Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.08 KB, 5 trang )

1
UBND XÃ THẠNH LỢI
BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG
TRÌNH MTQG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
_____________________________________

_______________

Số:

/BC-BCĐ.NTM
Dự thảo

Thạnh Lợi, ngày

tháng 03 năm 2013

BÁO CÁO
Sơ kết 02 năm thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
__________
Sau 02 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG)
về xây dựng nông thôn mới, đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn của xã
Thạnh Lợi bước đầu đã có sự cải thiện tích cực, người dân tin tưởng hơn vào
mục tiêu và ý nghĩa của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới. Kết quả cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 02 NĂM:


a. Công tác tuyên truyền, vận động:
Công tác tuyên truyền:
Công tác tuyên truyền được xem là công việc hàng đầu, nhằm nâng cao
nhận thức cho cán bộ đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của
Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tiểu ban Tuyên truyền xây dựng Nông
thôn mới xã đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi về nội dung chương trình xây dựng
nông thôn mới 213 cuộc cho trên 1.015 lượt người dân, hình thức tuyên truyền chủ
yếu lồng ghép trong các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể, các cuộc họp dân triển
khai kế hoạch sản xuất ở các trạm bơm điện......
- Tổ chức triển khai và thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” và hưởng
ứng cuộc thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Qua cuộc triển
khai ý thức của người dân được nâng cao, chuyển biến tích cực.
- Đã nhận 245 quyển sổ tay tóm tắt đề án xây dựng nông thôn mới xã và
475 quyển tài liệu tuyên truyền xây dựng nông thôn mới từ huyện và tỉnh, đồng
thời đã cấp phát lại cho thành viên Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông
thôn mới xã, Ban phát triển 5 ấp, các đoàn thể nhân dân để tuyên truyền rộng rãi
ra dân..
Công tác vận động:
Thực hiện cuộc vận động “Cả nước chung tay xây dựng Nông thôn mới”,
xã đã vận động nhân dân thực hiện thắp sáng đường quê được 2,3 km; nâng cấp
lót dal, rãi đá, sửa chữa kết hợp phát hoang trên 20km đường nông thôn; có 15
cây cầu được sửa chữa, xây mới thay dần cầu tạm, cầu gỗ; nhiều căn nhà tạm
dột nát được sửa chữa, xây mới....Ngoài việc vận động nhân dân dân chung tay
góp của còn có sự góp công rất lớn bằng hàng trăm ngày công lao động, 159.027


2
m2 đất được hiến tặng. Qua 2 năm đã có nhiều tấm gương đóng góp điển hình
như: ông Đoàn văn Được, ấp 3 đã đóng góp 125 triệu đồng xây 01 cầu....

b. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới:
Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
- UBND các xã đã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về công tác lập quy
hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới. Công tác công bố quy hoạch được triển
khai rộng khắp trong toàn xã để người dân nắm và giám sát khi có công trình
thực hiện trên địa bàn.
- Đã thực hiện hoàn thành quy hoạch chung về xây dựng nông thôn mới
của xã đã được UBND huyện phê duyệt (Quyết định số: 105/QĐ-UBND, ngày
27/3/2012) và quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp, đã được phê duyệt
(Quyết định số: 371/QĐ-UBND, ngày 16/7/2012).
Tuy nhiên, Công tác lập quy hoạch còn chậm thời gian so với yêu cầu,
phải chỉnh lý nhiều lần do công ty tư vấn lập quy hoạch của các xã thực hiện
cùng lúc nên phần đánh giá hiện trạng nông thôn của các xã còn bất cập, chưa
sâu sát với tình hình thực tế của địa phương.
Đã thực hiện hoàn thành việc xây dựng đề án và được huyện phê duyệt.
Nhìn chung, nội dung đề án đảm bảo theo hướng dẫn của Chính Phủ, Bộ
Nông nghiệp & PTNT và các Sở, ban, Ngành tỉnh, huyện; đề án đánh giá sâu
sát hiện trạng nông thôn trong thời gian qua và định hướng thời gian tới phù
hợp với tình hình thực tế của xã, nội dung của đề án có sự đầu tư cao của Ban
chỉ đạo xã.
- Kết quả thực hiện quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết:
Công tác công bố quy hoạch được triển khai rộng khắp trong toàn xã để
người dân nắm và giám sát khi có công trình thực hiện trên địa bàn thông qua
các cuộc họp triển khai sản xuất hàng năm nhưng chưa niêm yết công khai bản
đồ quy hoạch. Đồng thời hàng năm, xã có lập kế hoạch thực hiện xây dựng nông
thôn mới.
c. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:
- Kết quả sản xuất:
+ Lĩnh vực nông nghiệp: năm 2012 toàn xã xuống giống được
8.028/9.928 ha, tăng hơn năm 2009 là 559 ha, sản lượng ước đạt 52.182/64.352

