Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CĐ sử dụng máy chiếu và BĐTD trong dạy học ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.44 KB, 13 trang )

Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề:
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ
thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào
tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công
tác giáo dục và đào tạo.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và hưởng ứng các cuộc
vận động Xây dựng học sinh thân thiện, học sinh tích cực; Hai không với
bốn nội dung;…một trong các biện pháp mà các trường học đã và đang
tích cực chú ý sử dụng là máy chiếu (giáo án/ bài giảng điện tử) và bản
đồ tư duy. Thực tế cho thấy dạy học bằng hình thức này đã đưa lại nhiều
lợi ích thiết thực trong việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của quá trình
dạy - học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là sử dụng máy chiếu và bản đồ tư
duy như thế nào? Chúng đóng vai trò chủ yếu, độc tôn hay chỉ là một
trong những phương tiện hỗ trợ quá trình dạy – học? Thiết kế và sử dụng
phối kết hợp trong dạy - học như thế nào cho hợp lý, cho hiệu quả? Dạy
như thế nào để khơi gợi ở học sinh sự hứng thú, tính tích tích cực và tư
duy đích thực chứ không phải đơn thuần đó là sự tò mò trước những
dòng chữ và hình vẽ nhiều màu sắc, những hiệu ứng và hình ảnh vui mắt,
những âm thanh lạ tai, …(!?)
Đặc biệt là trong dạy học môn Ngữ văn – với những đặc thù riêng
– thì việc áp dụng bài giảng điện tử và bản đồ tư duy như thế nào cho hợp
lý, cho hiệu quả lại càng cần được quan tâm nhiều hơn! Như chúng ta đã
biết dạy Văn không chỉ dạy tư duy lô gic mà còn dạy lối tư duy hình
tượng và khơi gợi sự đồng cảm mãnh liệt của người đọc, người học trước


một cảnh đời, một mảng hiện thực đời sống, … được nghệ sĩ khám phá
và thể hiện trong tác phẩm qua cảm xúc và thế giới hình tượng nghệ
thuật.
Biết rằng việc sử dụng giáo án điện tử và bản đồ tư duy không còn
là mới lạ trong quá trình dạy – học, nhưng đây là thao tác, thủ thuật có
tính chất nền tảng, cơ sở quyết định đến nguyên tắc, phương pháp dạy
học và hiệu quả giáo dục của bộ môn. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp đã
được trải nghiệm, chúng tôi phần nào hiểu được đó là những khó khăn,
trở ngại, những băn khoăn đối với những ai luôn muốn đào sâu tìm tòi,
suy nghĩ, khám phá về quá trình dạy học.
Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

1


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn
chuyên đề: Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn
Ngữ văn, bậc THCS để cùng đồng nghiệp trao đổi nhằm rút ra những
kinh nghiệm quý báu cho quá trình dạy học.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên đề:
Với khuôn khổ thời gian của chuyên đề , chúng tôi mạo muội phân
tích, so sánh, đối chiếu về vai trò, vị trí, tác dụng và một số hạn chế của
hình thức dạy học bằng giáo án điện tử và bản đồ từ duy so với hình thức
dạy học truyền thống . Trên cơ sở đó mạnh dạn nêu ra một số biện pháp
để phát huy hiệu quả của dạy học bằng máy chiếu và bản đồ tư duy trong
bộ môn Ngữ văn, bậc THCS.
III. Đối tượng nghiên cứu:

Các giờ dạy học bộ môn Ngữ văn có sử dụng giáo án điện tử và
bản đồ tư duy ở các trường THCS trong toàn huyện M’đrắk.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Để nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm cho chuyên đề này, chúng tôi
chủ yếu tìm hiểu về hình thức dạy học ở các trường THCS trong huyện
M’đrắk: trường THCS Hoàng Văn Thụ, trường THCS Hùng Vương,
trường THCS Trần Hưng Đạo, trường THCS Ngô Quyền, trong nhiều
năm học trước đến nay.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Với chuyên đề này, chúng tôi sử dụng nhóm năm phương pháp
chính như sau:
1. Phương pháp khảo sát và phân loại
2. Phương pháp điều tra
3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
4. Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu
5. Phương pháp thực nghiệm (dạy trên lớp)

