Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Giải quyết tình trạng quá tải tại Bệnh viên Bạch Mai, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.9 KB, 82 trang )

1

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 46NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã xác định “Sức khỏe là vốn quý
nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu
tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước”. Đảm bảo cung cấp dịch vụ khám,
chữa bệnh được xác định là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong
công tác phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân; Xây
dựng và nâng cấp các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và
huyện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh
của nhân dân ngay tại địa phương; đồng thời tiếp tục đầu tư và khai thác có
hiệu quả các trung tâm y tế chuyên sâu hiện có, xây dựng thêm một số trung
tâm y tế chuyên sâu mới. Trên tinh thần của Bộ Chính trị, Bộ Y tế đã xây
dựng và được phê duyệt tại Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2008
phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và
tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu “Xây dựng và phát triển mạng lưới
khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong
khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hướng tới mục tiêu
công bằng, hiệu quả và phát triển”.
Giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện sẽ góp phần làm giảm những
hậu quả của quá tải bệnh viện, giảm tai biến điều trị, rút ngắn được thời gian,



2

2

chi phí khám, chữa bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người bệnh, gia đình
và xã hội; tăng sự hợp tác phối hợp điều trị giữa người bệnh và nhân viên y tế,
giảm đi những vấn đề bức xúc của xã hội, những mặt trái của xã hội trong
môi trường bệnh viện.
Tuy nhiên, cùng với sự bất cập chung trong quá trình đổi mới của
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, hệ thống khám chữa bệnh
còn chưa thích ứng kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế xã hội; sự thay
đổi về cơ cấu bệnh tật; nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân;...
trong những năm gần đây hiện tượng quá tải bệnh viện trở nên ngày càng
lớn, gây khó khăn, bức xúc cho người bệnh và cả cán bộ y tế ở các bệnh
viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trên, và ở một số nhóm chuyên khoa
như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện K, Bệnh viện Phụ sản Trung ương,
Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Bạch
Mai tại thành phố Hà Nội.
Cùng với những thành tựu đã đạt được, công tác khám bệnh, chữa
bệnh cũng còn nhiều tồn tại và không ít khó khăn, bất cập cần phải khắc phục.
Đầu tư của Nhà nước cho y tế mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa đáp
dứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; tổng chi
ngân sách cho y tế chưa vượt quá 7% tổng chi ngân sách nhà nước. Chi cho y
tế dự phòng chưa đạt 30% như Nghị quyết 18/NQ-QH. Tỷ lệ chi từ tiền túi
của hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe còn ở mức cao (47%), còn 30% người
dân chưa tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt là nông dân, ngư dân, diêm dân và
những đối tượng có thu nhập trung bình.
Sự chênh lệch về chất lượng các dịch vụ y tế giữa các vùng miền đang
là vấn đề lớn cần được quan tâm, dịch vụ y tế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng
biên giới, biển, đảo còn đang ở mức độ thấp so với vùng đồng bằng thành thị.



3

3

Hệ thống y tế chưa được đổi mới triệt để, nhiều đầu mối, nhiều cơ sở y tế
tuyến huyện, tuyến tỉnh dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, tăng chi
cho các hoạt động hành chính làm cho hiệu quả hoạt động của ngành chưa
được cao. Hoạt động của các đơn vị y tế công lập còn ảnh hưởng không nhỏ
tư tưởng thời kỳ bao cấp, chưa định hình được các thể chế, cơ chế phát triển
của ngành trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Việc phát triển y tế chuyên sâu, chăm sóc sức khỏe bằng các kỹ thuật
cao còn chưa tiệm cần được với trình độ y học của các nước tiên tiến trên thế
giới, cộng thêm chất lượng dịch vụ y tế chưa cao, vẫn còn tình trạng người
Việt Nam đi nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh. Tình trạng vượt tuyến trong
khám bệnh, chữa bệnh tồn tại kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm.
Nguồn lực đầu tư cho y tế tuy có tăng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu; những kỹ thuật y học cao đã triển khai nhưng không đồng đều
mới tập trung ở các thành phố lớn và ở các bệnh viện tuyến trung ương; ở một
số bệnh viện, ứng xử của một số cán bộ y tế chưa làm hài lòng người bệnh,
đặc biệt là trong những năm gần đây tình trạng quá tải bệnh viện trở nên ngày
càng trầm trọng, người bệnh điều trị nội trú phải nằm ghép đôi, thậm chí 3
đến 4 người trên một giường bệnh ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương, bệnh
viện tuyến cuối của các thành phố lớn thuộc các chuyên khoa như: ung bướu,
tim mạch, nhi, sản, ngoại - chấn thương chỉnh hình. Tình trạng này đã gây
khó khăn, bức xúc cho người bệnh, cán bộ y tế và xã hội; tác động tiêu cực tới
chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Việc giải quyết tình trạng quá tải này đã
trở thành mối quan tâm của toàn xã hội và là một trong những ưu tiên hàng
đầu của ngành y tế.

