố thuận lợi cho NKBV (tuổi, tình trạng sức
khỏe, thuốc điều trị...)
Từ hoạt động chăm sóc và điều trị: sử dụng các dụng cụ, thiết
bị y tế xâm nhập cơ thể.
Sử dụng kháng sinh không thích hợp, tăng trình trạng kháng
thuốc của vi khuẩn.

Từ cán bộ y tế: chưa tuân thủ quy định phòng ngừa nhiễm
khuẩn; vệ sinh tay, sử dụng đồ bảo hộ lao động chuyên dùng
(găng tay, khẩu trang...)
d. Biện phấp phòng ngừa:
Đào tạo, tham gia tập huấn về phòng ngừa, kiểm soát nhiễm
khuẩn bệnh viện.
Tuân thủ quy định về phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện.
Tuân thủ rửa tay nội khoa, ngoại khoa (đúng bước, đúng thời
điểm).
Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động chuyên dụng.
Vệ sinh đường hô hấp, che miệng khi ho.
13
Xếp giường bệnh nhân phù hợp.
Xử lý tránh lây nhiễm chéo vật dụng sử dụng cho bệnh nhân.
Khử khuẩn môi trường buồng bệnh.
Xử lý đồ giặt hấp.
Thực hành tiêm an toàn.
Sử dụng khẩu trang trong lúc chọc dò ngoài màng cứng và
chọc dò tủy sống.


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- An toàn nhân viên.
5. Phòng ngừa sự cố trong môi trường chăm sóc y tế và sử

-


-

-

dụng trạng thiết bị y tế
5.1. Cháy nổ
a. Tác nhân thường gặp
Nổ oxy
Bình ga
Hóa chất
Điện
Nhiệt (dao mổ, nguồn sáng quang học, tia cao áp tĩnh điện...)
b. Biện pháp phòng ngừa
Quy trình chống cháy nổ: thông tin ngăn ngừa – quản lý cháy
nổ, tập huấn về chuỗi mệnh lệnh trong tình trạng khẩn cấp, vị
trí – cách sử dụng dụng cụ chữa cháy, kích hoạt hệ thống báo
động, lộ trình sơ tán chính/phụ ngang qua bức tường lửa, vai
trò của các thành viên.
Hạn chế chất dễ cháy
Tham gia khóa huấn luyện phòng cháy chữa cháy
Trước phẫu thuật:
o Không che phủ bệnh nhân cho đến khi các vật chuẩn bị
dễ cháy đều khô.
o Nối chặt các dây cáp trước khi hoạt hóa nguồn của đèn
sợi quang học.
o Quản lý chặt chẽ dung dịch có cồn dùng trong sát trùng
da.
o Làm ẩm các miếng bọt biển, gạc và nút gạc để giảm khả
năng bắt lửa.

o Cẩn thận với nguồn oxy hở: dùng nồng độ oxy tối thiểu,
khởi phát với Oxy 30%, ngưng oxy tối thiểu 1 phút trước
và trong khi sử dụng phẫu thuật điện, đốt điện, laser.
5.2. Té ngã
a. Nguy cơ té ngã:
Do bản thân bệnh nhân:
o Có tiền sử té ngã
o Tuổi lớn
o Khiếm khuyết về cảm giác và thính giác
o Tâm lý sợ té ngã
o Dùng thuốc an thần, thuốc gây mê, thuốc điều trị tâm lý,
thuốc rối loạn nhịp, thuốc hạ áp
14


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Bệnh lý: bệnh tuần hoàn, bệnh hô hấp mạn tính, viêm
khớp, rối loạn thăng bằng, giảm trương lực cơ, rối loạn
tiểu tiện, vấn đề ở chân (loét, biến dạng, dị tật...)
Do môi trường:
o Nền nhà trơn trượt, bậc cầu thang không dán các thiết bị
chống ngã, thiếu các biển cảnh báo dễ ngã...
o Giường thiết kế cao hơn tầm ngồi của bệnh nhân, bục leo
lên giường trơn, chân đế không được thiết kế chống
trượt...
b. Biện pháp phòng ngừa
Đánh giá bệnh nhân mới nhập viện về nguy cơ có thể té ngã

