Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.59 KB, 57 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGUYỄN QUỐC ANH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC
BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG MẮT
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIÊP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC
BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG MẮT
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2016-2020

Học viên thực hiện: Nguyễn Quốc Anh
Lớp: CCLLCT Liên bộ Y tế (2014-2016)
Chức vụ: Trưởng Khoa Chấn thương Mắt
Đơn vị công tác: Bệnh viện Mắt Trung ương

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ
Chí Minh Học Viện khu vực I, Ban Giám đốc bệnh viện Mắt Trung ương đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành đề án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo tư vấn, các thầy các cô của
Học viện Chính trị Khu vực I đã dìu dắt, tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn
thành đề án này
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn PhươngNam, Chủ nhiệm lớp
CCLLCT liên bộ Y tế - Bộ Khoa học công nghệ - Bộ Lao động thương binh xã hội
luôn hướng dẫn động viện chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng chấm đề án đã
cho tôi những ý kiến quý báu, qua những ý kiến của các thầy, tôi có thêm kinh
nghiêm trong học tập, nghiên cứu và giúp tôi hoàn thiện bản đề án.
Cuối cùng, tôi xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn tập thể lớp
CCLLCT Liên bộ Y tế - Bộ Khoa học công nghệ - Bộ Lao động thương binh xã hội
luôn là một tập thể đoàn kết và thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập nghiên cứu cũng
như trong cuộc sống.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ:

Ban giám đốc

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BVM TƯ:


Bệnh viện mắt Trung Ương

BV:

Bệnh viện

CSSK:

Chăm sóc sức khỏe

CT:

Chấn thương

KQ:

khách quan

NQ:

Nnghị quyết

TTBYT:

Trang thiết bị y tế

TW:

Trung ương



MỤC LỤC
+ Quyết đinh số 122/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 về Chiến lược
quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030......................................................13
+ Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt
kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn
2015 - 2020......................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................50


1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy
Bệnh viện Mắt Trung ương (BVM TƯ), Ban Giám đốc Bệnh viện, Bộ Y tế, sự
ủng hộ của các sở, ban, ngành, các bệnh viện Trung ương khác trên địa bàn Hà
Nội, với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động trong ngành y tế, công tác khám bệnh, chữa bệnh,
đặc biệt trong công tác chăm sóc người bệnh chấn thương mắt được coi trọng.
Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân, chất lượng chăm sóc
người bệnh ngày càng được nâng lên, mạng lưới bệnh viện liên tục được xây
dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư, bổ sung trang thiết bị; khả năng
tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế thuận lợi hơn; nhiều công nghệ, kỹ
thuật y học mới ngang tầm các bệnh viện của các nước tiên tiến trong khu
vực. Việc triển khai, áp dụng thành công, một số kỹ thuật y học cao đối với
những bệnh nhân chấn thương đã được triển khai tại BVM TƯ. Các chính
sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó có những
bệnh nhân chấn thương mắt ngày càng được hoàn thiện, người bệnh nghèo,

bệnh nhi dưới 6 tuổi, người bệnh trong diện chính sách tiếp tục nhận được sự
quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn và được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất
lượng thuận lợi hơn.
Mắt và những hậu quả do chấn thương mắt gây ra đối với con người.
Chấn thương mắt có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia
đình cũng như xã hội. Trong những năm qua tình hình chấn thương do tai nạn
giao thông tuy có giảm bớt nhưng tình hình chấn thương chung, trong đó có
chấn thương mắt, đặc biệt những chấn thương mắt nặng ngày càng tăng cao.
Bệnh nhân chấn thương mắt thường ở nam giới, người trẻ trong lứa tuổi lao
động. Chính vì vậy, những trường hợp chấn thương khi đã để lại di chứng và


2
biến chứng có ảnh hưởng đến thị lực thường ảnh hưởng đến cuộc sống của
bệnh nhân và xã hội. Những bệnh nhân bị chấn thương mắt có thể gây giảm
thị lực từ nhẹ cho tới trầm trọng, thậm chí có những bệnh nhân có nguy cơ
phải bỏ nhãn cầu hoặc mù lòa cả hai mắt, gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như
đến chất lượng cuộc sống và lao động của bệnh nhân.
Hệ thống khám chữa bệnh mắt, chăm sóc mắt trên cả nước hiện còn
nhiều mô hình khác nhau như: bệnh viện mắt, trung tâm mắt, khoa mắt nằm
trong bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa huyện, hệ thống y tế tư
nhân... Các mô hình đều đã được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển
để thực hiễn xã hội hóa công tác khám chữa bệnh nhằm phục vụ tốt nhất cho
nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Chính vì sự đa dạng về tổ chức và chất lượng không đồng đều của các
tuyến, các tỉnh thành khác nhau dẫn đến tình trạng chăm sóc mắt trong đó có
chất lượng chăm sóc các bệnh mắt do chấn thương còn chưa đạt được chất
lượng cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Một số bệnh viện và khoa mắt còn chưa có những cán bộ có trình độ
chuyên sâu về chấn thương mắt, thiếu sự đồng bộ giữa chuyên khoa mắt và