Để đảm bảo hiệu quả, chất lượng của dịch vụ trong hoạt động của hệ
thống khám, chữa bệnh, Tổ chức y tế thế giới và nhiều bằng chứng khoa học


4

4

khuyến cáo công suất sử dụng giường bệnh không nên vượt quá 85%. Khi
công suất sử dụng giường bệnh vượt quá mức trên, đặc biệt khi công suất lên
quá cao, trên 95% sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng không đủ giường bệnh
để tiếp nhận thêm người bệnh, đặc biệt là đối với các trường hợp cấp cứu.
Người bệnh sẽ phải nằm ghép trong trường hợp bệnh viện buộc phải tiếp nhận
thêm, dẫn tới tình trạng quá tải bệnh viện.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, giải quyết
tình trạng quá tải bệnh viện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong 7 nhiệm
vụ mà ngành y tế đề ra và cố gắng thực hiện hiệu quả trong nhiệm kỳ này. Tuy
nhiên, việc giải bài toán chống quá tải bệnh viện giúp người dân không phải
chịu cảnh nằm ghép, chờ lâu, chật chội… khi đi khám chữa bệnh, không chỉ
là mối quan tâm, là khát khao của ngành y tế mà còn cần có sự tham gia của
cả hệ thống nhà nước, và cả xã hội có như thế sự nghiệp chống quá tải bệnh
viện mới thành công thực sự, đem lại khởi sắc mới cho ngành y tế nước nhà.
Đánh giá cao những nỗ lực của Bệnh viện Bạch Mai trong việc chống quá tải
bệnh viện, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã chia sẻ, việc chống quá tải
bệnh viện không chỉ làm ngày một ngày hai mà cần phải có lộ trình thực hiện
và cần phải có sự hỗ trợ cả về cơ chế và chính sách của nhà nước về tài chính,
cơ sở vật chất.
Từ thực trạng trên cho thấy việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp giải
quyết tình trạng quá tải nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh
viện Bạch Mai và một số bệnh viện tuyến Trung ương là điều hết sức cần

thiết. Với kinh nghiệm thực tế và quá trình công tác tại Bệnh viện Bạch Mai
tôi lựa chọn đề tài “Giải quyết tình trạng quá tải tại Bệnh viên Bạch Mai,
thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.


5

5

2. Tình hình nghiên cứu

Việt Nam là một quốc gia nghèo, năm 2013 tính theo GDP bình quân
đầu ngời đứng thứ 135 trên thế giới (số liệu của Ngân hàng Thế giới).
Tuy nhiên, khi so sánh với các quốc gia Đông Nam Á, chất lượng chăm
sóc tổng thể tốt một cách đáng ngạc nhiên, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc cơ
bản. Việt Nam là nước thực hiện tốt hơn so với hầu hết các quốc gia Đông
Nam Á về chỉ số tuổi thọ hoặc tỷ lệ tử vong ở người lớn và tỷ lệ tử vong ở trẻ
sơ sinh cũng khá thấp.
Hiệu suất tổng thể của Việt Nam ở những chỉ số này có thể so với Thái
Lan và vượt trội so với Indonesia, mặc dù những quốc gia này có mức thu
nhập khả dụng trên đầu người cao hơn, tương ứng 2 đến 3 lần.
Số liệu thống kê trên được giải thích một phần bởi một mạng lưới bệnh
viện dày đặc ở Việt Nam đã tồn tại từ lâu với hơn 1.100 bệnh viện công (trong
đó 75% được xây dựng trước năm 1995) và khoảng 130 bệnh viện tư nhân.
Có thể so sánh với Singapore, đứng vị trí thứ nhất trong hệ thống xếp hạng
y tế quốc tế năm 2014 của Bloomberg có 27giường/10.000 dân.
Dù mạng lưới bệnh viện, bao gồm cả bệnh viện thuộc các ngành, các sở
tuyến tỉnh và tuyến Trung ương, những đơn vị có thể cung cấp cho cả nước số
lượng giường bệnh trên một người dân, song mạng lưới này không giải quyết
được vấn đề tần suất sử dụng giường bệnh cao và Việt Nam tiếp tục vượt xa

80% ngưỡng tỷ lệ sử dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hầu hết tất cả các bệnh viện công ở Việt Nam bị quá tải hoặc có tần
suất sử dụng giường bệnh quá cao, vấn đề này lại càng nghiêm trọng ở các
bệnh viện Trung ương của các thành phố lớn. Chất lượng thiết bị y tế và nhân
viên y tế ở các bệnh viện tuyến tỉnh vẫn còn thấp hơn các bệnh viện tuyến
Trung ương, đó là ý kiến của phần lớn bệnh nhân.


6

6

Do đó, bệnh nhân sẵn sàng đi xa (nhiều trường hợp trên 50 km) đến các
bệnh viện bị quá tải ở tuyến Trung ưong hoặc bệnh viện tuyến tỉnh.
Ngoài những bất bình đẳng trong việc chăm sóc, chất lượng dịch vụ tổng
thể là lý do chính của tần suất sử dụng giường bệnh cao. Thời gian nằm viện
trung bình của bệnh nhân lâu hơn đáng kể so với các quốc gia Đông Nam Á.
Thiết bị lạc hậu, kết hợp với việc tiếp cận hạn chế với các loại thuốc mới tại các
bệnh viện công (đặc biệt tại các bệnh viện tuyến tỉnh) thường được coi như là
những thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc tại Việt Nam.
Ý thức được những thách thức lớn của ngành Y tế, Thủ tướng Chính
phủ đã thiết lập một lộ trình toàn diện đến năm 2020 để cải thiện các vấn đề
lớn trong hệ thống y tế. Một số kế hoạch tổng thể đã được đưa ra từ năm 2012
tập trung vào các lĩnh vực bảo hiểm y tế công cộng, các dịch vụ bệnh viện ...
Quy hoạch tổng thể phát triển bệnh viện xác định kế hoạch hành động
đến năm 2020 để giải quyết tỷ lệ sử dụng giường bệnh cao. Ưu tiên hàng đầu
nằm tối ưu hóa mạng lưới y tế và để giảm tải cho các bệnh viện lớn tuyến
Trung ương. Cùng với quy hoạch tổng thể này, Bộ y tế đã công bố kế hoạch
bảo hiểm y tế quốc gia. Mục tiêu đề ra là đạt 80% dân số có bảo hiểm y tế vào
năm 2020 (hiện nay chưa tới 60%).