Rà soát các trường hợp té ngã trong khoa, phòng
Ngăn ngừa khả năng té ngã (do người bệnh, từ môi trường)
Tìm kiếm xu hướng, mô hình giúp giảm té ngã (cải tạo môi
trường – thiết bị y tế, sử dụng dụng cụ phòng ngừa té ngã, hỗ
trợ khi di chuyển, hướng dẫn vận chuyển an toàn, hạn chế sử
dụng thuốc, cải thiện bệnh lý bệnh nhân...)
Hướng dẫn bệnh nhân cách phòng ngừa bị té ngã, xử trí khi bị
té ngã.
5.3. Bị giữ chặt
a. Nguyên nhân thường gặp
Sử dụng tay vịn mà không có bộ phận bảo vệ.
Sử dụng thiết bị giữ chặt không đúng.
Áo khoác cổ cao.
Không có thiết bị điều khiển hoặc chuông báo động thích hợp.
Bộ điều khiển hoặc chuông báo động không hoạt động.
b. Biện pháp phòng ngừa
Giảm tối đa sử dụng vật dụng để giữ chặt bệnh nhân.
Quan sát liên tục các bệnh nhân đang bị giữ chặt do rối loạn
hành vi
Khi cần giữ chặt bệnh nhân, phải lưu ý:
o Nằm ngửa: đầu bệnh nhân xoay được, nâng đầu (đầu
giường) lên được
o Nằm sấp: đảm bảo thông khí tốt, đảm bảo khả năng hô
hấp.
o Có thể nới lỏng nhanh chóng.
Không bị giữ chặt lên giường có chấn song không an toàn, gần
vật sắ c nhọn, dễ bắt lửa.
c. Biện pháp khuyến khích thay thế việc giữ chặt bệnh
nhân:
Điều chỉnh hành vi bệnh nhân

o

-

-

-

-

-

-


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

-

Tạo môi trường gần gũi bệnh nhân, giảm ồn, tránh gần bệnh
nhân kích động, tạo điều kiện cho bệnh nhân thư giãn, tập thể
dục.
5.4. Truyền/chích thuốc quá liều
a. Nguyên nhân:
Thiếu kiểm soát tốc độ chảy dịch
Thiếu kiểm soát tổng lượng dịch truyền

15
Bơm truyền dịch tĩnh mạch không thông suốt.
b. Biện pháp phòng ngừa:
Thực hiện quy định tiêm an toàn.
Thực hiện quy định an toàn sử dụng thuốc.
Kiểm tra thường xuyên khi tiến hành truyền dịch cho bệnh
nhân.


[Type here]

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

16
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tại thời điểm này, an toàn bệnh nhân vẫn là một vấn đề nóng
của xã hội. Việc xảy ra sự cố là điều không ai mong muốn vì hậu quả
của nó là không thể sửa chữa được, bệnh nhân là người trực tiếp
chịu tác hại lên sức khỏe của mình, gia đình phải chịu mất mát người
thân, nhẹ hơn là tổn thất về kinh tế. Đối với những nhân viên y tế có
liên quan đến sự cố, sang chấn tâm lý cũng không thể tránh khỏi.
Nghiên cứu của WHO chỉ ra các trạng thái tâm lý mà người thầy
thuốc liên quan đến sự cố y khoa trải qua như “xấu hổ, cảm thấy
nhục nhã, sợ hãi, hoảng loạn, cảm giác tội lỗi, giận dữ và tự nghi ngờ
bản thân”. Những ảnh hưởng đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng bởi các tác
động dài hạn và là nguy cơ tăng các sai sót trong nghề nghiệp do sự
mất tự tin của cán bộ y tế trong hành nghề. Tuy nhiên, gần đây lại có
nhiều trường hợp vì hiểu biết hạn chế và tâm lý bức xúc thiếu kiểm
soát dẫn đến hành vi xúc phạm và bạo lực đối với nhân viên y tế.

Những vụ việc như vậy cần được đưa ra trước pháp luật để có hình
thức xử phạt chính đáng để các bác sĩ và điều dưỡng có thể an tâm
khi phục vụ bệnh nhân.
Bên cạnh đó, cải thiện chất lượng cho đội ngũ cán bộ y tế cũng
là một phần quan trọng trong công tác giảm sự cố y khoa. Không chỉ
nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường đại học cho các sinh
viên, cần phải có một “chuẩn” nhất định đối với một bác sĩ, chính là
chứng chỉ hành nghề. Tại Mỹ, một sinh viên kết thúc chương trình
đào tạo tại trường đại học y chỉ có tấm bằng bác sĩ, họ sẽ phải tham
gia vào một cuộc thi lấy chứng chỉ hành nghề thì mới được khám
chữa bệnh. Sau đó các bác sĩ phải chứng minh mình có tham gia đủ
số tiết đào tạo liên tục trong một năm mới được duy trì chứng chỉ đó,
nếu không sẽ bị thu hồi. Đó là một biện pháp rất hay và hiệu quả để
các bác sĩ duy trì sự ham học hỏi và vốn kiến thức, bởi vì y học đang
có những bước tiến bộ vượt bậc nên kiến thức đã học ở trường 10
năm trước bây giờ có thể không còn đúng nữa, nếu không có đào tạo
liên tục thì ngành y sẽ chỉ ngày càng tụt hậu so với thế giới.


×