các chuyên khoa liên quan như gây mê hồi sức, ngoại khoa, tai mũi họng... Hệ
thống trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất của các bệnh viện này còn chưa
đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt.
Chất lượng chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt tại BVM TƯ trong
những năm qua đã đạt được những tiến bộ to lớn. Tại BVM TƯ đang chăm
sóc và điều trị những bệnh nhân chấn thương mắt, những bệnh nhân có di
chứng và biến chứng của chấn thương mắt, đưa lại ánh sáng cho những bệnh
nhân chấn thương qua đó giúp người bệnh hòa nhập cuộc sống và giảm bớt
gánh nặng của gia đình và xã hội.
BVM TƯ, Khoa Chấn thương Mắt thuộc Bệnh viện luôn là tuyến đầu
ngành trong ứng dụng, nghiên cứu, áp dụng những thành tựu mới, tiên tiến


3
trong nhãn khoa, trong đó có những bệnh mắt do chấn thương. Bệnh viện là
tuyến cuối tiếp nhận những bệnh nhân chấn thương tại khu vực phía Bắc và
miền Trung. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau:
- Chất lượng chưa cao, đặc biệt là những bệnh nhân nặng đòi hỏi tập trung
phối hợp nhiều chuyên ngành.
- Bệnh viện và khoa phòng còn bị tình trạng quá tải.
- Hệ thống quản lý và chăm sóc bệnh nhân chấn thương và sau chấn
thương còn chưa tốt.
- Hệ thống chăm sóc của khối điều dưỡng còn chưa thật sự chuyên nghiệp.
- Chế độ dinh dưỡng đối với những bệnh nhân chấn thương còn hạn chế.
- Hệ thống vận chuyển, đưa đón người bệnh, sự phối hợp giữa các tuyến
còn chưa được thống nhất.
Xuất phát từ thực tế trên, với vai trò là Trưởng Khoa Chấn thương Mắt, tôi
chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt
tại Bệnh viện Mắt Trung ương giai đoạn 2016 - 2020” làm đề án tốt nghiệp
lớp Cao cấp lý luận chính trị.

2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt ở BVM TƯ
để bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa và nâng cao chất lượng điều trị cũng như
chăm sóc chấn thương mắt, giảm tỷ lệ mù lòa do chấn thương mắt, giảm tỷ lệ
biến chứng góp phần cải thiện cuộc sống của bệnh nhân, giảm gánh nặng cho
gia đình và xã hội. Nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhu cầu ngày càng tăng
và đa dạng của nhân dân. Qua đó, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân
lực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng,
phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; tăng cường nhân lực y tế cho điều trị


4
và chăm sóc bệnh mắt, vùng xa và một số chuyên khoa (cận lâm sàng, y tế dự
phòng, nhi, truyền thông và tư vấn sức khỏe…). Bảo đảm cân đối giữa đào
tạo và sử dụng nhân lực y tế.
Theo chiến lược phát triển của ngành y tế: đến năm 2020 đạt 9 bác
sỹ/vạn dân, trong đó có bác sỹ chuyên khoa mắt - chuyên khoa sâu trong chấn
thương chăm sóc và dự phòng các nguy cơ do chấn thương. Phấn đấu giảm tỷ
lệ chấn thương mắt và tăng chất lượng điều trị, chăm sóc mắt. Trên cơ sở tiêu
chuẩn của Bộ, tiến hành rà soát đội ngũ…và lập kế hoạch đưa những cán bộ
chưa đạt chuẩn đi đào tạo, phấn đấu đến năm 2018 có 100% cán bộ y bác sỹ
đạt chuẩn.
- Tiến hành tuyển dụng, thu hút các y bác sỹ giỏi về làm việc tại Bệnh
viện và khoa phòng. Tối thiểu mỗi lĩnh vực chuyên khoa sâu có từ 2 đến 3
chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng đào tạo đội
ngũ kế cận và chuyên môn cho tuyến dưới và các cơ sở chuyên khoa liên quan.
- Quản lý tốt công tác khám chữa bệnh tại BVM TƯ và các cơ sơ liên

quan. Kiện toàn hệ thống màng lưới đề ra chiến lược chăm sóc bệnh nhân chấn
thương mắt, bảo đảm hệ thống có hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực
khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế chăm sóc bênh nhân chấn
thương mắt, tuyên truyền giáo dục phòng tránh các tai nạn và chấn thương tiếp
theo cũng như giúp đỡ người bệnh tái hòa nhập cuộc sống, lao động và xã hội.
- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động
khám chữa bệnh để đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phấn
đấu đến năm 2018 thì không còn tình trạng bệnh nhân nằm ghép.
- Hoàn thiện quy chế, nội quy, cơ chế về khám chữa bệnh, tăng cường về
chất lượng cán bộ quản lý, cơ sở vật chất và tài chính nhằm đáp ứng hoàn
thành nhiệm vụ, bảo đảm mọi lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước về y tế đều
được kiểm tra và giám sát theo đúng quy định của pháp luật.