Vì vậy, quá tải bệnh viện là một vấn đề không mới, nhưng hiện nay
chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về lĩnh vực này. Đây là
một vấn đề rộng, nóng bỏng và cần có những nghiên cứu chuyên sâu để đưa
ra các giải pháp khắc phục hiệu quả.
3. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng chung về quá tải tại bệnh viện Bạch Mai và
một số bệnh viện tuyến Trung ương.
Xác định các nguyên nhân gây quá tải bệnh viện các tuyến.


7

7

Tìm hiểu và phân tích bài học kinh nghiệm từ các mô hình, giải pháp
hạn chế quá tải ở một số bệnh viện hiện nay.
Từ những đánh giá về thực trạng rút ra được những ưu điểm cần phát
huy và những nhược điểm cần phải khắc phục để đưa ra những biện pháp
nhằm giải quyết tình trạng quá tải tại Bệnh viện Bạch Mai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá các biện pháp
nhằm giảm quá tải tại bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả công
tác giảm tải tại các bệnh viện Bạch Mai và một các bệnh viện tuyến Trung

ương khác từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
-

Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu.

-

Phương pháp tổng hợp và phân tích.

6. Nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kế cấu thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về quá tải tại bệnh viện công ở Việt Nam.
Chương II: Phân tích thực trạng và nguyên nhân gây ra hiện tượng quá
tải tại bệnh viện Bạch Mai.
Chương III: Phương hướng và giải pháp giải quyết tình trạng quá tải tại
bệnh viện Bạch Mai


8

8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ TẢI BỆNH VIỆN CÔNG
Ở VIỆT NAM

1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Bệnh viện công
Bệnh viện là một loại dịch vụ công, là một cơ sở y tế trong khu vực dân
cư bao gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ
chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị và cơ sở hạ tầng để
phục vụ người bệnh. Bệnh viện công là nơi diễn ra các hoạt động nhằm cung
ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe, đáp ứng nhu cầu cung
ứng lực lượng lao động có thể lực tốt cho xã hội, bảo đảm tính công bằng
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho xã hội.
Năm 1957, Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa: “Bệnh viện là một bộ
phận không thể tách rời của một tổ chức xã hội và y tế, chức năng của nó là
chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại
trú của bệnh viện phải vươn tới cả gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện
còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu sinh - xã hội học”.
Bệnh viện là một hệ thống, một phức hợp và là một tổ chức động. Bệnh
viện là một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố có liên quan từ khám bệnh,
người bệnh vào viện, chẩn đoán, điều trị chăm sóc...Bệnh viện là một tổ chức
động bao gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế, trang thiết bị, thuốc cần có
để chẩn đoán, điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh ra viện hoặc phục hồi
sức khỏe hoặc người bệnh tử vong.
Từ đó có thể hiểu bệnh viện công là: một loại bệnh viện không phải bệnh
viện tư, thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau:


9

-

9


Chức năng xã hội: bảo đảm vấn đề công bằng trong công tác chăm sóc sức
khỏe cho cộng đồng;

-

Chức năng chính trị: thực hiện chính sách của nhà nước;

-

Chức năng dịch vụ: cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu của
thị trường.
Hệ thống bệnh viện có vai trò:

-

Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhà nước đảm bảo
cho mọi người được chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng phù hợp với khả
năng kinh tế xã hội của đất nước.

-

Giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia về lĩnh vực khám, chữa
bệnh, giúp phục hồi sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

-

Là trung tâm chẩn đoán và điều trị với kỹ thuật cao bao gồm các trang thiết bị
hiện đại để khám và điều trị cho người bệnh nặng, bệnh khó mà tuyến ban đầu
không xử lý được.


-

Là nơi khám và chữa bệnh, là trung tâm nghiên cứu về các phương pháp chẩn
đoán - điều trị và phổ biến kỹ thuật y học thích nghi về điều trị cho mọi đối
tượng trong cộng đồng.

-

Là trung tâm đào tạo các bộ y tế từ sơ cấp đến sau đại học, là cơ sở thực tập
trong giảng dạy - bệnh viện công là trung tâm để nghiên cứu khoa học các
bệnh tật;

-

Là chỗ dựa về kỹ thuật, về phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng
đồng, là tuyến trên của y tế cộng đồng.
1.1.2. Khái niệm về quá tải
Đứng trên quan điểm thống kê học, 40 năm qua dân số Việt Nam tăng
lên gấp 3 lần sau chiến tranh, nhưng số cơ sở khám chữa bệnh tăng chưa đến


10

10

2 lần. Đó là nguyên nhân làm “ùn tắc giao thông” trong hệ thống y tế - hay
còn gọi là quá tải bệnh viện.
Tình trạng quá tải bệnh viện được xem là hiện tượng quá đông người
bệnh tới khám hoặc điều trị tại cùng một thời điểm vượt khả năng đáp ứng và
sức chứa của một bệnh viện hoặc khoa trong bệnh viện. Để đảm bảo hiệu quả,