ÿÿ?
Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

2


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của việc sử dụng bài giảng điện tử và bản đồ tư duy
trong dạy học:
Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện

nay ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới
nội dung và phương pháp giáo dục với nhiều mô hình, biện pháp khác
nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học
một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học
tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Chính vì thế mà
nhiều phương tiện dạy học hiện đại được áp dụng đại trà trong sự nghiệp
giáo dục Việt Nam ngay ở những năm đầu của thế kỉ XXI – những năm
đầu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, trong
đó có bài giảng điện tử và bản đồ tư duy.
Bài giảng điện tử có thể được tạo ra từ một đoạn văn bản, một tệp
âm thanh, hình ảnh, clip,… (có thể kết hợp nhiều đoạn văn bản, âm
thanh, hình ảnh, clip) bằng một trong các phần mềm công cụ trợ giúp:
Violet, PowerPoint, LectureMaker, …. nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy.
Ở đây chúng ta cần phân biệt các thuật ngữ sau:
- Giáo án (có thể viết tay hoặc viết trên Word) là toàn bộ bản thiết
kế chi tiết cho kế hoạch lên lớp của giáo viên trong một bài dạy, tiết
giảng của môn học cho học sinh cụ thể.
- Bài giảng là sự thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó
trước đối tượng học sinh.
- Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó
toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo
viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
Cũng có thể hiểu bài giảng điện tử là những tệp tin có chức năng chuyển
tải nội dung giáo dục đến học sinh,
- Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt
động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học
đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và lô
gic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản
phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước
khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của

bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài
giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có
được bài giảng điện tử.
Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

3


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

Bản đồ tư duy (còn gọi lược đồ tư duy) là một dạng sơ đồ mở,
không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí. Bằng cách kết hợp
việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư
duy tích cực, bản đồ tư duy chú trọng đến cơ chế nhìn – đọc – suy ngẫm ghi nhớ - ghi chép súc tích; dạy cách học; cách tự học nhằm tìm tòi, đào
sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến
thức. Đặc điểm này giúp học sinh và giáo viên có thể vẽ thêm hoặc bớt
các nhánh. Tùy vào khả năng tư duy lô gic và sáng tạo, mỗi người có thể
vẽ một kiểu khác nhau với những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm
từ diễn đạt khác nhau. Chính vì thế, tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi học
sinh có thể có nhiều cách “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo cách
riêng của mình. Do đó, việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng
sáng tạo của mỗi người.
Trong cơ chế dạy học Văn nói riêng và trong cơ chế dạy học hiện
đại nói chung, máy chiếu (bài giảng điện tử) và bản đồ tư duy là những
phương tiện dạy học có tầm quan trọng trong việc thể hiện phương pháp
dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại. Loại phương tiện dạy- học này
không những giúp người thầy cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức
lớn đảm bảo tính khoa học, sư phạm trong một thời gian cho phép mà
còn khởi động được tâm hồn, phát động tính tích cực, chủ động và độc

lập tư duy của học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu,
lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em.
Chính vì thế mà trong nhiều năm gần đây, bài giảng điện tử và bản
đồ tư duy (áp dụng phổ biến trong năm học 2011 – 2012 ở Đắk Lắk) là
một tiêu chí đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên. Đặc biệt,
trong kì thi giáo viên dạy giỏi Tỉnh Đắk Lắk (năm học 2005 – 2006), việc
sử dụng giáo án điện tử phục vụ cho tiết dạy được Sở Giáo dục lấy làm
tiêu chí để khuyến khích, ưu tiên cộng thêm 1,5 điểm.
II. Thực trạng của việc sử dụng bài giảng điện tử và bản đồ tư duy
trong dạy học:
1. Thuận lợi :
Học sinh và giáo viên đa số cần cù, chịu khó, sáng tạo và thích ứng
nhanh với các phương tiện dạy học
Đội ngũ giáo viên đã được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới PPDH thông qua việc thiết kế và sử
dụng bài giảng điện tử và sơ đồ tư duy.
Cơ sở vật chất và các phương tiện dạy – học hiện đại trong nhà
trường đã và đang được các cấp lãnh đạo quan tâm và đầu tư mua sắm
ngày một đầy đủ hơn
Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