5
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án
Nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt tại Bệnh
viện Mắt Trung ương.
3.2. Giới hạn không gian
Bệnh viện Mắt Trung ương.
3.3. Giới hạn thời gian
Giai đoạn 2016 - 2020.


6
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học

1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về mắt, chấn thương mắt
- Mắt: Mắt người là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con
người quan sát và kiểm soát môi trường xung quanh. Hai nhãn cầu nằm trong
hốc mắt, có mi che phủ. Mi mắt vừa có vai trò bảo vệ nhãn cầu vừa có vai trò
tạo màng film nước mắt để tạo độ ẩm và khúc xạ cho giác mạc, mi mắt còn có
vai trò thẩm mỹ. Mắt có hình cầu, phía trước được cấu tạo bằng một lớp trong
suốt ở giưa gọi là giác mạc (lòng đen), xung quang là củng mạc được che phủ
bởi kết mạc (lòng trắng). Bên trong nhãn cầu từ trước ra sau là thủy dịch,
mống mắt, thủy tinh thể, dịch kính và võng mạc lót phía trong nhãn cầu, nơi
ánh sáng tác động lên các tế bào thần kinh cảm thụ và được dẫn truyền hình
ảnh đến não qua dây thần kinh thị giác (dây II). Ánh sáng qua giác mạc và
thủy tinh thể hội tụ rõ nhất ở điểm vàng của võng mạc.
Nhãn cầu di chuyển nhờ hệ thống cơ ngoại nhãn (mỗi nhãn cầu có 6 cơ ngoại
nhãn). Các cơ này phối hợp với nhau giúp nhãn cầu liếc về các hướng một
cách đồng bộ.
Dây thần kinh thị giác là dây II, khi vào não dây thần kinh thị giác bắt
chéo nhau tại một giao thoa hình chữ X, phía sau tuyến yên sau đó chạy dọc
theo bao trong của não đến trung tâm thị giác trên thùy chẩm.
- Chấn thương mắt là một tai nạn thường gặp, là nguyên nhân gây mù
lòa thứ ba sau đục thể thủy tinh và glocom. Tổn thương mắt do chấn thương
thường phức tạp đòi hỏi thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời mới có thể hạn chế
được phần nào những hậu quả nặng nề do chấn thương gây ra.
- Hoàn cảnh phát sinh: chấn thương mắt có thể phát sinh trong nhiều
hoàn cảnh khác nhau, trong đó thường gặp nhất là tai nạn sinh hoạt, chiếm
khoảng 70% các trường hợp. Phần lớn gặp ở trẻ em và những người trẻ. Chấn


7
thương trong sinh hoạt bao gồm các tai nạn trong gia đình, ở trường học,

trong thể thao và tai nạn giao thông. Chấn thương mắt do tai nạn lao động
chiếm khoảng 25% các trường hợp. Chấn thương trong sản xuất công nghiệp
do những mảnh kim loại, mảnh gỗ… nên hay có dị vật nội nhãn. Chấn thương
trong sản xuất nông nghiệp thường rất nghiêm trọng do nhiễm khuẩn, đặc biệt
do trực khuẩn mủ xanh, nấm…
Chấn thương do hỏa khí chỉ chiếm 5% các trường hợp nhưng tổn
thương thường phức tạp, có nguy cơ nhiễm trùng cao và có nhiều tổn thương
phối hợp toàn thân.
Các loại chấn thương mắt thường gặp:
+ Chấn thương đụng giập nhãn cầu: do tác nhân vật tù.
+ Vết thương xuyên nhãn cầu: cần chú ý vết thương xuyên nhãn cầu có
hay không có dị vật nội nhãn. Vết thương xuyên nếu không được điều trị tốt
có thể có nguy cơ nhãn viêm đồng cảm.
+ Bỏng mắt: Hiện nay bỏng mắt vẫn còn là một thách thức trong đối
với nhãn khoa. Bệnh nhân chấn thương bỏng mắt cần được điều trị và chăm
sóc đặc biệt.
+ Chấn thương hốc mắt và các bộ phận phụ thuộc:
Giáo dục ý thức đề phòng tai nạn chấn thương mắt cho tất cả mọi
người, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh và công nhân.
Cải thiện điều kiện làm việc và đeo kính bảo vệ mắt cho người lao động.
Phải xử trí sơ cứu đúng và kịp thời rồi chuyển tới chuyên khoa.
+ Chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt…
+ Điều trị và chăm sóc kịp thời, đúng phác đồ và quy trình điều trị.
+ Theo dõi và điều trị những biến chứng có thể xảy ra.
+ Đánh giá tiến triển và phòng bệnh.
1.1.1.2. Khái niệm về chất lượng khám chữa bệnh
- Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể,
khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để