chất lượng của dịch vụ trong hoạt động của hệ thống khám, chữa bệnh, Tổ
chức y tế thế giới và nhiều bằng chứng khoa học khuyến cáo công suất sử
dụng giường bệnh không nên vượt quá 85%. Khi công suất sử dụng giường
bệnh vượt quá mức trên, đặc biệt khi công suất lên quá cao, trên 95% sẽ
thường xuyên xảy ra tình trạng không đủ giường bệnh để tiếp nhận thêm
người bệnh, đặc biệt là đối với các trường hợp cấp cứu. Người bệnh sẽ phải
nằm ghép trong trường hợp bệnh viện buộc phải tiếp nhận thêm, dẫn tới tình
trạng quá tải bệnh viện.
Quá tải bệnh viện là một vấn đề nhức nhối không chỉ của ngành Y tế mà
của toàn xã hội.
Nhìn lại lịch sử của nước Việt Nam ta từ thời chiến tranh kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đến thời kì bao cấp và mở cửa
hội nhập, nước ta nói chung và ngành y tế nói riêng, đã trải qua bao thăng
trầm. Ngành y tế đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong từng thời kỳ,
là nền tảng cho cuộc kháng chiến thành công cũng như từng bước cải thiện
đời sống của nhân dân trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới. Với mong
muốn thực hiện “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”,
Nhà nước ta đã không ngừng chú trọng cải thiện và nâng cao điều kiện cơ sở
vật chất, kỹ thuật và tổ chức đào tạo bài bản cho đội ngũ y-bác sĩ của các
bệnh viện công trên cả nước. Để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày
càng tăng của người dân đòi hỏi ngành y tế phải phát triển rộng khắp và
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Thế nhưng để thực sự


11

11

phát triển một cách bền vững thì bên cạnh đó chúng ta phài không ngừng
kiểm tra, khắc phục những nhược điểm và thiếu sót.

Từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (năm 1975) đến những năm
gần đây, hầu như Việt Nam chưa xây mới các bệnh viện từ tuyến trung ương
cho đến tuyến dưới, trong khi dân số ngày càng đông, đất nước ngày càng
phát triển, nhất là sau đổi mới (năm 1986) đến nay, nhu cầu khám chữa bệnh
(KCB) của nhân dân tăng cao nên việc quá tải bệnh viện là tất yếu.
Trước 1980, ở Việt Nam không có hiện tượng quá đông bệnh nhân ở các
bệnh viện. Tình trạng quá đông bệnh nhân ở các bệnh viện công bắt đầu xuất
hiện khi có sự thay đổi trong hệ thống y tế đáp ứng với tiến trình cải cách nền
kinh tế xã hội theo nền kinh tế thị trường. Đặc biệt trong hơn 10 năm gần
đây, hiện tượng quá tải bệnh viện đã ngày càng trầm trọng và xuất hiện ở tất
cả các tuyến với tình trạng nằm ghép trung bình 2 - 3 người một giường, phổ
biến ở bệnh viện (BV) tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và trở thành một vấn đề
y tế ưu tiên, vấn đề quan tâm cấp bách của ngành y tế cũng như của toàn xã
hội cần được giải quyết.
Quá tải bệnh viện được các y văn thế giới chứng minh là nguyên nhân
dẫn tới:
1. Giảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh:
a) Đối với khám bệnh, điều trị theo đơn hoặc điều trị ngoại trú: người
bệnh phải chờ đợi lâu khi khám bệnh, làm xét nghiệm, thủ thuật để giúp việc
chẩn đoán bệnh; thời gian khám bệnh, tư vấn hạn chế.
b) Đối với điều trị nội trú: người bệnh phải chờ đợi lâu khi cần được
cung cấp dịch vụ thủ thuật, phẫu thuật...; việc chăm sóc theo nhu cầu người
bệnh bị hạn chế như phải nằm chung gường bệnh; việc hướng dẫn, thực hiện
và kiểm tra về chăm sóc người bệnh như tư vấn bệnh tật, chia sẻ tình cảm, săn


12

12


sóc ăn uống, ngủ nghỉ, tiếng ồn, các điều kiện vệ sinh cá nhân, uống thuốc,
tiêm thuốc theo giờ, theo dõi người bệnh theo phân cấp hộ lý bị hạn chế.
2. Thời gian điều trị bị kéo dài do chờ đợi các kỹ thuật chẩn đoán, can
thiệp hoặc do biến chứng trong quá trình điều trị;
3. Giảm sự hài lòng và mức độ hợp tác của người bệnh và gia đình người
bệnh với bệnh viện. Sự bực bội, chán nản của người bệnh và gia đình người
bệnh dẫn đến tình trạng hung dữ, thô lỗ và thậm chí lăng mạ nhân viên y tế,
gia tăng các đơn thư khiếu nại, các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đối với
bệnh viện và nhân viên y tế;
4. Tăng tỷ lệ tai biến, biến chứng, điển hình là nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ
lệ sai xót trong chuyên môn tăng như sai xót trong kê đơn, cho sai thuốc, sai
liều dùng, nhầm lẫn về tần suất, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc;
5. Gia tăng chi phí điều trị đối với người bệnh, bệnh viện và xã hội;
6. Gây những tổn hại về sức khỏe tâm thần của bác sĩ và nhân viên y tế,
do phải làm việc trong điều kiện quá tải về công việc, thời gian và hạn chế
không gian gây nên mệt mỏi, tâm trạng bức xúc, dẫn đến tăng nguy cơ mắc
bệnh trầm cảm hoặc gây cáu gắt, làm giảm khả năng chính xác trong thực
hiện kỹ thuật, giảm sự tận tình trách nhiệm đối với người bệnh.
1.2. Đánh giá khái quát về tình trạng quá tải tại một số bệnh viện
tuyến Trung ương.
1.2.1. Thực trạng quá tải một số bệnh viện tuyến Trung ương
Trước hết, phải nhìn nhận công bằng, hoạt động của y tế Việt Nam
những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và có những bước
phát triển đáng kể, thể hiện sự nỗ lực to lớn và không ngừng của lãnh đạo, cán
bộ ngành y tế và các tổ chức có liên quan trong việc đáp ứng nhu cầu bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe của nhân dân.