4


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

2. Khó khăn:
Tuy nhiên, việc ứng dụng bài giảng điện tử và bản đồ tư duy trong
quá trình dạy học, đặc biệt là trong bộ môn Ngữ văn còn tồn tại một số

khó khăn, lúng túng, cứng nhắc và hình thức từ việc thiết kế đến khâu tổ
chức dạy học trên lớp. Nhiều giáo viên quan niệm sai lầm coi bài giảng
điện tử là phương tiện thay thế cho toàn bộ hoạt động trên lớp của thầy.
Vì thế, trong quá trình thiết kế, giáo viên chỉ chú ý chiếu toàn bộ nội
dung bài học lên trên màn chiếu nên một bài giảng có độ dài ít nhất là 20
Slide hoặc 30 Slide để dạy trong thời gian 45 phút (?!). Hơn nữa, để rạo
tính sinh động, lôi cuốn cho bài giảng, giáo viên còn chú ý tạo ra nhiều
Font chữ, nhiều màu sắc, nhiều hiệu ứng, nhiều hình ảnh, ... trông rất vui
mắt và lạ tai!
Thiết kế là vậy. Song việc tổ chức dạy học trên lớp cũng có nhiều
điều cần tháo gỡ, khắc phục. Với những tiết dạy giáo án điện tử, giáo
viên chỉ chú ý lên màn hình để điều khiển dồn dập những dòng chữ câu
hỏi và đáp án mà quên đi sự phối kết hợp với bảng đen phấn trắng truyền
thống. Cách dạy học này chỉ đem lại hiệu quả cho một số rất ít học sinh
khá giỏi trong lớp. Đối với đa số học sinh trong lớp thì dung lượng thiết
kế và tốc độ bài giảng như trên (nếu chậm thì cháy giáo án) sẽ là một
điều vô cùng khó khăn trong việc tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức tối
thiểu cần đạt của bài học!
Với cách thiết kế và tổ chức tiết dạy bằng giáo án điện tử như trên,
thực tế cho thấy rằng, sau khi dự giờ đồng nghiệp A, chúng tôi có tiếp
xúc, trò chuyện với một số học sinh thì được biết rằng: học sinh rất thích
học những tiết dạy bằng máy chiếu vì có nhiều chữ, nhiều màu sắc, nhiều
chuyển động đẹp, sinh động; nhiều âm thanh vui tai. Nhưng nội dung bài
học thì không ghi kịp và cũng không hiểu được bao nhiêu (?!)
Bên cạnh đó, trong dạy học (do mới áp dụng năm đầu tiên), nhiều
giáo viên chỉ mới mạnh dạn sử dụng ở những bài Luyện tập, Tổng kết
nhằm giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức một
cách ngắn gọn, mạch lạc, lô-gic. Phạm vi đã hẹp, nhưng giáo viên lại
chưa thực sự chú trọng hướng dẫn cụ thể, kĩ lưỡng cho học sinh làm quen
với bản đồ tư duy và cách vẽ nó.

Hầu hết bản đồ tư duy trong các tiết dạy ấy đã được giáo viên chuẩn
bị trước ở nhà để củng cố khi lên lớp. Cách làm này vô hình chung làm
mất đi tính chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh. Vì thế
các em thường lúng túng khi yêu thầy cô giao cầu vẽ, dù các em đã hiểu
bài.

Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

5


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

Hơn nữa, cách trình bày bản đồ tư duy cũng chưa thực sự chú ý đến
đường nét, màu sắc và bố cục. Biết rằng nội dung kiến thức bài học là cái
cần đạt đến, nhưng hình thức trình bày lôi cuốn, cân đối, lô gic (nhưng
không lòe loẹt, màu mè, hoa lá) sẽ góp phần kích thích hứng thú của các
em học sinh trong quá trình học tập.
3. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
Nội dung, chương trình còn nặng, hàn lâm mà ít dành thời gian thực
hành. Trình độ nhận thức của học sinh vốn không cao và không đồng
đều.
Một số ít giáo viên có tuổi đời cao nên khả năng cập nhập tin học
còn hạn chế và một số giáo viên chưa thực sự nhuần nhuyễn với việc ứng
dụng công nghệ thông tin.
Nhiều giáo viên có thiên hướng lạm dụng và độc tôn công nghệ
trong dạy học. Đặc biệt, có nhiều trường hợp hiểu lẫn lộn thuật ngữ bài
giảng điện tử và giáo án điện tử.
III. Một số giải pháp và biện pháp cơ bản:

1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Với khuôn khổ của chuyên đề này, những biện pháp và giải pháp
được nêu ra chỉ nhằm để tham khảo góp phần cải thiện, nâng cao chất
lượng ứng dụng bài giảng điện tử và bản đồ tư duy trong dạy - học môn
Ngữ văn THCS , từ khâu thiết kế đế bước tổ chức dạy - học trên lớp
thông qua một số nguyên tắc lý thuyết cơ bản và thực nghiệm (dạy trên
lớp).
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Như chúng ta đã biết, trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
đang có nhiều phương tiện dạy – học hiện đại hỗ trợ. Trong đó, đáng chú
ý nhất là Lecture Maker (phần mềm của hãng Daulsoft – Hàn Quốc) và
bản đồ tư duy. Lecture Maker là phần mềm đang được Bộ giáo dục nước
ta khuyến khích sử dụng để tạo ra những bài giảng điện tử theo chuẩn
quốc tế và ứng dụng e-learning trong giảng dạy. Trong tương lai không
xa, với những tính năng ưu việt, Lecture Maker sẽ thay thế các phần
mềm thiết kế bài giảng: Violet, Power Point, ...Vì thế, trong chuyên đề
này, chúng tôi nói về giải pháp sử dụng Lecture Maker và bản đồ tư duy
(Mind Map).
2.1. Tìm hiểu để sử dụng thành thạo các phần mềm công cụ trợ giúp:
Lecture Maker và Mind Map để tạo bài giảng điện tử.

Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

6


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

Lecture Maker là một công cụ tạo ra các bài giảng điện tử một

cách dễ dàng, sinh động và hợp chuẩn. Phần mềm này cho phép chúng ta
tạo ra bài giảng điện tử từ nhiều nguồn khác nhau như: PowerPoint, hình
ảnh, âm thanh, đoạn phim, flash,….. Bên cạnh đó, phần mềm cũng cho
phép người dùng tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm mang tính tương tác cao.
Giao diện Slide sau khi đã thiết kế:

Để tìm hiểu và sử dụng tốt phần mềm này, chúng ta có thể tham
khảo tại các địa chỉ sau:
- Lecture Maker:
/>er2EnglishSetup.exe
Và: />- Bản đồ tư duy:
(Trang Web chính thức của Tony Buzan)
Hoặc gõ cụm từ khóa: tai lieu tap huan ban do tu duy

2.2. Sử dụng Lecture Maker để thiết kế bài giảng điện tử đảm bảo tính
ngắn gọn, súc tích, khoa học, sư phạm và dễ hiểu với các đối tượng
học sinh.
Như đã nói ở trên, để tận dụng tối đa những lợi ích của công nghệ
thông tin, trong một bài giảng điện tử có thể gồm đoạn văn bản, nhiều tệp
âm thanh, nhiều hình ảnh, nhiều clip, nhiều sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ, trò
chơi…Tuy nhiên, trong giới hạn của một tiết dạy – học chỉ gói gọn trong
45 phút, khi thiết kế, giáo viên phải biết định lượng thời gian và nội dung
cần đạt ở từng khâu, từng phần, từng đơn vị kiến thức sao cho hợp lý.
Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