8
chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
- Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã
được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm
sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
- Chất lượng là chỉ tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự

vật (sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc)
khác; hay, chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng
tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản; chất lượng cũng
được xem là khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất; hoặc
chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực
thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu
tiềm ẩn; chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc
tính vốn có.
- Chất lượng công tác khám chữa bệnh là trạng thái hoạt động ổn định,
đảm bảo được hiệu quả cần thiết của công việc khám chữa bệnh, là sự kết hợp
hài hòa giữa yếu tố: trình độ chuyên môn và y đức của đội ngũ y bác sỹ với
tình trạng hoạt động đảm bảo kỹ thuật của các trang thiết bị y tế phục vụ KCB
để tạo ra sự hài lòng của người bệnh và gia đình bệnh nhân.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc bệnh nhân chấn thương
mắt ở Bệnh viện Mắt Trung ương
Cơ sở xác định Tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc bệnh nhân chấn
thương mắt ở BVM TƯ được cụ thể hóa từ Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
bệnh viện Việt Nam 2014 và Khung phân tích chất lượng khám chữa bệnh của
Bệnh viện.
+ Thứ nhất: Tại Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 của Bộ
Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện bao gồm 05
phần, 83 tiêu chí:
- Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí).

- Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí).


9
- Phần C: Hoạt động chuyên môn (38 tiêu chí).
- Phần D: cải tiến chất lượng (8 tiêu chí).
- Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí).
+ Thứ hai: Khung phân tích chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện:
TT
1

2

3

4

Nội dung phản ánh
chất lượng dịch vụ
Chỉ tiêu cụ thể
KCB
Chất lượng phản ánh ở - Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, thái độ
mức độ thỏa mãn nhu niềm nở.
cầu người bệnh
- Mức độ cải tiến quy trình KCB, đáp ứng
sự hài lòng của người bệnh
- Người bệnh được hưởng các tiện nghi
đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể trạng và
tâm lý.
- Môi trường cảnh quan xanh, sạch đẹp.

- Người bệnh được cung cấp thông tin và
tham gia vào quá trình điều trị, được tôn
trọng quyền riêng tư cá nhân, được hưởng
lợi từ chủ trương xã hội hóa về y tế.
Phản ánh ở chất lượng - Bệnh viện đảm bảo duy trì ổn định số
nguồn nhân lực
lượng nhân lực bệnh viện.
- Nhân viên bệnh viện thường xuyên được
đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
- Thu hút được một đội ngũ chuyên gia
đầu ngành tham gia KCB.
Phản ánh ở khả năng - Khả năng đầu tư phát triển chuyên môn
hoạt động chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.
- Không ngừng nâng cao chất lượng KCB
- Khả năng nghiên cứu và ứng dụng
những công nghệ, kỹ thuật mới.
- Hợp tác và nhận chuyển giao kỹ thuật
mới từ những bệnh viện tiên tiến trên thế
giới.
Phản ánh ở khả năng - Khả năng đầu tư trang thiết bị: đầu tư
cải tiến chất lượng cơ trang thiết bị đồng bộ, hiện đại ngang tầm
sở vật chất, phương khu vực
tiện, máy móc phục vụ - Nâng cấp cơ sở hạ tầng: biển báo, biển
KCB
hướng dẫn, quang cảnh BV, phòng bệnh
điều trị, giường điều trị đảm bảo điều trị
BN

Ghi
chú



10
Từ những cơ sở trên đây, đề án cụ thể hóa Tiêu chí đánh giá chất lượng
chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt ở BVM TƯ:
+ Yếu tố quản lý (quản trị nguồn nhân lực, quản lý chất lượng BV, quản
lý hồ sơ, bệnh án; quản lý cung ứng và sử dụng thuốc…): Đảng ủy, BGĐ đã
xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển BV rõ ràng và công bố
công khai. Hồ sơ bệnh án được quản lý một cách khoa học. Hồ sơ bệnh án
được lập chính xác, đầy đủ, khoa học, có ứng dụng công nghệ thông tin, quản
lý cung ứng và sử dụng thuốc một cách khoa học và hợp lý.
+ Trình độ chuyên môn (năng lực đội ngũ - năng lực thực hiện kỹ thuật
chuyên môn, hoạt động điều dưỡng, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn,
phòng ngừa sai sót, sự cố và khắc phục).
Chuyên môn: thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn theo danh mục
và phân tuyến, nghiên cứu và triển khai các kỹ thuật mới, hiện đại, xây dựng
các hướng dẫn chuyên môn và phác đồ điều trị, có tiến hành giám sát việc
tuân thủ của nhân viên y tế.
Về hoạt động của điều dưỡng chăm sóc người bệnh được thực hiện
dưới hệ thống điều dưỡng trưởng và hoạt động có hiệu quả, người bệnh được
điều dưỡng hướng dẫn tư vấn điều trị và chăm sóc giáo dục sức khỏe phù hợp
với bệnh đang được điều trị. Người bệnh được chăm sóc vệ sinh cá nhân
trong quá trình điều trị, phòng ngừa các nguy cơ diễn biến xấu xảy ra đối với
người bệnh.
Bệnh viện thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế: có thiết
lập hệ thống tổ chức và để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong
Bệnh viện, bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác dinh dưỡng. Người
bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện,
được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
Thiết lập hệ thống và xây dựng triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng

lượng: thiết lập hệ thống quản lý chất lượng Bệnh viện, xây dựng và triển


11
khai kế hoạch chất lượng Bệnh viện, xây dựng uy tín và văn hóa chất lượng
Bệnh viện.
Phòng ngừa các sai sót, sự cố và cách khắc phục: xây dựng hệ thống
báo cáo, tổng hợp, phân tích sai sót và khắc phục. Thực hiện các biện pháp
phòng ngừa để giảm thiểu các sai sót, sự cố.
+ Y đức (Chỉ dẫn, đón tiếp, thái độ, ứng xử, tâm huyết…)
Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ thể. Người
bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận chuyển phù hợp
với tình trạng bệnh tật. Bệnh viện đảm bảo các điều kiện cấp cứu người bệnh
kịp thời.
Người bệnh được hướng dẫn, bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán hình
ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện.
Người bệnh được khám và điều trị trong khoa phòng gọn gàng, ngăn nắp.
Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị,
được tôn trọng quyền riêng tư cá nhân, được nộp viện phí thuận tiện, công
khai minh bạch.
+ Khả năng, mức độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới (nghiên cứu
khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, chất lượng xét nghiệm…).
Tích cực triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học. Ứng dụng
nghiên cứu khoa học trong hoạt động Bệnh viện và các giải pháp nâng cao
chất lượng khám, chữa bệnh.
Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức khoa dược, hội đồng thuốc được
thiết lập và hoạt động hiệu quả. Đảm bảo cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu
hao đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Thông tin thuốc, theo dõi báo cáo ADR kịp thời, đầy đủ và có chất lượng.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn.

+ Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng dịch vụ.


12
+ Cơ sở vật chất, Trang thiết bị: cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ
phục vụ người bệnh cấp cứu và điều trị chấn thương.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh
nhân chấn thương mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương
- Năng lực quản lý, điều hành của ban lãnh đạo Bệnh viện.
- Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và y đức của đội ngũ cán bộ,
nhân viên y tế tại Bệnh viện.
- Mức độ chất lượng và sự hiện đại hóa về cơ sở vật chất, máy móc
trang thiết bị y tế của cơ sở khám chữa bệnh.
- Chất lượng thuốc, khả năng cung ứng thuốc và phác độ điều trị phù hợp.
- Yếu tố kịp thời, chuẩn xác, đúng lúc trong thăm khám, chữa trị bệnh.
- Chế độ lương thưởng và sự đãi ngộ đối với cán bộ và nhân viên y tế.
- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động của
Bệnh viện và đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế.
- Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tác động tới sự phát triển
của ngành y trong đó có cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện Mắt Trung ương.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Một số văn bản liên quan đến khám chữa bệnh:
- Những văn bản của Đảng
+ Nghị quyết Hội Nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng
khóa VII số 04-NQ/HNTW ngày 14/01/1993 về những vấn đề cấp bách của
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
+ Nghị quyết của Bộ Chính Trị số 46 - NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm
2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới.
+ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
giai đoạn 2012 – 2020.
- Những văn bản của Nhà nước:


13
+ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội
hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
+ Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện
chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.
+ Nghị định 117/2014/NĐ-CP quy định về y tế xã phường, thị trấn
+ Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2015 về chú trọng
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; giảm tình trạng quá tải tại các bệnh
viện tuyến trung ương. Tăng cường công tác y tế dự phòng, đẩy mạnh thông
tin tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Khẩn trương hoàn chỉnh, ban hành Thông tư
liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
+ Quyết đinh số 122/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 về Chiến
lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Văn bản của Bộ Y tế
+ Quyết định số 4153/QĐ-BYT về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc
gia phòng chống mù lòa.
+ Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê
duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai
đoạn 2015 - 2020
+ Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04 tháng 6 năm 2015 về việc phê
duyệt kế hoạch triển khai thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của
cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

+ Sáng kiến của tổ chức Y tế thế giới (WHO) “Chương trình thị giác
đến năm 2020 - quyền được nhìn thấy” và chọn ngày thứ 5 của tuần thứ 2
trong tháng 10 hàng năm là ngày “Thị giác thế giới” với mục đích huy động
và thu hút sự quan tâm của cộng đồng cho công tác phòng chống mù lòa.


14
1.3. Cơ sở thực tiễn
Nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt tại Bệnh viện
Mắt Trung ương hiện đang là một trong những vấn đề trọng tâm trong hoạt
động của Bệnh viện. Ở BVM TƯ, Khoa Chấn thương Mắt thuộc Bệnh viện
luôn là tuyến đầu ngành trong ứng dụng, nghiên cứu, áp dụng những thành tựu
mới, tiên tiến trong nhãn khoa, trong đó có những bệnh mắt do chấn thương.
Bệnh viện là tuyến cuối tiếp nhận những bệnh nhân chấn thương tại khu vực
phía Bắc và miền Trung. Hiện tại, Bệnh viện đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn thách thức: có rất nhiều bệnh viện của các tuyến, các tỉnh thành trên cả
nước; các cơ sở tư nhân khác nhau đều tham gia chăm sóc và điều trị những
bệnh nhân chấn thương mắt nhưng vẫn còn có những cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn
chất lượng quy định, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
+ Sự ra tăng nhanh chóng các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn với
sự tham gia của cán bộ đang là bác sỹ của các cơ sở y tế công lập gây nên sự
đối chọi gay gắt về thời gian và áp lực công việc ảnh hưởng tới chất lượng
khám bệnh, chữa bệnh; sự cạnh tranh, quảng cáo vượt quá phạm vi chuyên
môn gây nên sự hiểu lầm đối với người bệnh, tạo ra những thông tin và dư
luận không tốt ảnh hưởng tới tình hình an ninh, trật tự của địa phương và
công tác quản lý BVM TƯ và của ngành y tế.
Chính vì sự ra tăng sự không hài lòng trong việc khám bệnh, chữa bệnh
của người dân đối với chính sách, thủ tục hành chính, chuyên môn…; sự xuống
cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ các y sỹ, bác sỹ… trong công tác
khám bệnh, chữa bệnh nên công tác quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh

là công tác cần thiết để ổn định trật tự xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của
người bệnh được thực hiện. Để thực hiện tốt công tác chữa bệnh, chăm sóc
bệnh nhân chấn thương thì việc nâng cao hiệu quả và đảm bảo chất lượng
khám chữa bệnh bằng các giải pháp thực tế là rất quan trọng và cần thiết.


15
+ Yêu cầu đặt ra cần giải quyết về cơ chế, chính sách: về cơ chế chính
sách phải đưa được ra những cơ chế chính sách đúng đắn. Phân tích kịp thời
và đầy đủ mọi yếu tố mà công việc chăm sóc bệnh nhân chấn thương đặt ra
trong giai đoạn mới để có cơ chế chính sách phù hợp. Phát triển các Trung
tâm y tế chuyên sâu, các bệnh viện vùng (liên tỉnh). Củng cố và phát triển
mạng lưới vận chuyển cấp cứu.
+ Yêu cầu về đội ngũ cán bộ nhân viên y tế (số lượng và tỷ lệ phù hợp
giữa bác sỹ và điều dưỡng, có trình độ chuyên môn về điều trị và chăm sóc
bệnh nhân chấn thương mắt, có y đức….): Sắp xếp lại mạng lưới đào tạo phát
triển nguồn nhân lực cho y tế, phân bổ hợp lý gắn đào tạo lý thuyết với đào
tạo thực hành. Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chất lượng đào tạo cán
bộ y tế. Tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề KB,CB, cấp
giấy phép hoạt động cho cơ sở KCB theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng mô hình/hệ thống viện trường, củng cố và hoàn thiện môi
trường thực hành cho các cơ sở đào tạo; thẩm định chất lượng đào tạo.Đẩy
mạnh đào tạo sau đại học có chất lượng cho tuyến tỉnh và tuyến huyện, nhất là
các cán bộ phụ trách khoa, phòng. Đào tạo nước ngoài để phát triển đội ngũ
cán bộ y tế chuyên sâu, cán bộ y tế chất lượng cao cho các lĩnh vực hoặc
chuyên ngành mà Việt Nam chưa có điều kiện đào tạo.
+ Yêu cầu về chế độ làm việc (cơ sở vật chất, trang thiết bị, đãi ngộ…).
Cơ sỏ vật chất trang thiết bị phù hợp với từng giai đoạn và cơ cấu bệnh tật.
Tiến đến năm 2020 cơ sở vật chất hiện đại ngang hang với khu vực. Có chính
sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ y tế, đặc biệt CBYT làm việc ở vùng nông

thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện chế độ điều động luân
phiên CBYT từ tuyến trên về tăng cường cho y tế tuyến dưới. Triển khai thực
hiện quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội đối với các CBYT mới ra
trường và cấp chứng chỉ hành nghề.


16
+ Yêu cầu về ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới: Tăng cường các
hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ y tế. Từng bước hiện
đại hoá kỹ thuật y tế, ưu tiên các lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá
sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử, công nghệ gen.... Áp
dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về nội soi, chỉnh hình, cấy ghép.
Triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y
tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, đồng thời bảo đảm chất lượng dịch vụ y
tế. Từng bước phát triển và ứng dụng công nghệ chẩn đoán, điều trị từ xa.
+ Yêu cầu về cơ chế phối hợp với các bệnh viện trong nước và quốc tế:
có cơ chế phối hợp giữa các bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện đa khoa có
chuyên khoa mắt cũng như các bệnh viện tư nhân. Có sự phân công và hướng
phối hợp với các bệnh viện chuyên khoa sâu như phẫu thuật thần kinh, chấn
thương chỉnh hình, tạo hình, hàm mặt, tai mũi họng…
Có cơ chế phối hợp với các bệnh viện trong khu vực và quốc tế và
trong khu vực. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để mời chuyên
gia giảng dậy chuyên sâu.
+ Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
khám, chữa bệnh; thực hiện chăm sóc liên tục và chăm sóc toàn diện cho
người bệnh; xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ y
tế. Kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt lưu ý chống
nguy cơ lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao. Xây
dựng hệ thống kiểm định chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh từ Trung ương
đến địa phương