13


13

Vì lẽ đó, thời gian qua, tuổi thọ người dân được tăng lên đáng kể, tuy
nhiên, chúng ta vẫn phải thừa nhận nền y tế của đất nước ta vẫn phải đối mặt
với nhiều khó khăn, bất cập. Về mô hình bệnh tật tại Việt Nam cũng như các
nước đang phát triển khác hiện đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép.
Tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng có xu hướng giảm nhưng vẫn ở
mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương
tích tăng nhanh, đồng thời, một số bệnh lây nhiễm có tỷ lệ gia tăng: tay - chân
- miệng, quai bị, thủy đậu… Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày
càng cao, vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng có nhiều thay đổi. Với trình độ dân
trí ngày càng được nâng cao, việc tiếp cận dễ dàng với các thông tin về bệnh
tật, về phương pháp chẩn đoán, điều trị mới, giao thông thuận lợi, người dân
luôn mong muốn, đòi hỏi được chẩn đoán, điều trị bằng các kỹ thuật tốt hơn,
được chăm sóc vào thời điểm thuận lợi hơn, thái độ phục vụ ân cần, chu đáo,
bệnh phòng đầy đủ tiện nghi hơn, phương thức quản lý và chi trả viện phí
giản tiện hơn, sẵn sàng từ chối những dịch vụ y tế mà hiệu quả không rõ ràng,
lựa chọn các sơ sở khám, chữa bệnh mà bản thân cho là tốt hơn.
Trong những thành tựu đạt được sau gần 30 năm đổi mới, công tác khám
chữa bệnh đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, nhiều kết quả nghiên cứu áp dụng và
thực tiễn mang lại hiệu quả cao, trình độ đội ngũ y bác sỹ ngày càng nhiều
kinh nghiệm, tự tin về chuyên môn, nhận được sự tín nhiệm của nhân dân.
Bên cạnh đó Việt Nam đang đứng trước sức ép phải thay đổi và hoàn thiện
quy hoạch mạng lưới y tế, chính sách BHYT và chính sách chăm sóc sức
khỏe tổng thể, vì tình trạng quá tải bệnh viện với những tai ách của nó vẫn
tăng lên trông thấy. Nếu nhìn vào tỷ lệ bác sĩ thì nước ta thấp so với nhiều
nước trong khu vực, mới đạt 6,59 bác sĩ/1 vạn dân. Kinh phí chi cho y tế cũng
mới đạt 58,3 USD/đầu người, chưa bằng một nửa so với Thái Lan là 136,5
USD… Chất lượng dịch vụ y tế nước ta cũng đang hụt hơi khi mỗi năm có



14

14

khoảng 40.000 người bệnh chọn ra nước ngoài chữa bệnh với kinh phí lên tới
hơn 1 tỷ USD.
Hiện nay, hệ thống khám chữa bệnh còn chưa thích ứng kịp thời với sự
phát triển của nền kinh tế xã hội; sự thay đổi về cơ cấu bệnh tật; nhu cầu ngày
càng cao và đa dạng của nhân dân, trong những năm gần đây hiện tượng quá
tải bệnh viện trở nên ngày càng lớn, gây khó khăn, bức xúc cho người bệnh
và cả cán bộ y tế ở các bệnh viện. Đặc biệt là các bệnh viện tuyến trên như:
Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức,
Bệnh viện Phụ sản... luôn trong tình trạng hoạt động quá tải, công suất sử
dụng giường bệnh thường xuyên ở mức 200%, nhiều bệnh nhân ở trạng thái
nguy kịch, cần các biện pháp hồi sức cấp cứu tiên tiến với các trang thiết bị
hiện đại, đồng bộ. Chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới mặc dù đã được
cải thiện nhiều trong thời gian qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Mặt khác, cùng với sự phát
triển chung của xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được
cải thiện nhiều, một bộ phận không nhỏ có khả năng tự chi trả chi phí khám
chữa bệnh, nhu cầu được chăm sóc y tế với những kỹ thuật cao ngày càng lớn.
Số liệu cũng cho thấy một tỉ lệ lớn người bệnh đã lên KCB ở tuyến trung
ương (61-91% với KCB ngoại trú và 43,2-96.7% với bệnh nhân nội trú) là
vượt tuyến và theo đánh giá của các bác sỹ trực tiếp khám bệnh qua phiếu
phỏng vấn bệnh nhân ngoại trú thì khoảng 50% số bệnh nhân đó đều có thể
được quản lý, khám và xử trí tại các bệnh viện tuyến dưới. Như vậy, các BV
tuyến trung ương phải dành quá nhiều nguồn lực để KCB cho các bệnh nhân
có bệnh thuộc phân tuyến kỹ thuật của BV tuyến dưới và không tập trung vào
các bệnh thuộc phân tuyến kỹ thuật cao hơn, các kỹ thuật chuyên sâu và công

tác nghiên cứu, đào tạo. Điều đó cho thấy về mặt hệ thống, hiện nay đang
thiếu cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện điều trị theo phân tuyến kỹ thuật, cụ


15

15

thể là tuyến dưới chưa đáp ứng được việc KCB, quản lý các bệnh thông
thường, thuộc phân tuyến của mình. Mặt khác chính nhận thức và điều kiện
kinh tế của người dân cũng góp phần làm tăng lượng bệnh nhân đến KCB tại
tuyến trên do họ tin tưởng vào các dịch vụ ở BV tuyến trung ương mà không
biết hoặc không nhận thức được là bệnh của họ có thể khám và điều trị được
ở BV tuyến huyện hoặc tỉnh mà không tốn kém bằng đi KCB tại các BV
tuyến trung ương
Tần suất sử dụng giường bệnh ở một số bệnh viện tuyến Trung ương có
uy tín rất cao. Đơn cử ở Bệnh viện K năm 2009 là 250%; gần đây hơn là bệnh
viện Chợ rẫy 139% và bệnh viện Bạch Mai là 168%. Số liệu trên cho thấy dù
có tiến bộ tương đối, tỷ lệ quá tải ở các bệnh viện vẫn trên 100% đối với hầu
hết các bệnh viện tuyến Trung ương.
Cả nước hiện có 1.148 bệnh viện (trừ các bệnh viện quân đội do Bộ Quốc
phòng quản lý, theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh), bao gồm:

Bảng 1. Tổng số Bệnh viện và giường bệnh theo phân tuyến điều trị
Tuyến bệnh viện
BV trực thuộc Bộ Y tế

Tổng số Bệnh viện
SL


%

Tổng số giường bệnh
SL

%
20.510

10,9

27,9

91.851

48,9

645

56,2

60.148

32,0

BV ngành

25

2,1


8.287

4,4

BV tư nhân

121

10,5

6.920

3,7

36

3,1

BV tuyến tỉnh

321

BV tuyến huyện

Tổng

187.716
100
1148
100

Nguồn: Theo số liệu của Cục quản lý khám, chữa bệnh tính đến 31/12/2013

Các bệnh viện công lập của ngành y tế (khoảng 87% tổng số bệnh viện)
được chia thành 3 tuyến gồm tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện (tỷ


16

16

lệ tương ứng 1:9:18). Trong đó, tỷ lệ giường bệnh (giường kế hoạch) của các
tuyến trung ương / tỉnh / huyện tương ứng là: 11% / 49% / 32%. Bệnh viện
thuộc các Bộ, ngành (chiếm khoảng 2% tổng số bệnh viện). Bệnh viện tư
nhân (chiếm khoảng 11% tổng số bệnh viện).
Bảng 2. Số bệnh viện và giường bệnh bệnh viện tuyến trung ương
STT

Chỉ số đánh giá

I

Số Bệnh viện được xây mới

II

Số giường bệnh thực kê

III

1

2

Năm
2012

Năm
2013
1

18.621

Năm
2014
2

20.154

Tổng cộng
3 BV

23.421

Tăng 4.800 GB
so năm 2012

Số khoa và giường bệnh
tăng do xây mới, cải tạo mở
rộng

Số khoa được xây mới, cải

tạo, nâng cấp lớn
Số giường bệnh tăng thêm

35

65

62

172 khoa

1.152

1.199

1.154

3.505 GB

Nguồn: Theo số liệu của Cục quản lý khám, chữa bệnh tính đến 31/12/2013

Theo số liệu báo cáo của 36 bệnh viện tuyến trung ương, so với thời
điểm năm 2012 tổng số giường bệnh thực kê đã tăng được 4.800 giường bệnh
(tương ứng 24,6%).
1.2.2. Tình hình khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú của một số
bệnh viện công
Từ nhiều năm nay vấn đề quá tải bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến
trên, bệnh viện chuyên khoa đã luôn luôn là đề tài “nóng” không những trong
ngành y tế mà còn trong toàn xã hội. Hậu quả của quá tải bệnh viện không
những làm cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn, phiền toái mà còn gây

nhiều hệ lụy xấu cho các bệnh viện, cho đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế.


17

17

Năm 2013, số lượt khám, chữa bệnh ngoại trú tại các bệnh viện tuyến
huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương, các bệnh viện tư nhân và bệnh viện
ngành là 129.571.304, tương ứng với 1,5 lượt khám bệnh ngoại trú trên đầu
người. Bệnh viện tuyến huyện cung cấp dịch vụ khám, điều trị ngoại trú
chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6% tiếp đến là tuyến tỉnh 36,4%, thấp nhất là bệnh
viện tư nhân, đạt 5,1% tổng số lượt khám bệnh ngoại trú.
Bảng 3. Kết quả hoạt động chuyên môn BV theo phân tuyến điều trị năm 2013
Các bệnh viện

Lượt khám ngoại trú
SL

BV trực thuộc Bộ Y tế

%

Lượt điều trị nội trú
SL

%

9.382.341


7,2

944.987

8,5

BV tuyến tỉnh

47.228.191

36,4

5.028.714

45,2

Bệnh viện tuyến huyện

59.038.015

45,6

4.097.911

36,8

Bệnh viên ngành

7.364.270


5,7

588.951

5,3

Bệnh viện tư nhân

6.558.487

5,1

468.586

4,2

Chung các tuyến
129.571.304
100
11.129.149
100
Nguồn: Theo số liệu của Cục quản lý khám, chữa bệnh tính đến 31/12/2013

Bệnh viện tuyến huyện cung cấp dịch vụ khám, điều trị ngoại trú chiếm
tỷ lệ cao nhất 45,6% tiếp đến là tuyến tỉnh 36,4%, thấp nhất là bệnh viện tư
nhân, đạt 5,1% tổng số lượt khám bệnh ngoại trú.
Tỷ lệ trung bình hàng năm, cứ 10-13 người thì có 01 người trong năm
điều trị nội trú tại bệnh viện. Bệnh viện tuyến tỉnh là tuyến tiếp nhận và điều
trị nội trú nhiều nhất, chiếm 45,2% tổng số lượt điều trị nội trú, tiếp theo là
tuyến huyện chiến 36,8%; bệnh viện tư nhân đóng góp cho 4,2% tổng số lượt

điều trị nội trú.
Nhìn chung, các bệnh viện tuyến huyện đáp ứng nhiều nhất nhu cầu