tấn tăng 5.501 tấn so với năm 2009.
Trong đó: Vụ Đông Xuân: Xuống giống 4.014 ha, tăng 250 ha so với vụ
Đông xuân năm 2010 – 2011, sản lượng đạt 30.105 tấn. Vụ Hè Thu: Xuống
giống 4.014 ha, tăng 250 ha so với vụ Hè Thu năm 2011, năng xuất đạt 5,5
tấn/ha, sản lượng đạt 22.077 tấn. Toàn xã có 16 trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu
cho 3.797,3 ha/4.014 ha chiếm 94,6% so với năm 2009 tăng 7 trạm, diện tích
phục vụ tăng 2.928,3ha.
Trong 02 năm đã thực hiện được 02 cánh đồng sản xuất lúa theo hướng
hiện đại với diện tích là 780,1 ha, trong đó năm 2012 thực hiện liên kết tiêu thụ
với công ty Bảo vệ thực vật An Giang được 300 ha.


3
Vận động, khuyến khích nông dân đầu tư mua thêm 06 máy gặt đập liên
hợp và 12 máy sạ lúa kết hợp phun xịt thuốc.
Thực hiện 30 ha sản xuất lúa giống nhằm đáp ứng nhu cầu giống của nông
dân, góp phần tăng số lượng, chất lượng lúa qua các năm, cụ thể năm 2011 sản
lượng lúa cả năm đạt đạt 55.691,8 tấn, năm 2012 đạt 52.182 tấn.
Phối hợp cùng với các ngành chuyên môn của huyện tổ chức được 03 lớp
tập huấn ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lúa có
trên 90 lượt người dân tham dự.
Phối hợp cùng với các ngành chuyên môn của huyện mở được 01 lớp đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, với 25 học viên; giải quyết việc làm cho 345
lao động có việc làm trong và ngoài huyện.
Nhìn chung, đời sống của người dân sau khi thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được nâng cao. Kinh tế phát triển, tỷ
lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm (năm 2009: 13,35%; năm 2012 là 8,60%), thu
nhập bình quân đầu người tăng (năm 2009: ước đạt 9 triệu đồng/người; năm
2012 ước đạt 13,5 triệu đồng/người).
d. Huy động nguồn lực:

Qua 02 năm thực hiện bằng nhiều nguồn vốn, xã đã tham mưu cùng
UBND huyện triển khai thi công các công trình xây dựng cơ bản, hỗ trợ các mô
hình phát triển sản xuất, hỗ trợ cơ giới hóa,….. tổng kinh phí thực hiện trên 11
tỷ đồng, trong đó: vốn huyện là 2,5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp bằng tiền và
ngày công lao động là 0,5 tỷ đồng, hiến đất là 6, 379 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp
0,3 tỷ đồng, trường đại học Bách khoa TPHCM 0,321 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ
các chương trình mục tiêu quốc gia: 1,3 tỷ đồng.
đ. Công tác tập huấn:
- Tham gia các lớp tập huấn do Tỉnh và huyện mở, số lượng 80 học viên
chủ yếu là Ban chỉ đạo, thành viên Ban quản lý xã và Ban phát triển 05 ấp trong
xã. Qua đó được giới thiệu những nội dung cơ bản về chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
e. Xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình khác:
Triển khai và xây dựng 2,3 km đường nông thôn được thắp sáng, tổng kinh
phí là 52 triệu đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 50%, nhân dân đóng góp 50%.
Thực hiện 19 công trình sửa chữa, gia cố và nâng cấp các tuyến đê bao kết hợp
lộ giao thông nông thôn, xây mới 03 cống hở; có 15 cây cầu được sửa chữa, xây
mới, hệ thống điện được kéo hạ thế rộng khắp toàn xã (hiện toàn xã có 99% dân
sử dụng điện).
f. Những mô hình hay:
Vận động thành lập trạm bơm điện, thực hiện liên kết với công ty BVTV
An giang bao tiêu lúa hàng hoá 300ha, cánh đồng sản xuất giống 35 ha
11. Đánh giá chung về triển khai thực hiện Chương trình và kiến nghị
đề xuất:
11.1 Những mặt được.


4
Nâng cao một bước nhận thức trong toàn Đảng bộ, chính quyền, các đoàn
thể chính trị và nhân dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hệ thống bộ máy chỉ đạo, quản lý điều hành Chương trình được thành lập,
củng cố đã nâng cao hiệu quả hoạt động. Có sự vào cuộc và chỉ đạo chặt chẽ của
Đảng uỷ xã trong việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn
mới ở địa phương.
- Công tác lãnh chỉ đạo điều hành thực hiện thường xuyên, đặc biệt là sự
sáng tạo trong chỉ đạo điều hành đã phát huy tối đa vai trò của các đoàn thể
trong vận động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới bằng những kế hoạch phù
hợp thiết thực với địa phương. Trong đó nổi bật là chương trình thắp sáng đường
quê, đắp lề đường, làm hàng rào cổng ngỏ, đã góp phần làm đẹp bộ mặt nông
thôn và giử gìn trật tự an toàn xã hội.
- Công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thường xuyên và kịp
thời nên sự chuyển biến về tư tưởng của đại bộ phận người dân đồng tình và nhất
trí cao; cán bộ, đảng viên cũng tích cực phối hợp thực hiện.
- Thực hiện tốt chương trình lồng ghép, nhất là hỗ trợ đắc lực của trường
Đại học Bách khoa TP.HCM, góp phần hoàn thành các tiêu chí về xây dựng
nông thôn mới.
- Sự đồng thuận của nhân dân cao trong quá trình triển khai là yếu tố quan
trọng nhất, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong bộ tiêu chí nông thôn mới.
11.2 Những hạn chế, tồn tại:
- Ban chỉ đạo xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã và Ban Phát
triển ấp ít hội họp thiếu sự phân công giao việc, thiếu chủ động, công tác tổng
họp báo cáo chưa kịp thời, đầy đủ.
- Công tác lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết sản xuất nông
nghiệp, triển khai đề án xây dựng nông thôn mới của xã chưa được công khai
đúng qui định.
- Cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới cấp xã kiêm nhiệm nên công
tác tổng hợp báo cáo hàng tháng, quí, năm gặp khó khăn trong việc tổng hợp.
Trên đây là báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện của Ban chỉ đạo Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới xã Thạnh Lợi./.
* Nơi nhận:

- BCĐ XD NTM huyện;
- TT/ĐU;
-TT/UBND&HĐND xã;
- Thành viên BCĐ, BQL xã;
- Ban phát triển 5 ấp;
- Lưu VT,NN.

PHÓ TRƯỞNG BAN

CHỦ TỊCH UBND XÃ
Lê Thanh Phú


5



×