2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Thế giới hiện đại càng phát triển cho thấy, cùng với sự phát triển về
kinh tế - xã hội thì mô hình bệnh tật của tất cả các quốc gia trên thế giới trong
đó có cả Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi. Sự phát triển sinh học của loài


17
người cùng với các bộ phận chức năng trên cơ thể trong đó có cơ quan thị
giác đang phải đối mặt với rất nhiều tác nhân bên trong và bên ngoài. Chăm
sóc, chữa trị thị lực cho mỗi người vừa là nhu cầu, vừa là yêu cầu đặt ra đòi
hỏi cán bộ nhân viên y tế chuyên khoa mắt. Ngày càng có nhiều bệnh nhân
mắc các bệnh về mắt, chấn thương mắt đến khám và nhập viện. Số lượng
bệnh nhân ngoại trú đến khám tại bệnh viện ngày càng đông, nhưng số lượng
phòng khám và nhân viên y tế có hạn do đó tình trạng quá tải thường xuyên
xảy ra. Tình trạng quá tải gây hệ quả xấu cho cả phía bệnh nhân và nhân viên
y tế. Người bệnh phải chờ đợi rất lâu mới được khám, xét nghiệm, chụp phim,
kết luận bệnh, kê đơn và tư vấn về bệnh. Thầy thuốc thì không đủ thời gian để
hỏi bệnh, khám bệnh, tư vấn cho người bệnh một cách đầy đủ. Hậu quả là dễ
bỏ sót bệnh, chẩn đoán bệnh không chính xác, hướng dẫn và tư vấn phòng
chữa bệnh cho bệnh nhân không đầy đủ, không theo dõi tốt được bệnh nhân.
Để giải quyết tốt các vấn đề bất cập trên và phục vụ tốt chủ trương của Đảng,
Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế về xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, góp phần giảm áp lực quá tải tại bệnh
viện, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là yêu cầu là rất cần thiết.
Những yếu tố khách quan tác động đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân
chấn thương mắt:
Hệ thống y tế công lập: trạm y tế xã phường, bệnh viện đa khoa tuyến
huyện có khoa mắt, bệnh viện mắt của tỉnh - thành phố, trung tâm mắt, khoa mắt
của bệnh viện đa khoa tỉnh - thành phố, Bệnh viện Trung ương có vai trò chuyên

khoa đầu ngành có thể tham gia chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt.
Các bệnh viện chuyên khoa tư nhân: tham gia điều trị các bệnh mắt
thông thường và một số trường hợp chấn thương mắt.
Bệnh mắt do chấn thương thường đòi hỏi thời gian điều trị và chăm sóc kéo
dài, phối hợp nhiều chuyên khoa sâu trong nhãn khoa như chấn thương chung, tạo


18
hình thẩm mỹ, phẫu thuật thủy tinh thể và các phẫu thuật của phần sau nhãn cầu.
Chi phí điều trị lớn, đòi hỏi đầu tư trang thiết bị và nguồn nhân lực.
Chấn thương mắt có thể phối hợp với đa chấn thương như chấn thương
sọ não, đa chấn thương toàn thân gây bệnh cảnh của chấn thương mắt năng
thêm và diễn biến phức tạp, có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chăm sóc
bênh nhân chấn thương mắt.
Yếu tố địa lý: mô hình bệnh tật và chấn thương mắt có sự khác biệt
đáng kể giữa các quốc gia thu nhập cao, trung bình và thu nhập thấp. Đối với
các nước thu nhập cao và trung bình, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chấn
thương mắt được giảm thiểu. Ở những nước đang phát triển như nước ta mặc
dù nhà nước rất quan tâm đến chăm sóc y tế nhưng chấn thương mắt còn gặp
nhiều và phổ biến, đặc biệt trong điều kiện hiện nay liên quan nhiều đến tai
nạn giao thông. Tính chất chấn thương mắt cũng liên quan đến điều kiện lao
động, sản xuất sinh hoạt của từng vùng. Ở các vùng có thu nhập thấp, những
rủi ro này thường bao gồm việc tăng tỷ lệ hoặc mức độ nghiêm trọng của chấn
thương do nhiễm khuẩn và chế độ dinh dưỡng. Ảnh hưởng của yếu tố địa lý
còn ở chỗ bệnh nhân chấn thương ở xa các trung tâm y tế, ảnh hưởng đến thời
gian vận chuyển bệnh nhân, thời gian bệnh nhân được tiếp xúc với sự chăm
sóc của các dịch vụ y tế
Mô hình nhân khẩu học và tuổi: Các yếu tố nguy cơ thay đổi đáng kể
theo độ tuổi. Trẻ em trong độ tuổi đi học thường gặp một số loại chấn thương
mắt trong sinh hoạt. Vài trong số các yếu tố nguy cơ này cũng ảnh hưởng đến

sức khỏe vị thành niên, và các yếu tố nguy cơ bắt đầu từ tuổi vị thành niên có
tác động đáng kể đến sức khỏe vào độ tuổi sau này. Đối với người lớn, có sự
khác biệt đáng kể tùy thuộc vào tuổi tác. Một số loại chấn thương thường gặp ở
lứa tuổi lao động, một số loại chấn thương gặp ở lứa tuổi tham gia giao thông
nhiều. Nam giới và nữ giới thường bị ảnh hưởng khác nhau về các rủi ro liên
quan đến giới tính như nam giới thường gặp các chấn thương liên quan đến bạo