18

18

khám và điều trị ngoại trú của nhân dân; các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh
viện tuyến huyện giải quyết tỷ lệ tương đương nhau về số lượt điều trị nội trú;
các bệnh viện tuyến Trung ương đáp ứng khoảng 8,5% tổng số nhu cầu điều
trị nội trú của nhân dân, nhưng giải quyết cơ bản các bệnh trầm trọng hơn so
với tuyến dưới, thể hiện bằng số ngày điều trị trung bình trên một bệnh viện
dài hơn (1,4 lần so với tuyến tỉnh; 1,8 lần so với tuyến huyện). Khi xét trên
tổng số chung của tất cả các giường bệnh đa khoa, chuyên khoa, mức độ
tương ứng giữa số ngày điều trị nội trú ở 3 tuyến so với tổng số giường bệnh
ở 3 tuyến hiện nay là tương đối đồng đều giữa tuyến huyện và tuyến tỉnh, và
cao hơn ở tuyến trung ương, (tỷ lệ % giường bệnh công lập của 3 tuyến trung
ương/ tỉnh/ huyện là 10:49:33; tỷ lệ % tổng số ngày điều trị nội trú ở 3 tuyến
trung ương/ tỉnh/ huyện là 12:49:33).
Số liệu từ phiếu phỏng vấn tất cả các bệnh nhân đến KCB tại khoa khám
bệnh trong 01 ngày cho thấy từ 61-95% bệnh nhân đến KCB tại BV trung
ương không có giấy giới thiệu của tuyến dưới và cũng có tới 59.3% - 91%
bệnh nhân trả lời là do họ tin tưởng vào tuyến trên hơn mặc dù lên tuyến này
có thể tốn kém hơn (Bảng 5).
Với bệnh nhân nội trú thì tỉ lệ không có giấy giới thiệu của tuyến dưới
cũng rất cao (43-96,7%), đặc biệt là đối với các b/n Nhi và sản, phụ (95,4 –
96,7%). Trong đó vẫn có trên 50% bệnh nhân chưa từng đi KCB ở đâu trước
khi lên BV trung ương để KCB và tỉ lệ này rất cao đối với B/n ở 2 BV phụ
sản (trên 95%).

Cũng theo thống kê các nhận xét đối với b/n của các BS tại khoa khám
bệnh ở các BV đa khoa tuyến trung ương thì hơn 1/2 bệnh nhân có thể chữa
được ngay tại tuyến huyện và hơn 1/3 bệnh nhân điều trị được tại tuyến tỉnh.
Tại bệnh viện Phụ sản TW, tỷ lệ bệnh nhân đẻ thường và mổ đẻ chiếm tới
56%. Tại BV Từ Dũ tỷ lệ đẻ thường là 46%. Khoảng 94% bệnh nhân tại BV


19

19

Nhi TW có thể được điều trị ngay tại tuyến dưới.
Bảng 4. Tỷ lệ bệnh nhân khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú
%
KCB ngoại trú (%)
Tỷ lệ B/n không có giới
thiệu của tuyến dưới
Tỷ lệ b/n tin tưởng và
muốn đến thằng tuyến
trên để KCB
KCB Nội trú (%)
Tỷ lệ b/n không có giới
thiệu của tuyến dưới
Tỷ lệ b/n chưa từng KCB
ở cơ sở y tế nào trước đó

Bạch

Chợ


Từ

Mai

Rẫy

Nhi

Phụ Sản



Chung

61

61.3

95.6

91.5

92.5

82.8

59.3

80.0


84.1

84.4

91.1

82.2

85.3

43.2

54.5

95.4

96.7

75.6

73.7

30.5

53.7

88.7

97.3


71.9

Nguồn: Theo số liệu của Cục quản lý khám, chữa bệnh tính đến 31/12/2013

Tình trạng quá tải bệnh viện đang diễn ra tương đối trầm trọng ở tất cả
các tuyến bệnh viện. Trên toàn hệ thống khám chữa bệnh, mặc dù có xu
hướng giảm nhẹ từ công suất sử dụng giường bệnh 122% xuống 118% năm
2011 và 111% năm 2012. Nhưng tình trạng nghiêm trọng hơn lại xuất hiện ở
tuyến Trung ương, công suất sử dụng giường bệnh chung ở tuyến trung ương
là 116% năm 2010, 120% năm 2012 và 118% năm 2013, đặc biệt trầm trọng ở
các bệnh viện: Bệnh viện K: 172%; Bệnh viện Bạch Mai: 168%; Bệnh viện
Chợ Rẫy 139%; Bệnh viện Nhi trung ương: 119%; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
124%... (theo số liệu năm 2013). Trong những bệnh viện trên, tình trạng quá
tải trầm trọng hơn xuất hiện ở một số chuyên khoa như: Tại Bệnh viện K các
khoa Ngoại E phẫu thuật ung thư tử cung, buồng trứng, âm hộ âm vật; khoa
Ngoại B phẫu thuật ung thư vú và Ngoại C chuyên về ung thư tổng hợp và


20

20

tiêu hóa có công suất sử dụng giường bệnh cao trên 300%; tiếp đến là các
khoa xạ trị của Bệnh viện K; Khoa Tim mạch can thiệp của Bệnh viện Chợ
Rẫy; Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu của Bệnh viện Bạch Mai có
công suất sử dụng giường bệnh vượt quá 250%...
Tình trạng quá tải này là chưa từng thấy ở những nước trong khu vực và
thậm chí trên thế giới.