7


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS


Với giao diện thân thiện của Lecture Maker, giáo viên nên định
dạng Font chữ Time Newroman; cở chữ 20, 22, 24; các màu sắc: xanh,
đen, đỏ, ...; kiểu chữ nghiêng, chữ đậm, chữ gạch chân ở những từ và
cụm từ khóa; các đoạn văn bản phải ngắn gọn; tránh tình trạng lạm dụng
các tệp âm thanh, hình ảnh, clip, sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ, hiệu ứng, ...
Nội dung bài giảng ở các Slide chỉ nên tập trung sử dụng các đoạn
văn bản ngữ liệu, hệ thống câu hỏi, các sơ đồ, biểu bảng và các đoạn âm
thanh, clip nhằm hỗ trợ, hướng dẫn học sinh học tập một cách trực quan
và tích cực, chủ động trong nhận thức. Chứ nội dung bài giảng điện tử
không thể chứa một cách chi tiết nội dung học tập. Nếu vậy, vô hình
chung bài giảng của giáo viên trên lớp trở thành một giáo án điện tử chưa
đúng nghĩa – theo chuẩn e-learning.
2.3. Phối kết hợp nhịp nhàng giữa bài giảng điện tử với “bảng đen
phấn trắng”.
“Thiết kế” đúng thì “thi công” sẽ dễ và đạt hiệu quả. Phải khẳng
định rằng: bài giảng điện tử chỉ là một công cụ hỗ trợ, định hướng, minh
họa cho quá trình học của trò và quá trình tổ chức, hướng dẫn của thầy
trong một tiết lên lớp. Vì thế, khi sử dụng bài giảng điện tử và trình chiếu
trên lớp, nhất thiết giáo viên phải biết kết hợp với “bảng đen phấn trắng”.
Nếu quá lạm dụng máy chiếu thì phương pháp dạy học tích cực bị biến
tướng thành lối học nhìn – chép! Để cả ba đối tượng học sinh đều tích
cực học tập và ghi chép đầy đủ thì giáo viên cần ghi súc tích từng kết
luận của bài học lên bảng đen. Đặc biệt, trong giờ học Văn – tính hình
tượng và thẩm mĩ – chỉ màn hình máy chiếu thì không thể thay thế sự
phân tích, bình giảng thêm của giáo viên trước các câu, từ, chi tiết, hình
ảnh, ... để khơi gợi cảm xúc, trí tưởng tượng và sự đồng sáng tạo của học
sinh trước hiện thực.
2.4. Sử dụng bản đồ từ duy một cách linh hoạt nhằm phát huy tối đa
hiệu quả trong các hoạt động học tập của học sinh.

Bản đồ tư duy bắt đầu được áp dụng ở Đắk Lắk từ năm học 2011
– 2012. Đây là một phương tiện dạy học còn mới mẻ nhưng dễ áp dụng
được ở mọi điều kiện dạy học khác nhau và có tác dụng lớn trong việc
phát huy tối đa phương pháp dạy học tích cực. Khi sử dụng bản đồ tư duy
trong dạy học, giáo viên cần:
2.4.1. Bố cục và màu sắc.
Một bản đồ tư duy có một ô trung tâm chứa từ khóa, từ ngữ chủ
đề. Tùy vào nội dung chủ đề mà có nhiều nhánh khác nhau. Trong mỗi
nhánh, có thể chia ra nhiều nhánh nhỏ khác nhau (nhánh cấp 1 và cấp 1’;
nhánh cấp 2 và cấp 2’; nhánh cấp 3 và cấp 3’; …). Ở mỗi nhánh (kể cả
Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

8


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

chữ viết) cần quy ước màu sắc khác nhau và độ đậm nhạt đường nét của
nhánh. Tóm lại, một bản đồ tư duy cần được trình bày cân đối, súc tích,
khoa học, sáng tạo nhưng tránh màu mè.

2.4.2. Các hình thức có thể sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học:
* Sử dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra thường xuyên:
Kiểm tra bài cũ là việc làm thường xuyên, quen thuộc của giáo
viên trước mỗi bài dạy. Hình thức này có thể sử dụng bản đồ tư duy để
kiểm tra. Để kiểm tra, giáo viên đưa ra một từ khóa chứa nội dung kiến
thức cần kiểm tra và yêu cầu học sinh vẽ.
Ví dụ: Để kiểm tra kiến thức công dụng của dấu gạch ngang (học
kì 2, lớp 7), giáo viên nêu cụm từ khóa: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng

câu và yêu cầu học sinh vẽ.