19
lực, ảnh hưởng do lạm dụng bia rượu … Cách sử dụng rượu ngoài ảnh hưởng
đến chấn thương mắt còn gây ra các loại thương tích khác. Sử dụng rượu đóng
góp đến hơn 60 loại bệnh tật và thương tích. Tuy chưa có nghiên cứu về sự
khác biệt lớn trong việc tiêu thụ rượu giữa các vùng nhưng thực tế cho thấy bên
cạnh những thiệt hại trực tiếp về sức khỏe do nghiện rượu, rượu chịu trách
nhiệm cho khoảng 20% các ca tử vong do tai nạn xe cơ giới.
Yếu tố về môi trường: thiếu vệ sinh môi trường, sử dụng nước không an
toàn tăng tỷ lệ nhiễm trùng thứ phát sau chấn thương mắt
Yếu tố nghề nghiệp: nhìn chung, hơn 350.000 người lao động bị chấn
thương mỗi năm do tai nạn lao động không chủ ý. Hơn 90% gánh nặng chấn
thương xảy ra ở nam giới trong lúc làm việc. Ở nam giới trong độ tuổi từ 1559 năm, 8% tổng gánh nặng thương tích không chủ ý là do chấn thương việc
làm tại các nước thu nhập cao, và 18% ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình. Các tác nhân hóa học và sinh học trong lao động có thể gây ra chấn
thương mắt như bỏng mắt do hóa chất, mặc dù bệnh ung thư nghề nghiệp có
thể ngăn ngừa được thông qua loại bỏ, thay thế các vật liệu an toàn, quy trình
và hệ thống thông gió. Tiếng ồn quá mức là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng điều trị. Nhiều bệnh viện hiện tại còn ở những khu vực
đông dân cư, vấn đề tiếng ồn chưa được quan tâm một cách đúng mức.
- Yếu tố khách quan tác động tại BVM TƯ: Bệnh viện đóng trên địa
bàn đông đúc, chật chội.
+ Yếu tố nhận thức của người dân về chấn thương, đặc biệt về phòng

ngừa chấn thương và tai nạn sinh hoạt còn thấp.
+ Yếu tố cơ chế: hiện nay, chưa có năng lực điều phối, phản ứng nhanh
với thảm họa, thiên tai. Xây dựng và triển khai các phương án đề phòng và
khắc phục nhanh chóng hậu quả về sức khỏe do thảm họa, thiên tai gây ra.
Phòng chống tai nạn và thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp. Chưa có các giải pháp đồng bộ để kiểm soát các


20
yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khoẻ môi trường; giám sát và xử lý các chất
thải gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khoẻ.
Do đó, cần phải tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; từng bước kiểm soát các yếu tố có
hại đến sức khỏe, như ô nhiễm môi trường, hút thuốc, lạm dụng rượu bia, tình
dục không an toàn, dinh dưỡng không hợp lý; có các giải pháp để đối phó với
tác động của biến đổi khí hậu, dân số già hóa, bạo lực gia đình…
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án về nâng cao chất
lượng chăm sóc bệnh nhân chấn thương mắt ở Bệnh viện Mắt Trung ương
2.2.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức, quy trình khám và điều trị cho
bệnh nhân chấn thương mắt
Bệnh viện Mắt Trung ương có 7 khoa lâm sàng và một phòng khám và
điều trị ngoại trú. Số giường bệnh chỉ tiêu là 300 giường bệnh điều trị nội trú.
Khoa chấn thương thuộc BVM TƯ là một trong những khoa lớn của BV hàng
năm tiếp nhận trên 4000 bệnh nhân điều trị một năm (số liệu năm 2015 là
4079 bệnh nhân điều trị nội trú) với 4585 bệnh nhân phẫu thuật (số liệu năm
2015). Với nhân lực trong khoa là 19 bác sỹ tham gia điều trị và 22 điều
dưỡng chăm sóc bệnh nhân. Với tình hình nhân lực còn chưa đồng đều về
trình độ và chưa đạt được tỷ lệ giữa bác sỹ điều trị và điều dưỡng chăm sóc
bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị rất đông, bệnh nhân
chấn thương là những bệnh nhân có tính chất cấp cứu nên có thể đến khám và

điều trị vào bất cứ thời điểm nào. Tình hình khoa phòng trên một diện tích
khiêm tốn gồm 4 phòng khám tại khoa, trung bình là 5 bác sỹ khám tại 1
phòng khám với diện tích mỗi phòng khám là 16 mét vuông, với những máy
khám được trang bị tại tại phòng khám.
Quy trình khi bệnh nhân đến khám và điều trị chấn thương mắt hiện
nay được thực hiện như sau: Những bệnh nhân đến khám cấp cứu có thể
khám tại phòng khám cấp cứu của BVM TƯ 24/24H. Bệnh nhân được tiếp


×