21

21

Biểu đồ 1: So sánh CSSDGB năm 2013 và 2014 của một số BV TW


22

22

Biểu đồ 2: CSSDGB theo số GB thực kê của một số Khoa tại BVTW có CSSDGB trên 150%


23

Tình trạng quá tải, nằm ghép ở các bệnh viện tuyến Trung ương, tại Hà
Nội, thành phố Hồ chí Minh vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ sử dụng (TLSD)
giường thường xuyên trên 100% và dao động từ 120% đến 150%, thậm chí
tới 200% ở một số bệnh viện lớn như bệnh viện K, bệnh viện Ung bướu TP.
Hồ Chí Minh và bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Tình trạng quá đông bệnh nhân
xuất hiện cả ở khu vực phòng khám lẫn khu vực điều trị nội trú: 3 - 4 bệnh
nhân nội trú/1 giường; 1 bác sỹ phòng khám phải khám 60 - 100 bệnh
nhân/ngày là phổ biến.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong 10 năm
qua số lượng bệnh viện tư nhân tăng hơn 4 lần, từ 40 lên 170 bệnh viện. Dù
vậy, tỷ lệ bệnh nhân đến khám tại các cơ sở này rất thấp, chiếm chưa đến 10%
tổng số bệnh nhân đến điều trị nội, ngoại trú hàng năm của cả nước. Công
suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức dưới tải, chỉ khoảng 40-60%. Ngược
lại, nhiều bệnh viện công đang trong tình trạng quá tải trầm trọng, công suất

sử dụng giường bệnh luôn ở mức 90 - 110%. Bệnh nhân thường phải nằm
ghép 3-4 người một giường, thậm chí có nơi 7-8 người. Một phòng có 4
giường nhưng gần 10 bệnh nhân nằm điều trị là bức tranh thường thấy tại
nhiều cơ sở y tế công lập.
Tại Hà Nội, từ mấy chục năm nay số bệnh viện của thủ đô tăng thêm
không đáng kể. Tại thành phố Hồ Chí Minh sự quá tải ở các bệnh viện Ung
bướu, Chấn thương chỉnh hình, Nhi đồng…diễn ra đã nhiều năm. Thành phố
cũng dự kiến xây dựng mới các bệnh viện ở 4 cửa ngõ của thành phố nhưng
cho tới nay mới khởi công xây dựng bệnh viện Nhi đồng. Với số vốn đầu tư
khiêm tốn, nếu không có sự chú trọng đặc biệt của thành phố thì không chắc
10 năm sau các bệnh viện ở 4 cửa ngõ của thành phố có thể đi vào phục vụ
nhân dân.


24

Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh là tuyến cuối của người bệnh
mắc bệnh ung thư khu vực phía Nam. Số giường thực kê của bệnh viện chỉ
có 631 giường. Trung bình mỗi ngày bệnh viện điều trị nội trú gần hai nghìn
người bệnh, bệnh nhân ngoại trú gần 10 nghìn người. Trong khi cơ sở vật chất
bệnh viện đang xuống cấp, chật hẹp, trang thiết bị thiếu... Hằng ngày, số lượng
người bệnh đến khám, điều trị luôn trong tình trạng "vượt ngưỡng" quá tải.
Bệnh viện Nhi Trung ương có gần 1.200 giường bệnh nhưng luôn có từ
1.650 đến 1.750 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, mức quá tải lên tới 130%.
Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh, bệnh nhân về điều trị chủ yếu là
các bệnh thường gặp như: sởi, viêm đường hô hấp, viêm phổi… Trong đó,
khoa có lượng bệnh nhân quá tải lớn nhất là Khoa Hô hấp.
Bệnh viện Nhi Ðồng 1 thành phố Hồ Chí Minh là tuyến cuối trong điều
trị những bệnh lý cho trẻ em ở các tỉnh phía nam, chỉ có 700 giường bệnh
nhưng phải điều trị từ 1.500 đến 1.600 bệnh nhi (ngày cao điểm 1.800 bệnh

nhi nội trú). Tỷ lệ quá tải bệnh nhi nội trú là 136%. Có những khoa thường
xuyên tăng 200% như hô hấp, sơ sinh, tiêu hóa, truyền nhiễm. Ðó là chưa kể
khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám bệnh mỗi ngày. Lúc cao điểm mùa dịch, các
bệnh sốt xuất huyết; tay, chân, miệng, có ngày hơn 7.000 lượt bệnh nhi. Tình
trạng quá tải năm sau nặng nề hơn năm trước.
Đã đến lúc chúng ta nên đi tìm đâu là nguyên nhân dẫn đến sự quá tải
này, đó không còn là vấn đề riêng của ngành y tế mà đó là câu hỏi đặt ra với
cả xã hội, để từ đó tìm hướng giải quyết, lên những phương án có tính bền
vững lâu dài, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của mọi tầng
lớp trong xã hội.


25

1.2.3. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện
1.2.3.1. Nguyên nhân từ nội ngành Y tế:
Quá tải bệnh viện là một tình trạng khá nghiêm trọng hiện nay ở BV
tuyến trung ương và là biểu hiện của hệ thống y tế/mạng lưới KCB chưa
phù hợp và chưa đáp ứng được với nhu cầu KCB chứ không đơn thuần là
lỗi của các bệnh viện. Trong đó các nguyên nhân chính là khả năng cung
ứng dịch vụ theo phân tuyến điều trị của các bệnh viện tuyến dưới hạn chế,
định mức giường bệnh thấp và tác động của một số chính sách hiện hành
mà đặc biệt là chính sách tự chủ bệnh viện. Tình trạng quá tải BV có thể
làm ảnh hưởng đến chất lượng KCB và làm tăng nguy cơ mất an toàn trong
KCB và an toàn cho người bệnh.
Với việc đầu tư nâng cấp hạ tầng, cơ sở, trang thiết bị tại các bệnh
viện đã được Chính phủ quan tâm đầu tư thông qua các Đề án 47 (Quyết
định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và
bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và

các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010); Đề án 930 (Quyết
định 930/QĐ-TTg ngày 30/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa
lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh
thuộc vùng miền núi, khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các
nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009 - 2013)… nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn.
Bệnh viện tuyến cơ sở còn hạn chế cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và
nhân lực y tế dẫn đến việc bệnh nhân dồn lên tuyến trên.


×