(Lưu ý: Khi học sinh vẽ xong, giáo viên cho cả lớp quan sát, gọi
một vài em nhận xét, góp ý sơ đồ rồi giáo viên nhận xét và cho điểm)

Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

9


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể sử dụng bản đồ tư duy cho học
sinh kiểm tra 15 phút. (Thậm chí có thể sử dụng trong kiểm tra một tiết)
Ví dụ: Để kiểm tra 15 phút cho phần văn, giáo viên có thể ra từ
khóa: Truyện Lục Vân Tiên và yêu cầu học sinh vẽ.

* Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy thông thường và các tiết
dạy ôn tập, luyện tập:
- GV có thể hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy về tác giả.
Ví dụ, khi dạy bài Truyện Kiều của Nguyễn Du, giáo viên cho
học sinh từ khóa NGUYỄN DU và hướng dẫn học sinh vẽ.

Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

10


Chuyên đề:

Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

- GV có thể hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy cho một đơn vị kiến
thức bài học.
Ví dụ, khi dạy phần Tiếng việt, bài Các thành phần biệt lập, giáo
viên có thể chọn từ khóa THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ và hướng dẫn học
sinh vẽ.

Hoặc khi dạy phần Văn, bài Lượm (Tố Hữu), giáo viên có thể sử
dụng từ khóa HÌNH ẢNH CHÚ BÉ LƯỢM và hướng dẫn học sinh vẽ

Hoặc dạy phần Tập làm văn, bài Cách làm bài văn lập luận
chứng minh, giáo viên có thể nêu từ khóa DÀN BÀI VĂN CHỨNG
MINH và hướng dẫn học sinh vẽ.

Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

11


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

Hoặc có thể dùng bản đồ tư duy để củng cố bài học. Chẳng hạn, khi dạy
xong bài thơ Lượm (Tố Hữu), giáo viên sử dụng bản đồ từ duy giúp học
sinh khái quát nội dung bài học.

…vv
Như vậy, trong quá trình dạy – học, nếu chuẩn bị kĩ lưỡng thì giáo
viên có thể dễ dàng sử dụng bản đồ tư duy để hướng dẫn học sinh tóm tắt

kiến thức bài học một cách có hệ thống, lô gic. Bản đồ tư duy luôn bắt
đầu bằng từ, cụm từ trung tâm, thông qua sự dẫn dắt của giáo viên, các
em học sinh tự khám phá, tìm hiểu các đơn vị kiến thức của bài học (các
ý lớn, nhỏ) một cách liền mạch, có hệ thống và sáng tạo. Tùy vào tính
chất của bản đồ tư duy mà giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ lên
bảng hoặc giấy A4.
3. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp:
- Giáo viên phải có trình độ tin học nhất định và có kĩ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học.
- Học sinh phải được giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ về kĩ năng thiết lập một
bản đồ từ duy đơn giản.
- Nhà trường phải có đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại: Máy chiếu, ...
Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

12


Chuyên đề:
Sử dụng máy chiếu và bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Ngữ văn THCS

4. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp:
Các giải pháp, biện pháp nói trên của chuyên đề có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Nếu vận dụng trong quá trình dạy – học thì giáo viên
cần có sự linh hoạt, sáng tạo miễn sao phù hợp với nội dung dạy học và
đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng. Cần tránh tính hình thức
và cứng nhắc trong quá trình vận dụng.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Máy chiếu và bản đồ tư duy là hai trong nhiều công cụ dạy học
mang lại nhiều lời ích trong việc đổi mới phương pháp và chất lượng

dạy học. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn, đòi
hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội
ngũ giáo viên.
Nhưng, trước mắt, với những ưu điểm điểm nổi bật, máy chiếu
và bản đồ tư duy trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình
tìm tòi kiến thức của học sinh.Việc ứng dụng chúng vào trong quá trình
dạy học đã thực sự khởi động, phát động ở các em sự hào hứng và chủ
động, tích cực, tuy duy sáng tạo không ngừng trong suốt quá trình dạy
học.
M’đrắk, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Người viết:
Trần Đăng Hảo

Cụm tổ bộ môn Ngữ văn – Cụm chuyên môn số 01

13



×